You are on page 1of 106

lOMoARcPSD|13527760

Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Tư vấn Kế toán
Thanh Trí
Quản trị Kinh doanh (Đại học Nha Trang)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)
lOMoARcPSD|13527760

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG


TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TƯ VẤN - KẾ
TOÁN THANH TRÍ

Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa


Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hồng Ngọc
MSSV: 1154020619 Lớp: 11DTDN6

TP. Hồ Chí Minh, năm 2015

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong
báo cáo thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Công ty TNHH Tư vấn – Kế toán Thanh
Trí, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà
trường về sự cam đoan này.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015


Tác giả

Lê Thị Hồng Ngọc

ii

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Công
nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để sinh viên có một môi trường học tập
thoải mái về cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất. Xin cảm ơn tất cả các thầy cô đã tận
tình giảng dạy,trang bị những kiến thức quý báu cho em trong suốt 4 năm qua.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên ThS. Nguyễn
Trọng Nghĩa -Người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Đồng thời,em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị Phòng Kế toán và Công ty
TNHH Tư vấn - Kế toán Thanh Trí nói chung đã giúp đ ỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực
tế nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để
từ đó em có thể sửa chữa, bổ sung thêm kiến thức và kinh nghiệmgiúp em hoàn thành và
đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015
Tác giả

Lê Thị Hồng Ngọc

iii

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

iv

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 3
1.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính ....................................................................3
1.1.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính ..............................................................3
1.1.2. Nội dung các báo cáo tài chính ..............................................................................3
1.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tài chính ...............................................................5
1.2.1. Ý nghĩa của phân tích tài chính ..............................................................................5
1.2.2. Nhiệm vụ của phân tích tài chính ..........................................................................5
1.3. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính ....................................................................6
1.3.1. Phương pháp so sánh .............................................................................................6
1.3.2. Phương pháp phân tích chi tiết...............................................................................6
1.3.3. Phương pháp loại trừ ..............................................................................................7
1.3.4. Phương pháp phân tích tỉ số tài chính ....................................................................7
1.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính ..........................................................................8
1.4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính..........................8
1.4.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán .........................................................................8
1.4.1.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn (chiều ngang) ..........................8
1.4.1.1.2. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn (chiều dọc) ...................................8
1.4.1.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn .....................................9
1.4.1.2 Phân tích bảng kết quả kinh doanh .................................................................10
1.4.1.2.1. Phân tích biến động doanh thu, chi ph í, lợi nhuận (chiều ngang) ...........10
1.4.1.2.2. Phân tích kết cấu chi phí và lợi nhuận (chiều dọc) ..................................10
1.4.1.3. Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ ..................................................................11
1.4.2. Phân tích các tỉ số tài chính ..................................................................................11
1.4.2.1. Phân tích các tỉ số thanh khoản ......................................................................12
1.4.2.1.1. Tỉ số thanh toán hiện thời (the current ratio) ..........................................12
1.4.2.1.2. Tỉ số thanh toán nhanh (the quick ratio) ..................................................12
1.4.2.1.3. Tỉ số thanh toán bằng tiền ........................................................................12
1.4.2.2. Phân tích các tỉ số hoạt động ..........................................................................12
1.4.2.2.1. Tỉ số vòng quay hàng tồn kho (inventory ratio) .......................................12

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

1.4.2.2.2. Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân
(average collection period) ......................................................................................13
1.4.2.2.3 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (the fixed assets utilization) .................13
1.4.2.2.4 Tỉ suất hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản (the total assets
utilization ratio)........................................................................................................13
1.4.2.2.5 Vòng quay vốn lưu động và tỉ số đảm nhiệm vốn lưu động ......................14
1.4.2.2.6. Vòng quay vốn chủ sở hữu .......................................................................14
1.4.2.3. Phân tích các tỉ số về đòn cân nợ ...................................................................14
1.4.2.3.1. Tỉ số nợ (debt ratio)..................................................................................14
1.4.2.3.2. Tỉ số về khả năng thanh toán lãi vay (times interest earned ratio)..........14
1.4.2.3.3. Tỉ số tự tài trợ ...........................................................................................15
1.4.2.3.4. Tỉ số tự tài trợ tài sản dài hạn ..................................................................15
1.4.2.3.5. Tỉ số tự tài trợ tài sản cố định ..................................................................15
1.4.2.4. Phân tích các tỉ số lợi nhuận...........................................................................15
1.4.2.4.1. Tỉ lệ lãi gộp (lợi nhận gộp trên doanh thu – gross profit margin)...........15
1.4.2.4.2 Tỉ số lợi nhuận thuần trên doanh thu (net profit margin on sales) ...........16
1.4.2.4.2. Tỉ số lợi nhuận thuần trên tổng tài sản (net returnon assets ratio) .........16
1.4.2.4.4. Tỉ số lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu (ROE) ...................................16
1.4.3. Phân tích tài chính Dupont...................................................................................17
1.4.3.1. Phân tích ROA và nhân tố ảnh hưởng ............................................................17
1.4.3.2. Phân tích ROE và nhân tố ảnh hưởng ............................................................17
1.4.4. Dự báo nhu cầu tài chính .....................................................................................18
1.4.4.1. Mục tiêu dự báo tài chính doanh nghiệp ........................................................18
1.4.4.2. Phương pháp lập dự báo nhu cầu tài chính ....................................................18
CHƯƠNG 2: Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Tư vấn - Kế
toán Thanh Trí ....................................................................................................................20
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty ..................................................................................20
2.1.1. Thông tin chung về công ty..................................................................................20
2.1.2. Qúa trình phát triển của công ty...........................................................................20
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty ........................................................................21
2.1.3.1. Chức năng.......................................................................................................21
2.1.3.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................21

vi

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

2.1.4. Bộ máy quản lý của công ty .................................................................................22


2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ......................................................................22
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban .............................................................22
2.1.5. Tổ chức bộ máy kế hoạch – tài chính của công ty ...............................................23
2.1.6. Tình hình hoạt động của công ty..........................................................................23
2.1.7. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới ...................................24
2.1.8. Những thuận lợi và khó khăn ...............................................................................25
2.1.8.1. Tình hình kinh tế ............................................................................................25
2.1.8.2. Thuận lợi ........................................................................................................25
2.1.8.3. Khó khăn ........................................................................................................26
2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty ...................................................................27
2.2.1. Đánh giá khái quát tình tình tài chính qua các BCTC .........................................27
2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán .......................................................................27
2.2.1.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn (chiều ngang) ........................27
2.2.1.1.2. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn (chiều dọc) .................................31
2.2.1.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn ...................................34
2.2.1.2. Phân tích bảng kết quả kinh doanh ................................................................35
2.2.1.2.1. Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận (chiều ngang) ...........35
2.2.1.2.2. Phân tích kết cấu chi phí và lợi nhuận (chiều dọc) ..................................37
2.2.1.3. Phân tích bảng ngân lưu .................................................................................39
2.2.2. Phân tích các tỉ số tài chính ..................................................................................44
2.2.2.1 Phân tích các tỉ số thanh khoản .......................................................................44
2.2.2.1.1. Tỉ số thanh toán hiện thời (the current ratio) ..........................................45
2.2.2.1.2. Tỉ số thanh toán nhanh (the quick ratio) ..................................................45
2.2.2.1.3. Tỉ số thanh toán bằng tiền ........................................................................46
2.2.2.2. Phân tích các tỉ số hoạt động ..........................................................................46
2.2.2.2.1. Tỉ số vòng quay hàng tồn kho (inventory ratio) .......................................47
2.2.2.2.2. Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân (average
collection period – ACP) ..........................................................................................47
2.2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định ( the fixed assets utilization)................48
2.2.2.2.4. Tỷ suất hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản (the total assets
utilization ratio)........................................................................................................48

vii

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

2.2.2.2.5. Vòng quay vốn lưu động và tỉ số đảm nhiệm vốn lưu động .....................48
2.2.2.2.6. Vòng quay vốn chủ sở hữu .......................................................................49
2.2.2.3. Phân tích các tỉ số về đòn cân nợ ...................................................................49
2.2.2.3.1. Tỉ số nợ (debt ratio) ..................................................................................50
2.2.2.3.2. Tỉ số về khả năng thanh toán lãi vay (times interset earned ratio)..........50
2.2.2.3.3. Tỉ số tự tài trợ ...........................................................................................50
2.2.2.3.4. Tỉ số tự tài trợ tài sản dài hạn ..................................................................50
2.2.2.3.5. Tỉ số tự tài trợ tài sản cố định ..................................................................51
2.2.2.4. Phân tích các tỉ số lợi nhuận...........................................................................51
2.2.2.4.1. Lợi nhuận gộp trên doanh thu ..................................................................51
2.2.2.4.2. Suất sinh lợi doanh thu (ROS) ..................................................................52
2.2.2.4.3. Suất sinh lợi tài sản (ROA) .......................................................................52
2.2.2.4.4. Suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) .........................................................52
2.2.3. Phân tích tài chính Dupont...................................................................................53
2.2.3.1. Phân tích ROA và nhân tố ảnh hưởng ............................................................53
2.2.3.2. Phân tích ROE và nhân tố ảnh hưởng ............................................................54
2.3. Đánh giá về tình hình tài chính công ty TNHH Tư vấn – Kế toán Thanh Trí...........55
2.4. Dự toán nhu cầu tài chính ..........................................................................................57
2.4.1. Dự toán doanh thu năm 2015 ...............................................................................57
2.4.2. Dự toán bảng báo cáo kết quả kinh doanh ...........................................................57
2.4.3. Dự toán bảng cân đối kế toán...............................................................................59
CHƯƠNG 3: Nhận xét và kiến nghị .................................................................65
3.1.Ưu điểm, nhược điểm .................................................................................................65
3.1.1. Ưu điểm................................................................................................................65
3.1.2. Nhược điểm ..........................................................................................................65
3.2. Nguyên nhân, kiến nghị .............................................................................................65
3.2.1. Nguyên nhân ........................................................................................................65
3.2.3. Kiến nghị ..............................................................................................................66
KẾT LUẬN .........................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................70
PHỤ LỤC ................................................................................................................

viii

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Cty TNHH TV – KT Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn –
TT Kế toán Thanh Trí
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BP Bộ phận
ĐTTC Đầu tư tài chính
NV Nguồn vốn
TTS Tổng tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
NPT Nợ phải trả
NDH Nợ dài hạn
NNH Nợ ngắn hạn
GVHB Giá vốn hàng bán
VCSH Vốn chủ sở hữu
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐĐT Hoạt động đầu tư
HĐTC Hoạt động tài chính
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
VQ KPT Vòng quay khoản phải thu
VQ VLĐBQ Vòng quay vốn lưu động bình quân
VQ TSCĐ Vòng quay tài sản cố định
VQ TTS Vòng quay tổng tài sản
VQ VCSH Vòng quay vốn chủ sở hữu
DN Doanh nghiệp
VLĐ Vốn lưu động
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCTC Báo cáo tài chính

ix

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1. Doanh số Cty TNHH TV- KT TT giai đoạn 2012 – 2014 ..............................23
Bảng 2.2. Biến động tài sản và nguồn vốn Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn ..............27
Bảng 2.3. Kết cấu tài sản và nguồn vốn Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2011 – 2014
............................................................................................................................................31
Bảng 2.4. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn chủ s ở hữu Cty TNHH TV – KT TT
giai đoạn 2011 – 2014........................................................................................................34
Bảng 2.5. Tỉ số đánh giá quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn ..........................................35
Bảng 2.6. Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn
2012 – 2014........................................................................................................................35
Bảng 2.7. Kết cấu chi phí và lợi nhuận Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014
............................................................................................................................................37
Bảng 2.8. Bảng ngân l ưu Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014 (theo chiều
ngang).................................................................................................................................39
Bảng 2.9. Bảng ngân l ưu Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014 (theo chiều
dọc).....................................................................................................................................41
Bảng 2.10. Các tỉ số thanh khoản của Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014 44
Bảng 2.11. Các tỉ số hoạt động Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014...........46
Bảng 2.12. Các tỉ số về đòn cân nợ của Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014
............................................................................................................................................49
Bảng 2.13. Các tỉ số lợi nhuận Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014 ...........51
Bảng 2.14. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA của Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn
2012 – 2014 .......................................................................................................................53
Bảng 2.15. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE của Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn
2012 – 2014........................................................................................................................54
Bảng 2.16. Đánh giá các tỉ số tài chính Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014
............................................................................................................................................55
Bảng 2.17. Dự toán doanh thu năm 2015 ........................................................................57
Bảng 2.18. Phân tích các tỉ số lịch sử Cty TNHH TV – KT TT......................................57
Bảng 2.19. Dự toán báo cáo thu nhập Cty TNHH TV – KT TT .....................................58
Bảng 2.20. Phân tích các tỉ số lịch sử năm 2013 và năm 2014 .......................................59
Bảng 2.21. Dự toán bảng cân đối kế toán năm 2015 .......................................................61
x

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Sơ đồ 1.1. Mô hình Dupont .............................................................................................17


Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của Cty TNHH TV – KT TT................................................22
Sơ đồ 2.2. Bộ phận tài chính của Cty TNHH TV – KT TT.............................................23

Biểu đồ 2.1. Doanh số Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014 ........................24
Biểu đồ 2.2. Biến động tài sản và nguồn vốn Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2011 –
2014....................................................................................................................................28
Biểu đồ 2.3. Kết cấu tài sản Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2011 -2014 ................33
Biểu đồ 2.4. Kết cấu nguồn vốn Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2011 – 2014 .........34
Biểu đồ 2.5. Khoản thu, chi từ lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Cty
TNHH TV - KT TT giai đoạn 2012 – 2014......................................................................42
Biểu đồ 2.6. Khoản thu, chi từ lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư Cty TNHH TV
– KT TT giai đoạn 2012 – 2014.........................................................................................43
Biểu đồ 2.7. Khoản thu, chi từ lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính Cty TNHH TV –
KT TT giai đoạn 2012 – 2014............................................................................................44
Biểu đồ 2.8. Các tỉ số thanh khoản của Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012-2014.45
Biểu đồ 2.9. Các tỉ số hoạt động Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014 ........47
Biểu đồ 2.10. Các tỉ số về đòn cân nợ Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012-2014...49
Biểu đồ 2.11. Các tỉ số lợi nhuận Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 -2014 .........51

xi

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay, thông tin tài chính về các hoạt động của một doanh
nghiệp rất quan trọng đối với nhà quản lý và các bên quan tâm (cổ đông, ngân hàng, nhà
đầu tư…) và báo cáo tài chính làm cơ sởgiúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định. Chính
vì lý do đó, phân tích tình hình tài chính là công việc thường xuyên và vô cùng cần thiết
đối với chủ sở hữu doanh nghiệp và tất cả các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Mục
tiêu của làm báo cáo tài chính là nhằm cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho
việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh
nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và làm cơ sở để lập dựtoán trong tương lai.
Báo cáo tài chính là một trong những sản phẩm của người làm kế toán, làhệ thống
các báo cáo tổng hợp và trình bày một cách toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công
nợ, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Do vậy, việc
thiết lập các báo cáo tài chính có độ chính xác và tin cậy cao mang tính thiết yếu đối với
quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam năm 2014 tiếp tục tác động đến sự phát
triển của các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp dịch vụ nói riêng.
Thực trạng của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán gặp nhiều khó khăn như: khách hàng
ngày càng ít, đa số là khách hàng cũ, th ị trường gần như đóng băng,…Trong hoàn cảnh
này, để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải thường xuyên thực hiện phân
tích tài chính để thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu của mình, làm căn cứ việc hoạch định một
phương hướng phát triển chiến lược sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh, có cơ sở thuyết
phục và có tính khả thi cao.
Xuất phát từ tầm quan trọng của báo cáo tài chính và nhận thấy những vấn đề về
hoạt động kinh doanh trong quá trình thực tập tại công ty, em đã chọn đề tài “Phân tích
tình hình tài chính công ty TNHH Tư vấn – Kế toán Thanh Trí”.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu tình hình tài chính của công ty TNHH Tư vấn – Kế toán Thanh Trí
thông qua các báo cáo tài chính.Dựa vào đó , chỉ ra n hững điểm mạnh, điểm yếu trong
tình hình tài chính và đưa ra những đánh giá, giải pháp thích hợp để gia tăng nguồn vốn
công ty và nâng caohoạt động kinh doanh của công ty.

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

3. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là tình hình tài chính của Công ty TNHH T ư vấn – Kế toán
Thanh Trí, Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng báo
cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng một số phương pháp khoa học như :
- Thu thập các dữ liệu, số liệu từ công ty.
- Thu thập tài liệu từ sách , báo, giáo trình và internet.
- Các phương pháp phân tích số liệu: phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích tổng hợp, phương pháp dupont…
5. Kết cấu của đề tài:
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Tư vấn – Kế toán Thanh Trí
Chương 3: Nhận xét, kiến nghị

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI


CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Nội dung chương này trình bày 2 đi ểm chính:


Thứ nhất là giới thiệu sơ lược về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, bao
gồm: khái niệm, nội dung, ý nghĩa và nhi ệm vụ, phương pháp phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp.
Thứ hai là mô tả cơ sở lý luận về các nội dung dùng để phân tích như: khái quát
tình hình tài chính, phân tích các tỉ số tài chính, dự toán tài chính.
Hai điều trên cung cấp thông tin tổng quan về phân tích tình hình tài chính của
doanh nghiệp và làm tiền đề cho việc áp dụng số liệu thực tế để phân tích ở chương 2.

1.1 Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính


1.1.1 Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính
Phân tích BCTC là việc xem xét, đánh giá tình hình tài chính của một doanh
nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính trên BCTC, nhằm tìm hiểu nội dung, thực trạng,
tiềm năng, đặc điểm, xu hướng tài chính của doanh nghiệp, để xây dựng các giải pháp
quản lý, kiểm soát, khai thác tài chính hữu ích.
1.1.2 Nội dung các báo cáo tài chính
Có bốn bảng BCTC cơ bản:
Bảng Cân đối kế toán: là một bảng BCTC tổng hợp, là sự tóm tắt ngắn gọn về
tình hình tài sản của doanh nghiệp và nguồn tài trợ cho những tài sản đó tại một thời
điểm cụ thể. Báo cáo hằng năm của một công ty trình bày sự cân đối kế toán ở tại thời
điểm kết thúc năm tài chính, thường là ngày 31 tháng 12 hằng năm.
- Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời
điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh
doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia thành: tài sản lưu động và đầu
tư ngắn hạn, tài sản dài hạn và đầu tư dài hạn.
- Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh nghiệp
tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của
doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn
vốn được chia thành: nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu.

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Bảng Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh (Báo cáo thu nhập): là một BCTC
tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp,
chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác. Số liệu trên bảng báo cáo
thu nhập cung cấp thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng
về vốn, lao động, kỹ thuật cũng như kinh nghi ệm quản lý của một doanh nghiệp.
- Phần 1: lãi, lỗ: phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.
- Phần 2: tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: phản ánh tình hình thực
hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí
công đoàn và các khoản phải nộp khác.
Bảng Báo cáo ngân lưu: tường trình quá trình thu chi tiền mặt trong năm để thực
hiện các nghiệp vụ kinh tế. Báo cáo ngân lưu cho ta thấy các hoạt động sản xuất kinh
doanh, đầu tư và tài trợ vốn có ảnh hưởng như thế nào đến ngân lưu ròng của doanh
nghiệp. Báo cáo ngân lưu giải thích xuất xứ của lượng tiền mặt trong một thời đoạn và
tiền này được chi vào đâu. Thông qua bảng báo cáo này, các chủ sở hữu, các nhà đầu tư
có thể đánh giá việc thu và chi tiền mặt trong năm có hợp lý hay không. Nội dung báo
cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư.
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính.
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính: được lập để giải thích và bổ sung thông tin
về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính cũng như k ết quả kinh
doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày
rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động
thực tế của doanh nghiệp. Thuyết minh BCTC gồm những nội dung cơ bản sau:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
- Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
- Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng.
- Các chính sách kế toán áp dụng.
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCĐKT.
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong BCKQHĐKD.[1],[4]

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

1.2 Ý nghĩa và nhi ệm vụ của phân tích tài chính


1.2.1 Ý nghĩa của phân tích tài chính
Việc phân tích báo cáo tài chính có nhiều ý nghĩa khác nhau cho các đối tượng
khác nhau:
Đối với nhà quản lý:mối quan tâm của nhà quản lý là điều hành sản xuất kinh
doanh sao cho hiệu quả nhằm mục đích đạt được lợi nhuận tối đa cho mình. Dựa trên cơ
sở phân tích nhà quản lý có thể định hướng hoạt động, lập kế hoạch kinh doanh, kiểm tra
tình hình thực hiện và điều chỉnh quá trình hoạt động cho tốt.
Đối với chủ sở hữu:chủ sở hữu quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an
toàn của vốn bỏ ra, thông qua phân tích họ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh
giá khả năng điều hành doanh nghiệp của nhà quản trị, từ đó có quyết định về nhân sự
thích hợp.
Đối với các nhà tài trợ từ bên ngoài: mối quan tâm của nhà tài trợ là khả năng
trả nợ của DN, khả năng thanh toán của đơn vị. Phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp có tác dụng giúp họ đánh giá được mức độ rủi ro và có các quyết định về tài trợ.
Đối với các nhà đầu tư tương lai: các nhà đầu tư tương lai quan tâm đến sự an
toàn của lượng vốn đầu tư, tiếp đến là khả năng sinh lời khi đầu tư, thời gian hoàn vốn.
Vì vậy, họ cần các thông tin về tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, tiềm năng tăng
trưởng của DN, họ tiến hành phân tích để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Đối với cơ quan quản lý chức năng:các cơ quan chức năng như cơ quan thuế
tiến hành phân tích tình hình tài chính DN để xác định được mức thuế mà DN phải nộp.
Cơ quan thống kê, thông qua phân tích tình hình tài chính đ ể tổng hợp thành số liệu thống
kê, chỉ số thống kê. [7,5]
1.2.2 Nhiệm vụ của phân tích tài chính
Đánh giá tình hình s ử dụng nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ nguồn vốn, mức
độ đảm bảo vốn cho mục đích sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng thừa, thiếu vốn hoặc sử dụng vốn không hiệu quả. Đưa ra những biện pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đánh giá khả năng thanh toán, khả năng hoạt động cũng như kh ả năng sinh lời của
doanh nghiệp. Theo dõi tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng
của Nhà nước.

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Tính toán nhằm triệt tiêu các rủi ro tiềm ẩn và khơi dây nội lực tài chính, đưa
doanh nghiệp đi đúng quỹ đạo đã đư ợc hoạch định và phát triển bền vững. [8,6]
1.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
1.3.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được thực hiện phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung
và phân tích tài chính nói riêng. Qúa trình phân tích kỹ thuật của phương pháp so sánh
được thực hiện theo hai hình thức:
So sánh theo chiều dọc: Với báo cáo qui mô chung, từng khoản mục trên báo cáo
được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là
100%. Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu
tổng thể) giúp chúng ta đưa về một điều kiện để so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của
từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó đánh giá khái
quát tình tình tài chính DN.
So sánh theo chiều ngang: là so sánh cả về số tuyệt đối lẫn tương đối của cùng
một chỉ tiêu nhưng ở mỗi mốc thời gian khác nhau, sẽ làm nổi bật biến động của một
khoản mục nào đó qua thời gian và việc làm nổi rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ
các khoản mục theo thời gian, từ đó đánh giá tình hình tài chính từ tổng quát đến chi tiết.
Sau đó, ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những
khoản mục nào có biến động cần tập trung xác định nguyên nhân.
Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đối:
Số tuyệt đối: Y = Y1 – Y0
Y1: trị số của chỉ tiêu phân tích
Y0: trị số của chỉ tiêu gốc
Số tương đối: T = Y / Y0*100%
1.3.2 Phương pháp phân tích chi tiết
Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướng khác
nhau. Thông thường trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hiện theo những
hướng sau:
Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu: mọi kết quả kinh doanh biểu
hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận
cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

giá chính xác kết quả đạt được. Với ý nghĩa đó, phương pháp chi ti ết theo bộ phận cấu
thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả kinh doanh.
Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh bao giờ cũng là k ết quả của một quá
trình, do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá
trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không nhiều. Chi tiết theo thời gian
sẽ giúp cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm đư ợc giải pháp có
hiệu lực cho công việc kinh doanh. Tùy đặc tính của quá trình kinh doanh, tùy nội dung
kinh tế của chỉ tiêu phân tích và mục đích phân tích, có thể lựa chọn khoảng thời gian và
chỉ tiêu chi tiết khác nhau.
1.3.3 Phương pháp loại trừ
Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân
tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách:
Khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của các
nhân tố khác.
Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả của các hoạt động tài
chính, phương pháp loại trừ có thể được thực hiện bằng 2 cách:
Cách 1: dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố và được gọi là “phương
pháp số chênh lệch”.
Cách 2: thay thế sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố và được gọi là “phương pháp
thay thế liên hoàn”.
1.3.4 Phương pháp phân tích tỉ số tài chính
Là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai
thành phần của một BCTC. Mục đích chính của việc phân tích tỉ số tài chính là chỉ ra
những lĩnh vực cần được nghiên cứu nhiều hơn. Nên sử dụng các tỉ số gắn với hiểu biết
chung về DN và môi trường của nó.
Nhóm 1: Các tỉ số thanh toán: phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của DN.
Nhóm 2: Các tỉ số về đòn cân n ợ: phản ánh mức độ mà DN dùng nợ vay để sinh
lời hay mức độ tự chủ tài chính của DN.
Nhóm 3: Các tỉ số hoạt động: phản ánh tình hình sử dụng tài sản hay công tác điều
hành và hoạt động của DN.
Nhóm 4: Các tỉ số doanh lợi hay tỷ suất sinh lợi: phản ánh hiệu quả sử dụng tài
nguyên hay năng lực quản trị của DN.

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

1.4 Nội dung phân tích báo cáo tài chính


1.4.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính
1.4.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
1.4.1.1.1 Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn (chiều ngang)
Căn cứ vào số liệu trên BCĐKT, ta đánh giá biến động tổng tài sản và tổng nguồn
vốn cũng như từng chỉ tiêu cụ thể giữa cuối năm với đầu năm. Từ đó thấy được quy mô
vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ.
Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng vào sự tăng giảm của các chỉ tiêu thì chưa th ể thấy rõ
tình hình tài chính. Vì vậy, cần phải phân tích thêm mối quan hệ giữa các khoản mục.
1.4.1.1.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn (chiều dọc)
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả hay không được thể hiện
qua việc phân bổ và sử dụng vốn để tài trợ cho các loại tài sản. Vì thế phân tích kết cấu
tài sản và nguồn vốn trên BCĐKT sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá kết cấu hiện hành có
phù hợp hay không.
 Phân tích kết cấu tài sản
Phân tích kết cấu tài sản là việc xem xét từng khoản mục tài sản chiếm trong tổng
số tài sản để thấy được mức độ đảm bảo cho sản xuất kinh doanh.
Trên bảng này ta lấy từng khoản mục tài sản chia cho tổng tài sản từ đó ta biết
được tỷ trọng của từng khoản mục tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Tùy theo
từng loại hình kinh doanh mà ta xem xét. Nếu là DN sản xuất thì phải dự trữ đủ nguyên
liệu phục vụ cho sản xuất còn doanh nghiệp thương mại thì phải dự trữ hàng hóa cho kỳ
tới.
Việc đầu tư mua sắm thiết bị được đánh giá qua tỉ suất đầu tư, đây là là tỉ lệ giữa
giá trị tài sản dài hạn và tổng tài sản. Tỉ suất đầu tư cũng thể hiện sự khác nhau giữa các
DN khác nhau về đặc điểm ngành nghề kinh doanh.
í ị à ả à ạ
Tỷ suất đầu tư(%) = × 100% (1)
ổ à ả

Tỷ suất đầu tư phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng
lực sản xuất và xu hướng phát triển. Tỷ trọng này càng cao cho thấy năng lực sản xuất và
xu hướng phát triển lâu dài.

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

 Phân tích kết cấu nguồn vốn.


Phân tích kết cấu nguồn vốn là xác định tỷ trọng các khoản mục nợ và VCSH
trong tổng nguồn vốn. Qua đó, đánh giá được khả năng tự chủ về mặt tài chính, cũng như
chủ động trong kinh doanh của DN là cao hay thấp.
Qua phân tích kết cấu nguồn vốn ngoài việc phản ánh tỷ lệ vốn theo từng đối
tượng góp vốn mà còn phản ánh tỷ lệ rủi ro mà chủ nợ phải chịu nếu DN bị phá sản. Tuy
nhiên việc phân tích chỉ mới dừng ở mức độ đánh giá khái quát để kết luận chính xác cần
phải đi sâu vào một tỉ số tài chính liên quan.
1.4.1.1.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá tình hình
phân bổ, huy động, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh.
Đồng thời nó còn dùng để đánh giá xem giữa nguồn vốn DN huy động với việc sử dụng
chúng trong đầu tư, mua sắm, sử dụng có hợp lý không.
Toàn bộ tài sản của DN bao gồm TSNH và TSDH được hình thành chủ yếu từ
nguồn vốn của chủ sở hữu DN. Quan hệ cân đối này được biểu hiện như sau:
TSNH + TSDH = NGUỒN VCSH
Nhưng quan hệ này chỉ mang tính lý thuyết, vì VSCH không thể nào đủ để mua
sắm các tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong thực tế, mối quan hệ
trên thường xảy ra 2 trường hợp sau:
TH1: (TSNH + TSDH) < NGUỒN VCSH : trường hợp này cho thấy nguồn vốn
chủ sở hữu DN dư để bù đắp cho TS, cho nên thường bị các DN khác chiếm dụng vốn.
TH2: (TSNH + TSDH) > NGUỒN VCSH : trường hợp này cho thấy DN đang bị
thiếu vốn trang trải tài sản, để hoạt động kinh doanh của DN không bị đình trệ thì DN
phải huy động vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác.
Tính chất của BCĐKT là phần tổng tài sản luôn luôn bằng với tổng nguồn vốn.
TSNH + TSDH = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VCSH
TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VCSH
Nếu tổng tài sản tăng lên thì ta cũng hiểu rằng nguồn vốn cũng tăng lên một khoản
tương ứng, đó có thể là một khoản nợ tăng trong VCSH hoặc tăng trong cả hai.
Thông thường, các nhà phân tích thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
ợ ả ả
Tỉ số nợ so với tài sản = (2)
ổ à ả

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Khi trị số của chỉ tiêu này = 1: toàn bộ NPT được dùng tài trợtoàn bộ tài sản.
Khi trị số này < 1, DN sử dụng NPT vừa để bù lỗ vừa để tài trợ tài sản.
Khi trị số này > 1, số NPT được DN sử dụng để tài trợ tài sản càng giảm.
ổ à ả
Tỉ số tài sản so với VCSH = ( 3)

Khi trị số này >1, DN sử dụng NPT và cả VCSH để tài trợ tài sản.
Khi trị số này <1, NPT vừa dùng để bù lỗ vừa để trang trải cho tài sản.
Bằng việc xem xét các chỉ tiêu trên, các nhà phân tích sẽ thấy được những đặc
trưng trong chính sách huy động và sử dụng vốn của DN, xác định được tính hợp lý và an
toàn của việc huy động vốn. Bên cạnh đó, các nhà quản lý còn theo dõi sự biến động từng
chỉ tiêu qua nhiều kỳ kinh doanh, gắn với điều kiện kinh tế cụ thể nhằm đưa ra quyết định
huy động nguồn vốn nào với mức độ bao nhiêu là hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh doanh
cao nhất và an ninh tài chính bền vững nhất.
1.4.1.2 Phân tích bảng kết quả kinh doanh
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh nhằm:
- Xem xét doanh thu bán hàng của DN ổn định, tăng hay giảm.
- Xem xét sự biến động của doanh thu do tác động của số lượng hay giá bán.
- Phân tích sự biến động của từng bộ phận lợi nhuận đến kết quả kinh doanh.
- Lợi nhuận tạo ra có đủ để trả lãi vay cho các chủ nợ hay không.
1.4.1.2.1 Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận (chiều ngang)
So sánh số liệu năm này với số liệu năm trước ở tất cả các chỉ tiêu của báo cáo kết
quả kinh doanh nhằm xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu.
Mức tăng giảm = chỉ tiêu năm này – chỉ tiêu năm trước
ứ ă ả
% Tăng, giảm = ×100%
ỉ ê ă ướ
So sánh tốc độ tăng giảm của các khoản mục chi phí và lợi nhuận với tốc độ giảm
của chỉ tiêu doanh thu thuần. Sự gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu
thường kéo theo sự gia tăng của chi phí nhất là chi phí biến đổi như: giá vốn hàng bán,
chi phí vận chuyển…Tuy nhiên, DN cần phấn đấu để tốc độ tăng chi phí không vượt quá
tốc độ tăng doanh thu.
1.4.1.2.2 Phân tích kết cấu chi phí và lợi nhuận (chiều dọc)
Là việc phân tích biến động chi phí và lợi nhuận dựa vào sự biến động của các chỉ
tiêu tỉ lệ chi phí trên doanh thu, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu.
10

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

í( ợ ậ )
Tỉ lệ chi phí (lợi nhuận) trên doanh thu =

Phân tích biến động của tỉ lệ chi phí (lợi nhuận) trên doanh thu giúp ta đánh giá
được hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí, mức độ đóng góp của các bộ phận lợi nhuận
vào tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu chung của DN.
1.4.1.3 Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính c ủa doanh nghiệp qua báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, trước hết cần tiến hành so sánh lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh
với các hoạt động khác. Đồng thời, so sánh từng khoản mục tiền vào và chi ra của các
hoạt động để thấy được tiền tạo ra chủ yếu từ hoạt động nào, hoạt động nào thu được
nhiều tiền nhất, hoạt động nào sử dụng ít tiền nhất. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong
việc đánh giá khả năng tạo tiền cũng như s ức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Sức
mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh
chứ không phải tạo tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Lưu chuyển tiền tệ
thuần từ hoạt động đầu tư dương thể hiện quy mô đầu tư của doanh nghiệp là thu hẹp vì
đây là kết quả của số tiền thu được do bán tài sản cố định và thu hồi vốn đầu tư tài chính
nhiều hơn số tiền chi ra để mở rộng đầu tư, mua sắm tài sản cố định. Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt động tài chính dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng, điều
đó cho thấy tiền tạo ra hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài và như vậy doanh
nghiệp có thể bị phụ thuộc vào người cung ứng tiền ở bên ngoài. Sau đó, tiến hành so
sánh (cả số tương đối và tuyệt đối) giữa kỳ này với kỳ trước từng khoản mục, từng chỉ
tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thấy sự biến động về khả năng tạo tiền củ từng
hoạt động từ sự biến động của từng khoản mục thu chi. Điều này có ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định xu hướng tạo tiền của các hoạt động trong doanh nghiệp làm tiền đề
cho việc dự toán khả năng tạo tiền của doanh nghiệp trong tương lai.
1.4.2 Phân tích các tỉ số tài chính
Các tỉ số tài chính được thiết lập để đo lường những đặc điểm cụ thể về tình trạng
và hoạt động tài chính của doanh nghiệp, chúng có thể được phân chia thành các loại sau:
- Các tỉ số thanh khoản
- Các tỉ số hoạt động
- Các tỉ số về đòn cân nợ
- Các tỉ số lợi nhuận

11

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

1.4.2.1 Phân tích các tỉ số thanh khoản


Việc phân tích các tỷ số thanh toán nhằm giúp nhà phân tích đánh giá được khả
năng trả nợ của doanh nghiệp.
1.4.2.1.1 Tỉ số thanh toán hiện thời (The current Ratio - )
Tỉ số này cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm
bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, nó đo lường khả năng trả nợ của DN.Về
mặt lý thuyết, nếu chỉ tiêu này≥ 1, DN bảo đảm được khả năng thanh toán và tình hình
tài chính là khả quan. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này ≤ 1, DN không đảm bảo đáp ứng được
các khoản nợ ngắn hạn. Tỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
của DN càng lớn. Tuy nhiên, nếu giá trị của tỉ số này quá cao thì điều này lại không tốt vì
nó phản ánh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu DN.
Tài sản lưu động dư thừa thường không tạo ra doanh thu.
à ả ư độ
Tỉ số thanh toán hiện thời (lần) = (4)
ợ ắ ạ

1.4.2.1.2 Tỉ số thanh toán nhanh (The quick Ratio - )


Tỉ số thanh toán nhanh cho biết khả năng thanh toán thực sự của DN và được tính
dựa trên tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền để đáp ứng những nhu cầu thanh
toán cần thiết. Nếu tỉ số này ≥ 1 thì DN có khả năng thanh toán tốt nhưng ứ đọng tiền
mặt nhiều. Tuy nhiên, tỉ số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối vốn lưu dộng.
à ả ư độ à ồ
Tỉ số thanh toán nhanh (lần) = (5)
ợ ắ ạ

1.4.2.1.3 Tỉ số thanh toán bằng tiền


Tỉ số thanh toán bằng tiền phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong DN. Tỉ số này
thông thường lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán của DN đang rất khả quan. Tuy nhiên,
nếu tỉ số này cao quá cũng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn không tốt.
Đ ( )
Tỉ số thanh toán bằng tiền (lần) = (6)
ợ ắ ạ

1.4.2.2 Phân tích các tỉ số hoạt động


1.4.2.2.1 Tỉ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory ratio - )
Tỉ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã
bán với hàng hóa dự trữ trong kho. Tỉ số này cho biết số lần hàng hóa tồn kho bình quân

12

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

được bán trong kỳ. Vòng quay hàng tồn kho cao thì DN được đánh giá hoạt động có hiệu
quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi
hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng hóa tồn kho trở thành hàng ứ đọng.
Tuy nhiên, số vòng quay quá cao thể hiện sự gặp khó khăn trong khâu cung cấp, hàng
hóa dự trữ không cung ứng kịp thời cho khách hàng, dễ dẫn đến mất uy tín của doanh
nghiệp.
á ố à á
Tỉ số vòng quay HTK (lần) = (7)
ị á à ồ ì â

1.4.2.2.2 Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân
(Average Collection period – ACP)
Tỉ số vòng quay khoản phải thu dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn trong
thanh toán thông qua các khoản phải thu. Nếu vòng quay KPT thấp và có xu hướng giảm
qua các năm thì vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán, DN gặp khó khăn trong việc thu
hồi nợ.

Tỉ số vòng quay KPT (lần) = (8)
ả ả ì â

Kỳ thu tiền bình quân dùng để đo lường thời gian trung bình thu tiền từ khách
hàng.
ả ả ì â ×
Kỳ thu tiền BQ (ngày) = (9)

1.4.2.2.3 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (The Fixed assets Utilization)
Hiệu suất sử dụng TSCĐ (Vòng quay TSCĐ) dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng
TSCĐ của DN, cho ta biết 1 đồng giá trị bình quân TSCĐ thuần tạo ra được bao nhiêu
đồng doanh thu.

Vòng quay tài sản cố định (lần) = (10)
í ị à ả ố đị ì â

1.4.2.2.4 Tỉ suất hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản (The total assets
utilization Ratio – TAU)
Tỉ suất hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản (Vòng quay tổng tài sản) phản ánh hiệu
quả của việc sử dụng toàn bộ tài sản. Nghĩa là trong một năm vốn của DN quay được bao
nhiêu lần, một đồng vốn đầu tư đem lại được bao nhiêu đồng doanh thu.

Vòng quay tổng tài sản (lần) = (11)
ổ à ả ì â

13

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

1.4.2.2.5 Vòng quay vốn lưu động và tỉ số đảm nhiệm vốn lưu động
Số vòng quay vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất
lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và cả quá trình sản xuất kinh
doanh. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn càng góp phần tiết kiệm vốn cho sản xuất.

Vòng quay vốn lưu động (lần) = (12)
ố ư độ ì â

Tỉ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh: để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng tài sản lưu động bình quân
dùng vào sản xuất kinh doanh.
ố ư độ ì â
Tỉ số đảm nhiệm vốn lưu động = (13)

1.4.2.2.6 Vòng quay vốn chủ sở hữu


Việc phân tích tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu nhằm đánh giá xem DN có
sử dụng hiệu quả VCSH hay không.

Vòng quay VCSH (lần) = (14)
ì â

1.4.2.3Phân tích các tỉ số về đòn cân nợ


1.4.2.3.1 Tỉ số nợ (Debt ratio - )
Tỉ số nợ là tỉ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản có của DN. Khi hệ số nợ cao có
nghĩa là chủ DN chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro kinh doanh chủ
yếu do chủ nợ gánh chịu. DN sẽ chịu nhiều sức ép từ bên ngoài hơn khi tỉ lệ vốn vay
trong tổng nguồn vốn càng cao.
ợ ả ả
Tỉ số nợ (lần) = (2)
ổ ồ ố

1.4.2.3.2 Tỉ số về khả năng thanh toán lãi vay (Times Interest Earned
Ratio - )
Tỉ số thanh toán lãi vay phản ánh khả năng trang trả lãi vay của DN từ lợi nhuận
hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỉ số này cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi
nhuận, qua đó đánh giá xem doanh nghiệp có khả năng trả lãi vay hay không. EBIT lớn
hơn lãi vay càng nhi ều lần thì đảm bảo cho việc thanh toán các khoản lãi từ lợi nhuận
càng đảm bảo.
14

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Tỉ số thanh toán lãi vay (lần) = (15)


í ã

1.4.2.3.3 Tỉ số tự tài trợ


Tỉ số tự tài trợ dùng để đánh giá khả năng tự chủ tài chính của mỗi DN, lượng vốn
đầu tư càng nhiều thì tỉ lệ tự tài trợ càng cao. Các tổ chức cho vay luôn chú trọng đến sự
cân bằng giữa giá trị này và giá trị nợ vay.
ố ủ ở ữ
Tỉ số tự tài trợ (lần) = × 100% =1 – tỉ số tài trợ (16)
ổ à ả

1.4.2.3.4 Tỉ số tự tài trợ tài sản dài hạn


Là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng VCSH. Khi tỉ số này
càng lớn hơn 1, chứng tỏ VCSH càng có thừa khả năng đáp ứng hay tài trợ TSDH, điều
này giúp cho DN tự đảm bảo về mặt tài chính. Ngược lại, tỉ số này nhỏ hơn 1, VCSH
không đủ để tài trợ tài sản dài hạn, DN buộc phải sử dụng các nguồn vốn khác để tài trợ
như các khoản nợ đáo hạn, DN sẽ gặp khó khăn trong thanh toán.
ố ủ ở ữ
Tỉ số tự tài trợ TSDH(lần) = (17)
à ả à ạ

1.4.2.3.5 Tỉ số tự tài trợ tài sản cố định


Là chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng tài sản cố định bằng VCSH. Trường hợp
chỉ tiêu này <1, mọi quyết định đầu tư hay mua bán của DN phải lập tức hủy bỏ nếu
không muốn sa lầy hay phá sản. Ngược lại, khi chỉ tiêu này ≥ 1, số VCSH của DN có đủ
và thừa khả năng để trang trải TSCĐ. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư, các chủ nợ
có thể ra quyết định quản lý liên quan tới DN cho dù rủi ro ó thể cao nhưng DN vẫn có
khả năng thoát khỏi những khó khăn tài chính trước mắt.
ố ủ ở ữ
Tỉ số tự tài trợ TSCĐ(lần) = (18)
à ả ốđị

1.4.2.4Phân tích các tỉ số lợi nhuận


1.4.2.4.1 Tỉ lệ lãi gộp (Lợi nhuận gộp trên doanh thu- gross profit
margin)
Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu
nhập. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh
nghiệp trong cùng một ngành.Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn
chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và ki ểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ
cạnh tranh của nó.
15

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

ợ ậ ộ
Lợi nhuận gộp trên doanh thu (%)= × 100% (19)

1.4.2.4.2 Tỉ số lợi nhuận thuần trên doanh thu (Net Profit Margin on
Sales – ROS)
Doanh lợi tiêu thụ (ROS) theo dõi tình hình sinh lợi của DN, cho biết lợi nhuận
ròng chiếm bao nhiêu % trong doanh thu thuần. Tỉ số phản ánh 100 đồng doanh thu thuần
tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu ROS mang giá trị dương thì DN kinh doanh
có lãi, tỉ số ROS càng lớn thì lãi càng lớn và ngược lại ROS mang giá trị âm khi DN kinh
doanh thua lỗ. ROS phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh.
ợ ậ ế
ROS (%) = × 100% (20)

1.4.2.4.3 Tỉ số lợi nhuận thuần trên tổng tài sản (Net Returnon assets
Ratio - ROA)
Doanh lợi tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của DN,
đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của DN. Chỉ tiêu này cho
biết cứ 100 đồng tài sản thì DN sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROA
mang giá trị dương khi DN kinh doanh có lãi, tỷ số càng cao cho thấy DN kinh doanh
càng hiệu quả. Nếu ROA mang giá trị âm thì DN kinh doanh thua lỗ. ROA phụ thuộc vào
mùa vụ và ngành nghề kinh doanh.
ợ ậ ế
ROA (%) = × 100% (21)
ổ à ả ì â

1.4.2.4.4 Tỉ số lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu (ROE)


Doanh lợi vốn tự có phản ánh hiệu quả vốn tự có hay chính xác hơn là đo lường
khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này cho biết cứ 100
đồng VCSH đầu tư vào thì tạo ra được bao nhiêu đồng LNST. ROE mang giá trị dương
khi kinh doanh có lãi và mang giá trị âm khi kinh doanh thua lỗ. ROE càng cao thì giúp
các nhà đầu tư dễ dàng trong việc huy động vốn mới trên thị trường để hỗ trợ cho sự tăng
trưởng của doanh nghiệp. ROE phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh, qui mô và mức độ rủi
ro của DN. Nếu ROE > ROA thì đòn b ẩy tài chính của DN đã có tác dụng tích cực, DN
đã thành công trong việc huy động VCSH để kiếm LN với tỷ suất cao hơn tỉ lệ tiền lãi mà
DN phải trả cho các chủ sở hữu.
ợ ậ ế
ROE (%) = × 100% (22)
ố ủ ở ữ ì â

16

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

1.4.3 Phân tích tài chính Dupont


Sơ đồ 1.1. Mô hình Dupont

ROE = LN/VCSH

ROA = LN/∑TS x ∑TS/VCSH

ROS = LN/DT x SVQTS = DT/∑TS

1.4.3.1 Phân tích ROA và nhân tố ảnh hưởng


ROA = ROS × VQTS (23)
ROA bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố là doanh lợi tiêu thụ và vòng quay tài sản, do đó
khi muốn tăng ROA thì có hai cách:
- DN có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời
tiết giảm chi phí nhằm gia tăng ROA.
- DN có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản
sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói cách khác là doanh
nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có.
1.4.3.2 Phân tích ROE và nhân tố ảnh hưởng
ROE = ROS × VQTS × Đòn bẩy tài chính (24)
= ROA × Đòn bẩy tài chính (25)

Đòn bẩy tài chính = (26)

ROE chịu ảnh hưởng từ doanh lợi tiêu thu, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính,
có nghĩa là mu ốn tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh thì DN có 3 lựa chọn cơ bản là tăng
một trong 3 yếu tố trên:
- DN có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời
tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận.
- DN có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản
sẵn có nhằm nâng cao vòng quay tài sản.

17

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

- DN có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính
hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng
tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu
tư của DN là hiệu quả.
Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) liên quan đến việc sử dụng các nguồn
tài trợ chi phí cố định.
Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi doanh nghiệp quyết định tài trợ cho phần lớn tài
sản của mình hoặc đầu tư bằng nợ vay, nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận của DN. Vì
vậy, đòn bẩy tài chính đề cập tới việc DN sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay thay
cho vốn cổ phần, là công cụ sử dụng nợ vay hoặc các nguồn tài trợ có chi phí lãi vay tài
chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các nhà đầu tư. Đòn bẩy tài chính càng lớn càng
có sức mạnh làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng cao khi hoạt động hiệu quả.
1.4.4 Dự báo nhu cầu tài chính
1.4.4.1Mục tiêu dự báo tài chính doanh nghiệp
Dự báo tài chính doanh nghiệp nhằm giúp các chủ thể quản lý đạt được mục tiêu
cơ bản là: định hướng cho các hoạt động của đơn vị trong tương lai và kiểm chứng tình
hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Mỗi nhà quản lý luôn phải suy nghĩ và d ự
tính về những gì sẽ xảy ra trong tương lai, nhằm chủ động có phương hướng giải quyết
những vấn đề khó khăn trước khi chúng trở nên bế tắc hoặc có những biện pháp điều
chỉnh kịp thời nhằm thay đổi những kết quả không như mong muốn.
1.4.4.2Phương pháp lập dự báo nhu cầu tài chính
Có 3 phương pháp dự toán tài chính:
- Phương pháp hồi quy đơn biến
- Phương pháp hồi quy đa biến
- Phương pháp tỷ lệ % doanh thu
Phương pháp thường được sử dụng nhất để dự toán tài chính là phương pháp tỷ lệ
% doanh thu.
- Phân tích các báo cáo tài chính trong quá khứ
- Dự toán được bắt đầu với việc dự toán doanh thu, được thể hiện dưới tốc độ
tăng trưởng doanh thu
- Một số khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập được giả định
tăng theo tỷ lệ % với doanh thu. Các khoản mục không có quan hệ biến động

18

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

chặt chẽ với doanh thu phụ thuộc vào chính sách công ty và lựa chọn của nhà
quản trị.
Dự toán doanh thu:
- Thống kê doanh thu của 5 đến 10 năm trước.
- Dựa vào các chiến lược, kế hoạch mở rộng thị trường tương lai của công ty.
- Các yếu tố về cạnh tranh, thị trường trong ngành của công ty.
- Các điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô được dự báo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận về phân tích tình hình tài chính doanh
nghiệp giúp cho ta nắm vững lý thuyết về tình hình tài chính doanh nghiệp, từ các khái
niệm cho đến ý nghĩa, phương pháp và n ội dung phân tích. Chúng ta có thể vận dụng lý
thuyết kết hợp với kiến thức do thầy cô truyền đạt để có thể phân tích tình hình tài chính
doanh nghiệp một cách chặt chẽ và hiệu quả nhất.

19

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

ÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍN


CHƯƠNG 2: PHÂN NH CÔNG TY
TƯ VẤN – KẾ TOÁN THANH T
TNHH T TRÍ

Chương này cóó hai đi


điểm chính:
Thứ nhất: giới thiệuu sơ lược về công ty cần phân tích, baoo gồm: quá trình hình
nghề, chức năng và nhiệm vụ, tình hình ho
thành và phát triển, ngành ngh hoạt động, cơ cấu bộ
máy quản lý, cơ cấu phòng kkế hoạch tài chính, thuận lợi và khó khăn, phương hướng hoạt
động trong thời gian tới.
Thứ hai: phân tích tìn
tình hình tài chính của công ty dựa vào trên các nội dung phân
tích đã trình bày ở chương 1 như: phân tích khái quát tình hình tài chính,
hính, phân tích các tỉ
số tài chính, dự toán tài chính.
Tóm lại, nội dung phân tích của chương 2 sẽ cung cấp thông tin tổng quan về công
ty cũng như tình hình tài
ài chính th
thực tế của công ty.

2.1 Giới thiệu khái quát vềề công ty


2.1.1 Thông tin chung
ng vvề công ty
Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – KẾ TOÁN THANH TRÍ.
RÍ.
RI CO.,LT
Tên viết tắt: THANH TRI CO.,LTD.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0302683754 cấp ngày 20
20/06/2002 do Sở Kế
Hoạch & Đầu Tư Thành phốố Hồ Chí Minh cấp.
Địa chỉ: 169B10 Lê Trọng Tấn , Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú.
ng T
Văn phòng đ ại diện: A21
21 Cư xá Lam Sơn, đường Nguyễn Oanh, P.17,
7, Q. Gò V
Vấp.
Văn phòng đại diện: 95/10
/10 Lê Văn Sỹ, P.13, Q. Phú Nhuận.
Điện thoại: 0862572980.
Fax: 0862572980.
ail.com
Email: thanhtriketoan@gmai
Hồ sơ công ty, 2014, Cty TNHH TV – KT TT, trang 22)
Mã số thuế: 0302683754.(H
Logo:

triển của công ty


2.1.2 Quá trình phát tri
Đầu năm 2002, Công ty TNHH Tư vấn - Kế toán Thanh Trí ra đờ
ời.Sự ra đời của công
ớc ngoặc lớn trong ngành kế toán, do nhuu cầu của các doanh
ty này đãđá nh dấu một bướ
20

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

nghiệp, công ty đã từng bước thích nghi với môi trường kinh tế ngày càng biến động theo
chiều hướng phát triển.
Năm 2009, công ty mở rộng thêm nhiều chi nhánh và đăng ký thêm nhiều ngành
nghề phụ như mua bán thiết bị vi tính, đào tạo kế toán, nhận hồ sơ thành lập công ty…
Năm 2010 đến nay, công ty mở rộng thêm nhiều thị trường tại Quận Bình Thạnh,
Quận 8, Quận tân Bình. (Hồ sơ công ty, 2014, Cty TNHH TV – KT TT, trang 4).
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.3.1Chức năng
Dịch vụ tư vấn thuế, báo cáo thuế, làm sổ sách, quyết toán thuế, báo cáo tài chính,
kiểm toán cho các doanh nghiệp.
Tư vấn tổ chức bộ máy kế toán phù hợp cho từng loại hình doanh nghiệp.
Tư vấn soạn thảo hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, tiền lương, Bảo Hiểm Xã
hội - Y tế, thành lập công đoàn.
Dịch vụ thành lập công ty, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, thay đổi, bổ
sung giấy phép kinh doanh.
Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ - thương mại, các dịch vụ pháp lý liên quan đến
doanh nghiệp.
Cung cấp phần mềm kế toán. Cung cấp các nghị định, thông tư, văn bản về thuế-
kế toán- kiểm toán.Đào tạo nghề.
Mua bán máy vi tính, thiết bị ngoại vi…(Hồ sơ công ty, Cty TNHH TV – KT TT,
trang 5).
2.1.3.2 Nhiệm vụ
Cung cấp dịch vụ tư vấn thuế - kế toán chuyên nghiệp cho các khách hàng.
Phổ biến các chính sách, thông tư, nghị định, văn bản thuế…cho các khách hàng
nhằm giảm thiểu rủi ro trong công tác kế toán từ đó tạo sức cạnh tranh của doanh nghiệp
trong quá trình hoạt động. (Hồ sơ công ty, Cty TNHH TV – KT TT, trang 6).

21

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

2.1.4 Bộ máy quản lý ccủa công ty


2.1.4.1Cơ cấu tổ chứ
ức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1. Bộộ máy tổ chức quản lý của Cty TNHH T
TV – KT TT

PHÒNG
GIÁM
ĐỐC

PHÒNG
G KINH PHÒNG KẾ
DOA
ANH TOÁN - TÀII
CHÍNH

BP KINH BP TƯ BP TÀI BP KẾ
BP KHO
DOANH VẤN CHÍNH TOÁN

Nguồn:
n: Phòng Kinh doanh Cty TNHH TV – KT TT (2014)
2.1.4.2Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận
g, nhi
 Phòng Giám đốc:
c:
v chịu trách nhiệm cao nhất trước cơ quan quản lý Nhà nước.
Có quyền lực cao nhất và
Giám đốc và Phó Giám đốc, thực hiện việc tổ chức quản lý một
Phòng Giám đốc gồm có Gi
cách tổng quan mọi vấn đềề li
liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
anh của ccông ty, đàm
phán và ký kết c ác hợp đồng
ồng mua bán của công ty. (Hồ sơ công ty, C
Cty TNHH TV – KT
TT, trang 9).
 Phòng kinh doanh:
anh:
ếp của Ban Giám Đốc, ph òng này thực hiện to àn bộ công việc
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp
kinh doanh, tìm kiếm đối ttác, tổ chức mua bán hàng hóa. Đứng đđầu phòng là Trưởng
ch nhiệm gi ám sát và quyết định mọi cônng việc trong phòng.
phòng kinh doanh, có trách
(Hồ sơ công ty, Cty TNHH
NHH TV – KT TT, trang 10).
 Phòng kế toán - tài ch
chính:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp
iếp của Ban Giám Đốc, ph òng tài chính kế toán có nhiệm vụ
thực hiện toàn bộ nghiệp vụ có liên quan đến công tác kế toán tài chíính của công ty như:
nghiệp vụ thu chi, theo d õii xuất nhập tồn h àng hóa, xuất h óa đơn, tí
tính toán lãi lỗ, quyết
toán thuế, tính thuế phải nộp Nhà nước…Cuối mỗi tháng, mỗi quýý, phòng kế toán báo
cáo cho Giám đốc kết quả kinh doanh đồng thời lập các báo cáo tàii chính để nộp cho cơ
quan Nhà nước. Đứng đầu
ầu là Kế toán trưởng, quản lý các bộ phậnn tuỳ công việc mỗi
người. (Hồ sơ công ty, 2014, Cty TNHH TV – KT TT, trang 11).

22

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

2.1.5 Tổ chức bộ máy k


kế hoạch - tài chính của công ty
Sơ đồ 2.2 Bộ phận tài chính công ty TNHH TV – KT TT

BP TÀI CHÍNH

Tổng hợp và phân Kiểm soát kế


Nguồn vốn Quản lý
tích hoạch

Nguồn:
n: Phòng kinh doanh Cty TNHH TV – KT TT (2014)
 Chứcc năn
năng, nhiệm vụ của BP tài chính
Tham mưu cho Giám
m Đốc trong công tác xây dựng và hoạch định chiến lược phát
triển công ty.
ng, theo dõi tiến độ và quản lý kế hoạch hhằng năm trong toàn
Triển khai xây dựng
công ty.
hoạt động công ty, các chỉ số tài chính để Giám Đốc đề ra các
Phân tích tình hình ho
định hướng phát triển công
ông tty trong tương lai.
Thực hiện các báoo cáo định kỳ của Công ty.
Huy động vốn.
Hoạch định sử dụng
ng vvốn.
Xây dựng kế hoạch
ch tài chính.
Quản lý nguồn vốn.
Tổ chức thực hiện và qquản lý hoạt động đầu tư tài chính.
2.1.6 Tình hình hoạtt đ
động của công ty
Bảng 2.1. Doanh
h ssố Cty TNHH TV- KT TT giai đoạn
n 2012 – 2014
Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2012 2013 2014


1,745 2,485 8,655
Tổng doanh thu

Tổng chi phí 1,601 2,264 8,540

107 169 64
Lợi nhuận

Ngu
Nguồn: Phòng Kế toán Cty TNHH TV – KT TT
23

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Biểu đồ 2.1. Doanh số Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014


Đơn vị: triệu đồng
10000 8655 8540
8000
6000
4000 Tổng doanh thu
2485 2264
1745 1601
2000 Tổng Chi phí
0
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn: Phòng Kế toán Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)


Qua các số liệu trên bảng 2.1 và biểu đồ 2.1, ta thấy tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty không ổn định. Quy mô hoạt động ở mức độ vừa và nhỏ. Doanh thu
tăng không đều, cụ thể năm 2012 doanh thu chỉ đạt mức 1,744 triệu đồng nhưng đến năm
2013 con số đó đã tăng 2,485 tri ệu đồng và ở năm 2014 là 8,655 triệu đồng. Doanh thu
được cải thiện qua các năm đồng thời cũng kéo theo chi phí gia tăng làm lợi nhuận đạt
được không cao. Công ty cần có biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình của mình.
2.1.7 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
Nhằm cung cấp các dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, đảm bảo quyền và lợi ích cao
nhất cho khách hàng, cung cấp những thông tin với độ tin cậy cao cho công tác quản lý
nhằm giải quyết những vấn đề kinh doanh phức tạp của khách hàng và cung cấp những
cơ hội nghề nghiệp xuất sắc cho nhân viên. Hơn thế nữa với sự hiểu biết sâu sắc môi
trường Việt Nam, kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành, gần gũi và tận tình với khách
hàng và tinh thông nghiệp vụ, nắm rõ các yêu cầu, các khó khăn mà khách hàng sẽ gặp
phải và hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt các vấn đề đó màít có một tổ chức dịch vụ
chuyên ngành nào tại Việt Nam có thể thực hiện được.
Phương châm hoạt động của Thanh Trí là:
- Độc lập, trung thực, khách quan và bảo mật.
- Tuân thủ các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt nam cũng như các Chu ẩn
mực quốc tế.
- Luôn đặt lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu.
- Lấy sự hài lòng của khách hàng làm động lực phấn đấu của mình. (Hồ sơ công
ty, 2014, Cty TNHH TV – KT TT, trang 15).

24

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

2.1.8 Những thuận lợi và khó khăn


2.1.8.1 Tình hình kinh tế
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi
chậm sau suy thoái toàn cầu. Các nền kinh tế lớn phát triển theo hướng đẩy nhanh nhưng
có nhiều yếu tố rủi ro trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong khi đó, nhiều nền
kinh tế mới nổi gặp trở ngại từ việc thực hiện chính sách thắt chặt để giảm áp lực tiền tệ.
Bên cạnh đó, khu vực đồng EURO bị ảnh hưởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh
tế giữa các nước trong khu vực do tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là
khu vực châu Âu. Dự báo tăng trưởng năm 2014 và 2015 của hầu hết các nền kinh tế
Đông Nam Á cũng đư ợc điều chỉnh giảm. Điểm nổi bật trong những tháng cuối năm là
giá dầu mỏ trên thị trường thế giới giảm sâu và vẫn đang tiếp tục giảm. Đối với các quốc
gia nhập khẩu dầu, giá dầu giảm giúp thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tư nhân cũng như cải
thiện cán cân thanh toán. Tuy nhiên, đối với các nước sản xuất dầu, thực trạng thị trường
giá dầu mỏ giảm sẽ tác động mạnh đến kinh tế theo chiều hướng thuận lợi và khó khăn
đan xen.
Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính
trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải
quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ
xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của
doanh nghiệp thấp... Trước bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành nhiều
nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm tiếp tục ổn định vĩ mô, tháo gỡ khó khăn và cải thiện
môi trường kinh doanh, tạo đà tăng trưởng, bảo đảm công tác an sinh xã hội cho toàn
dân.
2.1.8.2 Thuận lợi
Bộ máy quản lý của công ty với cơ cấu đơn giản gọn nhẹ phù hợp với trình độ
năng lực, cán bộ có kinh nghiệm trong công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.Công
ty có nhiều chi nhánh, thuận lợi trong việc thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp.Công ty có nhiều hình thức kinh doanh và luôn cập nhật các chế
độ kế toán mới, nên luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, từ đó có bước đà phát
triển cao và dễ dàng trong việc chiếm lấy thị trường.Nhân viên đều được đào tạo một
cách khoa học, luôn được nâng cao trình độ chuyên môn, làm việc trong môi trường năng
động, giúp tiếp thu nhanh chóng những kinh nghiệm phục vụ công việc.Sự phát triển nền

25

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

kinh tế nước ta tạo cho công ty nhiều cơ hội trong việc mở rộng qui mô cũng như kh ả
năng cạnh tranh.
2.1.8.3 Khó khăn
Nhìn chung, bộ máy quản lý của công ty vẫn còn một số hạn chế, đó là thiếu sự
phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng, chuyên môn hóa quá mức và tạo ra
cách nhìn quá hạn hẹp ở các cán bộ quản lý.Do các văn bản thuế, luật kinh tế nước ta
thường xuyên đổi mới, nên sẽ ít nhiều gây khó khăn cho Công ty trong việc hoạt động
cũng như đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.Mỗi kế toán viên đều đảm
nhận ít nhất là hai công việc, khiến cho kế toán viên làm việc có thể không hiệu quả, tăng
áp lực cho kế toán viên.Các yếu tố kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối
thủ gây cho công ty nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng và gia tăng lợi
nhuận…

26

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty


2.2.1 Đánh giá khái quát tình hình t ài chính qua các BCTC
2.2.1.1Phân tích bảng cân đối kế toán
2.2.1.1.1 Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn (chiều ngang)
Bảng 2.2. Biến động tài sản và nguồn vốn Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn
2011 - 2014
% Tăng/Giảm Số Tuyệt đối (triệu đồng)
Đánh giá
TÀI SẢN 2012 – 2013 – 2014 – 2012 – 2013 – 2014 –
2011 2012 2013 2011 2012 2013
A. Tài sản ngắn hạn 0.02 -2.67 13.63 0.438 -52 259 TSNH tăng là tốt do
tiền mặt và khoản phải
thu tăng
I. Tiền và tương đương -53.75 586.78 431.85 -47 240 1,214 Tăng lên là tốt (do tiền
tiền mặt và tiền gửi ngân
hàng tăng), nhưng tăng
quá nhiều đánh mất cơ
hội đầu tư khác
II. Các khoản đầu tư tài - - - - - - -
chính NH
III. Các khoản phải thu 2.11 -85.50 790.02 5 -225 302 Tăng lên là tốt do làm
tăng doanh thu (khoản
phải thu KH tăng), cần
phải thu hồi tốt tránh bị
chiếm dụng vốn.

IV. Hàng tồn kho 3.76 -4.04 -79.45 59 -66 -1,257 Giảm là t ốt (đẩy mạnh
tiêu thụ công cụ, dụng
cụ, hàng hóa ), tuy nhiên
gặp phải tình trạng thiếu
hàng cung ứng.
V. Tài sản ngắn hạn -100.00 0.00 0.00 -17 - - -
khác
B. Tài sản dài hạn 9.50 13.49 0.60 29 46 2 Tăng là tốt, doTSCĐ
tăng, mở rộng qui mô,
nâng cao chất lượng
dịch vụ
I.Các khoản phải thu - - - - - - -
dài hạn
II. Tài sản cố định 4.32 33.63 1.31 11 96 5 Tăng là tốt, cty đầu tư
cho việc kinh doanh
III. Bất động sản đầu tư - - - - - - -

IV. Các khoản ĐTT - - - - - - -


DH
V. Tài sản dài hạn khác 48.70 -93.35 -75.00 17 -50 -2 Giảm là không tốt, do
CP trả trước dài hạn
giảm.
Tổng cộng tài sản 1.33 -0.27 11.42 30 -6 261 Tăng là tốt, mở rộng qui
mô kinh doanh.

27

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

A. NỢ PHẢI TRẢ 22.12 -13.85 -66.75 230 -175 -730 Giảm , do NNH giảm.

I. Nợ ngắn hạn 22.12 -13.85 -66.75 230 -175 -730 Giảm, DN không khai
thác vốn của đối tác để
sản xuất kinh doanh
II. Nợ dài hạn - - - - - - -

B. VỐN CHỦ SỞ -16.32 16.56 82.99 -200 169 992 Tốt , DN ngày càng chủ
HỮU động trong sử dụng
vốn.
I. Vốn chủ sở hữu -16.32 16.56 82.99 -200 169 992 Tốt, DN hoạt động có lời

II. Nguồn kinh phí và - - - - - - -


quỹ khác
Tổng cộng nguồn vốn 1.33 -0.27 11.42 30 -6 261 Tốt, DN luôn chủ động
về vốn .
Nguồn: Bảng Cân đối kế toánCty TNHH TV – KT TT(2011 – 2014)
Biểu đồ 2.2. Biến động tài sản và nguồn vốn Cty TNHH TV – KT TT giai
đoạn 2011 – 2014
Đơn vị: triệu đồng
2,500

2,000

1,500 Tài sản ngắn hạn


Tài sản dài hạn
1,000
Nợ phải trả
500
Vốn chủ sở hữu
0
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn: Bảng Cân đối kế toán Cty TNHH TV – KT TT (2011 – 2014)


Nhìn vào bảng 2.2 và biểu đồ 2.2, ta thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công
ty từ năm 2011 đến năm 2014 có sự tăng giảm không đều nhau. Năm 2011 đạt 2,266 triệu
đồng, năm 2012 đạt 2,296 triệu đồng (tăng 1.33% so với năm 2011), năm 2013 đạt 2,289
triệu đồng (giảm 0.27% so với năm 2012), năm 2014 đạt 2,551 triệu đồng (tăng 11.42%
so với năm 2013). Việc tổng tài sản và tổng nguồn vốn tăng giảm chủ yếu là do sự biến
động tăng giảm của tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
 Tài sản ngắn hạn:
Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2, ta thấy tài sản ngắn hạn của Công ty có sự tăng giảm
không đều qua các năm. Năm 2011 đạt 1,954 triệu đồng, năm 2012 đạt 1,954 triệu đồng
(tăng 0.02% so với năm 2011), năm 2013 đạt 1,902 triệu đồng (giảm 2.7% so với năm

28

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

2012), nguyên nhân chủ yếu là do tiền và tương đương tiền tăng 586.8% so với năm 2012
(tương ứng 240 triệu đồng), năm 2014 đạt 2,162 triệu đồng (tăng 13.6% so với năm
2013) do có nhiều khoản mục tăng lên so với 2013: tiền và tương đương tiền tăng
431.8% (tương ứng với 1,214 triệu đồng), các khoản phải thu tăng 790% (tương ứng 302
triệu đồng).
Tiền và các khoản tương đương tiền:
Năm 2012 so với năm 2011: giảm47 triệu đồng (tương ứng với 53.7%).Năm 2013
so với năm 2012: mức tăng rất cao, tăng 240 triệu đồng (tương ứng với 586.8%).Năm
2014 so với năm 2013: tăng rất nhiều so với năm trước với mức tăng 1,214 triệu đồng
(tương ứng với 431.8%). Lượng tiền của công ty tăng lên chứng tỏ lượng tiền mà công ty
thu vào ngày càng nhiều, làm giảm bớt được các rủi ro trong quá trình chuyển đổi thành
tiền, giúp tài sản có tính thanh khoản cao, giúp công ty chủ động hơn trong việc kinh
doanh.
Các khoản phải thu ngắn hạn:
Năm 2012 so với năm 2011: tăng 5 triệu đồng (tương ứng với 2.1%).Năm 2013 so
với năm 2012:giảm 225 triệu đồng(tương ứng với85.5%).Năm 2014 so với năm 2013:
tăng mạnh đến 302 triệu đồng (tương ứng với 790%).Ta thấy năm 2013 công ty có khoản
phải thu ngắn hạn là thấp nhất, đến năm 2014 lại tăng mạnh chứng tỏ lượng vốn mà công
ty bị chiếm dụng tăng. Điều này là do công ty đang mở rộng các mối quan hệ kinh tế với
các đối tác bên ngoài.
Hàng tồn kho:
Do loại hình kinh doanh của công ty không yêu cầu lượng hàng tồn kho quá cao
nên ta cũng không phân tích sâu vào hàng t ồn kho.Năm 2012 so với năm 2011: HTK tăng
59 triệu đồng (tương ứng với 3.7%).Năm 2013 so với năm 2012: HTK giảm 66 triệu
đồng (tương ứng với 4%). Năm 2014 so với năm 2013: HTK giảm mạnh với mức 1,257
triệu đồng (tương ứng với 79.5%).
 Tài sản dài hạn:
Dựa vào bảng 2.2 và biểu đồ 2.2, ta thấy tài sản dài hạn của công ty tăng không
đều qua các năm như sau: năm 2011 đạt 311 triệu đồng, năm 2012 đạt 341 triệu đồng
(tăng 9.5% so với năm 2011), nguyên nhân là do sự tăng lên của tài sản cố định và tài sản
dài hạn khác. Năm 2013 đạt 387 triệu đồng (tăng 13.5% so với năm 2012), năm 2014 đạt

29

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

389 triệu đồng (tăng 0.6% so với năm 2013), nguyên nhân là do sự tăng lên của tài sản cố
định.
Tài sản cố định:
Tài sản cố định tăng không đều qua các năm:năm 2012 so với năm 2011 tăng 11
triệu đồng (tương ứng với 4.3%). Năm 2013 so với năm 2012: tăng 96 triệu đồng (tương
ứng với 33.6%). Năm 2014 so với năm 2013: tăng nhẹ với mức 5 triệu đồng (tương ứng
với 1.3%).Đó là bước chuẩn bị những điều kiện để đưa công ty phát triểntheo những
hướng đã ho ạch định của mình.
Tài sản dài hạn khác:
Năm 2012 so với năm 2011: tăng 17 triệu đồng (tương ứng với 48.7%). Năm 2013
so với năm 2012: giảm 50 triệu đồng (tương ứng với 93.4%). Năm 2014 so với năm
2013: giảm nhẹ với mức 2 triệu đồng (tương ứng với 75%).
 Nợ phải trả:
Dựa vào bảng 2.2 và biểu đồ2.2, ta thấy nợ phải trả của công ty có sự tăng giảm
không đều qua các năm. Nợ phải trả của công ty chính là khoản nợ ngắn hạn, do đó sự
biến động tăng giảm của nợ phải trả biến động theo sự tăng giảm của nợ ngắn hạn.
Nợ ngắn hạn:
Năm 2012 so với 2011: tăng 230 triệu đồng (tương ứng 22.1%).Năm 2013 so với
2012: giảm 175 triệu đồng (tương ứng 13.8%).Năm 2014 so với 2013: giảm mạnh đến
730 triệu đồng (tương ứng 66.7%). Nợ ngắn hạn giảm chứng tỏkhoản phải trả người bán
giảm, công ty hạn chế việc chiếm dụng vốn của các đối tác.
 Vốn chủ sở hữu:
Dựa vào bảng 2.2 và biểu đồ2.2, ta thấy vốn chủ sở hữu của công ty có sự tăng
giảm không đều qua các năm. Năm 2011 đạt 1,225 triệu đồng, năm 2012 đạt 1,025 triệu
đồng, giảm 200 triệu đồng so với năm 2011 (tương ứng 16.3%).Năm 2013 đạt 1,195 triệu
đồng, tăng 169 triệu đồng so với năm 2012 (tương ứng với 16.6%).Năm 2014 đạt 2,187
triệu đồng, tăng mạnh đến 992 triệu đồng (tương ứng với 82.9%). Dựa vào sự biến động
của vốn chủ sở hữu trên, ta có thể thấy rằng công ty đang dần bổ sung thêm nguồn vốn
chủ sở hữu của mình để chủ động tài trợ vốn cho các hoạt động đầu tư cần thiết.
Mặc dù tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty có sự tăng giảm không đều qua
các năm nhưng nhìn chung chúng có xu hư ớng tăng. Đây là một dấu hiệu tốt cho sự hoạt
động của công ty trong thời kỳ kinh tế hiện nay. Công ty TNHH Tư vấn – Kế toán Thanh

30

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Trí cần phải phấn đấu nhiều hơn nữa và phát triển thêm thị trường tiềm năng để có thể sử
dụng tài sản và nguồn vốn một cách hiệu quả và ổn định trong thời gian sắp tới.
2.2.1.1.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn (chiều dọc)
Bảng 2.3. Kết cấu tài sản và nguồn vốn Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn
2011 – 2014
Đơn vị: %
Năm
2011 2012 2013 2014 Đánh giá

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN Tốt, DN tập trung vào


86.25 85.14 83.09 84.73 TSNH để hoạt động
kinh doanh
I. Tiền và các khoản tương Tăng quá nhiều, đánh
3.91 1.78 12.28 58.63
đương tiền mất nhiều cơ hội dầu tư
II. Các khoản đầu tư tài chính
- - - - -
ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn Xu hướng tăng, làm
11.41 11.50 1.67 13.35
giảm tính thanh khoản.
IV. Hàng tồn kho Giảm, chiếm tỷ trọng
70.17 71.86 69.14 12.75
ngày càng thấp.
V. Các khoản phải thu khác 0.76 - - - -

B. TÀI SẢN DÀI HẠN Tốt, vừa đủ đáp ứng


13.75 14.86 16.91 15.27
nhu cầu khách hàng.
I. Các khoản phải thu dài h ạn - - - - -

II. Tài sản cố định Tăng, mở rộng sản xuất


12.14 12.50 16.75 15.23
kinh doanh.
III. Bất động sản đầu tư - - - - -

IV. Các khoản đầu tư tài chính


- - - - -
dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác Ngày càng giảm, phù
1.61 2.36 0.16 0.04 hợp với hoạt động kinh
doanh của DN.
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100 100 100 100 -

A. NỢ PHẢI TRẢ Giảm, ít bị phụ thuộc


45.91 55.33 47.79 14.26
bên ngoài, nhưng

31

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

không sử dụng đòn


bẩy tài chính hiệu quả
I. Nợ ngắn hạn Giảm, DN không cần
45.91 55.33 47.79 14.26 nhiều vốn trong ngắn
hạn
II. Nợ dài hạn - - - - -

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU Tăng tốt, chủ động về


54.09 44.67 52.21 85.74
vốn cao.
I. Vốn chủ sở hữu 54.09 44.67 52.21 85.74 -

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - - -

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100 100 100 100 -

Nguồn: Bảng Cân đối kế toán Cty TNHH TV – KT TT (2011 – 2014)


 Đánh giá sự đầu tư của công ty
Năm 2012 – 2011: công ty dùng toàn bộ nợ ngắn hạn đầu tư vào tài sản ngắn hạn
và phần còn lại được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, đây là phương thức đầu tư hoàn toàn
phù hợp. Năm 2013 – 2012: tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều giảm, công ty chủ yếu
dùng vốn chủ sở hữu để đầu tư . Năm 2014 – 2013: tài sản ngắn hạn tăng và nợ ngắn hạn
giảm, công ty chủ yếu dùng vốn chủ sở hữu để đầu tư.
 Đánh giá khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty
Năm 2011: tài sản ngắn hạn là 1,954 triệu đồng và nợ ngắn hạn là 1,040 triệu
đồng, tài sản ngắn hạn rất đảm bảo cho việc thanh toán nợ ngắn hạn.
Năm 2012: tài sản ngắn hạnlà 1,954 triệu đồng và nợ ngắn hạn là 1,270 triệu đồng,
tài sản ngắn hạn vẫn ở mức đảm bảo khá an toàn cho việc thanh toán nợ ngắn hạn, đảm
bảo uy tín trả nợ cho công ty.
Năm 2013: tài sản ngắn hạn là 1,902 triệu đồng và nợ ngắn hạn là 1,094 triệu
đồng, tài sản ngắn hạn đáp ứng nhu cầu trả nợ ngắn hạn của công ty khá tốt.
Năm 2014: tài sản ngắn hạn là 2,162 triệu đồng và nợ ngắn hạn là 363 triệu đồng,
tài sản ngắn hạn cao hơn nợ ngắn hạn rất nhiều, cho thấy khả năng thanh toán nợ được
đảm bảo.

32

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

 Kết cấu cấu tài sản của công ty


Biểu đồ 2.3. Kết cấu tài sản Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2011 -2014
Đơn vị: triệu đồng
3,000
Tài sản dài hạn
2,500

2,000 Tài sản ngắn


1,500 hạn

1,000

500

0
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn: Bảng Cân đối kế toán Cty TNHH TV – KT TT (2011 – 2014)


Dựa vào bảng 2.3 và biểu đồ 2 .3, ta thấy tổng tài sản của công ty tăng dần qua các
năm. Sự tăng lên của tổng tài sản hoàn toàn là do sự tăng lên của tài sản ngắn hạn vì t ài
sản dài hạn của công ty ngày càng giảm, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong
toàn bộ tài sản của công ty.
- Năm 2011: TSNH/TTS là 86.25%, TSDH/TTS là 13.75%.
- Năm 2012: TSNH/TTS là 85.14%, TSDH/TTS là 14.86%.
- Năm 2013: TSNH/TTS là 83.09%, TSDH/TTS là 16.91%.
- Năm 2014: TSNH/TTS là 84.73%, TSDH/TTS là 15.27%.
Nhìn chung, công ty có TSNH luôn chiếm tỷ trọng cao hơn TSDH, TSNH chiếm
khoảng 85%, còn TSNH chiếm khoảng 15%. Tỷ trọng HTK trong cơ cấu tài sản của công
ty ngày càng giảm, chứng tỏ công ty đang thuần về mảng kinh doanh dịch vụ hơn. Tỷ
suất đầu tư của công ty có xu hướng tăng giảm không đều và nằm ở mức không cao lắm,
đều này cho thấy doanh nghiệp không chú trọng vào đầu tư tài sản dài hạn, đều này hoàn
toàn phù hợp do DN là một công ty kinh doa nh dịch vụ, tài sản chủ yếu là máy tính, máy
in…

33

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

 Kết cấu nguồn vốn của công ty


Biểu đồ 2.4. Kết cấu nguồn vốn Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2011 – 2014
Đơn vị: triệu đồng
3,000
Vốn chủ sở
2,500 hữu
2,000 Nợ phải trả
1,500
1,000
500
0
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn: Bảng Cân đối kế toán Cty TNHH TV – KT TT (2011 - 2014)


Dựa và o bảng 2.3 và biểu đồ 2.4, ta thấy nguồn vốn của công ty có sự tăng lên
qua các năm. Công ty có cơ cấu nguồn vốn không ổn định, có sự biến động khác nhau
qua các năm:
- Năm 2011: NNH/NV: 45.91% và (NDH+VCSH)/NV: 54.09%.
- Năm 2012: NNH/NV: 55.33% và (NDH+VCSH)/NV: 44.67%.
- Năm 2013: NNH/NV: 47.79% và (NDH+VCSH)/NV: 52.21%.
- Năm 2014: NNH/NV: 14.26% và (NDH+VCSH)/NV: 85.74%.
Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng thấp và vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng
ngày càng cao trong cơ cấu nguồn vốn của công ty là một dấu hiệu tốt, rấ t phù hợp với
loại hình kinh doanh của công ty, công ty có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn
của mình.
2.2.1.1.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Theo lý thuyết: TSNH + TSDH = VCSH
Nhưng trên thực tế công ty TNHH TV – KT Thanh Trí lại có:
TSNH + TSDH < VCSH.
Bảng 2.4. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu Cty
TNHH TV – KT TT giai đoạn 2011 – 2014
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
TSNH + TSDH 2266 2296 2289 2551
VCSH 1225 1025 1195 2187

Nguồn: Bảng Cân đối kế toán Cty TNHH TV – KT TT (2011 – 2014)


34

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Trường hợp này cho thấy công ty đang bị thiếu vốn trang trải tài sản, để hoạt động
kinh doanh của DN không bị đình trệ thì DN phải huy động vốn từ các khoản vay hoặc đi
chiếm dụng vốn của các đơn vị khác.
Bảng 2.5. Tỉ số đánh giá quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Đơn vị: lần
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tỉ số nợ trên tài sản 0.46 0.55 0.48 0.14

Tỉ số tài sản trên VCSH 1.85 2.24 1.92 1.17

Nguồn: BCTC Cty TNHH TV – KT TT (2011 – 2014)


Doanh nghiệp có tỉ số nợ trên tài sản tăng giảm không đều qua các năm. Tỉ số này
qua các năm đều < 1, chứng tỏ DN sử dụng NPT vừa để bù lỗ vừa để tài trợ tài sản.
Doanh nghiệp có tỉ số tài sản trên VCSH >1 qua các năm, điều này chứng tỏ DN
sử dụng NPT và cả VCSH để tài trợ tài sản.
Cty đã sử dụng cả NPT và VCSH tài trợ cho tài sản của Cty. Công ty đã thực hiện
việc vay nợ ngắn hạn từ các đối tác để bù đắp vào khoản thiếu hụt của nguồn vốn sao cho
tổng nguồn vốn bằng với tổng tài sản của công ty. Công ty sử dụng nợ ngắn hạn do qui
mô của công ty nhỏ, thực hiện vay ngắn hạn để giảm áp lực trả nợ cũng như trả lãi…
2.2.1.2 Phân tích bảng kết quả kinh doanh
2.2.1.2.1 Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận (chiều ngang)
Bảng 2.6. Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận Cty TNHH TV – KT TT
giai đoạn 2012 - 2014
% Tăng/ giảm Số tuyệt đối
(triệu đồng)
CHỈ TIÊU Đánh giá
2013 - 2014 - 2013 2014 -
2012 2013 -2012 2013

Doanh thu thuần 39.06 254.38 681 6,172 Tăng là điều tốt

Giá vốn hàng bán 15.88 467.22 181 6,187 Tăng nhanh hơn doanh thu,
chưa quản lý tốt CP.

Lợi nhuận gộp 83.09 -1.37 500 -15 Giảm, không tốt

Doanh thu HĐTC 560.07 645.00 7 56 Tốt, được chia cổ tức

35

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Chi phí tài chính -36.29 -0.61 -13 -0,150 Giảm, tốt

Chi phí bán hàng 11.57 -37.47 25 -91 Giảm, tốt

Chi phí QLDN 213.07 34.15 436 218 Tăng, không tốt

Lợi nhuận thuần từ 42.47 -42.77 59 -86 Giảm, hoạt động kinh
HĐKD doanh kém hiệu quả so với
trước.

Thu nhập khác 507.81 - 256 - -

Chi phí khác 496.52 - 238 - -

Lợi nhuận khác 736.57 - 17 - -

Tổng lợi nhuận 53.95 -47.91 77 -105 Giảm, DN hoạt động kém
KTTT hiệu quả.

CP thuế TNDN hiện 42.74 0 15 0 -


hành

LNST TNDN 57.69 -62.37 62 -105 Giảm, DN hoạt động kém


hiệu quả hơn.

Nguồn: Bảng Báo cáo thu nhập Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)
Qua bảng 2.6, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty không tốt, doanh
thu thuần tăng cao nhưng lợi nhuận giảm. D oanh thu thuần của công ty có sự biến động
theo xu hướng tăng dần: năm 2012 – 2013 tăng 681 triệu đồng (tương ứng với 39%) , năm
2013 – 2014 tăng mạnh đến 6,172 triệu đồng (tương ứng với 254.4%). Năm 2014, mặc
dù doanh thu thuần tăng nhưng lợi nhuận giảm, đều này chứng tỏ công ty làm ăn kém
hiệu quả hơn so với năm trước , nguyên nhân do doanh thu tăng trưởng chậm hơn so với
giá vốn hàng bán. D oanh thu thuần tăng cao là do công ty đã đẩy mạ nh tiêu thụ HTK,
năm 2014 so với năm 2013: HTK giảm mạnh với mức 1,257 triệu đồng (tương ứng với
79.5%). Lợi nhuận công ty giảm chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng cao. Do HTK tiêu
thụ nhiều hơn nên giá vốn hàng bán cũng tăng cao, GVHB năm 2014 so với năm 2013
tăng 6,187 triệu đồng (tương ứng với 466.22%). GVHB bao gồm GVHB dịch vụ và
GVHB của bán hàng. GVHB chiếm một tỉ trọng cao trong bảng báo cáo thu nhập, GVHB
là 8,599 triệu đồng trong khi doanh thu là 8,656 triệu đồng.
Về các khoản chi phí hoạt động, nhìn chung có xu hướng giảm qua các năm. Cụ
thể là chi phí tài chính vào năm 2012 – 2013 giảm 13 triệu đồng (tương ứng với 36.3%),

36

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

năm 2013 – 2014 giảm 150,730 đồng (tương ứng với 0.6%) . Chi phí bán hàng vào năm
2012 – 2013 tăng 25 triệu đồng (tương ứng với 11.5%), nhưng đến năm 2013 – 2014 lại
giảm 91 triệu đồng (tương ứng với giảm 37.5%). Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
mạnh vào năm 2012 – 2013 với 436 triệu đồng (tương ứng với 213%), đến năm 2013 –
2014 chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng nhưng với tốc độ tăng chậm,
cụ thể là tăng 218 triệu đồng (tương ứng với 34%).
Ngoài ra, ta thấy doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác cũng tăng qua
các năm. Cụ thể là doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 560% (tương ứng với 7 triệu
đồng) vào năm 2012 – 2013, và tăng 645% (tương ứng với 56 triệu đồng) vào năm 2013
– 2014.Doanh thu hoạt động tài chính tăng cao là dosự tăng của khoản tiền vay ngắn hạn,
dài hạn nhận được và tiền chi trả nợ gốc vay.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty không ổn định giai đoạn 2012 –
2014, DN cần phải tìm ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút
khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh của mình, tránh tình trạng thua lỗ.
2.2.1.2.2 Phân tích kết cấu chi phí và lợi nhuận (chiều dọc)
Bảng 2.7. Kết cấu chi phí và lợi nhuận Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn
2012 - 2014
Chỉ tiêu Kết cấu (%)

2012 2013 2014 Đánh giá

Doanh thu thuần 100.00 100.00 100.00


Giá vốn hàng bán 65.50 54.58 87.36 Tỷ trọng cao, chưa phù hợp
Lợi nhuận gộp 34.50 45.42 12.64 Giảm, tỷ trọng ngày càng thấp
Tỷ trọng tăng so với các năm
Doanh thu hoạt động tài chính 0.08 0.36 0.76
trước
Chi phí tài chính 2.21 1.01 0.28 Tỷ trọng giảm, tốt
Chi phí bán hàng 12.54 10.06 1.77 Tỷ trọng giảm, tốt
Chi phí quản lý DN 11.74 26.42 10.00 Tỷ trọng giảm, tốt
Tỷ trọng giảm, không tốt, chưa
Lợi nhuận thuần từ HĐKD 8.09 8.29 1.34
quản lý tốt chi phí
Thu nhập khác 2.89 12.65 -
Chi phí khác 2.76 11.83 -
Lợi nhuận khác 0.14 0.82 -

37

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Giảm, chiếm tỷ trọng thấp,


Tổng lợi nhuận KTTT 8.23 9.11 1.34
không tốt
Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.06 2.11 0.60
Giảm, không tót, DN chưa hoạt
Lợi nhuận sau thuế TNDN 6.17 7.00 0.74
động một cách hiệu quả.

Nguồn: Bảng Báo cáo thu nhập Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)
Dựa vào bảng 2.7 , ta thấy GVHB chiếm tỷ trọng cao nhất và có sự tăng giảm
không đều qua các năm. Năm 2012, GVHB chiếm 65.50% , năm 2013 chiếm 54.58%
(giảm 10.92% so với năm 2012), năm 2014 chiếm 87.36% (tăng 32.78% so với năm
2013). Tốc độ tăng chi phí của công ty cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu, chi phí gồm
chi phí bán hàng và GVHB. Chi phí bán hàng giảm ít, mà GVHB lại tăng cao nên dẫn
đến chi phí tăng cao, điều này làm cho lợi nhuận công ty giảm mặc dù doanh thu tăng so
với năm trước. Song song đó, các khoản thu nhập, lợi nhuận khác thay đổi khô ng đáng kể
nên lợi nhuận công ty giảm là một điều khó tránh khỏi. Công ty cần phải có biện pháp tiết
giảm chi phí, cũng như đề ra mục tiêu mới để có thể cải thiện tình hình kinh doanh của
mình.
Tỷ lệ chi phí hoạt động tài chính so với doanh thu thuần có chiều hướng giảm. Cụ
thể, tỷ lệ chi phí tài chính so với doanh thu thuần năm 2012 – 2013 giảm 1.2% và đến
năm 2013 – 2014 thì giảm tiếp 0.73%.
Bên cạnh đó tỷ lệ chi phí bán hàng so với doanh thu thuần cũng có xu hướng giảm
và tốc độ giảm cũng giảm từ 2.5% năm 2012 – 2013đến 8.3% vào năm 2013 – 2014.
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu thuần lại có sự biến động bất
thường nhưng vẫn có chiều hướng giảm dần. Năm 2012 – 2013 tăng lên mức 14.7% và
giảm còn 16.4% vào năm 2013 – 2014.
Tỷ lệ doanh thu hoạt động tài chính so với doanh thu thuần có sự tăng nhẹ. Tỷ lệ
này vào năm 2013 tăng 0.3% so với năm 2012, năm 2014tăng 0.4% so với năm 2013.

38

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

2.2.1.3 Phân tích bảng ngân lưu


Bảng 2.8. Bảng ngân lưu Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014 (theo
chiều ngang)
Số tuyệt đối (triệu
Số tương đối (%) Đánh giá
đồng)
LC Tiền Tệ-Trực Tiếp
2013/2012 2014/2013 2013/2012 2014/2013

I. Lưu chuyển tiền từ HĐKD

Tăng, tốt,
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch
868 6,298 44.12 221.91 làm doanh
vụ và doanh thu khác
thu tăng
Tăng,
2. Tiền chi trả cho người cung cấp không tốt,
-346 -4,931 28.11 312.55
hàng hóa và dịch vụ chi phí
tăng
Tăng,
3. Tiền chi trả cho người lao động -309 -499 76.20 69.85 Không tốt,
CP tăng
Giả m,
4. Tiền chi trả lãi vay 13 19 -36.29 -80.40 Tốt , CP
giảm
5. Tiền chi nộp thuế TNDN -18 31 50.89 -57.43 Giảm, tốt

Tăng,
7. Tiền chi khác cho HĐKD -110 -179 101.78 82.19 không tốt,
CP tăng
Tốt, tạo ra
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 113 724 76.52 276.45 dòng tiền
dương

II.Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT

1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng


-336 376.45
TSCĐ và các tài sản dài hạn khác
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi
7 -5 560.07 -59.07
nhuận được chia, lãi TGNH
Không tốt,
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT -8 100 9.56 -103.71
tạo ra

39

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

dòng tiền
dương
III.Lưu chuyển tiền thuần từ
HĐTC

3. Tiền VNH, dài hạn nhận được 500 166.67

4. Tiền chi trả nợ gốc vay -625 50 625.00 -6.90

Không tốt,
tạo ra
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC 182 150 169.57 200.00
dòng tiền
dương

Nguồn: Bảng Ngân lưu Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)


 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh:
Dựa vào bảng 2.8, ta thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của năm
2013 so với năm 2012tăng113 triệu đồng (tương ứng với 76.5%) và năm 2014 so với
năm 2013 tăng 724 triệu đồng (tương ứng với 276.5%).
Tiền thu từ cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm 2013 so với năm 2012
tăng 868 triệu đồng (tương ứng với 44.1%) và trong năm 2014 so với năm 2013 tăng
6,298 triệu đồng (tương ứng với 221.9%) điều này tác động trực tiếp tới dòng tiền thuần
từ hoạt động kinh doanh.
Khoản chi trả lãi vay giảm theo từng năm, cụ thể là năm 2012 – 2013 giảm 36.3%,
năm 2013 – 2014 giảm 80.4%. Điều này cho thấy công ty đã làm việc có hiệu quả để chi
trả lãi vay tốt.
 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư:
Dựa vào bảng 2.8, ta thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt độ ng đầu tư của công ty
vào năm 2013 so với năm 2012 giảm 8 triệu đồng (tương ứng với 9.6%), năm 2014 so
với năm 2013 tăng 100 triệu đồng (tương ứng với 103.7%). Nguyên nhân là do các khoản
chi ra nhiều hơn các khoản thu vào, đặc biệt là khoản chi để mua sắm, xây dựng tài sản
cố định và các tài sản dài hạn khác chiếm cao nhất vào năm 2013 ở mức 426 triệu đồng,
còn vào năm 2014 thì không có khoản tiền chi.
Bên cạnh đó, các khoản thu thì tăng không nhiều, chỉ có khoản thu từ lãi cho vay,
cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi tiền gửi ngân hàng. Năm 2012 đến năm 2013 thì khoản
tiền thu đó tăng 7 triệu đồng tương đương tăng 560%. Nhưng đến năm 2014 thì khoản

40

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

thu đó có thu vào nhưng mức thu lại giảm so với năm 2013, giảm 59% tương đương với5
triệu đồng.
 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính:
Theo bảng 2.8, ta thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của công ty
vào năm 2013 so với 2012 tăng 182 triệu đồng (tương đương với169.6%), năm 2014 so
với năm 2013 thì lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính tăng 150 triệu đồng (tương
ứng với 200%). Sự tăng lên của lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính chủ yếu là do sự
tăng giảm của khoản tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được và tiề n chi trả nợ gốc vay.
Tiền chi trả nợ gốc vay năm 2013 so với 2012 tăng 625 triệu đồng (tương ứng với
625%), năm 2014 so với 2013 giảm 50 triệu đồng (tương ứng với 6.9%). Tiền vay ngắn
hạn, dài hạn nhận được năm 2013 so với 2012 tăng 500 triệu đồng (tương ứng 166.7%).
Bảng 2.9. Bảng ngân lưu Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014 (theo
chiều dọc)
Đơn vị: triệu đồng
2012 2013 2014
Đánh giá
Lưu chuyển tiền từ HĐKD
Tăng, tốt, làm
1,969 2,853 9,136 tăng doanh
Các khoản thu
thu.
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp
1,969 2,838 9,136
dịch vụ và DT khác
2. Tiền thu khác từ HĐKD 15
Tăng, không
-1,821 -2,591 -8,150 tốt, làm giảm
Các khoản chi
doanh thu.
1. Tiền chi trả cho người cung cấp
-1,231 -1,577 -6,509
hàng hoá và dịch vụ
2. Tiền chi trả cho người lao động -406 -715 -1,215
3. Tiền chi trả lãi vay -38 -24 -4
4. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh
-36 -55 -23
nghiệp
5. Tiền chi khác cho hoạt động kinh
-108 -218 -398
doanh
Tổng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt Tốt, tạo ra
148 261 986 dòng tiền
động kinh doanh
dương

41

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động dầu



Các khoản thu 1 329 3 Không tốt
1. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán Không tốt
321
TSCĐ và TSDH
2. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi Không tốt
1 8 3
nhuận được chia, lãi TGNH
Các khoản chi -89 -426 0 Tốt
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng Tốt
-89 -426 0
TSCĐ và các TSDH khác
Tổng lưu chuyển tiền thuần từ Không tốt, tạo
-88 -96 3 ra dòng tiền
HĐĐT
dương
Lưu chuyển tiền tệ từ HĐTC
Các khoản thu 300 800 900 Tăng, Tốt
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu,
900
nhận vốn góp của chủ sở hữu
2. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận
300 800
được
Các khoản chi -407 -725 -675 Không tốt
1.Tiền chi trả nợ gốc vay -100 -725 -675
2.Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở
-307
hữu
Tổng lưu chuyển tiền thuần từ Không tốt , tạo
-107 75 225 ra dòng tiền
HĐTC
dương
Nguồn: Bảng ngân lưu Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)
Biểu đồ 2.5. Khoản thu, chi từ lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của
Công ty TNHH Tư vấn - Kế toán Thanh Trí giai đoạn 2 012 – 2014.
Đơn vị: Triệu đồng.
10,000 9,136 8,150

5,000
1,969 1,821 2,853 2,591 Khoản Thu

0 Khoản Chi
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn: Bảng Ngân lưu Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)


42

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh:


Dựa vào bảng 2.9 và biểu đồ 2.5, ta nhận thấy tổng lưu chuyển tiền thuần của công
ty qua 3 năm đều ở mức dương là do các khoản thu lớn hơn các khoản chi. Cụ thể, vào
năm 2012 các khoản thu vào là 1,969 triệu đồng trong khi đó các khoản chi chỉ có 1,821
triệu đồng. Năm 2013 các khoản thu vào là 2,853 triệu đồng còn các khoản chi là 2,591
triệu đồng. Năm 2014 các khoản thu và o là 9,136 triệu đồng còn các khoản chi là 8,150
triệu đồng.
 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư:
Biểu đồ 2.6. Khoản thu, chi từ lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư Công
ty TNHH Tư vấn – Kế toán Thanh Trí giai đoạn 2012 – 2014.
Đơn vị: Triệu đồng.
500 426
400 329
300
Khoản Thu
200
100
89 Khoản Chi
1 3 0
0
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn: Bảng Ngân lưu Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)


Dựa vào bảng 2.9 và biểu đồ 2.6, ta thấy năm 2012 và năm 2013 tổng lưu chuyển
tiền thuần từ hoạt động đầu tư của công ty ở mức âm, nguyên nhân là các khoản thu vào
năm 2012 và năm 2013 không nhiề u. Cụ thể là khoản thu năm 2012 là 1 triệu đồng,
khoản chi là 89 triệu đồng, các khoản thu năm 2013 là 329 triệu đồng, các khoản chi là
426 triệu đồng. Nhưng đến năm 2014 thì tổng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
lại ở mức dương là do năm 2014 chư a có các khoản chi. Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt
động đầu tư dương thể hiện quy mô đầu tư của doanh nghiệp là thu hẹp vì đây là kết quả
của số tiền thu được do bán tài sản cố định và thu hồi vốn đầu tư tài chính nhiều hơn số
tiền chi ra để mở rộng đầu tư, mua sắm tài sản cố định.
 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính:
Dựa vào bảng 2.9 và biểu đồ 2 .7, ta thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài
chính của công ty tăng không đều qua các năm. Năm 2012 tổng lưu chuyển tiền thuần
của công ty ở mức âm (107 triệu đồng) là do các khoản chi nhiều hơn các khoản thu vào.
Năm 2013 và năm 2014, tổng lưu chuyển tiền thuần đều ở mức dương và lần lượt là 75
43

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

triệu đồng và 225 triệu đồng, chủ yếu là do lượng tiền chi ra ít hơn lượng tiền thu vào.
Các khoản chi chủ yếu là chi trả nợ gốc vay, cổ tức và lợi nhuận đã trả cho chủ sở
hữu.Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ
bên ngoài tăng, điều đó cho thấy tiền tạo ra hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên
ngoài và như vậy doanh nghiệp có thể bị phụ thuộc vào người cung ứng tiền ở bên ngoài.
Biểu đồ 2.7. Khoản thu, chi từ lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính Công ty
TNHH Tư vấn – Kế toán Thanh Trí giai đoạn 2012 – 2014.
Đơn vị: triệu đồng.
1,000 900
800
800 725
675
600
407 Khoản Thu
400 300
Khoản Chi
200

0
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn: Bảng Ngân lưu Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)


Nhìn chung, tiền của công ty chủ yếu được tạo ra từ hoạt động kinh doanh. Cả ba
hoạt động của công tyđều tạo ra dòng tiền thuần dương chứng tỏ công ty hoạt động
không hiệu quả. Công ty cần có biện pháp để khắc phục tình trạng này cũng như đưa
công ty mình phát triển.
2.2.2 Phân tích các tỉ số tài chính
2.2.2.1 Phân tích các tỉ số thanh khoản
Bảng 2.10. Các tỉ số thanh khoản của Cty TNHH TV – KT TT giai
đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: lần
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tỉ số thanh toán hiện thời (4) 1.50 1.70 5.90

Tỉ số thanh toán nhanh (5) 0.20 0.30 5.00

Tỉ số thanh toán bằng tiền (6) 0.03 0.26 4.11

Nguồn: Phòng Kế toán Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)

44

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Biểu đồ 2.8. Các tỉ số thanh khoản của Cty TNHH TV – KT TT giai


đoạn 2012 - 2014
Đơn vị: lần
7
5.9
6
5
5 4.11
4 Tỉ số thanh toán hiện thời
3 Tỉ số thanh toán nhanh
1.5 1.7
2
Tỉ số thanh toán bằng tiền
1 0.2 0.03 0.3 0.26
0
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn: Phòng Kế toán Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)


2.2.2.1.1 Tỉ số thanh toán hiện thời (The current Ratio - )
Dựa vào bảng 2.10 và biểu đồ 2.8, ta thấy tỉ số thanh toán hiện thời của công ty có
xu hướng tăng qua từng năm, nhưng tăng không đều. Cụ thể tỉ số thanh toán hiện thời
năm 2012 là 1.5 lần, năm 2013 là 1.7 lần (tăng 0.2 lần so với năm 2012), năm 2014 là 5.9
lần (tăng 4.2 lần so với năm 2013). Với tỉ số thanh toán hiện hành là 5.9 lần, nghĩa là cứ
mỗi 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 5.9 đồng tài sản ngắn hạn. Tỉ số này qua ba
năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng đảm bảo nợ của công ty ở mức khá tốt. Nhưng tỉ
số này lại có xu hướng tăng quá cao, đây là một dấu hiệu không tốt. Nguyên nhân năm
2014 tỉ số này tăng cao là do các khoản nợ ngắn hạn giảm từ 1,094 triệu đồng còn 364
triệu đồng (chênh lệch khoảng 730 triệu đồng). Nợ ngắn hạn chủ yếu gồm các khoản phải
trả, vay ngắn hạn, thuế phải trả và các khoản thu trước tiền bán dịch vụ. Công ty đã
không tận dụng tốt tài sản của mình, để tài sản nhàn rỗi khá nhiều, khi đó tình hình hoạt
động của công ty không tốt mặc dù tỷ số thanh toán nhanh khá cao, từ đó sẽ dẫn đến
doanh thu giảm và lợi nhuận giảm. Công ty cần phải giảm tỉ số này xuống mức vừa phải
để có thể hoạt động hiệu quả.
2.2.2.1.2 Tỉ số thanh toán nhanh (The quick Ratio - )
Dựa vào bảng 2.10 và biểu đồ 2.8, ta nhận thấy tỉ số thanh toán nhanh của Cty
tăng không đều qua các năm: năm 2012 là 0.2 lần, năm 2013 là 0.3 lần (tăng 0.1 lần so
với năm 2012), năm 2014 là 5 lần (tăng 4.7 lần so với năm 2013). Với tỉ số thanh toán
nhanh là 5 lần, nghĩa là 1 đ ồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 5 đồng tài sản lưu động
có thể chuyển đổi thành tiền. Tỉ số này của Cty chỉ đạt mức an toàn vào năm 2014, nhưng
45

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

lại quá cao so với mức yêu cầu thông thường, là một dấu hiệu xấu. Nguyên nhân tỉ số này
tăng cao là do công ty đã tăng cư ờng tiêu thụ HTK. Tỉ số này quá cao chứng tỏ công ty
đã không sử dụng tiền mặt hiệu quả, ứ đọng tiền mặt nhiều, gây tình trạng mất cân đối
vốn lưu động.
2.2.2.1.3 Tỉ số thanh toán bằng tiền
Dựa vào bảng 2.10 và biểu đồ 2.8, ta nhận thấy tỉ số thanh toán bằng tiền của công
ty có xu hướng tăng dần nhưng tăng không đều: năm 2012 là 0.03 lần, năm 2013 là 0.26
lần (tăng 0.23 lần so với năm 2012), năm 2014 là 4.11 lần (tăng 3.85 lần so với năm
2013). Tỉ số này chỉ tốt khi bằng 0.5 cộng với dàn trải nợ đều. Các tỉ số thanh toán bằng
tiền các năm 2012, 2013 đều nhỏ hơn 0.5, chứng tỏ công ty có thể sẽ gặp nhiều khó khăn
trong việc thanh toán công nợ, nhất là nợ đến hạn, vì không đủ tiền và tương đương tiền.
Năm 2014, tỉ số thanh toán bằng tiền của công ty lớn hơn 0.5, cho ta thấy công ty đã có
bước chuyển mình, đưa t ỷ số thanh toán bằng tiền từ nhỏ hơn 0.5 thành lớn hơn 0.5.
Công ty có khả năng thanh toán nợ bằng tiền và các khoản tương đương tiền cao, tuy
nhiên các bộ phận tài chính của công ty cần phải xem xét lại mức tỷ số này sao cho phù
hợp với công ty và khả năng sinh lợi trong môi trường kinh doanh khá năng động như
hiện nay, cần giữ tiền ở mức vừa đủ khả năng chi trả, không nên giữ tiền quá nhiều vì sẽ
mất cơ hội đầu tư đem về lợi nhuận.
Nhìn chung, các tỉ số thanh khoản của công ty đều thay đổi theo xu hướng tăng
qua các năm, nhưng lại tăng quá cao. Năm 2014, các tỉ số quá cao so với mức bình
thường, tuy Cty luôn đảm bảo được khả năng thanh khoản nhưng lại được đánh giá là
chưa tốt do công ty chưa sử dụng tài sản một cách hiệu quả. Cty cần giảm các tỉ số này về
một mức an toàn để có thể vừa đảm bảo được khả năng thanh khoản, vừa nắm giữ được
các cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận và để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản sẵn có.
2.2.2.2 Phân tích các tỉ số hoạt động
Bảng 2.11. Các tỉ số hoạt động Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: lần

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Vòng quay hàng tồn kho (7) 1.0 1.0 23

Vòng quay khoản phải thu (8) 7.0 16.0 45.0

Kỳ thu tiền bình quân (9) 54.0 22.0 8.0

46

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Vòng quay tài sản cố định (10) 6.0 7.0 22.0

Vòng quay tổng tài sản (11) 1.0 1.0 3.0

Vòng quay vốn lưu động bình quân (12) 2.0 3.0 7.0

Tỉ số đảm nhiệm vốn lưu động (13) 0.5 0.3 0.2

Vòng quay vốn chủ sở hữu (14) 2.0 2.0 5.0

Nguồn: Phòng Kế toán Cty TNHH TV – KT TT ( 2012 – 2014)

Biểu đồ 2.9. Các tỉ số hoạt động Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014

Đơn vị: lần

50
45 VQ HTK
40
VQ KPT
30
23
22 VQ VLĐBQ
20
16 VQ TSCĐ
10
7
6 7 7
0 2
1 3
1 VQ TTS
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 VQ VCSH

Nguồn: Phòng Kế toán Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)


2.2.2.2.1 Tỉ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory ratio - )
Cty có vòng quay HTK năm 2012 là 1 l ần, năm 2013 là 1 lần, năm 2014 là 23 lần.
Sự thay đổi này là do Cty đã đ ẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho trong năm 2014 so với các
năm trước. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho sẽ làm cho công ty bị thiếu
hàng cung ứng trong thời gian tới, cty cần điều chỉnh vòng quay sao cho hợp lý hơn.
2.2.2.2.2 Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân (Average
Collection period – ACP)
Dựa vào bảng 2.11 và biểu đồ 2.9, ta thấy vòng quay khoản phải thu của công ty
tăng không đều qua các năm: năm 2012 đạt 7 lần, năm 2013 đạt 16 lần (tăng 9 lần so với
2012), năm 2014 đạt 45 lần (tăng 29 lần so với 2013). Nguyên nhân gây nên sự tăng vòng
quay khoản phải thu qua các năm là do sự tăng giảm của doanh thu thuần và các khoản
phải thu.
Kỳ thu tiền bình quân năm 2012 đạt 54 ngày, năm 2013 đạt 22 ngày (giảm 32
ngày so với 2012), năm 2014 đạt 8 ngày (giảm 14 ngày so với 2013). Kỳ thu tiền bì nh
quân của công ty vào năm 2014 khá nhanh, do khách hàng thanh toán nhanh hoặc công ty
47

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

có bộ phận nhân viên thu hồi nợ tốt. Công ty nên duy trì phương pháp này để đảm bảo
nguồn vốn, có nhiều cơ hội trong việc đầu tư khác.
Năm 2014, vòng quay KPT caochứng tỏ vốn không bị ứ đọng trong khâu thanh
toán, DN thuận lợi trong việc thu hồi nợ. Cty cần phải nổ lực nhiều hơn nữa trong việc
thu hồi nợ để có thể tiếp tục duy trì tình trạng này.
2.2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (The Fixed assets Utilization)
Dựa vào bảng 2.11 và biểu đồ 2.9, ta thấy công ty có vòng quay tài sản cố định
tăng không đều qua các năm, nhưng nhìn chung vẫn ở mức an toàn, công ty nên cố gắng
duy trì. Năm 2012 đạt 6 lần, năm 2013 đạt 6 lần, năm 2014 đạt 22 lần (tăng 16 lần so với
2013), nguyên nhân của sự thay đổi này là do sự tăng giảm của doanh thu thuần và giá trị
tài sản cố định bình quân.
Vòng quay tài sản cố định cao nhất năm 2014 (22 lần), nguyên nhân do doanh thu
thuần tăng cao trong năm 2014 (đạt 8,599 triệu đồng). Vòng quay tài sản cố định cho biết
hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty, bình quân một đồng tài sản cố định tạo ra
22 đồng doanh thu thuần vào năm 2014. Nhìn chung, VQ TSCĐ c ủa công ty đang thay
đổi theo chiều hướng tích cực, tương đối ổn so với tình hình kinh tế như hiện nay của
nước ta.
2.2.2.2.4 Tỷ suất hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản (The total assets
utilization Ratio – TAU)
Dựa vào bảng 2.11 và biểu đồ 2.9, ta nhận thấy vòng quay tổng tài sản của công ty
tăng không đều qua các năm. Năm 2012 đạt 1 lần, năm 2013 đạt 1 lần, năm 2014 đạt 3
lần (tăng 2 lần so với 2013). Vòng quay tổng tài sản cao nhất năm 2014 (3 lần), nguyên
nhân tăng cao là do doanh thu tăng cao. VQ TTS cho ta biết hiệu quả sử dụng tài sản của
công ty, nghĩa là khi đầu tư 1 đồng tài sản sẽ tạo ra được 3 đồng doanh thu vào năm
2014.
2.2.2.2.5 Vòng quay vốn lưu động và tỉ số đảm nhiệm vốn lưu động
Vòng quay VLĐBQ có s ự tăng không đều qua các năm: năm 2012 là 2 lần, năm
2013 là 3 lần (tăng 1 lần so với năm 2012), năm 2014 là 7 lần (tăng 4 lần so với năm
2013). Số vòng quay VLĐBQ có xu hư ớng tăng theo thời gian và ngày càng cao càng
góp phần tiết kiệm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Cty.

48

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Tỉ số đảm nhiệm VLĐ có xu hướng giảm không đều theo thời gian. Tỉ số này vào
năm 2014 là 0.2, có ý nghĩa là đ ể tạo ra 1 đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ trong kỳ thì cần 0.2 đồng tài sản lưu động bình quân.
2.2.2.2.6 Vòng quay vốn chủ sở hữu
Vòng quay VCSH của Cty có xu hướng tăng không đều theo thời gian: năm 2013
là 2 lần, năm 2014 là 5 lần (tăng 3 lần so với năm 2013). Điều này chứng tỏ Cty đã sử
dụng VCSH ngày càng có hiệu quả hơn so với trước nhưng vẫn chưa đạt được mức tốt,
Cty cần có biện pháp để cải thiện tình hình này.
2.2.2.3Phân tích các tỉ số về đòn cân nợ
Bảng 2.12. Các tỉ số về đòn cân nợ của Cty TNHH TV – KT TT giai
đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: lần
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tỉ số nợ (2) 0.60 0.50 0.10

Tỉ số thanh toán lãi vay (15) 3.72 8.99 23.91

Tỉ số tự tài trợ (16) 0.40 0.50 0.90

Tỉ số tự tài trợ TSDH (17) 3.00 3.08 5.62

Tỉ số tự tài trợ TSCĐ (18) 3.57 3.11 5.63

Nguồn: Phòng Kế toán Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)


Biểu đồ 2.10 Các tỉ số về đòn cân nợ của Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn
2012 – 2014
Đơn vị: lần
30

25 23.9

20 Tỉ số nợ
Tỉ số thanh toán lãi vay
15
Tỉ số tự tài trợ
10 8.9
Tỉ số tự tài trợ TSDH
5.6
5 3.7 3 3.1 Tỉ số tự tài trợ TSCĐ
0.6 0.4 0.5 0.5 0.1 0.9
0
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn: BCTC Cty TNHH TV – KT TT (2011 – 2014)

49

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

2.2.2.3.1 Tỉ số nợ (Debt ratio - )


Qua bảng 2.12 và biểu đồ 2.10, ta thấy tỉ số nợ của công ty giai đoạn 2012 – 2014 có
xu hướng giảm và giảm không đều: năm 2012 đạt 0.6, năm 2013 đạt 0.5(giảm 0.1 lần so
với 2012), năm 2014 đạt 0.1 lần (giảm 0.4 lần so với 2013). Năm 2014: 1 đồng giá trị tài
sản được tài trợ bằng 0.1 đồng nợ. Nguyên nhân sự giảm tỉ số nợ là do công ty hạn chế
việc sử dụng nợ so với các năm trước. Cty chủ yếu là dùng nợ ngắn hạn, hầu như không
có khoản nợ dài hạn nào, do Cty có qui mô vừa và nhỏ cộng với loại hình kinh doanh
dịch vụ nên chủ yếu công ty sử dụng VCSH. Tỉ số nợ công ty cao nhất vào năm 2012 (0.6
lần) và thấp nhất vào năm 2014 (0.1 lần), công ty nên cố gắng duy trì tỉ số nợ< 0.5 lần, để
công ty hoạt động vừa hiệu quả vừa hạn chế bớt chi phí.
2.2.2.3.2 Tỉ số về khả năng thanh toán lãi vay (Times Interest Earned
Ratio - )
Có thể thấy, tỉ số thanh toán lãi vay của công ty ngày càng tăng: năm 2013 tăng
5.3 lần so với năm 2012, năm 2014 tăng 15 lần so với năm 2013. Điều này chứng tỏ cty
có khả năng đảm bảo cho việc thanh toán lãi vay. Nguyên nhân là do các khoản nợ của
cty ngày càng giảm:năm 2012 so với 2011: tăng 230 triệu đồng (tương ứng 22.1%), năm
2013 so với 2012: giảm 175 triệu đồng (tương ứng 13.8%), năm 2014 so với 2013: giảm
mạnh đến 730 triệu đồng (tương ứng 66.7%). Nợ giảm sẽ dẫn đến việc giảm lãi vay.
2.2.2.3.3 Tỉ số tự tài trợ
Qua bảng 2.12 và biểu đồ 2.10, ta thấy tỉ số tự tài trợ công ty tăng không đều qua
các năm: năm 2012 đạt 0.4 lần, năm 2013 đạt 0.5 lần (tăng 0.1 lần so với năm 2012), năm
2014 đạt 0.9 lần (tăng 0.4 lần so với năm 2013).
Tỷ số tự tài trợ cao nhất năm 2014 (0.9 lần), nguyên nhân do vốn chủ sở hữu tăng cao
năm 2014 (lên đến 2,188 triệu đồng năm 2014). Vốn chủ sở hữu tăng do sự tăng nguồn
vốn chủ sở hữu của các thành viên góp vốn vào công ty nhằm tăng khả năng kinh doanh,
từ đó đưa hoạt động của công ty đi lên vươn xa hơn.Từ 2012 – 2014, tỷ số tự tài trợ tăng,
do tình hình kinh tế ổn định hơn, ban lãnh đ ạo có nhiều niềm tin để góp vốn vào công ty,
nhằm tăng khả năng đầu tư, từ đó tăng lợi nhuận nhiều hơn cho công ty.
2.2.2.3.4 Tỉ số tự tài trợ tài sản dài hạn
Tỉ số tự tài trợ tài sản dài hạn của Cty qua các năm có xu hướng tăng không đều và
đều lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ VCSH có thừa khả năng đáp ứng hay tài trợ TSDH,
điều này giúp cho DN tự đảm bảo về mặt tài chính.

50

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

2.2.2.3.5 Tỉ số tự tài trợ tài sản cố định


Tỉ số tự tài trợ TSCĐ của Cty qua các năm có xu hướng tăng không đều và đều
lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ số VCSH của DN có đủ và thừa khả năng để trang trải
TSCĐ. Trong trường hợp này, các nhà đầu tư, các chủ nợ có thể ra quyết định quản lý
liên quan tới DN cho dù rủi ro ó thể cao nhưng DN vẫn có khả năng thoát khỏi những
khó khăn tài chính trước mắt.
2.2.2.4Phân tích các tỉ số lợi nhuận
Bảng 2.13. Các tỉ số lợi nhuận Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 – 2014
Đơn vị: %
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Lợi nhuận gộp trên doanh thu (19) 34.5 45.4 12.6

ROS (20) 6.2 7.0 0.7

ROA (21) 4.7 7.4 2.5

ROE (22) 10.5 14.2 2.9

Nguồn: Phòng Kế toán Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)


Biểu đồ 2.11. Các tỉ số lợi nhuận Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn 2012 -2014
Đơn vị: %
16 14.2
14
12 10.5
10
7.4 ROS
8 7
6.2
ROA
6 4.7
4 2.9 ROE
2 2.5
2
0
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn: BCTC Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)


2.2.2.4.1 Lợi nhuận gộp trên doanh thu
Dựa vào bảng 2.13, ta thấy biên lợi nhuận gộp của công ty tăng giảm không đều qua
các năm. Năm 2012 đạt 34.5%, năm 2013 đạt 45.4 % (tăng 10.9% so với 2012), năm
2014 đạt 12.6% (giảm 32.8% so với 2013).

51

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Lợi nhuận gộp trên doanh thu của năm 2012 là 34.5%, tức là cứ 100 đồng doanh thu
tạo ra được 34.5 đồng lợi nhuận. Biên lợi nhuận cao nhất năm 2013 (45.4%), thấp nhất
năm 2014 (12.6%). Nguyên nhân của sự sự giảm biên lợi nhuận gộp năm 2014 so với
năm 2013 là do doanh thu thuần tăng cao (từ 2,426 triệu đồng lên đến 8,599 triệu đồng)
và sự giảm xuống của lợi nhuận gộp (từ 1,102 triệu đồng giảm còn 1,087 triệu đồng) so
với 2013. Doanh thu tăng phải đi kèm đó là tốc độ lợi nhuận cũng ph ải tương đương hoặc
cao hơn. Tuy nhiên, doanh thu tăng nhanh, lợi nhuận lại không đi cùng tốc độ tăng của
doanh thu, chi phí tăng cao, làm cho lợi nhuận gộp giảm.
2.2.2.4.2 Suất sinh lợi doanh thu (ROS)
Dựa vào bảng 2.13 và biểu đồ 2.11, ta thấy ROS của công ty tăng giảm không đều qua
các năm. Năm 2012 đạt 6.2%, năm 2013 đạt 7% (tăng 0.8% so với năm 2012), năm 2014
đạt 0.7% (giảm 6.3% so với năm 2013). Nguyên nhân của sự tăng giảm ROS là do sự
tăng giảm của doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế.
Suất sinh lợi của doanh thu năm 2012 là 6.2% tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được
6.2 đồng lợi nhuận. Năm 2014 suất sinh lợi của doanh thu giảm xuống mức 0.7%, nguyên
nhân là do công ty chưa quản lý tốt chi phí, chi phí tăng nhanh hơn lợi nhuận, làm cho
kinh doanh dịch vụ nhiều nhưng mức độ sinh lợi ít, không hiệu quả.
2.2.2.4.3 Suất sinh lợi tài sản (ROA)
Dựa vào bảng 2.13 và biểu đồ 2.11, ta thấy ROA của công ty tăng giảm không đều
qua các năm. Năm 2012 đạt 4.7%, năm 2013 đạt 7.4% (tăng 2.7% so với 2012), năm
2014 đạt 2.5% (giảm 4.9% so với 2013). ROA cao nhất năm 2013 (7.4%) do lợi nhuận
sau thuế cao nhất giai đoạn 2012 – 2014 (170 triệu đồng). ROA thấp nhất năm 2014
(2.5%). Tỷ số ROA của doanh nghiệp năm 2012 là 4.7% có nghĩa là c ứ 100 đồng tài sản
của doanh nghiệp bỏ ra thì đem lại được 4.7 đồng lợi nhuận.
2.2.2.4.4 Suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
Dựa vào bảng 2.13 và biểu đồ 2.11, ta thấy ROE của công ty tăng giảm không đều qua
các năm. Năm 2012 đạt 10.5%, năm 2013 đạt 14.2% (tăng 3.7% so với 2012), năm 2914
đạt 2.9% (giảm 11.3% so với 2013). ROE thấp nhất vào năm 2014 (2.9%) nguyên nhân là
do lợi nhuận sau thuế giảm còn 64 triệu đồng và vốn chủ sở hữu tăng đến 2,188 triệu
đồng. ROE cao nhất năm 2013, do lợi nhuận sau thuế cao nhất giai đoạn 2012 – 2014 (đạt
170 triệu đồng).

52

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Đối với một công ty chuyên cung cấp dịch vụ thì việc ROE giảm nhiều như vậy cho
thấy việc sử dụng vốn của Công ty chưa đem lại hiệu quả tốt, công ty cần có biện pháp để
cải thiện tình trạng này trong thời gian tới.
Nhìn chung, các tỉ số lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm, cho thấy công ty đang
giảm sút về khả năng sinh lợi, điều này gây khó khăn cho công ty trong việc thu hút nhà
đầu tư và đối tác. Các đối tác sẽ không an tâm và đầu tư vào vì kh ả năng sinh lợi của công
ty giảm sút. Công ty cần phải nổ lực và tìm ra biện pháp để cải thiện tình hình này.
2.2.3 Phân tích tài chính Dupont
2.2.3.1 Phân tích ROA và nhân tố ảnh hưởng
Bảng 2.14. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA của Công ty TNHH Tư vấn – Kế
toán Thanh Trí giai đoạn 2012– 2014 .
Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
ROS (%) 6.2 7.0 0.7
VQTS (lần) 0.8 1.1 3.4
ROA (%) 4.7 7.4 2.5

Nguồn: Phòng Kế toán Cty TNHH TV – KT TT


Năm 2012, ROA đạt 4.7%, công ty tạo ra 6.2% lợi nhuận hoạt động so với doanh
thu, cho thấy công ty tạo ra lợi nhuận hoạt động hiệu qủa và khả năng kiểm soát chi phí
hoạt động tốt.
Năm 2013, ROS tăng 0.8% so với năm 2012, vòng quay tổng tài sản tăng 0.3 lần
làm cho ROA tăng 2.7%.
Năm 2014,ROS giảm 6.3% so với năm 2013, vòng quay tổng tài sản tăng 2.3 lần
làm cho ROA giảm còn 4.9%.
Qua việc phân tích trên cho thấy rằng tỷ lệ ROA đang có xu hướng giảm từ năm
2012 đến năm 2014. Nguyên nhân là do vòng quay tổng tài sản tăng nhiều hơn so với
mức tăng của tỷ suất sinh lời trên doanh thu. Để có thể cải thiện tình hình trên, Cty có thể
áp dụng biện pháp sau:
- DN có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời
tiết giảm chi phí nhằm gia tăng ROA, đặc biệt là GVHB chiếm một tỉ trọng cao
trong bảng báo cáo thu nhập, GVHB là 8,599 triệu đồng trong khi doanh thu là
8,656 triệu đồng, Cty cần tìm cách để có thể giảm GVHB một cách hiệu quả.
Đồng thời, Cty cần phải tiết giảm chi phí nhiều hơn nữa.
53

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

- DN có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản
sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói cách khác là doanh
nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có.
2.2.3.2 Phân tích ROE và nhân tố ảnh hưởng
Bảng 2.15. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE của Công ty TNHH Tư vấn – Kế
toán Thanh Trí giai đoạn 2012 – 2014.

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Đòn bẩy tài chính (26) 2.2 1.9 1.1

ROA (%) 4.7 7.4 2.5

ROE (%) 10.5 14.2 2.9


Nguồn: Phòng Kế toán Cty TNHH Tư vấn – Kế toán Thanh Trí.
Dựa vào bảng 2.14, ta thấy:
Năm 2012, ROE đạt 10.5%, ROA là 4.7% và đòn bẩy tài chính 2.2. Điều này cho
thấy công ty đang kiểm soát tốt chi phí và quản trị tốt về tài sản.
Năm 2013, ROE là 14.2% tăng 3.7% so với năm 2012, mặc dù đòn bẩy tài chính
giảm 0.3 và ROA tăng 2.7%.
Năm 2014, ROE, ROA và đòn bẩy tài chính đều giảm. ROE giảm còn 2.9% (giảm
11.3% so với năm 2013, đòn bẩy tài chính giảm còn 1.1 (giảm 0.8 so với năm 2013)và
ROA giảm còn 2.9% (giảm 4.9% so với năm 2013).
Qua việc phân tích trên cho thấy rằng tỷ lệ ROE đang có xu hướng giảm mạnh từ
năm 2012 đến năm 2013. Như vậy, có thể thấy qua phân tích Dupont thì nguyên nhân
chủ yếu tác động đến ROE là do công ty kiểm soát tốt chi phí và quản trị tốt về tài sản
hay không. Do đó, Công ty cần tìm kiếm thêm nhiều khách hàng để tăng doanh thu và
quản trị tốt chi phí để tăng lợi nhuận.
- DN có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời
tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận.
- DN có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản
sẵn có nhằm nâng cao vòng quay tài sản.
- DN có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính
hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Cty nên vay thêm nợ nhưng
giữ ở mức an toàn để hài hòa giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu mức lợi nhuận trên

54

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để
đầu tư của DN là hiệu quả.
2.3 Đánh giá về các tỉ số tài chính công ty TNHH Tư vấn – Kế toán Thanh Trí
Bảng 2.16. Đánh giá các tỉ số tài chính Cty TNHH TV – KT TT giai đoạn
2012 - 2014
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Đánh giá

14.86 16.91 15.27 Tốt, ít đầu tư vào TSCĐ, do


Tỉ suất đầu tư (1)
TS chủ yếu là máy tính, máy
in.

2.24 1.92 1.17 Tốt, DN sử dụng NPT và


Tỉ số tài sản so với VCSH (3)
VCSH tài trợ tài sản.

1.50 1.70 5.90 Không tốt, do quá cao, lãng


Tỉ số thanh toán hiện thời (4)
phí cơ hội đầu tư.

0.20 0.30 5.00 Không tốt, quá cao, sử dụng


Tỉ số thanh toán nhanh (5)
tiền mặt không hiệu quả.

0.03 0.26 4.11 Không tốt, do quá cao gây tình


Tỉ số thanh toán bằng tiền (6)
trạng mất cân đối vốn lưu
động.

1.00 1.00 23.00 Tốt, do đã đ ẩy mạnh tiêu thụ


Vòng quay hàng tồn kho (7)
HTK, cần phải điều chỉnh lại
để tránh tình trạng thiếu hàng
cung ứng trong tương lai.

7.00 63.00 25.00 Tốt, do không bị chiếm dụng


Vòng quay khoản phải thu (8)
vốn.

54.00 6.00 14.00 Tốt, thu hồi nợ nhanh, không


Kỳ thu tiền bình quân (9)
bị chiếm dụng vốn

6.00 6.00 22.00 Tốt, xu hướng tăng, DN sử


Vòng quay tài sản cố định
dụng công suất TSCĐ hiệu quả
(10)
để mang lại lợi nhuận.

1.00 1.00 3.00 Tốt, xu hướng tăng, DN phát


Vòng quay tổng tài sản (11)
huy được khả năng sử dụng tài
sản của mình

2.00 3.00 7.00 Tốt, xu hướng tăng, góp phần


Vòng quay vốn lưu động BQ

55

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

(12) tiết kiệm vốn cho hoạt động


sản xuất kinh doanh.

2.00 2.00 5.00 Tốt, xu hướng tăng, sử dụng


Vòng quay vốn chủ sở hữu
VCSH hiệu quả hơn các năm
(14)
trước.

0.60 0.50 0.10 Ngày càng giảm, DN nên gia


Tỉ số nợ (2)
tăng nợ đến mức hợp lý nhằm
tối ưu cấu trúc vốn.

3.72 8.99 23.91 Tốt, xu huống tăng, khả năng


Tỉ số thanh toán lãi vay (15)
trả nợ ngày càng đảm bảo.

0.40 0.50 0.90 Ngày càng tăng, DN ngày càng


Tỉ số tự tài trợ (16)
tự chủ về vốn.

3.00 3.08 5.62 Ngày càng tăng, DN ngày càng


Tỉ số tự tài trợ TSDH (17)
tự chủ về vốn.

3.57 3.11 5.63 Ngày càng tăng, DN ngày tự


Tỉ số tự tài trợ TSCĐ (18)
chủ về vốn.

34.50 45.40 12.60 Ngày càng giảm, chưa quản lý


Lợi nhuận gộp trên doanh thu
tốt chi phí
(19)
6.20 7.00 2.50 Thấp, DN cần xem lại chi phí
ROS (20)
và các khoản đầu tư đã hiệu
quả hay chưa.

4.70 7.40 2.50 Thấp, khả năng tạo ra LN từ


ROA (21)
TS là rất thấp

10.50 14.20 2.90 Thấp, khả năng tạo ra lợi


ROE (22)
nhuận từ VCSH thấp.

2.20 1.90 1.10 Xu hướng giảm, DN sử dụng


Đòn bẩy tài chính (26)
đòn bẩy tài chính ngày càng
kém hiệu quả

Nguồn: Phòng Kế toán Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)

56

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

2.4 Dự toán nhu cầu tài chính


2.4.1 Dự toán doanh thu năm 2015
Bảng 2.17. Dự toán doanh thu năm 2015
Tốc độ tăng trưởng bình
Năm Doanh thu (triệu đồng)
quân/năm(%)
2010 1,350
2011 1,708
2012 1,744
59.12
2013 2,485
2014 8,655
2015 (dự toán) 13,772

Doanh thu của doanh nghiệp chủ yếu là dựa vào doanh thu từ việc bán hàng và
cung cấp dịch vụ. Vì hoạt động chủ yếu của Công ty là cung cấp các dịch vụ nên ít phát
sinh thêm các thu nhập khác ngoài thu nhập bán hàng và cung cấp dịch vụ. Kỳ vọng
doanh thu tiếp tục tăng trong những năm tới, bởi 100% doanh thu của doanh nghiệp là từ
việc bán hàng và cung cấp dịch vụ

2.4.2 Dự toán bảng báo cáo kết quả kinh doanh


Để dự toán được các chỉ tiêu trong báo cáo thu nhập, ta cần phân tích các tỉ số lịch
sử:
Bảng 2.18. Phân tích các tỉ số lịch sử Cty TNHH TV – KT TT
Đơn vị:%
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 TB 3 năm

Giá vốn hàng bán/ Doanh thu 65.50 53.28 86.78 68.52

Chi phí bán hàng/ Doanh thu 12.54 9.82 1.76 8.04

Chi phí QLDN/ Doanh thu 11.74 25.80 9.94 15.82

DT hoạt động tài chính/ Doanh thu 0.08 0.35 0.75 0.40

Lợi nhuận khác/ Doanh thu 0.14 0.80 0 0.31

Nguồn: BCTC Cty TNHH TV – KT TT (2012 – 2014)

57

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Bảng 2.19. Dự toán báo cáo thu nhập Cty TNHH TV – KT TT


Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015
Doanh thu thuần 8599 13683
Giá vốn hàng bán 7512 11874
Lợi nhuận gộp 1087 1809
Doanh thu hoạt động tài chính 65 103
Chi phí tài chính 24 24
- Trong đó: chi phí lãi vay 0 0
Chi phí bán hàng 152 241
Chi phí quản lý doanh nghiệp 860 1370
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 115 287
Thu nhập khác 0 0
Chi phí khác 0 0
Lợi nhuận khác 0 0
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 115 287
Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 51
Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0
Lợi nhuận sau thuế TNDN 64 236

Nguồn: BCTC Cty TNHH TV – KT TT (2014)


Cơ sở dự toán cho các dữ liệu trong năm 2015 đối với dự toán chưa qua điều
chỉnh:
- Doanh thu tăng lên làm cho các khoản mục như giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…., cũng tăng lên theo cùng tỷ lệ % doanh thu.
- Trong bảng dự toán trên ta phải giả định một số khoản mục như sau:
+ Giả định những khoản vay và NNH khác không đổi so với số dư năm trước.
+ Giả định các nghĩa vụ tài chính bằng số dư năm trước.
+ Giả định những khoản khác thuộc vốn chủ sở hữu bằng với số dư năm trước.
+ Giả định hằng năm doanh nghiệp đều phải thanh lý một khoản TSCĐ đã khấu
hao hết hoặc không còn sử dụng được thay thế bằng các TSCĐ khác nên khoản mục lợi
nhuận khác sẽ tăng lên theo doanh thu.

58

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

+Giả định rằng các khoản đầu tư tài chính, khoản lãi từ tiền gửi ngân hàng, các
khoản doanh thu tài chính khác sẽ không thay đổi đáng kể so với kỳ trước.
2.4.3 Dự toán bảng cân đối kế toán
Bảng 2.20. Phân tích các tỉ số lịch sử năm 2013 và năm 2014
Đơn vị:đồng
PHÂN PHÂN TB 2 năm
TÍCH TÍCH (%)
TỶ SỐ TỶ SỐ
TÀI SẢN 2013 2014
LỊCH SỬ LỊCH
2013 (%) SỬ 2014
(%)
A. TÀI SẢN NGẮN 1,092,801,895 2,162,092,236 43.97 24.98 34.47
HẠN
I.Tiền và các khoản 281,278,258 1,495,983,267 11.32 17.28 14.30
TĐT
1.Tiền 281,278,258 1,495,983,267 11.32 17.28 14.30
2.Các khoản TĐT
II.Các khoản đầu tư
TCNH
III.Các khoản phải thu 38,280,000 340,700,800 1.54 3.94 2.74
NH
1.Phải thu khách hàng 38,280,000 340,700,800 1.54 3.94 2.74
2.Trả trước cho người
bán
3.Các khoản phải thu
khác
IV.Hàng tồn kho 1,583,243,637 325,408,169 63.70 3.76 33.73
1.Hàng tồn kho 1,583,243,637 325,408,169 63.70 3.76 33.73
2.Dự phòng giảm giá
HTK
V.Tài sản ngắn hạn
khác
1.Chi phí trả trước NH
2.Thuế GTGT được
khấu trừ
3.Thuế và các KPT NN
4.Tài sản ngắn hạn
khác
B.TÀI SẢN DÀI HẠN 387,197,778 389,524,444 15.58 4.50 10.04
I.Các khoản phải thu
dài hạn
1.Phải thu dài hạn khác
2.Dự phòng phải thu
DH khó đòi
II.Tài sản cố định 383,597,778 388,624,444 15.43 4.49 9.96

1.TSCĐ hữu hình 383,597,778 388,624,444 15.43 4.49 9.96


2.TSCĐ thuê tài chính
59

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

3.TSCĐ vô hình
4.Chi phí XDCB dở
dang
III.Bất động sản đầu tư
IV.Các khoản đầu tư
tài chính DH
1.Đầu tư vào Công ty
con
2.Đầu tư dài hạn khác
3.Dự phòng giảm giá
đầu tư TSDH
V.Tài sản dài hạn khác 3,600,000 900,000 0.14 0.01 0.08
1.Chi phí trả trước dài 3,600,000 900,000 0.14 0.01 0.08
hạn
2.Tài sản dài hạn khác
TỔNG TÀI SẢN 2,289,999,673 2,551,616,680 92.14 29.48 60.81
NGUỒN VỐN
A.Nợ phải trả 1,094,471,562 363,966,109 44.03 4.20 24.12
I.Nợ ngắn hạn 1,094,471,562 363,966,109 44.03 4.20 24.12
1.Vay và nợ ngắn hạn 675,000,000 27.16 0.00 13.58
2.Phải trả người bán 324,500,000 187,660,000 13.06 2.17 7.61
3.Người mua trả tiền
trước
4.Thuế và các khoản 11,477,562 93,918,609 0.46 1.09 0.77
phải nộp NN
5.Phải trả người lao 43,600,000 1.75 0.00 0.88
động
6.Chi phí phải trả
7.Phải trả nội bộ
8. Phải trả theo tiến độ
HĐXD
9. Các khoản phải trả 39,894,000 82,387,500 1.61 0.95 1.28
phải nộp ngắn hạn
II.Nợ dài hạn
1.Phải trả dài hạn
người bán
2.Phải trả dài hạn nội
bộ
3.Phải trả dài hạn khác
4.Vay và nợ dài hạn
5.Thuế thu nhập hoãn
lại phải trả
6.Dự phòng trợ cấp mất
việc làm
7.Dự phòng phải trả dài
hạn
B.VỐN CHỦ SỞ 1,195,528,111 2,187,650,571 48.10 25.27 36.69
HỮU
I.Vốn chủ sở hữu 1,195,528,111 2,187,650,571 48.10 25.27 36.69
1.Vốn đầu tư của CSH 1,000,000,000 1,900,000,000 40.23 21.95 31.09

60

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

2.Thặng dư vố n cổ
phần
3.Vốn khác của CSH
4.Cổ phiếu quỹ
5.Chênh lệch đánh giá
lại tài sản
6.Chênh lệch tỷ giá hối
đoái
7.Quỹ đầu tư phát triển
8.Quỹ dự phòng tài
chính
9.Quỹ khác thuộc vốn
chủ sở hữu
10.LNST chưa phân 195,528,111 287,650,571 7.87 3.32 5.59
phối
11.Nguồn vốn đầu tư
XDCB
II.Nguồn kinh phí và
quỹ khác
1.Nguồn kinh phí
2.Nguồn KP đã hình
thành TSCĐ
TỔNG 2,289,999,673 2,551,616,680 92.14 29.48 60.81
NGUỒN VỐN
 Cơ sở dự toán:
Tài sản tăng lên, các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản
phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác... tăng cùng tỷ lệ với doanh thu
được biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm doanh thu.
Một số khoản mục ở phần nguồn vốn như: phải trả người bán, phải trả công nhân
viên, phải nộp Nhà nước sẽ tự động tăng theo doanh thu tạo ra nguồn tài trợ tự động.
Lợi nhuận giữ lại tăng lên được xác định từ báo cáo thu nhập.
Các khoản mục: vay ngắn hạn, vay dài hạn được giả định không đổi do tính chất
kinh doanh của cty nên cty hạn chế các khoản vay để nhằm hạn chế rủi ro trong kinh
doanh.
Bảng 2.21. Dự toán bảng cân đối kế toán năm 2015
Đơn vị: đồng
TÀI SẢN Năm 2014 CƠ SỞ Năm 2015
DỰ TOÁN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 2,162,092,236 3,439,984,551
I.Tiền và các khoản TĐT 1,495,983,267 2,380,175,666
1.Tiền 1,495,983,267 17.28%× DT 2015 2,380,175,666
2.Các khoản tương đương tiền

61

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

II.Các khoản ĐTTC ngắn hạn


III.Các KPT ngắn hạn 340,700,800 542,070,069
1.Phải thu khách hàng 340,700,800 3.94%× DT 2015 542,070,069
2.Trả trước cho người bán
3.Các khoản phải thu khác
IV.Hàng tồn kho 325,408,169 517,738,816
1.Hàng tồn kho 325,408,169 3.76%× DT 2015 517,738,816
2.Dự phòng giảm giá HTK
V.Tài sản ngắn hạn khác
1.Chi phí trả trước ngắn hạn
2.Thuế GTGT được khấu trừ
3.Thuế và các KPT nhà nước
4.Tài sản ngắn hạn khác
B.TÀI SẢN DÀI HẠN 389,524,444 619,750,650
I.Các khoản phải thu dài hạn
1.Phải thu dài hạn khác
2.Dự phòng phải thu DH khó đòi
II.Tài sản cố định 388,624,444 618,318,711
1.Tài sản cố định hữu hình 388,624,444 4.49%× DT 2015 618,318,711
2.TSCĐ thuê tài chính
3.Tài sản cố định vô hình
4.Chi phí XDCB dở dang
III.Bất động sản đầu tư
IV.Các khoản ĐTTC dài hạn
1.Đầu tư vào Công ty con
2.Đầu tư dài hạn khác
3.Dự phòng giảm giá đầu tư tài
chính dài hạn
V.Tài sản dài hạn khác 900,000 1,431,940
1.Chi phí trả trước dài hạn 900,000 0.01%× DT 2015 1,431,940
2.Tài sản dài hạn khác
TỔNG TÀI SẢN 2,551,616,680 4,059,735,201
NGUỒN VỐN
A.NỢ PHẢI TRẢ 363,966,109 579,086,207
I.Nợ ngắn hạn 363,966,109 579,086,207
1.Vay và nợ ngắn hạn
2.Phải trả người bán 187,660,000 2.17%× DT 2015 298,575,375

62

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

3.Người mua trả tiền trước


4.Thuế và các khoản phải nộp 93,918,609 1.09%× DT 2015
149,428,669
NN
5.Phải trả người lao động
6.Chi phí phải trả
7.Các khoản phải trả, phải nộp
khác
8.Dự phòng phải trả ngắn hạn
9.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 82,387,500 0.95%× DT 2015 131,082,163
II.Nợ dài hạn
1.Phải trả dài hạn người bán
2.Phải trả dài hạn nội bộ
3.Phải trả dài hạn khác
4.Vay và nợ dài hạn
5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm
7.Dự phòng phải trả dài hạn
B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 2,187,650,571 3,480,648,994
I.Vốn chủ sở hữu 2,187,650,571 3,480,648,994
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1,900,000,000 21.95%× DT 2015 3,022,984,190
2.Thặng dư vốn cổ phần
3.Vốn khác của chủ sở hữu
4.Cổ phiếu quỹ
5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản
6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái
7.Quỹ đầu tư phát triển
8.Quỹ dự phòng tài chính
9.Quỹ khác thuộc VCSH
10.LNST chưa phân phối 287,650,571 3.32%× DT 2015 457,664,804
11.Nguồn vốn đầu tư XDCB
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác
1.Nguồn kinh phí
2.Nguồn kinh phí đã hình thành
tài sản cố định
TỔNG NGUỒN VỐN 2,551,616,680 4,059,735,201
Qua phần dự toán bảng cân đối kế toán ta thấy chênh lệch giữa nguồn vốn năm
2014 và nguồn vốn dự toán là 1,508,118,521 đồng. Như vậy Công ty cần phải huy động

63

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

để làm tăng nguồn vốn bằng hình thức như vay ngân hàng hoặc sử dụng vốn của đối tác,
khách hàng (kéo dài thời hạn thanh toán) nhằm tự chủ nguồn tài chính.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2: phân tích tình hình tài chính Cty TNHH Tư vấn – Kế
toán Thanh Trí cho ta biết được:Cty ra đời năm 2002 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu
là cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán, doanh nghiệp…Đánh giá khái quát tình hình tài chính
cty: tài sản và nguồn vốn tương đối tốt, hoạt động kinh doanh giảm sút lợi nhuận so với
các năm trước, dòng tiền của cty chủ yếu do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mang lại,
cty đang hoạt động không hiệu quả.Các tỉ số tài chính của công ty có sự thay đổi phức
tạp: tỉ số thanh khoản quá cao, tỉ số hoạt động tương đối tốt lắm, tỉ số về đòn cân nợ thì ở
mức tương đối ổn, tỉ số sinh lợi thì chưa t ốt…Dự toán nhu cầu tài chính của công ty.

64

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ


Sau khi tiến hành phân tích ở chương 2, chương 3 sẽ tổng kết lại ưu điểm, nhược
điểm và nguyên nhân tồn tại những nhược điểm trong tình hình tài chính của công ty
được phân tích, từ đó sẽ đưa ra những kiến nghị khắc phục tình trạng đó.

3.1 Ưu điểm, nhược điểm


3.1.1 Ưu điểm
Qua việc phân tích tài chính, ta có thể nhận xét về tình hình tài chính của công ty
TNHH TV – KT như sau:
Về cơ cấu tài sản của công ty: Tổng tài sản của DN tăng giảm qua từng năm,
nhưng chủ yếu là tăng nhiều hơn giảm, điều này chứng tỏ công ty đang cố gắng để mở
rộng qui mô hoạt động cũng như kinh doanh. Bên c ạnh đó, TSNH luôn chiếm tỷ trọng
cao hơn TSDH trong tổng cơ cấu tài sản của Cty, điều này hoàn toàn phù hợp với loại
hình kinh doanh dịch vụ của công ty.
Về cơ cấu nguồn vốn của công ty: Tổng nguồn vốn của DN tăng giảm qua từng
năm, nhưng tăng nhiều hơn giảm. Trong đó, Cty đã d ần thay đổi cơ cấu nguồn vốn của
mình, chuyển từ nợ phải trả sang VCSH là chủ yếu và VCSH chiếm tỉ trọng ngày càng
cao, điều này cho thấy DN ngày càng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn của mình và
ít bị phụ thuộc vào vốn vay hơn. Trong nợ phải trả của mình, DN hoàn toàn sử dụng nợ
ngắn hạn, DN cần vốn ngắn hạn nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn,
giảm sự phụ thuộc cũng như gánh n ặng trả lãi.
Về khả năng thanh toán: các tỉ số thanh khoản của công ty vào năm 2014 luôn
đạt mức chỉ tiêu, điều này chứng tỏ công ty luôn đảm bảo được khả năng thanh khoản
của mình.
Về tỉ số hoạt động: công ty có các tỉ số hoạt động ở mức tương đối tốt, chính sách
thu tiền của công ty được đẩy mạnh, hiệu quả sản xuất kinh doanh tương đối tốt.
Về hoạt động kinh doanh: doanh thu tăng qua các năm, điều này chứng tỏ công
ty chú trọng vào chiến lược kinh doanh.
3.1.2 Nhược điểm
Về cơ cấu tài chính: VCSH chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tài chính,
tuy DN luôn chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn của mình, nhưng điều này chứng tỏ
DN chưa khai thác tốt hiệu quả đòn bẩy tài chính

65

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Về hoạt động kinh doanh của công ty: doanh thu của công ty tăng trưởng cao
qua các năm, nhưng chí phí lại tăng cao hơn doanh thu, điều này làm cho lợi nhuận mà
công ty nhận được giảm sút, Cty hoạt động không hiệu quả, Cty cần xem xét và tìm biện
pháp để cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của mình.
Về khả năng thanh khoản của công ty: Khả năng thanh khoản của công ty đang
thay đổi theo chiều hướng tăng dần, nhưng lại tăng quá cao so với mức an toàn nên dù
luôn đảm bảo được khả năng thanh khoản của mình nhưng công ty đã vư ớng phải tình
trạng ứ đọng vốn, mất đi nhiều cơ hội đầu tư.
Về khả năng sinh lợi của công ty: Cty có doanh thu tăng cao nhưng khả năng
sinh lợi lại giảm và ở mức thấp, đặc biệt là ROE giảm nhiều, đối với Cty kinh doanh dịch
vụ thì điều này không tốt. Cty cần quản lý tốt chi phí hơn và tìm nhiều biện pháp để có
thể thu hút được khách hàng.
3.2 Nguyên nhân, biện pháp khắc phục
3.2.1 Nguyên nhân
Về cơ cấu tài chính:DN đã quá chú trọng vào VCSH so với vốn vay, tuy VCSH
nhiều rất tốt cho công ty dịch vụ tư vấn nhưng cần phải điều chỉnh sao cho hợp lý để có
thể dùng vốn vay làm lá chắn thuế.
Về hoạt động kinh doanh: DN chưa quản trị tốt chi phí, GVHB quá cao nên dù
các chi phí khác có sự thay đổi ít thì tốc độ tăng chi phí tăng hơn tốc độ tăng doanh thu.
Giá cả các loại phụ tùng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh liên tục tăng
cao: xăng dầu, điện,… và sự thay đổi các chính sách tiền lương, thuế, môi trường đã làm
cho giá vốn hàng bán tăng cao, trong khi giá thành thay đổi không nhiều nên làm cho lợi
nhuận giảm
Về khả năng thanh khoản: DN dự trữ lượng tiền mặt quá nhiều và ngày càng
tăng, lượng tiền mặt dự trữ này không cần thiết, làm mất đi nhiều cơ hội đầu tư.
Về khả năng sinh lợi: tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng doanh thu nên lợi
nhuận giảm.
3.2.2. Biện pháp khắc phục
Về cơ cấu tài chính: DN cần phải điều chỉnh hợp lý giữa vốn vay và VCSH để có
thể cân bằng lợi nhuận và rủi ro, vừa giúp DN tạo ra lợi nhuận vừa sử dụng đòn bẩy một
cách hiệu quả.

66

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Về khả năng thanh khoản: DN cần hạn chế dự trữ tiền mặt bằng cách đầu tư vào
những dự án mang lại lợi nhuận khác. DN cần căn cứ vào chu kỳ kinh doanh và thời gian
thu tiền bình quân so với khoản phải thu để đưa ra mức dự trữ hợp lý, tránh tình trạng ứ
đọng tiền.
Về hoạt động kinh doanh: DN cần tìm kiếm nhiều đối tác cung cấp hàng hóa để
có thể giảm GVHB. Chỉ chi khi nào cần thiết, chưa cần thiết thì chưa chi, không c ần thiết
thì tuyệt đối không chi. Chỉ có như vậy, Cty mới có thể hạ thấp nhất chi phí kinh doanh
của mình. Thư ờng xuyên triển khai chương trình tiết kiệm, chống lãng phí. Cần phải xem
xét kỹ lưỡng trong việc khen thưởng, đền bù…
Về khả năng sinh lợi: Cty cần quản lý tốt chi phí và nâng cao doanh thu.
Cty cần phải có chiến lược quảng cáo phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình,
tổ chức các chương trình khuyến mãi cho khách hàng. Để làm tốt điều này, cty cần xây
dựng đội ngũ marketing có trình đ ộ và chuyên nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường, thị
hiếu khách hàng, cũng như xây d ựng website ấn tượng, độc đáo.Cty cần phải thường
xuyên và liên tục cập nhật các chế độ kế toán cũng như d ịch vụ của nước ta để có thể đáp
ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, vừa giữ được chân khách hàng vừa có
được tiếng trên thị trường.
Cty cần có đội ngũ nhân viên thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và phân loại khách
hàng, từ đó Cty sẽ dễ dàng trong việc tiếp cận họ, Cty cần phải linh hoạt trong việc đề ra
các chiến lược kinh doanh để có thể mang lợi lợi ích ngày càng cao cho mình.Cty cần
phải xây dựng được đội ngũ nhân viên dày d ạn kinh nghiệm, và tạo điều kiện cho họ phát
triển khả năng của mình: tập huấn, lớp học kỹ năng…không ngừng nâng cao chất lượng
nhân viên.
Với nền công nghệ ngày càng hiện đại, cty cần phải thanh lý những tài sản lạc hậu
để đầu tư vào tài sản mới tiên tiến hơn, để có thể đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách
hàng về thời gian cũng như ch ất lượng sản phẩm. Tìm cách để có thể giảm chi phí đến
mức thấp nhất. Cần phải xem xét kỹ lưỡng trong việc khen thưởng, đền bù…
DN cần tìm kiếm nhiều đối tác cung cấp hàng hóa để có thể giảm GVHB. Chỉ chi
khi nào cần thiết, chưa cần thiết thì chưa chi, không c ần thiết thì tuyệt đối không chi. Chỉ
có như vậy, Cty mới có thể hạ thấp nhất chi phí kinh doanh của mình. Thường xuyên
triển khai chương trình tiết kiệm, chống lãng phí. Cần phải xem xét kỹ lưỡng trong việc
khen thưởng, đền bù…

67

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

TÓM TẮT CHƯƠNG 3:


Từ việc phân tích tình hình tài chính công ty, ta đã th ấy được những ưu điểm,
nhược điểm và biện pháp khắc phục cho tình trạng công ty.
Ưu điểm về cơ cấu tài sản và nguồn vốn tăng qua các năm, TSNH và VCSH
chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Cty luôn đảm bảo khả năng thanh khoản, tỉ số hoạt động ở
mức tương đối tốt, doanh thu tăng trưởng qua các năm.
Nhược điểm: lợi nhuận giảm, khả năng thanh khoản quá cao, đánh mất nhiều cơ
hội đầu tư, khả năng sinh lợi giảm, doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả.

68

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

KẾT LUẬN
Qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Tư vấn – Kế toán Thanh
Tríđã giúp tôi thấy rõ được tình hình tài chính của công ty.Bên cạnh đó, việ c phân tích
giúp tôi thêm nâng cao kiến thức của mình và củng cố lại hệ thống kiến thức đã được nhà
trường trang bị. DN nào cũng cần phải phân tích tài chính vì nó giúp DN có cái nhìn khái
quát về tình hình tài chính của mình, cũng như ưu nhược điểm và tìm ra biện pháp để
khắc phục những nhược điểm đó. Phân tích tình hình tài chính cty TNHH Tư vấn – Kế
toán Thanh Trí giúp tôi tìm hiểu được nhiều vấn đề:
Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: khái niệm, ý nghĩa,
nội dung của phân tích tình hình tài chính.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp qua việc phân tích khái quát các BCTC,
phân tích tỉ số tài chính, dự toán nhu cầu tài chính.
Đánh giá, đưa ra ưu điểm, nhược điểm và biện pháp có thể khắc phục nhược điểm.
Công ty có những ưu đ iểm như: quy mô tài sản, nguồn vốn, tình hình thanh toán,
khả năng tự chủ tài chính cao, gánh nặng trả nợ giảm…Bên cạnh đó , hoạt động kinh
doanh của công ty đã bị giảm các chỉ tiêu, suất sinh lợi giảm, thể hiện công ty đang hoạt
động không tốt , nguyên nhân là do công ty quản lý chi phí , nguồn vốn chưa hiệu quả .
Tuy nhiên, việc đánh giá chung tình hình tài chính của công ty chưa thật sự chính xác do
các tỉ số có sự biến động lúc thì tốt, lúc thì xấu, và yếu tố lạm phát cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến sự sai lệch về thông tin tài chính trong quá trình tính toán và phân tích các
tỉ số. Những hạn chế của bài phân tích này sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo
của tôi.

69

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp, NXB
Thống Kê
2. Th.S Võ Minh Long (2014), Bài giảng Phân tích Báo cáo tài chính.
3. Th.S Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Sách Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh
tế Quốc dân.
4.TS. Phan Đình Nguyên (2013 ), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Tài
Chính.
5. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê.
6. TS. Phan Đức Dũng (2011), Giáo trình Phân tích báo các tài chính, NXB
Thống kê.
7.Hoàng Văn Vinh, “Phân tích báo cáo tài chính công ty”, trang web:
http://tailieuhoctap.vn/chi-tiet-sach/2463-nganh-ke-toan-tai-chinh-thue/phan-tich-hoat-
dong-kinh-doanh/769142-phan-tich-cac-bao-cao-tai-chinh-cong-ty, 10/12/2013.
8. Cao Thị Thoa, “ Phân tích báo cáo tài chính công ty TNHH Mai Tiến Đạt” ,
trang web: http://doc.edu.vn/tai-lieu/chuyen-de-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-cong-ty-
tnhh-mai-tien-dat-43974/, 10/06/2011.
9. http://www.kinhtehoc.net
10. http://www.tapchitaichinh.vn
11. http://www.baomoi.com
12. http://www.thanhtriketoan.com

70

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

PHỤ LỤC

Bộ hồ sơ tài chính photo từ bản gốc Báo cáo tài chính Công ty TNHH MTV Tư
vấn – Kế toán Thanh Trí.
- Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013, 2014.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2012, 2013, 2014.
- Báo cáo thuyết minh tài chính 2012, 2013, 2014.

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)


lOMoARcPSD|13527760

Downloaded by D?ng M?nh (vdung8417@gmail.com)

You might also like