You are on page 1of 16

CHƯƠNG 4.

TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ SAU ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN


NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP FPT
4.1. CÓ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ SAU ĐÀO TẠO & PHÁT
TRIỂN NHÂN LỰC TẠI FPT

4.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ SAU ĐÀO TẠO & PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC TẠI FPT
4.2.1. Thực trạng tổ chức đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT

Hiện nay, các chương trình đào tạo và phát triển tại công ty chỉ dựa trên cơ sở tổng
hợp và đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên và mang tính khách quan của
phòng Nhân sự. Bộ phận Nhân sự chịu trách nhiệm đề xuất cho ban lãnh đạo trong việc
lựa chọn các chương trình đào tạo và phát triển cho nguồn nhân lực cho công ty.

Trong quá trình đào tạo và phát triển công ty cử người quản lý tình hình học tập,
chuẩn bị đầy đủ những phương tiện cần thiết phục vụ cho đào tạo.

Cũng trong thời gian này, công tu luôn tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, bố trí
công việc hợp lý để cán bộ công nhân viên giải quyết được công việc cần thiết và thời
gian học tập. Trong thời gian đào tạo phát triển công nhân viên vẫn được hưởng lương.

Nhìn chung, trong giai đoạn này công ty đã chú trọng nhiều hơn trong việc thực
hiện các bước của hoạt động thực thi đào tạo: tổ chức đào tạo dựa trên đánh giá thực
trạng chất lượng nguồn nhân lực, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo và điều
chỉnh kế hoạch nếu cần thiết.

4.2.2. Thực trạng đánh giá công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT

Sau khi nhân viên trải qua quá trình đào tạo và phát triển, các giám đốc phòng ban,
cửa hàng trưởng, hay trưởng bộ phận là người trực tiếp đánh giá thái độ và kỹ năng làm
việc của nhân viên. Cuối cùng là giám đốc phòng Nhân sự, người chịu trách nhiêm chính
về nhân sự sẽ tổng hợp lại và đánh giá kết quả đào tạo, từ đó rút kinh nghiệm cho đợt đào
tạo sau.

Mục đích đánh giá kết quả học tập của học viên nhằm xác định xem sau chương
trình đào tạo, sau khóa học hay lớp học mà người lao động tham gia, họ đã tiếp thu những
kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề gì? Ở mức độ nào? Nói cách khác là đánh giá kết quả
học tập của học viên theo các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể.

Cụ thể dưới đây là ví dụ về bản báo cáo tổng kết khóa đào tạo tại FPT Telecom
trong quý II năm 2016:
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOÁ ĐÀO TẠO

THÔNG SỐ TỔNG HỢP


Khóa học: Chương trình đào tạo dành cho NV mới TT CSKH_Tháng
10/2016
Thời gian: Số ngày: 3 ngày: 5, 6 & 7/10/2016
Thời lượng: 7 (giờ) / ngày
Người trình bày/giảng Chị TrangLTH18
dạy
Số học viên tham 23/23 (học viên)
dự/đăng ký
Số học viên đạt chứng Không cấp chứng chỉ.
chỉ/đạt yêu cầu khóa
học

ĐÁNH GIÁ KHOÁ HỌC


1. Đánh giá chung
So sánh thực hiện/kế hoạch (so với kế hoạch đã được phê duyệt trước khóa học)
Kết quả
Đơn vị Kết quả
STT Chỉ tiêu cần đạt
tính thực tế
được
Chất lượng khoá học (qua feedback của học
1. điểm ≥ 3.5 4.67
viên)
Tỷ lệ lượt người tham dự/tổng số học viên đăng
2. % ≥ 80 100

3. Tỷ lệ đạt chứng chỉ/tổng số học viên % ≥ 80


Các chỉ tiêu khác (VD: số giờ đào tạo thực
4. tế/kế hoạch...)
2. Điểm đánh giá của học viên

Ngày 22: Tổng Ngày 23: Tác


Ngày 24: Hỏi,
quan và định phong và quy
Tiêu chí đánh giá nghe, thuyết Tổng
hướng giọng trình giao tiếp
phục
nói qua điện thoại

Khóa học đạt mục tiêu so


4.50 4.69 4.69 4.63
với mong đợi
Tính hữu ích của khóa học 4.63 4.69 4.69 4.67
Nội dung của khóa học 4.56 4.69 4.69 4.65
Phương pháp giảng dạy của
4.63 4.88 4.81 4.77
giảng viên
Trình độ, kiến thức của
4.50 4.88 4.81 4.73
giảng viên
Tài liệu đào tạo 4.56 4.75 4.63 4.65
Khâu tổ chức khóa học (thiết
4.44 4.75 4.69 4.63
bị, phòng ốc..)
Điểm tổng kết từng buổi 4.54 4.76 4.71 4.67

3. Nhận xét của giảng viên


Mức độ đóng góp trên lớp
STT Họ và tên Mức độ tập trung Nhận xét về giọng
học

Đã có sự đóng góp trong bài


Giọng khá tôt,
giảng
Đã có sự tập trung không phải sửa
Tham gia đóng góp nhiệt
nghe giảng và thái nhiều về giọng
1 Lê Văn Anh tình khi hoạt động nhóm
độ nghiêm túc học Cần chú ý từ ký
Đại diện nhóm tham gia
tập trên lớp sinh hơi nhiều khi
hoạt động thuyết trình và
nói
trải nghiệm kiến thức
Đã có sự đóng góp trong bài
Cần nói tròn âm rõ
giảng
Đôi khi bị thiếu tập chữ hơn
Tham gia đóng góp nhiệt
trung Bị tật lưỡi bẩm sinh
2 Nhữ Anh Hùng tình khi hoạt động nhóm
Cần giữ sự tỉnh táo Tốc độ nói nhanh
Đại diện nhóm tham gia
hơn khi nghe giảng Gị giọng địa
hoạt động thuyết trình và
phương chữ e
trải nghiệm kiến thức

Đã có sự đóng góp trong bài Không nên để lẫn


giảng tạp âm như tiếng
Đôi khi bị thiếu tập
Tham gia đóng góp nhiệt chép miệng, thở dài
trung
3 Phạm Văn Huỳnh tình khi hoạt động nhóm Hạ 1 tông giọng
Cần giữ sự tỉnh táo
Đại diện nhóm tham gia Diễn đạt đang bị
hơn khi nghe giảng
hoạt động thuyết trình và khó khăn, bí từ,
trải nghiệm kiến thức thiếu hoạt ngôn

Đã có sự đóng góp trong bài


Bị luyến dấu hỏi
giảng
Đã có sự tập trung Giọng nhẹ nhàng và
Tham gia đóng góp nhiệt
nghe giảng và thái đẩy hơi tốt
4 Trịnh Phương Anh tình khi hoạt động nhóm
độ nghiêm túc học Cần hạ nửa tông để
Đại diện nhóm tham gia
tập trên lớp có độ chín trong
hoạt động thuyết trình và
giọng nói
trải nghiệm kiến thức

Cần tham gia đóng góp Giọng còn yếu.


Đã có sự tập trung
nhiều hơn nữa trong bài Luyện tập lấy hơi
nghe giảng và thái
5 Nguyễn Thị Lâm giảng và hoạt động nhóm nhiều hơn
độ nghiêm túc học
Cần có tính chủ động hơn Còn sử dụng từ ký
tập trên lớp
để học hỏi nhiều hơn sinh nhiều khi nói

Cần tham gia đóng góp Cần mở rõ khẩu


Đã có sự tập trung
nhiều hơn nữa trong bài hình miệng.
nghe giảng và thái
6 Đặng Thanh Dung giảng và hoạt động nhóm Khi Tư vấn cho KH
độ nghiêm túc học
Cần có tính chủ động hơn cần giọng mềm
tập trên lớp
để học hỏi nhiều hơn mỏng hơn
Giọng bị đều đều
Đẩy nhanh tốc độ
Cần tham gia đóng góp
Đã có sự tập trung nói hơn 1 chút
nhiều hơn nữa trong bài
nghe giảng và thái Cần lắng nghe
7 Hoàng Thị Trang giảng và hoạt động nhóm
độ nghiêm túc học nhiều hơn.
Cần có tính chủ động hơn
tập trên lớp Cần sửa dấu huyền
để học hỏi nhiều hơn
và nâng 1 tông
giọng
Đã có sự đóng góp trong bài
Giọng rất chắc và
giảng
Đã có sự tập trung khỏe tự tin và dầy
Tham gia đóng góp nhiệt
Nguyễn Khánh nghe giảng và thái Cần đẩy nhiều hơi
8 tình khi hoạt động nhóm
Linh độ nghiêm túc học hơn.
Đại diện nhóm tham gia
tập trên lớp Nâng 1 tông giọng
hoạt động thuyết trình và
để giọng nữ tính
trải nghiệm kiến thức

Cần giảm tốc độ


Đã có sự đóng góp trong bài nói.
giảng Giọng bị trầm và
Đã có sự tập trung
Tham gia đóng góp nhiệt đều, kông có ngắt
nghe giảng và thái
9 Lê Ngân Giang tình khi hoạt động nhóm nghỉ
độ nghiêm túc học
Đại diện nhóm tham gia Cần có sự nhấn nhá
tập trên lớp
hoạt động thuyết trình và trong khi nói
trải nghiệm kiến thức Cần nâng 1 tông
giọng

Đã có sự đóng góp trong bài


giảng
Đôi khi bị thiếu tập Cần hạ 1 tông
Tham gia đóng góp nhiệt
trung giọng
10 Nguyễn Thị Hoàn tình khi hoạt động nhóm
Cần giữ sự tỉnh táo Giọng không nên
Đại diện nhóm tham gia
hơn khi nghe giảng luyến quá nhiều
hoạt động thuyết trình và
trải nghiệm kiến thức

Cần tham gia đóng góp


Đã có sự tập trung Giọng bị đều đều
nhiều hơn nữa trong bài
nghe giảng và thái Cần có sự ngắt nghỉ
11 Lã Thị Mỹ Linh giảng và hoạt động nhóm
độ nghiêm túc học rõ ràng trong khi
Cần có tính chủ động hơn
tập trên lớp nói
để học hỏi nhiều hơn

Cần tham gia đóng góp Giọng hơi yếu


Đôi khi bị thiếu tập
nhiều hơn nữa trong bài Cần đẩy hơi nhiều
trung
12 Hoàng Thị Hằng giảng và hoạt động nhóm hơn
Cần giữ sự tỉnh táo
Cần có tính chủ động hơn Giọng còn bị mảnh
hơn khi nghe giảng
để học hỏi nhiều hơn Hạ 1 tông xuống

Cần tham gia đóng góp


Đã có sự tập trung Cần mở rõ khẩu
nhiều hơn nữa trong bài
nghe giảng và thái hình miệng
13 Nguyễn Thu Hiền giảng và hoạt động nhóm
độ nghiêm túc học Cần có cảm xúc
Cần có tính chủ động hơn
tập trên lớp hơn trong giọng nói
để học hỏi nhiều hơn
Bị giọng địa
phương chữ e, chữ
Cần tham gia đóng góp
Đã có sự tập trung o,
nhiều hơn nữa trong bài
nghe giảng và thái Giọng buồn, ko có
14 Nguyễn Duy Dũng giảng và hoạt động nhóm
độ nghiêm túc học điểm nhấnnhá khi
Cần có tính chủ động hơn
tập trên lớp nó
để học hỏi nhiều hơn
Cần hạ 1 tông
giọng
Cần tham gia đóng góp Cần hạ 2 tông
Đôi khi bị thiếu tập
nhiều hơn nữa trong bài giọng
Nguyễn Vũ Hồng trung
15 giảng và hoạt động nhóm Nên nói chậm hơn
Quân Cần giữ sự tỉnh táo
Cần có tính chủ động hơn Cần đẩy hơi nhiều
hơn khi nghe giảng
để học hỏi nhiều hơn hơn

Cần tham gia đóng góp


Đã có sự tập trung Cần nâng 1 tông
nhiều hơn nữa trong bài
nghe giảng và thái giọng
16 Nguyễn Thị Ngọc giảng và hoạt động nhóm
độ nghiêm túc học Lưu ý tránh giọng
Cần có tính chủ động hơn
tập trên lớp đều
để học hỏi nhiều hơn
Cần nói nhanh
Cần tham gia đóng góp
Đã có sự tập trung hơn.
nhiều hơn nữa trong bài
nghe giảng và thái cần ngắt nghỉ rõ
17 Vũ Thị Nhung giảng và hoạt động nhóm
độ nghiêm túc học ràng hơn.
Cần có tính chủ động hơn
tập trên lớp Nâng 1 tông giọng
để học hỏi nhiều hơn
Giọng cần tươi hơn
Âm hưởng địa
phương chữ e nhẹ.
Cần tham gia đóng góp
Đã có sự tập trung Giọng hơi điệu.
nhiều hơn nữa trong bài
Trịnh Thị Hồng nghe giảng và thái Mở rộng khẩu hình
18 giảng và hoạt động nhóm
Thắm độ nghiêm túc học miệng và tránh âm
Cần có tính chủ động hơn
tập trên lớp gió.
để học hỏi nhiều hơn
Cách diễn đạt cần
nhanh hơn
Tông độ và độ
Cần tham gia đóng góp ngừng nghỉ ổn
Đã có sự tập trung
nhiều hơn nữa trong bài Cần nói chậm hơn
nghe giảng và thái
19 Chu Thị Bình giảng và hoạt động nhóm Cần đẩy hơi nhiều
độ nghiêm túc học
Cần có tính chủ động hơn hơn.
tập trên lớp
để học hỏi nhiều hơn Bị luyến giọng
nhiều
Bị giọng địa
Cần tham gia đóng góp phương chữ e nhẹ
Đôi khi bị thiếu tập
nhiều hơn nữa trong bài và chữ o nhẹ.
trung
20 Hướng Tuyết Mai giảng và hoạt động nhóm Chất giọng cứng và
Cần giữ sự tỉnh táo
Cần có tính chủ động hơn cần đẩy hơi hơn
hơn khi nghe giảng
để học hỏi nhiều hơn Cần ngừng nghỉ rõ
ràng hơn
Cần nâng 1 tông
Cần tham gia đóng góp
Đã có sự tập trung giọng và đẩy nhiều
nhiều hơn nữa trong bài
Nguyễn Thị Trúc nghe giảng và thái hơi hơn
21 giảng và hoạt động nhóm
Anh độ nghiêm túc học Giọng cần độ mềm
Cần có tính chủ động hơn
tập trên lớp mượt
để học hỏi nhiều hơn
Cần nói chậm hơn
Cần tham gia đóng góp
Đã có sự tập trung Cần nói to, rõ ràng
nhiều hơn nữa trong bài
nghe giảng và thái và dứt khoát hơn.
22 Nguyễn Viết Thái giảng và hoạt động nhóm
độ nghiêm túc học Cần đẩy hơi nhiều
Cần có tính chủ động hơn
tập trên lớp hơn.
để học hỏi nhiều hơn

Cần tham gia đóng góp Cần hạ 1 tông


Đã có sự tập trung
nhiều hơn nữa trong bài giọng
nghe giảng và thái
23 Phạm Mạnh Tùng giảng và hoạt động nhóm Giọng cần trầm ấm
độ nghiêm túc học
Cần có tính chủ động hơn Nói to và rõ ràng
tập trên lớp
để học hỏi nhiều hơn hơn

4. Đánh giá của Ban tổ chức:

a. Nội dung đào tạo:

TT Nội dung đào tạo Thời gian Giảng viên


Tổng quan về công việc chăm sóc hỗ trợ 5 - 7/10/2016
khách hàng qua điện thoại (Thuận lợi, khó
1 khăn, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng và cần có c.Trang LTH18
của nhân sự, nhận diện khách hàng qua điện
thoại, hướng xử lý)

Lên giải pháp, định hướng phương pháp


2 luyện giọng cho từng nhân sự (cảm xúc trong c.Trang LTH18
giọng nói)
c.Trang LTH18
3 Quy trình tiếp nhận cuộc gọi và quy trình
thực hiện cuộc gọi ra

Kỹ năng lắng nghe và khai thác thông tin


4 c.Trang LTH18
(đặt câu hỏi)

5 Kỹ năng thuyết phục, xử lý tình huống c.Trang LTH18

b. Phương pháp đào tạo:

- Giảng viên chủ động kết hợp việc giảng dạy lý thuyết lẫn đưa các trường hợp
tình huống thực tiễn, gắn liền với công việc, giúp học viên dễ tiếp nhận thông tin và giải
quyết các vấn đề gặp phải.

- Phương pháp đào tạo linh hoạt bao gồm các hình thức trao đổi, giao lưu, làm việc
nhóm…với nội dung và chủ đề phù hợp, đảm bảo kế hoạch đề ra và nhu cầu chia sẻ, học
hỏi kiến thức, kinh nghiệm của học viên. Bên cạnh đó, giảng viên chủ động sửa giọng,
luyện giọng cho từng học viên để học viên rút ra kinh nghiệm, hỗ trợ khách hàng một
cách tốt nhất.

- Phương pháp hoạt động nhóm giúp các học viên được trao đổi với nhau cởi mở
hơn, đánh giá ưu, nhược điểm của từng học viên và rút ra bài học kinh nghiệm.

- Học viên chủ động lắng nghe, chia sẻ và xây dựng bài học.

c. Thời gian và thời lượng đào tạo:

- Thời lượng đào tạo trong vòng 7 (giờ)/ 1 ngày học đã đảm bảo nội dung như kế
hoạch đã đề ra.

d. Kết quả mong đợi:

- Kết quả khóa học đạt chỉ tiêu như kế hoạch đề ra về tỷ lệ học viên tham dự và
điểm tổng kết cuối khóa đào tạo.

- Học viên đã được đào tạo một cách chuyên sâu về các kỹ năng chăm sóc khách
hàng, xử lý tình huống, khai thác thông tin, thuyết phục và giải quyết các tình huống khó,
qua đó áp dụng vào thực tế công việc hàng ngày và các dự án/kế hoạch sắp tới.

e. Đánh giá về học viên:

- Học viên đã tiếp thu được kiến thức cũng như có được bài học kinh nghiệm qua
sự trao đổi thẳng thắn giữa các thành viên trong buổi học.
- Học viên đều có ý thức tham gia khóa đào tạo nghiêm túc.

- Học viên hợp tác tích cực với giảng viên giúp các buổi học luôn đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Kết quả khóa học đạt 4.67/5.00 trong đó tiêu chí: “Trình độ, kiến thức của giảng
viên” và “Phương pháp giảng dạy của giảng viên” đạt điểm cao nhất với số điểm lần
lượt là 4.73 và 4.77.

Qua đó có thể nhận thấy FPT Telecom rất quan tâm đến kết quả của chương trình
đào tạo. Thể hiện ở việc kết quả được lượng hóa bằng thang điểm 5, kèm nhận xét từ
giảng viên cho thái độ học tập, cũng như quá trình, khả năng tiếp thu cho từng học viên
vô cùng chi tiết. Cuối cùng là đánh giá từ phía ban tổ chức, đưa ra những điểm tốt và
chưa tốt sau chương trình đào tạo.

- Mức độ hài lòng của học viên:

Sau đào tạo, FPT tiến hành phỏng vấn điều tra học viên trong đó chú trọng những
câu hỏi để thu thập thông tin về mức độ hài lòng cũng như những kiến thức mà học viên
nhận được.

VD: Ý kiến đánh giá của học viên sau khóa đào tạo quý II năm 2016 tại FPT
Telecom.

Một số ý kiến đánh giá của học viên:

- Khắc phục được lỗi giao tiếp.

- Làm quen các tính huống và khắc phục.

- Bổ trợ thêm về các kỹ năng giao tiếp thuyết phục nắm bắt tâm lý KH.

- Hiểu thêm về kỹ năng lắng nghe.

- Biết cách đặt câu hỏi để khai thác thông tin

+ Phương pháp đào tạo:

Phương pháp đào tạo rất mới mẻ, tăng sự tương tác giữa người học và người giảng
dạy, nâng cao chất lượng đào tạo, giúp người học hiểu sâu, nhớ nhanh.

+ Mức độ phù hợp của chương trình đào tạo:


Học viên đã được đào tạo một cách chuyên sâu về các kỹ năng chăm sóc khách
hàng, xử lý tình huống, khai thác thông tin, thuyết phục và giải quyết các tình huống khó,
qua đó áp dụng vào thực tế công việc hàng ngày và các dự án/kế hoạch sắp tới của doanh
nghiệp. Chương trình đào tạo hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của nhân viên, cũng như
nhu cầu của doanh nghiệp.

4.2.3. Đánh giá việc xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực
tại FPT

Kế hoạch đào tạo được lập dựa trên căn cứ vào những nhu cầu của các phòng ban,
kết quả khảo sát nhu cầu đà tạo của các phòng và yêu cầu đào tạo cũng như kế hoạch phát
triển của công ty, phòng hành chính - nhân sự tiến hành xây dựng, lập kế hoạch đào tạo,
báo cáo và xin ban giám đốc phê duyệt kế hoạch đào tạo.

Hàng năm, FPT Telecom đều có kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và
bồi dưỡng cho hàng ngàn người lao động với số kinh phí lên tới hàng chục tỷ đồng. Công
tác đào tạo và bồi dưỡng được Ban Giám đốc FPT Telecom hết sức quan tâm và động
viên, khuyến khích và tạo điều kiện. Chỉ tiêu và số lượng nhân viên được đào tạo và bồi
dưỡng càng ngày càng tăng, tức là số lượng nhân viên được đào tạo trong công ty là khá
lớn. Các chương trình đào tạo cho nhân viên khá đa dạng về nội dung, phù hợp với từng
đối tượng cấp bậc khác nhau của bộ máy nhân sự, tổ chức chương trình đào tạo trong và
ngoài nước, ngắn hạn và dài hạn.

Mục tiêu chung của đánh giá đào tạo và phát triển nhân lực là so sánh kết quả sau
đào tạo với mong muốn kỳ vọng của nhà quản trị để biết những sai sót mà sửa, điểm đạt
được mà phát huy. Chính vì lẽ đó, mục tiêu cụ thể của việc đánh giá xây dựng và triển
khai kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực được xác định trên những tiêu chí sau:

• Thứ nhất, về nội dung đào tạo:

Nội dung đào tạo cho nhân viên toàn bộ công ty FPT Telecom được Ban lãnh đạo
công ty lên kế hoạch trước và phê duyệt, những nội dung này nhằm bổ trợ những thông
tin, kiến thức kinh doanh và kỹ năng nghề nghiệp phục vụ trực tiếp cho công việc mà
nhân viên còn đang yếu và thiếu… ví dụ như:

Ngoài các lớp học chính thống, ở FPT có các câu lạc bộ chuyên đề nhằm tạo điều
kiện cho học viên được chia sẻ nhiều hơn, rộng hơn về các kinh nghiệm thực tiễn sau khi
được học lý thuyết trên lớp. Ví dụ: câu lạc bộ Kỹ sư cầu nối BrSE cho các kỹ sư Nhật
Bản, câu lạc bộ tiếng Anh, tiếng Nhật…

Khi CNTT đang là một ngành mũi nhọn của kinh tế Việt Nam, nhu cầu cập nhật
những kinh nghiệm mới, kiến thức mới trở nên cấp thiết hơn. Tại FPT, có hàng loạt các
chương trình như thế, như: 72h trải nghiệm, MiniMBA, cán bộ cốt cán, chuyên môn khối
BA, chương trình đào tạo kỹ năng mềm, chương trình tự đào tạo trên các MOOCs,
chương trình Sư phụ - Đệ tử đến các seminar, Talk Show, Club hay các chương trình giao
lưu với bên ngoài.

Nội dung các lớp học đã phù hợp, đáp ứng như cầu về hiện tại đồng thời phát triển
nguồn nhân lực về mọi mặt.

• Thứ hai, về phương pháp đào tạo:

Công ty đã áp dụng những phương pháp đào tạo hiện đại, chuyên nghiệp vào quá
trình đào tạo nhân viên, như đào tạo từ xa qua mạng máy tính, tự đào tạo hoặc đào tạo
thông qua việc tương tác, làm việc với môi trường giả lập của phần mềm máy tính…

Cụ thể, FPT Telecom đưa chương trình tự đào tạo trên các MOOCs (Chương trình
tự đào tạo) cho mỗi CBNV để họ có thể học mọi nơi mọi lúc bằng tiếng Anh.

Bên cạnh đó những phương pháp đào tạo mới gắn liền với thực tiễn thực tế, cho
nhân viên trải nghiệm được áp dụng rất nhiều, nhân viên có thể tiếp thu với kiến thức một
cách hiệu quả nhất thay vì phương pháp giảng dạy truyền thống.

• Thứ ba, về số lượng nhân lực FPT Telecom đã được đào tạo và thời lượng đào tạo:

Tổng số học viên: 6564 bao gồm các chuyên ngành đào tạo:

- Đào tạo nhân viên bán hàng sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet. Bao gồm 85
lớp=2565 học viên trong đó có 2215 học viên tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 86.4%.

- Đào tạo nhân viên cung cấp dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng
điện thoại di động, các trò chơi trực tuyến trên mạng Internet.

- Bao gồm 32 lớp= 645 học viên trong đó số học viên tốt nghiệp là 530 học viên, đạt
tỷ lệ 82.2%.

- Phòng xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông về Internet 108 lớp= 2208 học viên.
Trong đó số học viên tốt nghiệp 2084 học viên đạt tỷ lệ 92%.

- Tổng số học viên tốt nghiệp bình quân năm đạt 90% Tuyển mới và đào tạo: 66 kỹ
sư thuộc các trường đại học kỹ thuật kỹ sư chuyên ngành điện tử viễn thông.

- Trình độ trên đại học: 39 người

- Trình độ đại học 780 người

- Đào tạo công nhân kĩ thuật cơ ban: 60


- Tiến sĩ: 02 người = 0.02% - Phó tiến sĩ: 49 người = 0.33%

- Đại học cao động 3469 = 32%

- Trung cấp nghề các loại 3652 người= 24%

- Lao động phổ thông 8153 người = 53.657%

Từ kết quả số học viên tham gia và hoàn thành khóa đào tạo đã nhận thấy danh
nghiệp đã có quan tâm đến mức độ hoàn thành của khóa đào tạo nhưng chưa đủ. Cụ thể
số lượng nhân viên chưa hoàn thành được khóa đào tạo còn nhiều ( 13.6%) cần có những
biện pháp để giảm số lượng này trong thời gian tới.

• Thứ tư, công tác phát triển thể lực cho nhân viên:

Thực thi nhiều chương trình phát triển thể lực cho nhân viên như chương trình thể
dục, thể thao thí dụ như tổ chức các giải đấu toàn quốc hoặc khu vực đối với hệ thống
nhân sự của toàn công ty để khuyến khích người lao động luyện tập thể dục, thể thao.

• Thứ năm, Công ty cần quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực trước tuyển dụng, trong tuyển dụng và sau tuyển dụng của công ty.

Cuối mỗi khóa học, công ty có thực hiện bước đánh giá kết quả chương trình đào
tạo xem kết quả đến đâu, tìm ra điểm mạnh điểm yếu của quá trình đào tạo để rút kinh
nghiệm cho đợt sau.

Cuối mỗi năm, công ty đều áp dụng phương pháp đánh giá định lượng để so sánh
quy định về công tác đào tạo của công ty thực tế ra sao. So sánh chi phí bỏ ra với lợi
nhuận thu về để đánh giá hiệu quả mang tính định lượng.

Hiện nay công tác đánh giá chương trình đào tạo nhân lực tại công ty đã thực hiện
tương đối hoàn thiện, có nhiều đầu tư sự quan tâm, công sức vào bước đánh giá này. Nên
nhân viên của FPT nói chung và FPT Telecom luôn được đánh giá cao về chuyên môn
cũng như kĩ năng làm việc. Và với chính sách đào tạo như vậy, FPT Telecom được nhận
giải thưởng tại lễ trao giải thưởng “Vietnam HR Awards 2014” diễn ra tối 10/12/2014,
FPT đã xuất sắc giành 2 giải “Doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt” và “Doanh
nghiệp có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực xuất sắc”.

4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ SAU ĐÀO TẠO & PHÁT
TRIỂN NHÂN LỰC
4.3.1. Thành công và nguyên nhân
a. Thành công:
- Quá trình đánh giá kết quả đào tạo nhân lực đã được thục hiện đầy đủ theo quy
trình đánh giá và thu được kết quả khả quan về kết quả học tập của học viên sau đào tạo
cũng như việc triển khai kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực

- Công tác đánh giá được các cán bộ nhân viên nhiệt tình hưởng ứng giúp diễn ra
thuận lợi và đạt được yêu cầu đặt ra.

b. Nguyên nhân:

- Hoạt động đánh giá được truyền thông đánh giá một cách đầy đủ, rõ ràng giúp các
cán bộ nhân viên được đánh giá nắm bắt được bản chất làm cho họ nhiệt tình hơn trong
việc đánh giá đào tạo giúp kết quả thu được thực tế hơn, đầy đủ, rõ ràng hơn.

- Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp, linh hoạt giúp các cán bộ nhân viên
được đánh giá đễ dàng phối hợp.

4.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế:

- Thực tế, kết quả đánh giá thu được vẫn còn dựa nhiều trên lý thuyết mà chưa đi
sâu vào đánh giá tình hình thực hiện công việc sau quá trình đào tạo và phát triển nhân
lực.

- Khi đánh giá việc xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực,
doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp sử dụng tài liệu văn bản,
phương pháp bảng hỏi, do đó kết quả thu được chỉ màng tính lí thuyết trên cơ sở các tài
liệu có sẵn.

b. Nguyên nhân:

- Quá trình đánh giá đòi hỏi cần một lượng lớn nhân lực và tài lực mà doanh nghiệp
chưa đáp ứng được ứng với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại.

- Việc đánh giá chưa được chú trọng nhiều đẫn đến hoạt động đánh giá đang còn
hời hợt, chưa đi sâu, đi sát vào thực tế.

4.4. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ SAU ĐÀO TẠO &
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

Từ mục tiêu của công ty là tối đa hóa lợi nhuận, để đạt được điều này công ty phải
chú trọng đến đội ngũ lao động của mình vì đây là nhân tố quan trọng nhất quyết định kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà khoa học công nghệ ngày càng phát
triển. Khi đó nhu cầu đào tạo và phát triển cho người lao động trở thành thiết yếu đối với
công ty. Bởi bất cứ một tổ chức nào muốn theo kịp thời đại thì đều phải thực hiện đào tạo
và phát triển nhân lực của mình.Tuy nhiên mỗi tổ chức đều có những thuận lợi và khó
khăn riêng nên công tác đào tạo còn có những hạn chế.Công ty hệ thống thông tin FPT là
một công ty lớn và lâu đời, công tác đào tạo và phát triển của công ty cũng luôn được chú
trọng và ngày càng phát triển. Tuy nhiên vẫn mang tính truyền thống nên để hoàn thiện
công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển cho công ty thì cần phải đưa ra một số giải
pháp như sau:

 Đối với tổ chức

- Thành lập ra một đội chuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các học viên tham gia
chương trình đào tạo của công ty. Đội này sẽ giám sát chặt chẽ từng bước trong quá trình
học tập của các học viên xem mức độ tiến bộ của từng người. Trong quá trình giám sát
đó, đội này sẽ phải thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra, khuyến khích học viên thực hiện tốt
chương trình đào tạo nhằm đạt được kết quả cao sau khi đào tạo.

- Nhu cầu đào tạo cũng có thể do tổ chức cũng có thể do nhu cầu của người lao
động muốn được nâng cao tay nghề, nâng cao vị trí và vai trò của mình trong tổ chức.
Tuy nhiên không phải lúc nào người lao động cũng nhận thấy được lợi ích của chương
trình đào tạo mang lại. Do đó họ không tự nguyện tham gia hoặc tham gia không nhiệt
tình chương trình đào tạo của công ty dẫn đến kết quả đào tạo không đặt được như mong
muốn. Từ đó, công ty phải đưa ra được những chương trình, những chính sách nhằm
khuyến khích ngườ lao động để họ tự nguyện tham gia vào chương trình đào tạo như: tài
trợ hoàn toàn chi phí cho đào tạo, ngoài ra còn dược hưởng lương hàng tháng. Sau khi đi
đào tạo về, khi trình độ được nâng cao lên thì công ty nâng cấp, thăng chức cho họ phù
hợp với trình độ mà họ đã đạt được.

- Nguồn lực con người là quan trọng nhất của công ty. Muốn phát triển được công
ty thì trước hết phải phát triển nguồn nhận lực. Do đó đòi hỏi công ty phải bỏ ra một
lượng chi phí lớn để đào tạo và phát tiển, hàng năm công ty phải bỏ ra ít nhất 15% quỹ
đầu tư phát triển của công ty dành cho đào tạo và phát triển.

- Khi xác định nhu cầu đào tạo, cần phải xác định rõ trình độ cần có của người lao
động cho công việc sắp tới, số lượng người là bao nhiêu. Muốn vậy công ty phải thường
xuyên kiểm tra, đánh giá tay nghề cho người lao động bằng cách tổ chức thi tay nghề cho
người lao động. Từ đó xác định trình độ hiện có, so sánh với trình độ cần có trong tương
lai. Khi đó sẽ xác định được nhu cầu trình độ cần đào tạo, số lượng cần đào tạo.

- Bố trí lao động hợp lý giữa cấp bậc công việc với cấp bậc nhận viên để tránh lãng
phí nguồn lực của công ty. Công ty nên bố trí cấp bậc công việc lớn hơn hoặc bằng cấp
bậc nhận viên và khi đó người lao động sẽ phải làm công việc đòi hỏi trình độ cao hơn
trình độ của mình. Khi đó công ty đưa ra chương trình đào tạo sẽ thích hợp hơn cho
người lao động.

- Công ty phải thực hiện tốt công tác phân tích công việc để từ đó phục vụ cho công
tác tuyển dụng của công ty. Bởi ngay từ gia đoạn tuyển dụng công ty phải lựa chọn, xem
xét kỹ trình độ nhận viên đã đáp ứng yêu cầu của công việc chưa. Nếu công ty thực hiện
tốt công tác tuyển chọn thì sẽ chọn ra được những nhân viên có trình độ như mong muốn.
Khi đó công ty không mất thêm chi phí đào tạo do tuyển chọn người chưa đạt so với yêu
cầu đưa ra.

 Đối với người lao động

- Công ty cần thực hiện kiêm nghiệm công việc để có thể thay thế nhau khi có
người đi học.

- Giáo dục để nhận viên hiểu được lợi ích mà chương trình đào tạo mang lại, từ đó
họ có tinh thần tự nguyện tham gia chương trình đào tạo của công ty và có thái độ học tập
nghiêm túc trong quá trình đào tạo mang lại kết quả cao.

- Mỗi nhân viên trong cần xây dựng phong trào học tập, tự đào tạo trong nội bộ
công ty, các cán bộ khuyến khích nhân viên học hỏi thông qua việc tổ chức các buổi chia
sẽ kinh nghiệm nội bộ.

- Tạo thói quen ghi chú các thắc mắc, khó khăn trong công việc vào giấy nhớ ở mỗi
nhân viên.

 Đối với đội ngũ giáo viên

- Đối với đội ngũ giáo viên thuộc công ty thì tăng cường đầu tư để phát triển đội
ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có trình độ sư phạm và có kỹ năng
độ tay nghề, nhất là trình độ thực hành, thực hiện luân phiên bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên theo chu kỳ.

- Xây dựng đội nhũ giáo viên và đổi mới phương pháp đào tạo đáp ứng được
chương trình đào tạo mới phù hợp với những kỹ năng và công nghệ tiên tiến. Ngoài trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, để có thể tiếp cận được các thông tin về các công nghệ hiện
đại, công ty cần phải chú trọng đến việc nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học cho đội
ngũ giáo viên. Có thể gửi giáo viên dạy nghề đi đào tạo cơ bản ở các nước khác để nâng
cao trình độ nghề cũng như trình độ sư phạm.

- Đổi mới nội dung chương trình là một trong những nguồn lực để nâng cao chất
lượng đào tạo nghề. Do đó, công ty thực hiện đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo
định hướng của thị trường, mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành năng lực thích ứng với
những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất.

- Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy và học, ứng dụng công nghệ thông tin
để phát huy được năng lực của giáo viên, tăng cường tính chủ động và tích cực của học
viên.

You might also like