You are on page 1of 33

CÁCH VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Mục tiêu

 Chương này sẽ tìm hiểu:


 Vai trò của đề cương nghiên cứu trong nghiên cứu định tính và định lượng
 Cấu trúc của đề cương nghiên cứu

 Cách viết đề cương nghiên cứu


Nội dung
 Đề cương nghiên cứu
 Nội dung của đề cương nghiên cứu

 Cách viết đề cương nghiên cứu


Đề cương nghiên cứu
(research proposal)
 Đề cương nghiên cứu là một bản kế hoạch tổng thể, cấu trúc và chiến lược được thiết kế để trả
lời cho các câu hỏi nghiên cứu hoặc vấn đề hình thành dự án nghiên cứu

 Đề cương sẽ phác thảo các nhiệm vụ khác nhau mà bạn dự định thực hiện để hoàn thành mục
tiêu nghiên cứu, kiểm tra giả thuyết (nếu có) hoặc trả lời cho câu hỏi nghiên cứu

 Chức năng chính của đề cương nghiên cứu là chi tiết hóa kế hoạch thực hiện để có được câu trả
lời cho câu hỏi nghiên cứu. Giúp thuyết phục người giám sát (đánh giá) phương pháp bạn đề
xuất là phù hợp và hoàn toàn khả thi để trả lời câu hỏi hoặc mục tiêu nghiên cứu.
Đề cương nghiên cứu
(research proposal)
 Để đạt được chức năng trên, đề cương nghiên cứu phải thể hiện cho người giám sát và đánh giá
thông tin sau về nghiên cứu của bạn:

 những gì bạn định làm;

 cách bạn dự định tìm câu trả lời cho những gì bạn đề xuất;
 tại sao bạn chọn chiến lược nghiên cứu được đề xuất.
Nội dung của đề cương nghiên cứu
 Các nội dung của đề cương nghiên cứu bao gồm:

 Phần giới thiệu (Introduction), bao gồm lược khảo tài liệu ngắn gọn;

 Khung lý thuyết (theoretical framework) làm nền tảng cho nghiên cứu;

 Khung khái niệm (conceptual framework) cấu thành nền tảng của nghiên cứu;

 Mục tiêu và/hoặc câu hỏi nghiên cứu (objectives or research questions);

 Các giả thuyết (hypotheses) cần kiểm tra (nếu có);

 Thiết kế nghiên cứu (study design) đề xuất áp dụng;

 Thiết lập (setting) nghiên cứu


Nội dung của đề cương nghiên cứu
 Nội dung (tiếp theo)

 Công cụ nghiên cứu (research instrument(s))

 Thiết kế mẫu và cỡ mẫu (sampling design and sample size)

 Các vấn đề đạo đức (ethical issues) liên quan và cách đề xuất để giải quyết chúng;

 Quy trình xử lý dữ liệu (data processing procedures);

 Các chương đề xuất (proposed chapters);

 Vấn đề và hạn chế của nghiên cứu (problems and limitations);

 Khung thời gian đề xuất cho dự án (proposed time-frame).


Lời mở đầu/Phần giới thiệu
 Bắt đầu với chủ đề rộng, thu hẹp dần để tập trung vào vấn đề trọng tâm nghiên cứu.
 Tổng quan về lĩnh vực chính đang nghiên cứu;
 Khía cạnh lịch sử (phát triển, tăng trưởng, v.v.) phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu;
 Các vấn đề triết học hoặc ý thức hệ liên quan đến chủ đề này;
 Xu hướng về tính phổ biến (nếu có);
 Các lý thuyết chính, (nếu có);
 Các vấn đề chính, và tiến bộ trong lĩnh vực chủ đề đang nghiên cứu;
 Các vấn đề lý thuyết và thực tiễn quan trọng liên quan đến vấn đề trọng tâm đang nghiên cứu;
 Những phát hiện chính liên quan đến (các) vấn đề cốt lõi.
Ví dụ
Giả sử rằng bạn có kế hoạch nghiên cứu mối quan hệ giữa thành tích học tập và môi trường xã hội. Lời mở
đầu / giới thiệu sẽ bao gồm:
• Vai trò của giáo dục trong xã hội của chúng ta.
• Những thay đổi lớn trong triết lý giáo dục theo thời gian.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với giáo dục.
• Sự phát triển của giáo dục tại Việt Nam.
• Xu hướng về tỷ lệ tham gia giáo dục ở VN có liên quan cụ thể đến khu vực mà nghiên cứu đang được thực
hiện.
• Thay đổi giá trị giáo dục.
• Vai trò của cha mẹ và bạn bè trong thành tích học tập.
• Tác động của môi trường xã hội đến thành tích học tập.
• v.v.
Vấn đề nghiên cứu
 Xác định các vấn đề là nền tảng của nghiên cứu của bạn;
 Làm rõ các khía cạnh/quan điểm khác nhau về các vấn đề này;
 Xác định các khoảng trống chính trong lý thuyết hiện có;
 Đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu chính mà bạn muốn trả lời thông qua nghiên cứu của bạn;
 Xác định lý thuyết nào có sẵn liên quan đến câu hỏi của bạn, làm rõ sự khác biệt của tài liệu liên
quan đến những câu hỏi này nếu sự khác biệt tồn tại;

 Phát triển cơ sở lý luận với tài liệu tham khảo cụ thể về cách nghiên cứu của bạn đóng góp vào
khoảng trống đã xác định.
Ví dụ
Những lý thuyết nào đã được phát triển để giải thích mối quan hệ giữa thành tích học tập và môi trường xã hội?
• Mối quan hệ giữa thành tích giáo dục và môi trường xã hội là gì: mô hình lý thuyết nào sẽ là cơ sở của nghiên
cứu của bạn?
• Các lý thuyết và nghiên cứu trước đây nói gì về các thành phần của mô hình lý thuyết và thành tích học tập? Ví
dụ: mối quan hệ giữa thành tích học tập và:
- lòng tự trọng và khát vọng / động lực của một học sinh;
- ảnh hưởng bạn bè;
- sự tham gia của cha mẹ và mối quan hệ này với tình trạng kinh tế xã hội của họ;
- động lực và hứng thú của học sinh trong môn học;
- triển vọng việc làm;
- mối quan hệ với giáo viên;
- v.v.
Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu cần trình bày rõ ràng và cụ thể
 Trong các nghiên cứu định tính, trình bày về các mục tiêu không chính xác như trong các
nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính chỉ cần đề cập một mục tiêu tổng thể của nghiên
cứu.
Ví dụ

Mục tiêu chính:


Để xem xét mối quan hệ giữa thành tích học tập và môi trường xã hội.
Mục tiêu cụ thể:
1. Để tìm hiểu mối quan hệ, nếu có, giữa lòng tự trọng và thành tích học tập của học sinh tại trường..
2. Để xác định mối quan hệ giữa sự tham gia của phụ huynh vào việc học của con và thành tích học tập của con ở
trường.
3. Để kiểm tra các liên kết giữa một nhóm bạn học của học sinh và thành tích học tập.
4 Khám phá mối quan hệ giữa thành tích học tập và thái độ của học sinh đối với thầy cô.
Giả thuyết cần kiểm định
 Giả thuyết là một tuyên bố về các giả định đề cập đến mức độ phổ biến của một hiện tượng hoặc
về mối quan hệ giữa hai biến mà bạn dự định kiểm tra trong khuôn khổ nghiên cứu

 Khi xây dựng một giả thuyết, bạn phải đưa ra kết luận về nó trong bản báo cáo khoa học.

 Trong một nghiên cứu bạn có thể có nhiều giả thuyết như bạn muốn kiểm tra. Hoặc không cần
đặt ra một giả thuyết để thực hiện nghiên cứu
Ví dụ
H1 = Lòng tự trọng của học sinh và thành tích học tập ở trường có mối tương quan cùng chiều.
H2 = Sự tham gia của phụ huynh vào việc học của học sinh càng lớn, thành tích học càng cao.
H3 = Thái độ của học sinh đối với giáo viên có mối tương quan cùng chiều với việc học tập của người đó trong
môn học.
Hi = v.v…
Thiết kế nghiên cứu
 Đặc điểm của thiết kế nghiên cứu tốt là giải thích các chi tiết rõ ràng đến mức, nếu ai đó muốn làm theo quy trình được đề xuất, họ sẽ có thể làm
chính xác như bạn sẽ làm.

 Tổng thể nghiên cứu là gì?


 Có thể xác định các yếu tố của tổng thể? Nếu có, làm thế nào?
 Mẫu hay tổng thể được nghiên cứu?
 Làm thế nào bạn sẽ lấy được mẫu đã chọn?
 Làm thế nào để có được sự đồng ý của những người trong mẫu tham gia nghiên cứu?
 Dữ liệu sẽ được thu thập như thế nào (ví dụ: bằng cách phỏng vấn, bảng câu hỏi hoặc quan sát)?
 Trong trường hợp câu hỏi được gửi qua thư/email, địa chỉ nào để thu thập câu hỏi?
 Bạn có kế hoạch để gửi lời nhắc về việc trả lại các câu hỏi?
 Bảo mật sẽ được thực hiện như thế nào?
 Làm thế nào và ở đâu người tham gia có thể liên lạc với bạn nếu họ có thắc mắc?
Ví dụ
Dự kiến nghiên cứu sẽ được thực hiện tại hai trường trung học công ở khu vực đô thị. Hiệu trưởng của các trường
mà nhà nghiên cứu dễ tiếp cận nhất sẽ được liên hệ để giải thích mục đích của nghiên cứu và sự giúp đỡ cần thiết
từ nhà trường, và để xin phép học sinh tham gia nghiên cứu. Vì hạn chế về thời gian và nguồn lực không cho phép
nhà nghiên cứu chọn nhiều hơn hai trường, nên các cuộc đàm phán với các trường khác sẽ chấm dứt khi hai trường
đồng ý tham gia nghiên cứu.
Đề xuất chọn học sinh Lớp 11 vì thành tích học tập của học sinh Lớp 10 và 12 có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
riêng. Để kiểm soát phương sai do giới tính của học sinh, chỉ nên chọn học sinh nam. Khi hiệu trưởng của trường
đồng ý cho phép nghiên cứu được thực hiện, nhà nghiên cứu sẽ tóm tắt cho giáo viên phụ trách về nghiên cứu và
vấn đề liên quan, và sẽ sắp xếp ngày giờ để quản lý bảng câu hỏi. Khi các học sinh được tập hợp, sẵn sàng tham gia
vào nghiên cứu, nhà nghiên cứu sẽ giải thích mục đích và vấn đề liên quan, sau đó phân phát bảng câu hỏi. Nhà
nghiên cứu sẽ ở lại với lớp để trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà học sinh đưa ra.
Thiết lập nghiên cứu (Setting)
 Nếu nghiên cứu của bạn liên quan đến một cơ quan, văn phòng hoặc tổ chức, hãy mô tả những
điều sau đây:

 các dịch vụ chính được cung cấp bởi cơ quan, văn phòng hoặc tổ chức;

 cấu trúc hành chính của nó;


 loại khách hàng được phục vụ;
 thông tin về các vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu của bạn.
Quy trình đo lường
 Trình bày cách bạn dự định chọn biến chính.
 Bắt đầu bằng cách làm rõ sự lựa chọn công cụ nghiên cứu, nêu bật điểm mạnh điểm yếu, và thảo
luận ngắn gọn về bằng chứng độ tin cậy và hợp lý của nó.

 Ví dụ: Đo lường lòng tự trong của nhóm người, đề cập đến chỉ số chính của lòng tự trọng (thang
đo Likert hoặc Thurstone, hay quy trình khác)
Vấn đề đạo đức
 Các tổ chức (trường học) đều có form chính sách về đạo đức. Trong đề cương bạn sẽ xác định
các vấn đề đạo đức và mô tả cách bạn đề nghị để giải quyết chúng.

 Bạn cần xem xét các vấn đề đạo đức, đặc biệt là từ quan điểm của người trả lời và, trong trường
hợp có bất kỳ sự nguy hại nào, bạn cần nêu chi tiết cách đối phó với nó.
Chọn mẫu
 Trong đề cương, phần này cho biết:
 Kích thước tổng thể lấy mẫu (nếu biết) và thông tin này sẽ được lấy từ đâu và cách nào;

 Cỡ mẫu bạn định chọn và lý do bạn chọn kích thước này;


 Giải thích về thiết kế lấy mẫu mà bạn dự định sử dụng trong việc lựa chọn mẫu (lấy mẫu
ngẫu nhiên đơn giản, lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng, lấy mẫu hạn ngạch, v.v.).
Ví dụ

Việc lựa chọn các trường sẽ được thực hiện chủ yếu thông qua lấy mẫu giới hạn. Các trường sẽ
được lựa chọn trên cơ sở vị trí địa lý gần với nhà nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu sẽ chuẩn bị
một danh sách các trường, theo thứ tự xếp hạng, khả năng tiếp cận. Một khi hai trường đồng ý
tham gia nghiên cứu, các cuộc đàm phán với các trường khác sẽ chấm dứt.
Tất cả học sinh nam lớp 11 sẽ tạo thành tổng thể nghiên cứu. Dự kiến mẫu sẽ không vượt quá
100 sinh viên.
Phân tích dữ liệu
 Mô tả chiến lược bạn định sử dụng để phân tích dữ liệu. Có 3 cách chính:
1. Từ sổ ghi chép phát triển thành một khung nghiên cứu được viết ra và bạn tích hợp trực tiếp thông tin đó trong
phát triển cấu trúc. Nếu bạn áp dụng phương pháp này, bạn cần phải rõ ràng hợp lý về cấu trúc. Một tầm nhìn rõ
ràng sẽ giúp ích trong việc phân loại thông tin được thu thập.

2. Phương pháp thứ hai là bạn viết lại các ghi chú để bạn đọc lại nhiều lần để xác định các chủ đề chính. Những
chủ đề này trở thành nền tảng của báo cáo.

3. Có các chương trình máy tính như NUD * IST, Ethnograph, NVivo được thiết kế đặc biệt để xử lý dữ liệu mô
tả. Các chương trình này cũng dựa trên nguyên tắc phân tích nội dung. Sự khác biệt duy nhất là thay vì tìm kiếm
thủ công, chương trình xác định một văn bản (text) cụ thể xác định chủ đề xuất hiện.
Ví dụ
Phân phối tần suất theo:
• tuổi tác;
• Công việc bố mẹ;
• trình độ học vấn của cha mẹ;
• Khát vọng nghề nghiệp học sinh;
• sự tham gia của phụ huynh vào việc học của học sinh
• lòng tự trọng;
• ảnh hưởng nhóm bạn học;
• số giờ dành cho việc học;
• v.v.
Phân loại chéo:
Thành tích học tập
• ảnh hưởng nhóm bạn;
• sự tham gia của phụ huynh vào việc học học sinh
• lòng tự trọng;
• nguyện vọng nghề nghiệp;
• thái độ đối với giáo viên;
Cấu trúc của báo cáo khoa học
 Trình bày rõ cách bạn định cấu trúc bài báo cáo.
 Lập kế hoạch phát triển các chương quanh chủ đề chính với tiêu đề mỗi chương rõ ràng truyền
đạt được nội dung chính

 Nếu nghiên cứu của bạn là định tính, các vấn đề chính được xác định trong các giai đoạn thu
thập và phân tích dữ liệu sẽ trở thành cơ sở của việc phát triển các chương.
Ví dụ

Báo cáo sẽ có các chương sau:


Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng thể nghiên cứu
Chương 3: Khát vọng, lòng tự trọng và thành tích học tập
Chương 4: Mức độ tham gia của phụ huynh và thành tích học tập
Chương 5: Ảnh hưởng nhóm bạn học và thành tích học tập
Chương 6: Thành tích học tập và thái độ của học sinh đối với giáo viên
Chương 7: Tóm tắt, kết luận và khuyến nghị
Vấn đề và hạn chế của nghiên cứu
 Phần này sẽ liệt kê bất kỳ vấn đề nào bạn nghĩ rằng bạn có thể gặp phải liên quan, ví dụ:
 sự sẵn có của dữ liệu, sự cho phép của cơ quan / tổ chức để thực hiện nghiên cứu,

 lấy mẫu, hoặc bất kỳ khía cạnh nào khác của nghiên cứu.
Vấn đề (problems) liên quan đến công việc hậu cần, còn hạn chế (limitations) liên quan khía
cạnh phương pháp của nghiên cứu.

Thiết kế nghiên cứu bạn chọn có thể không phải là tốt nhất nhưng bạn đã phải áp dụng nó vì
một số lý do.
Phụ lục
 Trong trường hợp nghiên cứu định lượng, đính kèm công cụ nghiên cứu của bạn.
 Ngoài ra, đính kèm một danh sách các tài liệu tham khảo trong phần phụ lục của đề xuất.
Lịch trình
 Bạn phải tự đặt thời hạn vì bạn cần hoàn thành nghiên cứu trong một khung thời gian nhất định.
 Liệt kê các bước hoạt động khác nhau mà bạn cần thực hiện và chỉ ra theo từng thời hạn mà bạn
dự tính để hoàn thành nhiệm vụ đó.

 Hãy nhớ cho thêm thời gian trong trường hợp quá trình nghiên cứu không diễn ra suôn sẻ như
kế hoạch.
Ví dụ

Nguồn: Kumar (2011)


Kết luận
 Đề cương nghiên cứu cho biết chi tiết kế hoạch thực hiện để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
 Nội dung đề cương được sắp xếp theo các tiêu đề sau: mở đầu/giới thiệu, vấn đề, mục tiêu
nghiên cứu, các giả thuyết, thiết kế nghiên cứu, thiết lập, quy trình đo lường, lấy mẫu, phân tích
dữ liệu, cấu trúc báo cáo, các vấn đề và những hạn chế của nghiên cứu.
Áp dụng
 So sánh đề cương nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Sự khác biệt (nếu có) là
gì?

 Tìm hiểu quy trình đề cương nghiên cứu của Trường ĐHNH được duyệt như thế nào.

 Viết một đề cương nghiên cứu theo nhóm.


Tài liệu tham khảo
 Kumar, R. (2011). Research Methodology. A Step-by-Step Guide for Beginners. Washington
DC: SAGE Publications.

 Trần Tiến Khai (2014). Phương pháp nghiên cứu kinh tế- Kiến thức cơ bản. TP. HCM: Nhà
xuất bản Lao động xã hội.

You might also like