You are on page 1of 3

b.

Địa tô tư bản chủ nghĩa


Tư bản kinh doanh nông nghiệp là bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp. Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả một lượng tiền cho địa chủ vì
đã thuê đất của họ dưới dạng địa tô.
 Khái niệm của địa tô:
Địa tô là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình
quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả cho địa
chủ.
 Kí hiệu của địa tô: R
 Các hình thức của địa tô:
 Địa tô chênh lệch: 
 Địa tô chênh lệch I: được địa chủ thu do chỗ cho thuê ruộng đất tốt và độ
màu mỡ cao, điều kiện tự nhiên thuận lợi.
 Địa tô chênh lệch II: được địa chủ thu do chỗ cho thuê mảnh đất đã được
đầu tư, thâm canh và làm tăng độ màu mỡ của đất.
 Địa tô tuyệt đối: địa tô mà địa chủ thu được trên mảnh đất cho thuê, không
kể độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi hay do thâm canh.
 Trong thực tế đời sống kinh tế, địa tô là một trong những căn cứ để tính
toán giá cả ruộng đất khi thực hiện bán quyền sử dụng đất cho người
khác:
Giá cả đất đai = R : z’
R: địa tô
z’: tỷ suất lợi tức nhận gửi của ngân hàng

=>  Ý nghĩa: 
 Vạch rõ bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp.
 Là cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách kinh tế liên quan đến thuế,
đến điều tiết các loại địa tô, đến giải quyết các quan hệ đất đai. 
=> Kết hợp hài hòa các lợi ích, khuyến khích thâm canh, sử dụng đất đai tiết kiệm,
phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa sinh thái bền vững.

Vận dụng lý luận địa tô trong việc quản lý đất đai ở Việt Nam hiện nay:

Ngày nay, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.
Nhà nước giao đất, rừng cho các tổ chức kinh tế hay đơn vị vũ trang để sử dụng. 

 Thuế đất nông nghiệp: Để bổ sung cho nguồn ngân sách và thông qua ngân
sách thực hiện một số chính sách phát triển nông nghiệp, những người thuê đất
phải đóng thuế cho nhà nước.  Thuế nông nghiệp ở đây không phải thể hiện
sự bóc lột đối với nông dân mà đó là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
 Việc miễn giảm thuế cho những người dân có hoàn cảnh đặc biệt là một việc
khác xa so với việc thu địa tô tư bản chủ nghĩa. Đây là một sự sáng tạo của
đảng ta trong việc vận dụng lý luận về địa tô khi đề ra chính sách thuế
nông nghiệp, động viên thúc đẩy người dân sản xuất. Hiện nay, tổng cục
thuế đã ban hành quy trình miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các
đối tượng chính sách xã hội như: hộ gia đình có công với cách mạng, hộ gia
đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, hộ gia đình có nhiều khó khăn,…
 Sự khác biệt lớn nhất của việc quản lý đất đai và thu thuế bây giờ so với giai
đoạn tư bản chủ nghĩa là đất đai là của dân. Nhà nước trực tiếp quản lý và
điều hành, nhà nước giao đất cho dân làm nông nghiệp, thu thuế nhưng
tạo mọi điều kiện cho người dân sản xuất. Mặt khác nhà nước còn đưa ra
một số quy định cho thấy thuế trong nông nghiệp bây giờ giảm đi rất nhiều mà
chủ yếu là tăng thuế trong việc thuê đất để hoạt động phi nông nghiệp.
 Nếu chuyển quyền sử dụng đất đai mà được phép chuyển mục đích từ đất nông
nghiệp sang phi nông nghiệp thì thuế từ 20% – 40%, nếu đất nông nghiệp
chuyển sang xây dựng các công trình công nghiệp từ 40% sang 60%.
 Đối với các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân sử dụng đất vào mục đích
nông nghiệp thì không phải trả tiền sử dụng đất cho nông nghiệp, nếu sử dụng
vào mục đích khác thì phải trả tiền, thậm chí phải chuyển sang hình thức thuê
đất nếu là tổ chức sử dụng đất ở trong nước. 

 Thuê đất: Nhà nước đã ban hành luật đất đai để quy định một cách rõ ràng
quyền và nghĩa vụ của người dân theo điều 1, điều 4, điều 5, điều 12, điều 22,
điều 79 luật đất đai. Ngoài ra, trong pháp luật về đất đai của nhà nước ta hiện
nay cũng ban hành những quy định để người dân phải trả tiền thuê đất (một
hình thức của địa tô) khi sử dụng đất một cách tự nguyện. Hiện nay, đất được
cấp cho dân, dân có quyền sử dụng đất vào mục đích của mình. 
 Hiện nay, một số các nhà kinh doanh có vốn muốn lập ra một công ty thì họ
phải thuê đất của nhà nước, phát triển kinh doanh trên mảnh đất đó rồi trả cho
nhà nước số tiền tương đương với diện tích cũng như vị trí của nơi được thuê. 
 Không chỉ có việc thuê đất trong nông nghiệp trong việc kinh doanh mà nhà
nước còn cho nước ngoài thuê đất để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở
Việt Nam và tăng nguồn thu cho ngân sách.

Hạn chế:

 Một số cơ quan chức năng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm trong
quản lý đất công, công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa kịp thời;
thiếu quan tâm theo dõi, thanh tra, kiểm tra, đùn đẩy trách nhiệm, chưa kiên quyết
xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm… => thất thoát, lãng phí nguồn tài nguyên đất
đai. Các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy định quản lý kiến
trúc đến nay chưa phủ kín địa bàn làm hạn chế quyền xây dựng nhà ở hợp pháp
của người dân. 
 Nhận thức pháp luật về đất đai của người dân còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng
vi phạm như lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, tự ý
chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp không
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Giải pháp:
 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. 
 Hoàn thiện hệ thống quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất với vai trò công cụ quản lý
nhà nước về đất đai, đảm bảo phân bổ tài nguyên đất đai hợp lý, quản lý và sử
dụng đất hiệu quả.
 Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đất đai về việc sử dụng đi đôi với bảo
tồn đất đai đến từng người dân, thiết lập cơ chế hỗ trợ pháp lý cho người có quyền
sử dụng đất để họ bảo vệ được quyền lợi của mình và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ
của người sử dụng đất, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật
đất đai.

You might also like