You are on page 1of 8

Câu 1 :

Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
được quy định cụ thể với các nguyên tắc như sau:
Một là, các nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Trong nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của Luật đất đai
năm 2013 được chia thành hai Điều luật, mỗi điều luật điều chỉnh một nguyên
tắc riêng trong việc bồi thường; Luật đất đai năm 2013 đã tách riêng nguyên tắc
bồi thường về đất (Điều 74) và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng
sản xuất, kinh doanh (Điều 88) khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều luật độc
lập như trên. Cách quy định này được xem là một điểm mới đáng chú ý so với
cách quy định về các nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của Luật
đất đai năm 2003, ở Luật cũ đã quy định tập trung các nguyên tắc bồi thường về
đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại các Điều 41, 42 và 43 do
đó không thể đảm bảo được việc cụ thế hóa các nguyên tắc để thực hiện thống
nhất khi xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn thu hồi đất, bồi
thường về đất, hỗ trợ và tái định cư trên thực tiễn.

Theo em, việc Luật đất đai năm 2013 tách riêng nguyên tắc bồi thường về
đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh
khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều luật là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với
thực tiễn đất nước và đảm bộ tính đồng bộ với pháp luật quốc gia và quốc tế,
hơn nữa cách quy định như vậy còn thể hiện kỹ thuật lập pháp ở nước ta ngày
càng tiến bộ, hiện đại.

Trong đó :

- Nguyên tắc bồi thường về đất tại Điều 74 Luật đất đai năm 2013 có nội
dung như sau :

+ Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được
bồi thường thì được bồi thường :
Nguyên tắc này thể hiện trách nhiệm phải bồi thường của Nhà nước khi lấy
đi phần lợi ích của người sử dụng đất mà khi người này có đầy đủ điều kiện
theo luật định. Các điều kiện này do pháp luật đất đai điều chỉnh, cụ thể là Điều
75 Luật đất đai năm 2013 với những yêu cầu nhất định liên quan đến nguồn gốc
của đất bị thu hồi. Quy định này cũng phù hợp với nguyên tắc gây thiệt hại cho
người khác thì phải bồi thường của dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự
năm 2015.

+ Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử
dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường
bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất :

Trong nguyên tắc này đã thể hiện cách nhìn nhận về đất đai của Nhà nước,
trong đó Nhà nước coi đất đai như một loại tài sản. Vì Nhà nước quan niệm coi
đất đai là tài sản có thể được trả thay bằng tiền bồi thường để mua được một
thửa đất tương đương cho nên nguyên tắc này được ra đời. Mục đích của
nguyên tắc này là để Nhà nước đa dạng phương án bồi thường trong trường hợp
không có đất cùng mục đích để bồi thường thì Nhà nước chọn cách trả tiền để
bồi thường, bên cạnh đó cũng nhằm hạn chế tình trạng người bị thu hồi đất yêu
cầu giá bồi thường đất quá cao do giá trị của đất đai tăng lên từ việc chuyển
mục đích sử dụng đất hoặc do sự đầu tư của Nhà nước mang lại.

+ Bồi thường phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai,
kịp thời và đúng quy định của pháp luật :

Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong quyền công dân
được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Quyền được bồi thường quyền liên
quan tới lợi ích chính đáng mà không một cá nhân hay tổ chức, cơ quan nào có
thể xâm phạm đến. Nguyên tắc đảm bảo khách quan, dân chủ thể hiện thông
qua việc phải đảm bảo khi người dân bị thu hồi đất mà có các đủ điều kiện nhận
bồi thường thì đều phải được bồi thường.
Trong nguyên tắc này còn thể hiện việc thu hồi đất do lỗi của người sử
dụng đất (thu hồi trong trường hợp vi phạm pháp luật đất đai) thì không được
bồi thường về đất mà chỉ được bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị
thu hồi, pháp luật còn quy định theo hướng tạo điều kiện cho người dân tham
gia vào quá trình kiểm đếm, đo đạc đất đai để làm căn cứ tính toán mức bồi
thường qua đến thể hiện tính công khai, minh bạch.

- Nguyên tắc bồi thường về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà
nước thu hồi đất quy định tài Điều 88 Luật đất đai năm 2013 có nội dung như
sau:

+ Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với
đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường :

+ Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng
sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại:

Ở nguyên tắc này xuất hiện một quan niệm nữa của Nhà nước về đất đai,
cụ thể khác với nguyên tắc bồi thường về đất ở trên thì đất đai là tài sản thì sang
đến nguyên tắc này Nhà nước còn coi đất đai trong tư cách là tài nguyên và tư
liệu sản xuất. Góc độ xem xét này là hoàn toàn phù hợp bởi có rất nhiều người
vẫn đang phải kiếm sống và làm việc phụ thuộc hoàn toàn vào đất đai, nếu như
mất đi đất coi như họ bị mất đi nguồn sống để nuôi bản thân và gia đình hộ, do
đó việc bồi thường về đất là không đủ mà còn phải bồi thường về những thiệt
hại từ việc lấy lại đất của họ khiến tài sản gắn liền với đất bị mất hoặc thiệt hại
khi ngừng kinh doanh, sản xuất do đất bị thu hồi.

Trước đây, Luật đất đai 2003 chưa có nguyên tắc về tài sản, ngừng sản
xuất, kinh doanh này mà chỉ đển khi Luật đất đai năm 2013 thì nguyên tắc này
mới được thừa nhận. Khi đất đai với tư cách là tư liệu sản xuất của người bị thu
hồi đất thì việc bên cạnh việc bồi thường như một loại tài sản còn phải bồi
thường giá trị tương đương với thu nhập, lợi ích thu được mà đáng lẽ đất không
bị thu hồi thì người sử dụng đất được hưởng. Hay nói cách khác, nguyên tắc bồi
thường do người có đất bị thu hồi phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt
hại là để giúp họ có một khoản tiền nhất định để ổn định công việc, giúp họ tìm
kiếm công việc khác để tạo ra nguồn thu nhập mới sau khi bị thu hồi đất.

Đồng thời, tài sản gắn liền với đất là loại tài không thể mang đi nơi khác,
không thể lấy lại (như nhà, công trình xây dựng, tài sản gắn liền với đất khác)
khi Nhà nước thu hồi đất thì buộc phải gây thiệt hại đến tài sản này. Do đó chủ
sở hữu hợp pháp của tài sản này phải được bồi thường bởi đây là công sức lao
động, thành quả tích cóp của họ mới có, đây cũng là nguyên tắc cơ bản trong
pháp luật dân sự.

Hai là, các nguyên tắc hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

+ Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường
theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ;

Nội dung quy định của nguyên tắc này cho thấy không phải bất cứ ai được
bồi thường là đương nhiên được hỗ trợ thể hiện thông qua cách dùng cụm từ
“xem xét” trong quy định điểm a khoản 1 Điều 83. Về cơ bản việc bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tuy nhiên không phải lúc
nào cũng đồng thời xảy ra cùng một lúc khi Nhà nước thu hồi đất. Nhà nước khi
thực hiện việc hỗ trợ người bị thu hồi đất cần xem xét sự ảnh hưởng (về cuộc
sống, sản xuất, việc làm, chỗ ở,...) khi đất bị thu hồi của người sử dụng đất, nếu
thấy cần thiết thì mới hỗ trợ. Theo đó Nhà nước quy định hỗ trợ đào tạo, chuyển
đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để
bồi thường, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia
đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường. Cuối cùng là hỗ trợ về chỗ
ở, tái định cư cũng được xem xét để thực hiện khi người bị thu hồi đất bị mất
chỗ ở do đất bị thu hồi.

+ Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và
đúng quy định của pháp luật:

Nguyên tắc ngày giống như trong nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất, Nội dung nguyên tắc đề cập tới tính bảo đảm khách quan, công bằng,
kịp thời, công khai minh bạch, dân chủ, đúng pháp luật. Đây đều là những yêu
cầu cần thiết trong quá trình thực thi quy định hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước
thu hồi đất. Bên cạnh đó, nguyên tắc này cũng đảm bảo cơ chế kiểm soát hoạt
động hỗ trợ, tái định cư trên thực tế. Để việc thực hiện hỗ trợ, tái định cư diễn
trong dân chủ, đúng pháp luật thì Nhà nước phải đặt ra các quy định trở thành
khuôn khổ pháp lý về trình tự, thủ tục, phạm vi, giới hạn về việc hỗ trợ để các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đất áp dụng. Nguyên tắc khách quan,
công bằng thể hiện qua việc hai người có cùng một diện tích tương tự về loại
đất, cùng mục đích sử dụng với thời điểm thu hồi và mục đích thu hồi như nhau
thì phải được xem xét hỗ trợ như nhau.

* Nhận định, đánh giá của cá nhân em về tính hiệu của các nguyên tắc
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên thực tế :

Theo em, tính hiệu quả của các nguyên tắc này còn chưa cao, tình trạng
các chủ thể có thẩm quyền quản lý đất đai vi phạm các nguyên tắc về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên xảy ra trên thực tế, lợi ích của Nhà
nước và người sử dụng đất còn chưa được bảo đảm tuyệt đối. Đặc biệt là việc vi
phạm nguyên tắc kịp thời trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thường xuyên
diễn ra gây bức xức trong dư luận, khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến
đời sống người dân và nhiệm vụ phát triển kinh tế. Thể hiện qua việc trên thực
tiễn có những vụ việc đất đã thu hồi xong rất lâu nhưng người dân vẫn chưa
nhận được tiền bồi thường, tiền hỗ trợ. Có những vụ việc đất đã thu hồi nhiều
năm về trước mà vẫn chưa chi trả tiền bồi thường, tiền hỗ trợ cho người dân vì
những lý do như hết đợt, ngân sách chưa phân bổ kịp, nhà đầu tư hoãn trả,... dẫn
đến tình trạng trên thực tế rõ ràng đã xâm phạm nguyên tắc đảm bảo bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư kịp thời, đúng quy định, chưa đảm bảo được những
mưu cầu của người bị thu hồi đất, trong khi người dân mong muốn nhanh chóng
được nhận bồi thường, hỗ trợ thì lại phải chờ đợi vì đã có phương án thu hồi
nhưng chưa triển khai. Hoặc có triển khai nhưng diện tích đất nhận lại không
bằng diện tích đất bị thu hồi và số tiền bồi thường cho tài sản, ngừng sản xuất,
kinh doanh mà bị thiệt hại quá thấp, không đúng với giá thị trường.

Hơn nữa, hiểu quả của các nguyên tắc này chưa cao thể hiện ở chỗ những
người có đất bị thu hồi có diện tích đất tương tự nhau nhưng mức bồi thường,
hỗ trợ lại chênh lệch rất nhiều, đó là biểu hiện của việc vi phạm nguyên tắc dân
chủ, khách quan công bằng. Những vi phạm này dẫn đến việc bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất chưa đáp ứng được kỳ vọng chưa nhân
dân, chưa thỏa mãn được mong muốn cơ bản của người bị thu hồi đất. Có
những trường hợp đáng lẽ người dân được nhận hỗ trợ nhưng do thiếu hiểu biết
về pháp luật và sự tắc trách trong công việc của các cán bộ quản lý đất đai dẫn
đến người dân bị mất khoản hỗ trợ.

Hiệu quả của các nguyên tắc này còn thể hiện ở việc cơ chế kiểm soát hoạt
động bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ dẫn đến tình
trạng tiêu cực, tham nhũng về đất đai của một số cán bộ biến chất ở một số địa
phương vẫn còn diễn ra trên thực tế, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà
nước, người sử dụng đất.

Chính vì khi thực hiện các nguyên tắc này mà lợi ích, quyền lợi hợp pháp
của người bị thu hồi đất còn chưa được thực sự được bảo đảm, cơ chế kiểm soát
quá trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn chưa hoàn thiện, lợi ích Nhà nước
bị xâm phạm cho nên hiệu quả của các nguyên tắc này chưa cao.

Câu 2 :Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích rõ tại sao?
a) Tất cả các trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đều bị Nhà
nước thu hồi theo quy định của pháp luật.
Khẳng định này Sai, bởi :
Theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 43/2014/NĐ-
CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai (được
sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 148/2020/NĐ-CP) có quy định:
“2. Trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử
dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, không có tranh chấp, phù hợp
với quy hoạch thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích
đất đã được giao theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định này”
Theo quy định này, đất được giao không đúng thẩm quyền đã được sử
dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, không có tranh chấp, phù hợp
với quy hoạch thì không bị thu hồi mà được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Do đó, không phải mọi trường hợp đất được giao không đúng thẩm
quyền đều bị Nhà nước thu hồi theo quy định của pháp luật. Vì vậy khẳng định
là sai.

b) Cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất cho mục đích sản xuất nông nghiệp
không được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
Khẳng định này Đúng, bởi :
Theo quy định tại Điều 55 Luật đất đai năm 2013 quy định :
“Điều 55. Giao đất có thu tiền sử dụng đất Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
2. Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở
để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán
hoặc để bán kết hợp cho thuê;
4. Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa
trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.”
Theo quy định này, không có trường hợp cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất
cho mục đích sản xuất nông nghiệp do đó trường hợp này không được Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà phải là giao đất không thu tiền sử dụng
đất theo Điều 54. Vì vậy khẳng định này đúng.
c) Khi bị Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, NSDĐ có GCN
QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở & các tài sản khác gắn liền với đất thì đều được bồi
thường.
Khẳng định này Sai.
Bởi người sử dụng đất ngoài việc có GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở &
các tài sản khác gắn liền với đất còn phải đáp ứng tất cả các điều kiện tại Điều
75 Luật đất đai năm 2013 thì mới được bồi thường, cụ thể các điều kiện xem tại
Điều 75. Do đó, khẳng định trong trường hợp này NSDĐ có GCN QSDĐ,
quyền sở hữu nhà ở & các tài sản khác gắn liền với đất thì đều được bồi thường
là sai.

d) Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơ quan có thẩm quyền đều
phải lấy ý kiến của người dân.
Khẳng định này Sai
Bởi theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 43. Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
...
4. Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong
quá trình tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.”
Theo quy định này trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc
phòng an ninh không cần phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân mà chỉ cần lấy
ý kiến của UBND cấp tỉnh. Vì vậy khẳng định này sai.

e) Thuế sử dụng đất là nghĩa vụ tài chính chỉ áp dụng đối với các chủ thể
sử dụng đất dưới hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất
Khẳng định này sai, bởi :
Thuế sử dụng đất được chia ra 2 loại gồm thuế đất nông nghiệp và thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp. Theo Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm
2010 quy định tại Điều 4 thì “Người nộp thuế là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
có quyền sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế” do đó thuế sử dụng đất là
nghĩa vụ tài chính áp dụng đối với các chủ thể sử dụng đất và chủ thể có quyền
sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế chứ không phân biệt hình thức giao đất
không thu tiền sử dụng đất hay giao đất có thu tiền sử dụng đất. Do đó, khẳng
định này sai.

You might also like