You are on page 1of 11

Mục lục

Trang
Lời mở đầu
Nội dung
I. Khái quát chung 3
1. Khái niệm 3
2. Cơ sở pháp lí về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước 3
thu hồi đất ở
II. Các quy định chung của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định 3
cư khi Nhà nước thu hồi đất ở
1. Về đối tượng áp dụng 3
2. Phạm vi áp dụng 3
3. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất 3
4. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở 4
5. Các quy định cụ thể về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở 4
6. Các quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở 5
III. Bình luận các quy định hiện hành về bồi thường, hỗ trợ và tái 6
định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở
IV. Đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định về 8
vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

V. Kết luận 9
Tài liệu tham khảo 10

1
Lời mở đầu
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên là tài sản vô cùng quý giá của một quốc
gia, của dân tộc mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Đất đai là tư liệu sản
xuất đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống là địa bàn xây
dựng và phát triển dân sinh, kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Dù đất đai do
nhà nước đại diện sở hữu chung, người dân chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng
đất. Nhưng trong quá trình chiếm hữu và sử dung, con người đã bỏ ra nhiều
công sức, của cải để tăng giá trị của đất đai. Điều này được pháp luật công nhận
và bảo hộ.

Với nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, các dự án đầu tư đã mang lại
nhiều lợi ích, thay đổi tích cực cho đất nước. Vì vậy, việc thu hồi đất ngày càng
phổ biến. Khi cần thu hồi, nhà nước phải tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư cho người sử dụng đất. Việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó liên
quan trực tiếp đến nơi sinh sống, làm ăn… của người sử dụng đất. Tuy nhiên,
vấn đề bồi thường cũng tạo ra những tác động tích cự và cả tiêu cực khi có
những trường hợp đền bù không thỏa đáng, cơ chế đền bù chưa thích hợp. Từ
đó, các văn bản pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được ban hành
tùy vẫn còn những khuyết điểm nhưng ngày càng đầy đủ và chặt chẽ. Trong
phạm vi bài tập tiểu luận em “Bình luận các quy định hiện hành về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở và đề xuất một số
kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định về vấn đề này.

2
I. Khái quát chung
1. Khái niệm:
- Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng
đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người
sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
- Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối
với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có
đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
2. Cơ sở pháp lí về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
ở:
- Luật đất đai 2013 (Điều 61 đến Điều 94 Luật đất đai 2013)
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ
quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

II. Các quy định chung của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất ở

1. Về đối tượng áp dụng: Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
đất đai; tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; người sử dụng
đất quy định tại Điều 5 của Luật Đất đai khi Nhà nước thu hồi đất; tổ chức, cá
nhân khác có liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất.

2. Phạm vi áp dụng: Quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

3. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất:
Theo Điểu 74 Luật Đất đai 2013

3
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi
thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng
với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng
tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan,
công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

4. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở:

Theo khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất
hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng
nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này
mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;
người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

5. Các quy định cụ thể về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở:

Được quy định tại:

Điều 79 Luật Đất đai 2013 về Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở

Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP về Bồi thường về đất khi Nhà nước thu
hồi đất ở

4
Điều 10 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP về Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả
năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất đối với đất thuộc hành lang
an toàn khi xây dựng công trình có hành lang bảo vệ

Điều 16 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với
các trường hợp thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ
đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi
hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người

6. Các quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở:

Được quy định tại

Điều 83 Luật Đất đai 2013 về Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Khoản 2 Điều 84 về Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho hộ
gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất

Điều 85 Luật Đất đai về lập và thực hiện dự án tái định cư

Điều 86 Luật Đất đai 2013 về Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà
phải di chuyển chỗ ở

Điều 21 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP về Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và
tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh
doanh, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở

Điều 22 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP về Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp
thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
mà phải di chuyển chỗ ở

Điều 26 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP về Về lập và thực hiện dự án tái định cư

Điều 27 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP về Suất tái định cư tối thiểu

5
III. Bình luận các quy định hiện hành về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất ở

Kể từ khi Luật đất đai năm 2013 ra đời quy định về việc thu hồi đất trong đó
có đất ở, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành một số các văn bản hướng
dẫn thi hành quy định cụ thể, chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất nói chung và thu hồi đất ở nói riêng như nghị định số
47/2014/NĐ-CP . Từ đó việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được diễn ra nhanh
chóng, thuận lợi, đúng pháp luật, góp phần giải quyết những vấn đề vướng mắc
trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
cho người bị thu hồi đất nói chung và thu hồi đất ở nói riêng.
Các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được xây dựng
mục đích để bảo đảm quyền lợi cho người bị thu hồi đất ở, tạo điều kiện tốt nhất
cho người bị thu hồi đất ở có thể tạo lập nơi ở mới, công việc mới, ổn định cuộc
sống. Người bị thu hồi đất ở bên cạnh việc được nhận bồi thường, họ còn được
bố trí tái định cư và được hưởng các khoản hỗ trợ khác theo pháp luật quy định.
Về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất Luật Đất đai 2003
còn chưa rành mạch; việc bồi thường, tái định cư chưa bảm đảm dân chủ, khách
quan, công bằng, công khai và chưa kịp thời.Vì vậy, đã ở Luật Đất đai 2013 đã
sửa đổi theo hướng quy định cụ thể nguyên tắc bồi thường về đất nhằm khắc phục
những bất cập nêu trên trong Điều 74 của Luật này.
Pháp luật cũng đã đa dạng hóa các hình thức bồi thường được quy định tại
Điều 79 Luật Đất đai 2013 và Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP. So với Luật
Đất đai 2003 Điều 79 là điều luật mới được bổ sung. Khi bồi thường bằng giao
đất ở, nhà ở, các mức diện tích đất ở, nhà ở trong khu tái định cư phù hợp với
hoàn cảnh thực tế của người bị thu hồi đất. Bên cạnh việc bồi thường bằng giao
đất ở mới, nhà ở tại khu tái định cư hoặc bằng tiền, đối với hộ gia đình, cá nhân
đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp
phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu

6
không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi
thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền
sử dụng đất. (theo Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP)
Đối với việc xác định giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở,
pháp luật đã quy định là giá đất được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của
loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định
thu hồi đất (theo Khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai 2013). Quy định này đảm bảo
quyền lợi cho người bị thu hồi đất ở được bồi thường sát với giá thị trường, đồng
thời nó cũng phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương.
Về mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm và hỗ trợ tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở được quy định tại Điều 83 Luật Đất đai 2013
và Điều 21, Điều 22 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP. Nhờ đó tránh những bất cập
về việc hỗ trợ, tạo cơ hội cho hộ gia đình, cá nhân bị thu đất ở có cuộc sống ổn
định sau khi thu hồi đất.
Việc lập, thực hiện dự án tái định cư, bố trí tái định cư cho người có đất ở thu
hồi được quy định tại Điều 86 Luật Đất đai; Điều 22, Điều 27, Điều 26 Nghị định
số 47/2014/NĐ-CP đã có nhiều điểm sáng. Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định
47/2014/NĐ-CP: Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư
trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, tăng cường sự
tham gia của người dân trong quá trình thu hồi đất và quyền của hộ gia đình được
mở rộng. Điều này giúp cho cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất sớm ổn định cuộc
sống, tránh trường hợp khi đã thu hồi đất nhưng vẫn chưa chia đất ở, nhà ở tái
định cư mới cho người dân, đảm bảo minh bạch, công khai trong quá trình tái
định cư.
Mặc dù có nhiều ưu điểm tuy nhiên những quy định của pháp luật về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở không tránh khỏi những
hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện trên thực tế:

7
Bất cập lớn nhất đó chính là việc xác định giá bồi thường. Theo quy định của
pháp luật thì giá bồi thường dựa trên giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Quy định này hoàn toàn phụ thuộc vào
ý chí chủ quan của cơ quan có thẩm quyền xác định giá đất. Tuy nhiên thì giá đất
trên thị trường luôn biến động không ngừng gây khó khăn cho việc xác định giá
bồi thường phù hợp. Và thực tế cho thấy giá bồi thường trong phần lớn các trường
hợp đều thấp hơn so với giá trị trên thị trường vì vậy có thể lấy được sự đồng
thuận từ đa số nhưng không phải tất cả.
Thứ hai, đối với các quy định về tái định cư, mặc dù đã có quy định về điều
kiện bắt buộc đối với khu tái định cư nhưng trên thực tế thực hiện lại không đảm
bảo tuân thủ các quy định của pháp luật như việc chất lượng nhà tái định cư thấp,
thiếu thốn cơ sở hạ tầng, yếu kém trong công tác quản lý tại khu tái định cư.

IV. Đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định về vấn
đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở.
Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong các quy định của pháp luật về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở cần phải thực hiện một
số vấn đề như:
Các văn bản quy định chi tiết thi hành phải bảo đảm tính thống nhất cao, chi
tiết, đầy đủ, dễ hiểu và chặt chẽ để nhân dân hiểu rõ quy định của luật, hiểu rõ
quyền và lợi ích của mình, tránh khiếu kiện sai; cán bộ, công chức cũng áp dụng
luật chính xác hơn, tránh làm nảy sinh khiếu kiện của công dân trong quá trình
thực thi pháp luật.
Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực liên quan đến đất đai cần phải
nỗ lực để hoàn thiện khung khổ pháp lý trong lĩnh vực đất đai nói chung và về
vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở nói riêng. Cụ
thể, về phía những nhà lập pháp cần phải đứng trên phương diện người bị thu hồi
đất ở để xây dựng các quy định của pháp luật sao cho đảm bảo hài hòa lợi ích
giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ đầu tư. Việc xây dựng các quy định
8
về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở phải xuất phát từ
tình hình thực tế, tránh đưa ra các quy định mang tính lý thuyết, không khả thi.

V. Kết luận
Từ những phân tích nêu trên, có thể nói các quy định của pháp luật đất đai về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói chung và thu hồi đất
ở nói riêng ngày càng hoàn thiện và phát huy được vai trò trong thực tiễn xã hội
hiện nay. Trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền cần phát huy điểm mạnh
và khắc phục những bất cập còn tồn tại. Nhờ đó bảo đảm quyền lợi cho người bị
thu hồi đất cũng như tạo điều kiện cho việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng được
diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Tình trạng trì trệ,

9
Tài liệu tham khảo:
1. Luật đất đai 2003
2. Luật đất đai năm 2013
3. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

10
11

You might also like