You are on page 1of 6

Chất dư, chất thiếu và hiệu suất phản ứng.

I. Cách để nhận biết chất nào dư, chất nào thiếu trong một phản ứng
Xét một phản ứng tổng quát như sau (coi phản ứng hoàn toàn):
𝑎𝐴 + 𝑏𝐵 + 𝑐𝐶 𝑒𝐸 + 𝑓𝐹 + ⋯
Cách 1: Phương pháp toán học

Ta xét tỷ số giữa số mol BAN ĐẦU của mỗi chất với hệ số trong phương trình phản ứng
+) Đối với trường hợp các tỷ số này bằng nhau thì phản ứng được gọi là phản ứng vừa đủ.
nA(bđ) nB(bđ) nC(bđ)
= = => phản ứng vừa đủ, không có chất nào dư, không có chất nào thiếu
a b c
+) Đối với trường hợp các tỷ số khác nhau thì phản ứng sẽ là phản ứng có dư.
Chất nào có tỷ số thấp nhất trong phản ứng thì là chất thiếu trong phản ứng, còn những chất nào có tỷ số lớn
hơn thì được gọi là chất dư. Như vậy từ đây ta cũng biết trong một phản ứng với có thể có nhiều chất dư nhưng
chỉ có 1 chất thiếu. Tuy nhiên, trong chương trình được học đa số các phản ứng chỉ diễn ra giữa 2 chất nên sẽ
luôn có 1 chất dư và 1 chất thiếu
nC(bđ) nA(bđ) nB(bđ)
VD: nếu: < = => C là chất thiếu còn A, B là chất dư
c a b
nC(bđ) nB(bđ) nA(bđ)
nếu: < < => C cũng là chất thiếu còn A, B là chất dư
c b a
Đối với phản ứng hoàn toàn thì khi biết chất nào thiếu chất nào dư, ta sẽ tính số mol phản ứng của các chất
khác bằng chất thiếu và tỷ lệ hệ số trong phương trình phản ứng
VD: nếu coi chất C thiếu thì: nC(pứ) = 𝑛𝐶(𝑏đ)
b b a
=> nB(pứ) = . nC(pứ) = nC(bđ) ; tương tự: nA(pứ) = . nC(bđ) .
c c c
Cách 2: Thử trực tiếp. Ta sẽ thử cái gì ta nghĩ là thiếu, làm cách này yêu cầu trình độ tính nhẩm rất nhanh
nhưng nếu làm được thì sẽ nhanh hơn cách kia
Ví dụ khi chưa biết chất nào thiếu ta giả sử A thiếu (cái này là do cảm nhận) => nA(bđ) = nA(pứ)
b c
=> Ta nhẩm thử số mol B, C phản ứng khi A thiếu là nB(pứ) = . nA(bđ) ; nC(pứ) = . nA(bđ)
a a
nB(pứ) < nB(bđ)
nếu { n => giả sử là đúng A là chất thiếu
C(pứ) < nC(bđ)

𝑇𝑢𝑦 𝑛ℎ𝑖ê𝑛 𝑛ế𝑢 𝑥ả𝑦 𝑟𝑎 1 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 2 đ𝑖ề𝑢 𝑘𝑖ệ𝑛 𝑠𝑎𝑢: 𝑛𝐵(𝑝ứ) > 𝑛𝐵(𝑏đ) ℎ𝑜ặ𝑐 𝑛𝐶(𝑝ứ) > 𝑛𝐶(𝑏đ)

=> giả sử sai ta thử tiếp trường hợp B, C là chất thiếu; lý do sai là vì không bao giờ số mol phản ứng lớn
hơn số mol ban đầu
II. Về hiệu suất của 1 phản ứng
Có những phản ứng xảy ra không hoàn toàn, sau phản ứng các chất phản ứng toàn bộ đều dư lúc này người ta
nói rằng hiệu suất phản ứng sẽ < 100%.
Số mol phản ứng
H= . 100%
Số mol ban đầu
+) Đối với phản ứng hoàn toàn, phản ứng vừa đủ thì hiệu suất là 100%.
+) Đối với phản ứng có 1 chất tham gia như phân hủy nhiệt thì hiệu suất phản ứng quyết định bởi chất đó
+) Đối với phản ứng có từ 2 chất tham gia trở lên ta cần xác định đâu là chất thiếu khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn rồi tính hiệu suất phản ứng theo chất thiếu đó
+) Cách làm tính nhanh hiệu suất: Ta có thể thử tính hiệu suất đối với tất cả các chất, hiệu suất nào thu được có
kết quả lớn nhất thì đấy chính là hiệu suất phản ứng mà ta cần tìm
VD1: Cho 5 lít N2 phản ứng với 7 lít H2 . Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí. Biết hiệu suất phản ứng là
25%. Hãy tính thể tích các khí trong hỗn hợp thu được.
N2 + 3H2 2NH3
Bước 1: Xác định xem đâu là chất thiếu khi phản ứng hoàn toàn (H = 100%)
Vì trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì tỷ lệ thể tích chính bằng tỷ lệ về số mol nên ta có:
7 5
Ta nhận thấy: < => H2 thiếu so với N2 => Hiệu suất phản ứng quyết định bởi H2
3 1
Bước 2: Vì hiệu suất phản ứng quyết định bởi H2 nên ta có:
nH2(pứ) VH2 (pứ) VH2(pứ)
Hpứ = 25% = = = => VH2 pứ = 1,75 (lít) => VH2 (dư) = 7 − 1,75 = 5,25 (lít)
nH2 (bđ) VH2(bđ) 7
1
Ta có VN2 (pứ) = VH2(pứ) (theo phương trình hóa học tỷ lệ 1: 3)
3
1,75
=> VN2 (pứ) = (lít)
3
1,75
=> VN2 (dư) = 5 − (lít)
3
2.1,75
Bảo toàn nguyên tố N ta có VNH3 sinh ra = 2VN2(pứ) = (lít)
3
2.1,75
NH3 :(lít)
3
=> Hỗn hợp khí sau gồm 1,75
N2 : 5 − (lít)
3
{ H2 : 5,25 (lít)
VD2: Cho một lượng khí N2 dư tác dụng với 3 mol H2 thu được 0,5 mol NH3 . Hãy tính hiệu suất của phản ứng
B1: Xác định xem chất nào thiếu
Như bài này người ta nói N2 dư rồi => H2 thiếu
B2: Biểu diễn hiệu suất pứ theo chất thiếu
nH2 (pứ) nH2 (pứ)
H= = . 100%
nH2(bđ) 3

Ta có quá trình: N2 + H2 NH3 .


Bảo toàn nguyên tố H ta có: 2nH2 (pứ) = 3nNH3 => 2nH2(pứ) = 3.0,5 => nH2 (pứ) = 0,75 mol
0,75
=> H = . 100% = 25%
3
VD3: Dẫn 5 lít khí N2 và 17 lít khí H2 vào bình chứa. Điều chỉnh nhiệt độ và áp suất thích hợp để thực hiện phản
ứng, thu được hỗn hợp khí sau phản ứng có tỷ khối so với He là 1,5. Tính hiệu suất của phản ứng trên.
Hỗn hợp sau phản ứng có tỷ khối so với He là 1,25
Mhỗn hợp khí sau
=> = 1,25 => Mhỗn hợp khí sau = 1,5.4 = 5 (g⁄mol)
MHe
N2 + 3H2 2NH3 .
Đặt số lít N2 phản ứng là ∶ VN2 (pứ) = x (l)

=> số lít khí H2 phản ứng là VH2(pứ) = 3x (l); số lít khí NH3 sinh ra là: VNH3 = 2x (l)

Như vậy số lít khí N2 dư sau phản ứng là: VN2 (dư) = 5 − x(lít)

Số lít khí H2 dư sau phản ứng là: VH2(dư) = 17 − 3x (lít)

N2 : 5 − x (lít)
Như vậy hỗn hợp sau gồm có: {H2 : 17 − 3x (lít)
NH3 : 2x (lít)
Ta có công thức chung tính Mhỗn hợp khi có ba chất A (a mol); B(b mol); C(c mol)là:
A. a + B. b + C. c
Mhỗn hợp = (với A, B, C là khối lượng mol tương ứng mỗi chất; a, b, c là số mol tương ứng)
a+b+c
(a, b, c cũng có thể là thể tích khí − vì thể tích khí tỷ lệ thuận với số mol của chúng).

=> Áp dụng công thức ta có:


14(5 − 𝑥 ) + 2(17 − 3𝑥) + 17.2𝑥
Mhỗn hợp khí sau = =5
5 − 𝑥 + 17 − 3𝑥 + 2𝑥
5
=> x = (lít)
6
Để tính hiệu suất, trước tiên ta cần xác định chất nào là chất thiếu
5 17
Ta thấy do: < => H2 dư khi phản ứng hoàn toàn còn N2 thiếu
1 3
=> Hiệu suất phản ứng trên quyết định bởi N2
5
nN2 (pứ) ( 6)
=> Hpứ = . 100% = . 100% = 16,667 %
nN2 (bđ) 5

Hoặc cách tính khác khi làm trắc nghiệm ta tính hiệu suất cả 2 chất ra
5
nH2 (pứ) 3x. 100% 3. (6)
HH2 = . 100% = = . 100% = 14,706%
nH2(bđ) 17 17

HN2 = 16,667%

=> Do HN2 > HH2 nên hiệu suất của phản ứng do N2 quyết định = 16,667 %

VD 4: Hỗn hợp A gồm N2 và H2 có tỷ khối so với H2 3,6. Đun nóng A một thời gian trong bình với xúc tác là
Al2 O3 nhiệt độ áp suất thích hợp thu được hỗn hơp Y có tỷ khối so với H2 là 4. Hãy tính hiệu suất tổng hợp
amoniac
Đặt số mol N2 ban đầu trong A là: nN2 (bđ) = a (mol).
MA
Ta có do tỷ khối của A so với H2 là 3,6 nên = 3,6 (g⁄mol) => MA = 3,6.2 = 7,2 (g⁄mol)
MH 2
MN2 . nN2 (bđ) + MH2 . nH2 (bđ) 28a + 2nH2(bđ)
MA = = = 7,2 (g⁄mol).
nN2(bđ) + nH2 (bđ) a + nH2 (bđ)

28a − 7,2a
=> 28a + 2nH2(bđ) = 7,2a + 7,2nH2(bđ) => nH2(bđ) = = 4a (mol)
7,2 − 2
nN2 (bđ) = a (mol)
Như vậy hỗn hợp A ban đầu gồm có: {
nH2(bđ) = 4a (mol)

Quá trình xảy ra như sau: N2 + H2 NH3


Đặt số mol N2 phản ứng là ∶ nN2 (pứ) = x(mol) => nN2 (dư) = a − x (mol)

Bảo toàn nguyên tố N ta có: nNH3 = 2nN2 (pứ) = 2x (mol)


3 3
Bảo toàn nguyên tố H ta có 2nH2(pứ) = 3nNH3 => nH2(pứ) = nNH3 = . 2x = 3x (mol)
2 2
=> nH2(dư) = nH2 (bđ) − nH2 (pứ) = 4a − 3x (mol)

N2 dư: a − x (mol)
Hỗn hợp Y thu được gồm có: {H2 dư: 4a − 3x (mol).
NH3 : 2x (mol)

Hỗn hợp Y thu được có tỷ khối so với H2 là 4 => MY = 4.2 = 8 (g⁄mol)


28. nN2 (dư) + 2. nH2 (dư) + 17. nNH3 28. (a − x) + 2. (4a − 3x) + 17.2x
=> Ta có MY = = = 8.
nN2 (dư) + nH2(dư) + nNH3 a − x + 4a − 3x + 2x

Đến đây có thể biến đổi pt trên thành:


x 3x 17.2x
28. (1 − ) + 2. (4 − ) +
a a a = 8 (chia cả tử và mẫu cho a)
x 3x 2x
1−a+4− a + a
x x x
Coi là 1 biến rồi giải tìm bằng máy tính ta được: = 0,25
a a a
nH2 (pứ) 3x 3
Ta có HH2 = . 100% = . 100% = . 0,25.100% = 18,75%
nH2 (bđ) 4a 4
nN2 (pứ) x
HN2 = . 100% = . 100% = 25%
nN2 (bđ) a

Do HN2 > HH2 nên hiệu suất pứ là Hpứ = HN2 = 25%

VD 5: Thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac từ N2 và H2 với hiệu suất H%, thu được hỗn hợp X chứa 10% về
NH3 (về thể tích). Cho X tác dụng với CuO dư, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn
hợp Y (gồm khí và hơi) và hỗn hợp rắn Z có khối lượng giảm đi so với khối lượng CuO ban đầu là 12,8 gam
Làm lạnh Y đến 0o C nhận thấy có 6,72 lít khí (đktc) 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 bị ngưng tụ. Xác định giá trị của H.
Các phương trình phản ứng có thể xảy ra là:
N2 + 3H2 2NH3
2NH3 + 3CuO 3Cu + N2 + 3H2 O
H2 + CuO Cu + H2 O.
Vì phản ứng tổng hợp amoniac xảy ra không hoàn toàn có hiệu suất < 100%
N2
=> hỗn hợp X sau phản ứng gồm { H2
NH3
Khi cho X tác dụng với CuO dư chỉ có NH3 và H2 xảy ra phản ứng, quá trình được biểu diễn như sau
N2
N CuO còn dư
X { H2 + CuO dư Hỗn hợp khí Y { 2 + Hỗn hợp rắn Z {
H2 O Cu
NH3
(không còn H2 và NH3 do H2 và NH3 phản ứng hoàn toàn với CuO mà CuO dư)
Khi làm lạnh Y đến 0o C thấy có 6,72 lít khí không bị ngưng tụ => 6,72 lít khí này là N2
6,72
=> nN2 (Y) = = 0,3 mol
22,4
Đề bài cho hỗn hợp rắn Z có khối lượng ít hơn 12,8 gam so với lượng Cu ban đầu
Ta nhận thấy theo quá trình trên:
Cứ 1 mol CuO phản ứng với NH3 là mất 1 mol O của hỗn hợp rắn để sinh ra 1 mol Cu
Mà cứ 1 mol O mất đi trong hỗn hợp rắn thì khối lượng hỗn hợp rắn giảm đi 16 g
12,8
=> Do khối lượng giảm 12,8 gam nên số mol O mất đi là: nO(mất) = = 0,8 mol
16
=> Số mol H2 O sinh ra khi H2 nhận 0,8 mol O từ hỗn hợp rắn là nH2O(Y) = nO = 0,8 mol
N2 : 0,3 mol
Chốt lại hỗn hợp Y gồm: {
H2 O: 0,8 mol
Viết lại sơ đồ trên và điền số mol vào.
N2 : a mol
N : 0,3 mol CuO còn dư
X { H2 : b mol + CuO dư Hỗn hợp khí Y { 2 + Hỗn hợp rắn Z {
H2 O: 0,8 mol Cu
NH3 : c mol
Bảo toàn nguyên tử N ta có 2nN2(X) + nNH3(X) = 2nN2 (Y) => 2a + c = 2.0,3 (1)

Bảo toàn nguyên tử H ta có 2nH2(X) + 3nNH3 (X) = 2nH2O(Y) => 2b + 3c = 2.0,8 (2)

Mặt khác: hỗn hợp X có NH3 chiếm 10% về thể tích hay nói cách khác trong X NH3 chiếm 10% về số mol
=> Tổng số mol các khí trong X là: nX = nN2 (X) + nH2(X) + nNH3(X) = a + b + c (mol)
c c
=> . 100% = 10% => = 0,1(3)
a+b+c a+b+c
Từ (1), (2), (3) ta có: a = 0,25; b = 0,65; c = 0,1
N2 : 0,25 mol
=> Hỗn hợp X gồm: X { H2 : 0,65 mol
NH3 : 0,1 mol
Ta hiểu rằng số mol nguyên tố N của N2 phản ứng và nguyên tố H của H2 phản ứng chui hết vào NH3
3.0,1
Do đó: 2nH2 (pứ) = 3nNH3 (X) => nH2 (pứ) = = 0,15 mol
2
0,1
2nN2 (pứ) = nNH3(X) => nN2 (pứ) = = 0,05 mol.
2
Bây giờ ta cần tìm số mol N2 và H2 ban đầu để tính hiệu suất phản ứng.
2.0,65 + 3.0,1
Bảo toàn nguyên tố H: 2nH2(bđ) = 2nH2 (X) + 3nNH3 (X) => nH2 (bđ) = = 0,8 (mol)
2
2.0,25 + 0,1
Bảo toàn nguyên tố N: 2nN2(bđ) = 2nN2(X) + nNH3 (X) => nN2 (bđ) = = 0,3 (mol)
2
nN2 (bđ) 0,3 nH2(bđ) 0,8
Nhận thấy = > = => H2 là chất thiếu khi phản ứng hoàn toàn
1 1 3 3
nH2 (pứ) 0,15
=> Hiệu suất tính theo H2 => H = . 100% = . 100% = 18,75%.
nH2 (bđ) 0,8

You might also like