You are on page 1of 19

Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.

7958

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BÀI THI ĐỊNH TÍNH CÁC CHẤT HỮU CƠ.

* Các chất cần định tính : Etanol, phenol, glixerol, andehit fomic, aceton, axit
axetic, axit oxalic, glucozơ, glyxin, axit sunfanilic, axit salicylic, nước cất.
* Sơ đồ nhận biết (update) : Phần phụ lục (màu đỏ là cách thử lại nhé ^^!)
* Các bước thực hiện :
+ Bước 0 :
 Chọn 1 dd bất kì (dd nào còn nhiều nhiều, vs lại ko màu là tốt nhất, ví dụ
dd NaOH, hoặc nước cất), đổ vào 1 ống nghiệm 10 giọt (mục đích là để so
sánh định lượng với dd ống số).
Kinh nghiệm : bản tổng kết trước tất cả các thí nghiệm tớ đều quy chuẩn
về 5 giọt, nhưng khi thi xong, tớ thấy ta nên làm với 10 giọt. Một là hóa
chất các cô cho thoải mái nên không sợ thiếu đâu, hai là hiện tượng chúng
ta thấy sẽ được rõ hơn, cũng một phần tớ cho 5 giọt ống số vào thấy quá ít
nữa, nên 10 giọt là hợp lý hơn cả.
 Tiếp theo, nhỏ khoảng 5 giọt dd FeCl3 vào 1 ống nghiệm (để so sánh màu
sắc).
+ Bước 1 : Lấy khoảng 10 giọt ống đố, nhỏ vào đó 5 giọt ninhidrin, lắc đều, rồi đun
dưới ngọn lửa đèn cồn khoảng 30s – 1’, hiện tượng : tạo phức màu xanh tím.
 Glyxin.
Thử lại : Lấy 5 giọt NaNO2 và 2 - 3 giọt CH3COOH. Đổ vào đó khoảng 5 giọt ống
đố. Lắc đều, quan sát kĩ sẽ thấy có khí hình kim (N2) bay lên.
+ Bước 2 : Lấy khoảng 10 giọt ống đố, rồi nhỏ khoảng 5 giọt CaCl2, hiện tượng :
xuất hiện kết tủa trắng đục (COO)2Ca).
 Axit oxalic.
Thử lại : Lấy 5 giọt dd trong ống số, nhỏ 5 giọt AgNO3 vào, thấy kết tủa trắng đục
xuất hiện (COOAg)2.
+ Bước 3 : Lấy khoảng 10 giọt ống đố, nhỏ vào đó 10 giọt NaNO2, nhỏ tiếp 4 giọt
dd α-naphtol vào, hiện tượng : xuất hiện màu đỏ cam của hợp chất azo.
 Axit sunfanilic.

1
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

Thử lại : Lấy khoảng 5 giọt dd đó, nhỏ 5 – 10 giọt dd Na2CO3, sẽ xuất hiện bọt khí
CO2 bay lên.
+ Bước 4 : Lấy khoảng 10 giọt ống đố, nhỏ 5 – 10 giọt dd Na2CO3, hiện tượng :
xuất hiện bọt khí CO2 bay lên.
 Tiếp tục lấy 10 giọt ống đố khác, nhỏ 2 giọt FeCl3 vào.
- Hiện tượng : tạo phức màu tím, nhỏ từ từ axit lactic thấy màu tím không
thay đổi (hoặc bị nhạt đi do pha loãng).
 Axit salicylic.
- Hiện tượng : tạo phức màu vàng chè/đỏ chè.
 Axit axetic.
+ Bước 5 : Lấy 10 giọt CuSO4 và 10 giọt NaOH vào một ống nghiệm, lắc đều. Sau
đó, đổ từ từ 10 giọt dd ống số vào ống nghiệm đó.
Nếu thấy kết tủa tan dần, dd chuyển sang màu xanh biển, đem ống nghiệm đó
đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn.
 Nếu xuất hiện kết tủa vàng nâu (chính xác là dd bị vẩn đục màu vàng nâu, do
nồng độ không cao nên không chuyển sang màu đỏ gạch như lý thuyết) :
 Glucozơ.
 Nếu không thấy hiện tượng gì :
 Glixerol.
+ Bước 6 : Lấy khoảng 10 giọt ống đố. Nhỏ 10 giọt dd AgNO3 và 4 giọt dd NH3, lắc
đều, đun nóng nhẹ và chờ 2 – 3’ (đừng đun lâu quá, NH3 sẽ bị bay hết, khó nhìn
thấy hiện tượng). Hiện tượng : Xuất hiện kết tủa Ag đen bám thành viền xung
quanh thành ống nghiệm.
 HCHO.
Thử lại : Ngửi mùi. (Giống mùi fomon ngâm xác trên Viện giải phẫu).
+ Bước 7 : Lấy khoảng 10 giọt ống đố. Nhỏ vào đó 2 giọt FeCl3. Hiện tượng : Xuất
hiện phức màu tím, nhỏ từ từ axit lactic vào thấy màu tím biến mất.
 Phenol.
Thử lại : Lấy khoảng 5 giọt ống đố, cho vào đó 2 giọt H2SO4 và 1 giọt K2Cr2O7 rồi
đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 1 – 2’. Hiện tượng : xuất hiện kết tủa đen
đục p - benzoquinon.
2
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

+ Bước 8 : Lấy khoảng 10 giọt ống đố. Cho vào đó 4 giọt H2SO4 và 2 giọt K2Cr2O7
rồi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn khoảng 1 – 2’
 Nếu dd chuyển từ màu da cam sang màu xanh lục. Uốn thẳng 1 dây Cu,
nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi tạo ra lớp CuO màu đen, nhúng ngay sợi
dây Cu còn đang nóng vào ống nghiệm.
- Hiện tượng : xuất hiện Cu màu đỏ bám lên dây đồng.
 Etanol.
- Không hiện tượng.
 Aceton.
Thử lại :
+ Ngửi mùi đặc trưng.
+ Nhỏ ra tay thấy bay hơi nhanh, cảm giác mát.
+ Viết bút lên giấy, nhỏ vào thấy mực bị nhòe…
+ Lấy khoảng 5 giọt ống đố, nhỏ vào đó 2 giọt NaHSO3 bão hòa, chờ khoảng
10 – 15’. Hiện tượng xuất hiện hạt màu trắng li ti bám vào thành ống nghiệm (kết
tinh bisulfit).
 Nếu dd vẫn giữ màu da cam.
 Nước cất.

3
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BÀI THI ĐỊNH LƯỢNG.

Chúng ta phải định lượng 3 ống đố bằng 3 phương pháp :


 Phương pháp chuẩn độ trung hòa.
 Phương pháp chuẩn độ pemanganat.
 Phương pháp chuẩn độ complexon.

1. Chuẩn độ trung hòa. (Chuẩn độ H2SO4 bằng dd NaOH).


* Bước 1 : Tráng buret.
- Tráng cốc mỏ 1 lần bằng nước cất + 1 lần bằng dd NaOH.
- Dùng cốc mỏ chuyển dd NaOH vào buret cho đến trên vạch 0. Chú ý phải xem đã
khóa buret chưa, kẻo khi đổ vào nó lại trào ra thì….lau ốm ^^!. Sau đó, mới mở
khóa hết cỡ để tráng một lượt buret và đuổi khí ở cuống buret.
Kinh nghiệm : có thể dùng bóp cao su để thao tác làm nhanh hơn, cái này thì dùng tay nào bóp
cao su cũng được, tuy nhiên, phải cẩn thận khi thao tác, đừng để dd NaOH bị trào ngược lên trên,
bắn tung tóe ra bên ngoài. Nên mọi người khi bóp hết một lượt hơi, thì nhẹ nhàng nhấc bóp cao su
ra ngoài buret, rồi mới thực hiện lượt bóp thứ 2 nhé !
- Sau khi tráng 1 lượt buret, đổ dd vừa tráng xong (hoặc đưa cho bạn bên cạnh để
tráng tiếp) dùng cốc mỏ chuyển dd NaOH mới vào trong buret đến vạch 0.
Kinh nghiệm : Với dd chuẩn độ là NaOH, do dd ko có độ nhớt nên điểm 0 sẽ tương ứng với điểm
tiếp xúc thấp nhất của dd, còn với dd chuẩn độ là dd complexon III hoặc dd KMnO4, do tính chất
của dd có độ nhớt cao nên điểm 0 sẽ tương ứng với điểm tiếp xúc cao nhất của dd.
Mặt khác, thực tế một số buret có khóa không được kín, nên thỉnh thoảng NaOH trong
buret vẫn bị rò ra, nên kinh nghiệm của tớ là, mình nên kiểm tra trước buret, nếu nó bị rò thì cứ
đổ qua vạch 0 một đoạn, hứng giẻ lau ở dưới rồi sau đó, khi nào đến bước 6 (bước chuẩn độ)
chúng ta căn chỉnh sau cũng được, đỡ mất thời gian phải đổ đi đổ lại vào buret.
* Bước 2 : Tráng pipet định mức.
- Dùng chính dd cần chuẩn độ (dd H2SO4) để tráng.
- Cầm bóp cao su bằng tay TRÁI, tay PHẢI cầm pipet bằng ngón cái và ngón giữa,
hút lên khoảng vị trí H (hình 2) (hoặc thấp hơn – mục đích để tiết kiệm hóa chất),
rồi bịt chặt đầu trên bằng ngón trỏ.
- Nhấc pipet khỏi ống đố, sau đó tráng pipet một lượt, bằng cách để pipet nằm ngang
rồi cho dd tráng đi tráng lại pipet rồi đổ dd đó đi.
4
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

Kinh nghiệm : khi lấy bóp cao su hút lên, NÊN chỉ hút 1 lần, đừng để hút xong, dd lại rơi xuống
ống số, như vậy sẽ xuất hiện sai số đấy. Còn nếu mà đã lỡ phải hút lại rồi, thì…chắc cũng không
sao đâu. (tại 1 lần tớ bị vậy rồi nhưng làm kết quả vẫn đúng hehe).
* Bước 3 : Rửa bình nón.
Tráng 1 lượt bằng nước cất (dùng bình tia). Rửa luôn cả 2 bình nón để công
việc chuẩn độ sau đó diễn ra nhanh hơn.
* Bước 4 : Lấy hóa chất.
- Dùng pipet định mức lấy chính xác 5 ml dd H2SO4 (có vạch mờ quy định), cho vào
mỗi bình nón.
- Thực hiện lấy hóa chất như bước 2.
Kinh nghiệm : khi cho dd vào bình nón, tay TRÁI nghiêng bình, tì nhẹ đầu pipet lên thành bình
nón, nới nhẹ ngón tay để dd chảy xuống từ từ. Sau khi gần hết dd chảy vào bình, chạm nhẹ đầu
pipet vào thành (tránh gây sai số). Chú ý không thổi giọt cuối cùng xuống.
* Bước 5 : Nhỏ chỉ thị.
Nhỏ vào mỗi bình nón 2 giọt phenolphthalein (ĐỪNG quên bước này nhé !!)
* Bước 6 : Chuẩn độ.
- Tư thế : ngồi thẳng với buret, tay phải cầm bình nón hứng dưới buret, vừa cầm vừa
lắc tròn cổ tay quan sát màu dd thay đổi (xem thêm TTHH – p.12), tay trái cầm khóa
buret điều chỉnh.
- Mở khóa cho từng giọt dd từ buret chảy vào bình nón, kết hợp lắc đều. Chuẩn độ
cho đến khi trong dd xuất hiện màu hồng, nếu chưa bền trong 30s thì tiếp tục nhỏ
thêm 1 giọt NaOH, cho đến khi nào màu hồng bền khoảng 30s thì ngừng chuẩn độ.
Ghi chính xác thể tích VNaOH đã dùng (V1).
- Chú ý :
+ Mắt nhìn buret phải ở ngang vạch cần đọc.
+ Điểm kết thúc chuẩn độ nằm ở sau điểm tương đương.
- Sau đó, bổ sung NaOH vào buret, chỉnh về vạch 0 rồi tiếp tục chuẩn độ bình nón
thứ hai. Ghi chính xác thể tích VNaOH đã dùng (V2).
- Nếu |V1 – V2| > 0,2 ml, nên tiến hành đo thêm lần 3, sau đó lấy kết quả trung bình
của 2 lần đo sát nhau nhất. Giá trị V chỉ lấy hai chữ số thập phân sau dấu phẩy, chữ
số cuối cùng chỉ là 0 hoặc 5 (chọn giá trị nào theo mình là hợp lý và chính xác nhất,
không nhất thiết phải theo quy tắc làm tròn).
5
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

VD : V1 = 5,50 ml ; V2 = 5,55 ml => V = 5,55 ml (hoặc 5,50 ml)


V NaOH .N NaOH
- Tính giá trị của NH2SO4 : N H SO 
2 4
5
Giá trị của N lấy 3 chữ số thập phân sau dấu phẩy, theo quy tắc làm tròn thông
thường.

Hình 2. Một số lưu ý về các thao tác chuẩn độ.

6
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

2. Chuẩn độ pemanganat (chuẩn độ FeSO4 bằng dd KMnO4).


* Bước 1 : Tráng buret.
Như phần 1. Chỉ khác thay dd NaOH = dd KMnO4.
* Bước 2 : Tráng pipet định mức.
Như phần 1. Chỉ khác tráng bằng dd FeSO4.
* Bước 3 : Rửa bình nón.
Như phần 1.
* Bước 4 : Lấy hóa chất.
Như phần 1. Chỉ khác thay dd H2SO4 = dd FeSO4
* Bước 5 : Nhỏ chỉ thị.
Nhỏ vào mỗi bình nón 2 ml dd H2SO4, lắc đều (tạo môi trường).
* Bước 6 : Chuẩn độ.
- Tư thế : như phần 1.
- Mở khóa cho từng giọt dd KMnO4 từ buret chảy vào bình nón, kết hợp lắc đều.
Chuẩn độ cho đến khi trong dd xuất hiện màu hồng nhạt (màu phớt hồng, có thể so
màu trên áo blouse), lắc kĩ vẫn không hết màu thì ngừng chuẩn độ. Ghi chính xác
thể tích VKMnO4 đã dùng (V1).
- Chú ý :
+ Mắt nhìn buret phải ở ngang vạch cần đọc.
+ Điểm kết thúc chuẩn độ nằm ở sau điểm tương đương.
- Sau đó, bổ sung KMnO4 vào buret, chỉnh về vạch 0 rồi tiếp tục chuẩn độ bình nón
thứ hai. Ghi chính xác thể tích VKMnO4 đã dùng (V2).
- Nếu |V1 – V2| > 0,2 ml, nên tiến hành đo thêm lần 3, sau đó lấy kết quả trung bình
của 2 lần đo sát nhau nhất. Giá trị V chỉ lấy hai chữ số thập phân sau dấu phẩy, chữ
số cuối cùng chỉ là 0 hoặc 5 (chọn giá trị nào theo mình là hợp lý và chính xác nhất,
không nhất thiết phải theo quy tắc làm tròn).
VD : V1 = 5,50 ml ; V2 = 5,55 ml => V = 5,55 ml (hoặc 5,50 ml)
V KMnO4 .N KMnO4
- Tính giá trị của NFe2+ : N Fe 
2
5
Giá trị của N lấy 3 chữ số thập phân sau dấu phẩy, theo quy tắc làm tròn thông
thường.

7
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

3. Chuẩn độ complexon (chuẩn độ MgSO4 bằng dd complexon III).


* Bước 1 : Tráng buret.
Như phần 1. Chỉ khác thay dd NaOH = dd complexon III.
* Bước 2 : Tráng pipet định mức.
Như phần 1. Chỉ khác tráng bằng dd MgSO4.
* Bước 3 : Rửa bình nón.
Như phần 1.
* Bước 4 : Lấy hóa chất.
Như phần 1. Chỉ khác thay = dd MgSO4
* Bước 5 : Nhỏ chỉ thị.
Nhỏ vào mỗi bình nón 2 – 2,5ml dd đệm (đệm amoni) + một ít chỉ thị
Eriocrom-T đen. Lắc đều. Nhớ phải cho dd đệm trước khi cho chỉ thị.
Kinh nghiệm : Bước cho chỉ thị là bước quan trọng. Nên mang tăm đi để việc gạt lấy chỉ thị được
chính xác. Không nên hất hất, hoặc lấy đầu bút, vì đầu bút to dễ lấy chỉ thị nhiều hơn lượng cần
thiết. Kinh nghiệm của mình là chỉ một gạt tăm chất chỉ thị là đủ. ^^! Cái này là tùy mắt nhìn màu
của từng người nhé.
* Bước 6 : Chuẩn độ.
- Tư thế : như phần 1.
- Mở khóa cho từng giọt dd complexon III từ buret chảy vào bình nón, kết hợp lắc
đều. Chuẩn độ cho đến khi dd chuyển từ màu tím hồng sang màu xanh nước biển
thì ngừng chuẩn độ. Ghi chính xác thể tích Vcom-III đã dùng (V1).
- Chú ý :
+ Mắt nhìn buret phải ở ngang vạch cần đọc.
+ Điểm kết thúc chuẩn độ = Điểm tương đương.
+ Quan sát kĩ sự chuyển màu, nên cho từ từ từng giọt complexon III để quan sát.
- Sau đó, bổ sung dd complexon III vào buret, chỉnh về vạch 0 rồi tiếp tục chuẩn độ
bình nón thứ hai. Ghi chính xác thể tích Vcom-III đã dùng (V2).
- Nếu |V1 – V2| > 0,2 ml, nên tiến hành đo thêm lần 3, sau đó lấy kết quả trung bình
của 2 lần đo sát nhau nhất. Giá trị V chỉ lấy hai chữ số thập phân sau dấu phẩy, chữ
số cuối cùng chỉ là 0 hoặc 5 (chọn giá trị nào theo mình là hợp lý và chính xác nhất,
không nhất thiết phải theo quy tắc làm tròn).
VD : V1 = 5,50 ml ; V2 = 5,55 ml => V = 5,55 ml (hoặc 5,50 ml)
8
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

V com .N com
- Tính giá trị của NMg2+ : N Mg 
2
5
Giá trị của N lấy 3 chữ số thập phân sau dấu phẩy, theo quy tắc làm tròn thông
thường.

Hình 3 : DD chuẩn để so sánh trong chuẩn độ complexon.

9
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

MỘT SỐ CHÚ Ý KHI THI THỰC TẬP HÓA HỌC.

1. Lịch thi :
- Cái này chắc mỗi bạn đều biết lịch thi của lớp mình rồi :D.
- Thời gian : với những lớp buổi sáng là 8h00.
- Hai tổ sẽ thi vào 1 buổi sáng, tổ thi ở Phòng TT1 (phòng ở sâu hơn) sẽ thi lý thuyết
trước, tổ thi ở phòng TT2 sẽ thi lý thuyết sau 15’. Nên tổ nào thi ở phòng TT2 sẽ
được cô giáo phổ biến nội quy thi trước, phát hóa chất trước, phát giấy thi
trước…Xong xuôi hết mới bắt đầu bước vào thi lý thuyết thực tập.
2. Phần thi : 90 phút (tính từ lúc bắt đầu làm lý thuyết), gồm 2 phần.
* Lý thuyết :
- Thi 20 câu/12 phút.
- Thi theo hình thức trắc nghiệm, 3 đáp án, chọn 1 đáp án đúng nhất.
- Mỗi bạn sẽ được bốc 1 mẩu giấy, để trong 1 cái giỏ, mỗi mẩu giấy trong đó sẽ ghi
mã đề lý thuyết của bạn.
- Tiếp theo bạn sẽ được phát một tờ ghi số câu cần phải làm. Ví dụ như thế này :

10
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

- Sau đó các cô sẽ phát thêm 1 tờ giấy, gồm khoảng 200 ô, tương ứng với số câu có
trong quyển đề. Ví dụ như thế này :
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

41 42 43 44 45 46 47 48 49 50

Nhiệm vụ của mỗi bạn là : Khoanh tròn vào số tương ứng những câu mình phải làm
trong tờ điền đáp án. Mục đích giúp cho bạn đỡ bị sót câu, mặt khác sẽ dễ dàng hơn
trong việc kiểm tra lại, tránh mất điểm đáng tiếc.
- Cuối cùng, mỗi người sẽ được phát một quyển đề (khoảng 200 câu), tìm câu hỏi
tương ứng trong đó, rồi ghi đáp án vào tờ đề.
Kinh nghiệm : Tìm cho thật đúng câu hỏi, cẩn thận không nhìn nhầm câu rồi làm,
mất điểm rất đáng tiếc. Thứ hai, nhìn thật kĩ xem câu đó là chọn ĐÚNG hay chọn
SAI nhé.
- Nội dung thi : trong chương trình TT, bên cạnh đó các bạn có thể tham khảo bộ
test thi TT Hóa học ở ngoài quán photo, hoặc bộ câu hỏi của các bạn lớp A, kết hợp
với câu hỏi trên Seminar nhé ^^!
* Thực tập :
- Mỗi bạn sẽ được phát 5 ống số : 2 ống định tính và 3 ống định lượng.
- Ở phần định tính, chất chứa trong 2 ống đố sẽ nằm trong 12 chất (đã cho trước).
Có hai khay ống đố định tính. Khi lên lấy ống đố, các bạn chú ý lấy mỗi khay 1 ống,
kẻo nếu lấy lung tung sẽ bị rơi vào trường hợp 2 nước cất đấy. Bị thế thì khổ lắm ^^.
Thuốc thử sẽ có như ở các bài TT trước. Còn về sơ đồ nhận biết, mỗi bạn sẽ có một
sơ đồ riêng. Các bạn có thể tham khảo sơ đồ của mình ở trên .(mới update lại
nhé!)
- Ở phần định lượng, mỗi bạn sẽ phải định lượng 3 ống (chuẩn độ 3 ống)
+ H2SO4 ( phương pháp chuẩn độ trung hòa ). => dùng NaOH.
+ FeSO4 ( phương pháp chuẩn độ pemanganat ). => dùng KMnO4.
+ MgSO4 ( phương pháp chuẩn độ complexon ). => dùng complexon III.
Chú ý : có 3 khay đựng ống số định lượng :

11
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

- Khay đựng ống nhãn ĐỎ: dùng cho bài chuẩn độ trung hòa.
- Khay đựng ống nhãn ĐEN: dùng cho bài chuẩn độ pemanganat.
- Khay đựng ống nhãn XANH : dùng cho bài chuẩn độ complexon.
Mọi người lấy mỗi khay 1 ống đố nhé ^^!.
3. Những lưu ý của phần thực tập mình cũng đã đề cập đến trong từng phần cụ
thể. Mình chỉ nhắc các bạn thêm 1 số cái :
+ Nhớ mặc áo blouse đầy đủ, đi thi đúng giờ, nhớ mang theo bút viết, tăm (để
lấy chỉ thị complexon), máy tính (để tính thể tích, nồng độ), thẻ sinh viên (CMND
nếu mất thẻ). Do nháp không được mang vào, nên nếu các bạn muốn thử Aceton
(theo cách của mình), các bạn mang một ít giấy ăn vào nhé, các cô sẽ không để ý
đâu.
+ Vì chúng ta chỉ có khoảng 75’, nên cố gắng thao tác cẩn thận, không cần
nhanh, đúng theo quy trình, thì chúng ta sẽ đỡ phải mất thời gian làm lại…
+ Ở phần thi lý thuyết, vì chỉ có 12’ thôi, cũng rất nhanh, nên nhớ phải xem
chuẩn câu, xem xong ghi đáp án luôn, chứ đừng có phân vân, đến lúc hết giờ lại
phải viết bừa thì mất điểm rất phí.
+ Một cái rất quan trọng, như các bài thực tập ống số, các bạn phải ghi số của
mình ngay vào trong tờ giấy thi nhé. Chú ý là, mình có 5 ống số, với ống số định
tính thì không vấn đề gì, nhưng với ống số định lượng, có 3 màu đỏ - xanh – đen cụ
thể cho 3 thí nghiệm chuẩn độ, nên khi ghi vào tờ giấy thi mọi người phải kiểm tra
cẩn thận nhé, kẻo ghi lộn ống trung hòa thành ống complexon thì…..^^!
+ Khi đã tìm ra chính xác chất nào, các bạn ghi chất đó vào phần định tính,
một là nhớ ghi đúng số của ống đó, kẻo lại lộn giữa 2 ống, thứ hai là chú ý ghi
ĐÚNG tên chất. Tốt nhất là ghi thêm kèm công thức hóa học. Kẻo nhỡ đâu tên sai
thì còn CTHH, hoặc ngược lại ^^!
+ Điểm thi thực tập mình còn tính cả điểm thao tác và điểm vệ sinh. Vì thế,
để tránh bị mất điểm oan, mọi người cố gắng thực hiện đúng các thao tác. Cái này
bình thường thì không sao, cơ mà nếu có cô đứng cạnh mình mà cô để ý là cô trừ
điểm đấy.
VD :
- cầm bóp cao su = tay trái, pipet bằng tay phải.
- cầm bình nón = 3 ngón tay phải (I, II, III), cầm khóa buret = tay trái.
- khi lấy xong hóa chất hay pipet phải đặt hóa chất đúng chỗ cũ, không được
để pipet ở trong bình đựng hóa chất.
- sau khi thực tập xong phải cất dọn gọn gàng bàn thí nghiệm của mình…
12
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

+ Một cái nữa là, chúng ta sẽ không phải chuẩn độ để tìm ra nồng độ chất
chuẩn. Các giá trị nồng độ đã được dán luôn trên chai đựng hóa chất đó. Mình nêu
ra luôn để cho mọi người biết.
- dd NaOH : 0,1 N.
- dd KMnO4 : 0,02 N.
- dd Complexon – III : 0,02N.
+ Các phức màu vàng của Fe3+
 Axit oxalic : vàng chanh.
 Aceton : vàng đục (hơi nâu).
 Axit axetic : vàng chè (hơi nâu).
 Glyxin : vàng đục (hơi nâu).
 Axit lactic : vàng nhạt. (sáng hơn).
 Glucozơ : vàng xanh.
+ Các phức màu tím với Fe3+ :
 Phenol : tím đậm.
 Axit salicylic : tím xanh.
+ Bảng đổi màu của chất chỉ thị :

Chỉ thị (1 giọt)


Hóa chất
Metyl cam Metyl đỏ Phenolphtalein Vạn năng
3 ml H2O vàng vàng chanh không màu xanh biển
3ml H2O + 1
đỏ dâu đỏ son không màu đỏ cam
giọt HCl
3 ml H2O + 1
vàng vàng chanh hồng xanh tím
giọt KOH

MÌNH CHỈ CÓ MỘT SỐ LƯU Ý NHƯ VẬY. CHẮC CHẮN KHÔNG


TRÁNH KHỎI NHỮNG SAI SÓT, MONG CÁC BẠN ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CHO
MÌNH NHÉ ^^!. CHÚC CẢ NHÀ THI TỐT, GIÀNH KẾT QUẢ CAO TRONG KÌ
THI SẮP TỚI.
- djth0ng -

13
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

PHỤ LỤC

CÁCH BỐ TRÍ PHÂN KHU THI THỰC TẬP HÓA HỌC.

Hình 1 : Dãy bàn ngoài cùng : Khu định tính (nhận biết các chất). Thông
thường những ai ngồi ở vị trí nào khi thực tập sẽ thực tập bài đó đầu tiên. Bạn
nào có tên nằm ở nửa trên của tổ (1 – 12) sẽ thực tập định tính trước.

14
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

Hình 2 : Dãy bàn ở giữa : Được chia làm 3 bàn định lượng. Mỗi bàn 4 buret.
- Bàn trên cùng : Chuẩn độ trung hòa.
- Bàn thứ hai : Chuẩn độ pemanganat.
- Bàn dưới cùng : Chuẩn độ complexon.

15
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

Hình 3 : Dãy bàn trong cùng : Có 2 bàn định lượng. Mỗi bàn 4 buret.
- Bàn trên : Chuẩn độ trung hòa.
- Bàn dưới : Chuẩn độ pemanganat.

16
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

Hình 4 : Dãy bàn cuối phòng thực hành : Có 1 bàn định lượng. 2 buret. Chuẩn
độ complexon.

17
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

Hình 5 + 6 + 7 : Màu của dung dịch trong thí nghiệm chuẩn độ complexon.
18
Nguyễn Đức Hoàng – Tổ 32 Y1R (2012 – 2018) 0163.920.7958

Hình 8 : Sơ đồ nhận biết.


19

You might also like