You are on page 1of 52

Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TPHCM

TRIẾT HỌC
(Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ
cho các ngành
khoa học tự nhiên – công nghệ)

1
TRIẾT HỌC
Chương I : KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC

Chương II : TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Chương III : MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC


VÀ CÁC KHOA HỌC

Chương IV : VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ


TRONG SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

2
Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Giáo trình triết học
(Dùng cho khối không
chuyên ngành triết học
trình độ đào tạo thạc sĩ,
tiến sĩ các ngành khoa
học tự nhiên, công nghệ),
NXB. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2015.

3
Chương I : KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC
I. Triết học là gì.

1. Khái niệm triết học

Thuật ngữ.


02 nguồn gốc ra đời của triết học

Nhận thức: Xã hội:


Khái quát hóa, Chiếm hữu nô lệ,
trừu tượng hóa giai cấp

Khái niệm

Triết học là hệ thống tri thức lý luận phổ quát nhất của
con người về thế giới, về vị thế và khả năng của con người
trong thế giới ấy.
5
2. Đối tượng của triết học
TH tự nhiên bao gồm tất cả những tri thức mà con người có
Thời kỳ Hy
được, trước hết là các tri thức thuộc khoa học tự nhiên sau này
Lạp Cổ đại
như toán học, vật lý học, thiên văn học...

Thời Trung cổ TH kinh viện mang tính tôn giáo

Thời kỳ phục TH tách ra thành các môn khoa học như cơ học, toán học, vật lý
hưng, cận đại học, thiên văn học, hóa học, sinh học, xã hội học, tâm lý học,
văn hóa học...

Triết học cổ
“Triết học là khoa học của mọi khoa học”.
điển Đức

Triết học Mác Những quy luật chung nhất của TN, XH và TD.
Đối tượng của triết học

Những vấn đề chung nhất của giới tự nhiên,


xã hội và con người, mối quan hệ của con
người với thế giới xung quanh.

7
3. Vấn đề cơ bản của triết học

• Ph.Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết


học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề
quan hệ giữa tư duy với tồn tại”

[Vật chất với ý thức; tự nhiên với tinh thần]

8
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt

Mặt thứ nhất: giữa vật chất (VC) và ý thức (YT) cái
nào có trước, cái nào quyết định cái nào?

Mặt thứ hai: con người có khả năng nhận thức


được thế giới hay không?

9
4. Chủ nghĩa duy vật (CNDV) và chủ nghĩa duy tâm (CNDT).

 Trả lời mặt thứ nhất

Vật chất > ý thức Vật chất < ý thức Vật chất = ý thức

CHỦ CHỦ NHỊ


NGHĨA NGHĨA NGUYÊN
DUY VẬT DUY TÂM LUẬN
Chủ nghĩa duy vật
Nguồn gốc Sự phát triển của khoa học
CNDV nhận thức
Tư tưởng tiến bộ
VC → YT
Nguồn gốc
xã hội Các phong trào cách mạng

Ba hình thức
biểu hiện Các phong trào tiến bộ

CNDV CNDV cận đại CNDV biện chứng


Cổ đại (TkXVI-TkXVIII) (Triết học Mác)
Chủ nghĩa duy tâm Tuyệt đối hóa vai trò của YT

Nguồn gốc
nhận thức Hiểu biết không đầy đủ về các giai
đoạn nhận thức
CNDT

YT → VC
Tuyệt đối hóa vai trò của lao động trí
Nguồn gốc
óc
xã hội
Hai trường phái

CNDTCQ CNDTKQ
Đặc quyền của giai cấp thống trị

Cảmgiác Ý niệm
Béccơly Plato- Hêghen
5. Khả tri và bất khả tri
 Trả lời mặt thứ 2: con người có khả năng
nhận thức được thế giới hay không?

Có Không
KHẢ TRI LUẬN BẤT KHẢ TRI LUẬN

Thuyết không thể biết


Đại đa số các
• I.Kant (Cantơ)
triết gia
• Hium
6. Biện chứng (BC) và siêu hình (SH)
- 03 hình thức cơ bản của phép biện chứng
Phép BC chất phác – phép BC DT – phép BCDV

- Phép BCDV với tính cách là học thuyết về mối liên hệ
phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.
- Phép BCDV tạo được sự thống nhất giữa CNDV với
phép BC trong lịch sử phát triển triết học nhân loại, làm
cho phép BC trở thành phép BCDV và CNDV trở thành
CNDVBC.
- Phép BCDV là công cụ để nhận thức và cải tạo TG.

15
II. Triết học phương Đông

16
1.1. Điều kiện ra đời triết học Ấn Độ cổ đại

1.2. Quá trình hình thành và phát triển


của triết học tôn giáo Ấn Độ cổ, trung đại

1.3. Những trường phái triết học cơ bản của Ấn Độ cổ đại

1.4. Nhận xét chung về triết học Ấn Độ cổ đại

17
1.1. Điều kiện ra đời triết học Ấn Độ cổ đại
(Tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa )
- Bán đảo lớn ở miền Nam châu Á, điều kiện tự nhiên phức tạp: núi
non - Himalaya, sông ngòi - Ấn, Hằng, biển - Ấn Độ dương, đồng
bằng - Pendjab, cao nguyên Deccan khô, sa mạc Thar nóng, ...

- Kết cấu kinh tế – xã hội: “công xã nông thôn”, phân chia giai cấp,
tầng lớp ngặt nghèo.

- Thiên văn: nhật thực, nguyệt thực, làm lịch.. . Toán học: số thập
phân, trị số Π, đại số, lượng giác, phép khai căn, giải phương trình
bậc 2, 3 . . . Y học: Chữa bệnh bằng châm cứu, thảo mộc . ..

18
1.2. Quá trình hình thành và phát triển
của triết học tôn giáo Ấn Độ cổ, trung đại

Thời kỳ xâm
Thời kỳ nhập của
Bàlamôn – Hồi Giáo
Thời kỳ Vêđa Phật Giáo (TK VII –
(TK XV – VIII (TK VI tr.CN XVIII)
Văn minh tr.CN) – VI)
sông Ấn
(TK XXV –
XV tr.CN)
19
1.3. Những trường phái triết học cơ bản

• Thời kì thứ hai Triết học-tôn giáo

chính thống không chính thống

Sàmkhya, Mimànsà,
Lokàyata, Phật giáo,
Vêdànta, Yoga, Nyàya
đạo Jaina.
- Vaisesika
20
VÍ DỤ MINH HỌA

21
Phật giáo VÍ DỤ MINH HỌA

• Phật giáo (Buddha): ra đời vào thế kỷ VI tr.CN do Siddharta (Tất


Đạt Đa: 563 - 483) sáng lập.
• Tam tạng: Kinh, Luật và Luận
• Kế thừa có chọn lọc truyền thống tư tưởng Ấn Độ, xây dựng tư
tưởng giải thoát: dựa trên đạo đức cá nhân, tự do lựa chọn của con
người (thoát khỏi đau khổ và mọi người bình đẳng). Nội dung chính:
học thuyết nhân – quả và Tứ diệu đế
• Xu hướng yếm thế, lảng tránh cuộc sống thực tiễn.
• Phái Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana)
22
Về thế giới quan:
• Thế giới và con người từ đâu mà có?
* TG = Sắc (vật chất) + Danh (Thụ - cảm giác,
tưởng - ấn tượng, hành – tư duy, thức – ý thức)
=> Vô thường
* Con người = Địa + Thủy + Hỏa + Phong +
Thức => Vô ngã
*Luật nhân – quả: Sinh – trụ - dị - diệt

23
Về nhân sinh quan: Mục đích cuối cùng là giải thoát
TỨ DIỆU ĐẾ:

- KHỔ ĐẾ  Bát chính đạo

- NHÂN ĐẾ  Ngũ giới


- DIỆT ĐẾ
 Lục độ
- ĐẠO ĐẾ

Thập nhị nhân duyên


24
Đóng góp và hạn chế chung của Phật giáo nguyên thủy

 Phê phán xã hội đương thời.


 Xây dựng phép biện chứng sơ khai, mang những yếu tố duy
vật nhất định.
 Giá trị đạo đức và nhân văn, mang tính dân chủ sơ khai, giải
thoát con người như là một sự giải phóng tâm linh, tư tưởng,
đạo đức, luôn đòi hỏi con người tự thân phấn đấu.
 Hạn chế: Giải phóng không triệt để, không làm được cách
mạng trong hiện thực.
25
1.4. Nhận xét chung về triết học Ấn Độ cổ đại
 Nền triết học có lịch sử lâu dài, đa dạng, phong phú, vừa kế thừa,
vừa cạnh tranh tạo nên sự sống động.
 Kho tàng tri thức giàu tưởng tượng về các vấn đề siêu hình học.
 Đề cập nhiều đến vấn đề nhân sinh. Chú trọng đời sống tâm linh.
 Duy cảm nhiều hơn duy lý.
 Gắn tôn giáo với đạo đức và thực hành các phong tục, nghi lễ
trong xã hội.
 Vừa đồng nhất, vừa dị biệt, nhưng vẫn mang tính chất khoan
dung, nhân ái.
 Kinh sách cổ nhiều, nghiên cứu rất phức tạp và khó khăn.
 Thế giới quan duy tâm vẫn giữ vai trò chủ đạo

26
2.1. Nho gia 2.3. Mặc gia

2.2. Đạo gia 2.4. Pháp gia

27
2.1. Nho gia

• Xuân Thu-Chiến Quốc (722-221 tr.cn.) – phong kiến phân quyền


• Khổng Tử (551 – 479 tr.cn.).
• Tứ thư và Ngũ kinh.
• Giáo huấn đạo đức, đạo đức là phương tiện để thiết lập trật tự
xã hội.
• Nội dung tư tưởng cơ bản: vấn đề con người và đường lối trị
nước
• Nho giáo tiên Tần, Hán Nho, Ngụy Tấn Nho, Tống Nho, Minh
Nho và Thanh Nho.
28
 Những nội dung tư tưởng cơ bản của Nho gia

• Bản tính của con người


• Quan hệ của con người
• Nhận thức luận
• Tư tưởng đức trị
NHÂN _ LỄ _ CHÍNH DANH
Nhân là nội dung, Lễ là hình thức của Nhân và Chính danh là
con đường đạt đến Nhân.
29
 Nhận xét chung về Nho gia

• Tư tưởng thế giới quan không rõ ràng, nặng về duy tâm


và thần quyền.
• Nhận thức luận (cảm tính và lý tính); giáo dục bất bình
đẳng.
• Vấn đề chính trị, đạo đức, nhân sinh mang tính giai cấp.
• Nhấn mạnh đức trị và đề cao các giáo lễ phong kiến.
• Vẫn còn ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội hiện nay.
30
2.2. Đạo gia (thuyết Vô vi của Lão Tử)

2.3. Mặc gia (thuyết Kiêm ái của Mặc Tử)

2.4. Pháp gia


(thuyết Pháp – Thuật – Thế của Hàn Phi Tử)

31
III. Tư tưởng triết học Việt Nam

32
3.1. Nho giáo ở Việt Nam

• Du nhập vào thời Tây Hán.


• Học thuyết về trị nhân, trị quốc, dùng làm công cụ phục vụ cho
giai cấp thống trị.
• Tam tự kinh, Tam thiên tự, … thi đỗ cao thì làm quan.
• Phát triển thời nhà Lý (tk XI: Văn Miếu – Quốc Tử Giám); thời Lê
sơ tk XV độc tôn Nho giáo trong chính trị lần 1, thời nhà Nguyễn
là lần 2, khi TD Pháp xâm lược thì Nho giáo suy yếu dần.

33
Đặc điểm tiếp thu Nho giáo ở Việt Nam

• Tiếp thu những yếu tố cần thiết (chính trị - đạo đức)
phù hợp với thực tiễn “lược bỏ những cái tuế toái”
(Trần Đình Hượu).
• Cách hiểu, lý giải và vận dụng những phạm trù cơ bản
của Nho giáo theo cách riêng, phù hợp nhu cầu thời đại
và hoàn cảnh lịch sử.

34
Nội dung của Nho giáo ở Việt Nam

• Triết học: Bản thể luận (Âm, dương, khí, lý, Thái cực).
• Chính trị - xã hội: đường lối trị nước trên đức trị, đức trị kết hợp
pháp trị (trị nước, quốc thế, an dân, nhân nghĩa).
• Đạo đức: đạo hiếu nhân văn, không cực đoan, trung quân, ái
quốc có điều kiện, trọng dân.
• Chịu ảnh hưởng của cả Phật giáo và Đạo giáo (quan hệ tam
giáo).
35
3.2. Phật giáo ở Việt Nam
• Tk II – VI: truyền bá Phật giáo nguyên thủy, sau đó là dòng Thiền từ
Trung Quốc (tâm tông). Phật tại tâm.
• Phái Tì Ni Đa Lưu Chi, tư tưởng vô trụ, 19 đời.
• Phái Vô Ngôn Thông, tâm truyền tâm, đốn ngộ, 15 đời.
• Phái Thảo Đường, 6 đời nhà Lý.
• Cuối tk XIII _ XIV, xuất hiện Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mang sắc
thái thiền Việt Nam.
• Dễ dàng đi vào đời sống xã hội Việt Nam, Phật giáo được coi là quốc
giáo trong thời Lý và Trần.
36
Những nét đặc thù của Phật giáo ở Việt Nam

• Bản thể luận: nhấn mạnh yếu tố “không”, “hư không”.


• Nhận thức luận: dung tâm tĩnh để nhận thức “hư không”.
• Nhân sinh quan: giải thoát khỏi đau khổ bằng kết hợp các
yếu tố thực hành điều chỉnh ý thức: tĩnh tâm - kiến tính
(thành Phật).
• Đề cao tinh thần nhập thế.
37
3.3. Đạo gia và Đạo giáo ở Việt Nam
• Từ Trung Hoa với 2 dòng: Đạo Phù thủy và Đạo Thần tiên truyền
vào Việt Nam ảnh hưởng đến tín ngưỡng dân gian và tâm lý sống
thọ của người Việt Nam, xuất hiện nhiều hình thức thờ thần và
thánh, thờ hoàng thành và tiên nữ,…
• Tư tưởng Đạo giáo ảnh hưởng đến trí thức Việt Nam, quan điểm
“Vô vi”, “Đạo”, về quy luật vận động, biến đổi của vạn vật trong
thế giới (Lý học của Nguyễn Bỉnh Khiêm và học trò của ông).
• Gắn với quan điểm của các nhà Nho giáo Việt Nam.
38
3.4. Mối quan hệ tam giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam
• Hội nhập lần I: tk II, Phật giáo tham gia và Nho giáo và Đạo giáo.
• Hội nhập lần II: Thời Lý – Trần, Phật giáo làm bản vị, Nho giáo dần
dần giữ vai trò chính, nhà sư kiêm chính trị gia.
• Tk XVI – XVII xã hội loạn lạc, Nho giáo cần tư tưởng Phật giáo để lý
giải đời sống chính trị - xã hội nhiều hơn, tam giáo dung hòa (tư tưởng
Nguyễn Bỉnh Khiêm).
• Tk XVIII: tiếp tục phát triển quan hệ tam giáo hội nhập, Nho giáo làm
chính. Tk XIX, Thiên Chúa giáo du nhập mạnh dẫn đến sự phát triển
phức tạp của tam giáo.
39
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển
biện chứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư
tưởng văn hóa của phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa Mác-
Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua
sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh – một con người có tư
duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách phẩm chất
cách mạng cao đẹp tạo nên. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng Việt
Nam hiện đại.
40
5 Thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
- Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước, thương nòi (trước 1911).
- Thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc (1911 –
1920).
- Thời kỳ hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1921
– 1930).
- Thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng
độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản (1930 – 1945).
- Thời kỳ tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến
quốc (1945 – 1969).
41
Nội dung chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh
- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Cách mạng giải phóng dân tộc và vấn đề dân tộc
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
- Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
- Văn hóa và xây dựng con người mới phát triển toàn diện.
- Đạo đức cách mạng
- …. 42
IV. Triết học phương Tây

43
• Ra đời trong chế độ chiếm hữu nô lệ, các trường phái triết học
đều có cội nguồn từ triết học Hy Lạp cổ đại.
• Phân loại theo thời gian hoặc theo hệ vấn đề, rất phong phú, đa
dạng.
• Gắn kết chặt chẽ với khoa học.
• Đề cao chủ nghĩa duy lý.
• Chủ nghĩa nhân văn gắn với lý tưởng giải phóng con người.
44
• Là kết quả khái quát những giá trị cao quý nhất từ thần thoại, sử thi,
nghệ thuật và những hoạt động văn hóa tinh thần của xã hội cổ đại.
• Mang tính duy vật chất phát và khai sinh ra tư tưởng biện chứng chất
phát.
• Chứa đựng hầu hết các vấn đề về thế giới quan và là tiền đề cho sự
phát triển của triết học phương Tây sau này.
• Có sự đối lập rõ ràng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
45
• Phục Hưng là làm sống lại những giá trị của nền văn hóa cổ đại
Hy Lạp, xây dựng tinh thần nhân văn và nghĩa hiệp.
• Chống phong kiến và xây dựng chủ nghĩa tư bản.
• Giải phóng con người khỏi xiềng xích tôn giáo.
• Những khám phá địa lý và khoa học phát triển.
• Chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình phát triển.

46
• Ra đời trong chế độ phong kiến phân quyền.
• Các đại biểu duy tâm: I. Cantơ; Ph. Hêghen; đại biểu duy vật: L.
Phoiơbắc. Nội dung chính: phép biện chứng duy tâm và chủ nghĩa duy
vật siêu hình.
• Lấy con người làm trung tâm nghiên cứu của triết học, đề cao sức
mạnh trí tuệ và hoạt động của con người.
• Không giải quyết được mâu thuẫn giữa tư tưởng triết học tiến bộ và lập
trường chính trị bảo thủ.
47
• Hướng về cá thể người, nhân vị.
• Triết học gắn chặt với khoa học.
• Vừa giải quyết các vấn đề hàn lâm truyền thống, vừa tìm các hướng
tiếp cận gần gũi với đời sống con người.
• Có tính đa nguyên và phi hệ thống.
• Có sự gắn kết, đan xen mạnh mẽ các khuynh hướng, các trường phái
triết học.
• Một số trường phái tiêu biểu: Chủ nghĩa hiện sinh, Phân tâm học, Chủ
nghĩa thực dụng, Hiện tượng học, Chủ nghĩa hậu hiện đại,…
48
1. Doãn Chính (Chủ biên), Đại cương Lịch sử Triết học phương Đông cổ
đại, Nxb. Giáo dục,1994.
2. Doãn Chính, Trương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa, Vũ Tình, Đại
cương Triết học Trung Quốc, Nxb. Thanh Niên, 2002.
3. Doãn Chính (Chủ biên), Lịch sử Tư tưởng Triết học Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.
4. Lưu Phóng Đồng, Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI – Triết học phương
Tây hiện đại, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, Lê Khánh Trường dịch,
2004.
5. Trần Văn Giàu, Thành công của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1993.
49
6. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
7. V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1981.
8. C.Mác – Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, 2004.
9. Lê Đức Sơn, Nguyễn Thị Minh Hương (Đồng chủ biên), Lịch sử tư tưởng
Việt Nam, Nxb. Đại học Sư Phạm TPHCM, 2016.
10. Đinh Ngọc Thạch, Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1999.
11. Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học. Nxb. Chính trị quốc gia, 2004.
12. Văn kiện các kỳ Đại hội và Nghị quyết Hội nghị Trung ương của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
50
1. Trình bày các khái niệm: Triết học, Duy vật – Duy tâm, Khả tri – Bất
khả tri, Biện chứng – Siêu hình.
2. Vấn đề cơ bản của triết học.
3. Nội dung chủ yếu của triết học Trung Quốc cổ đại, Ấn Độ cổ đại.
4. Nội dung chủ yếu của triết học Phật giáo và Phật giáo ở Việt Nam.
5. Nội dung chủ yếu của triết học Hy Lạp cổ đại
6. Nội dung chủ yếu của triết học Tây Âu thời kỳ Phục hung và Cận đại.
7. Nội dung chủ yếu của triết học cổ điển Đức.
8. Điều tâm đắc nhất của học viên khi nghiên cứu lịch sử triết học.
51
HẾT CHƯƠNG 1
CHÚC CÁC ANH/ CHỊ HỌC TỐT

52

You might also like