You are on page 1of 7

TRƯỜNG THPT NAM SÁCH Năm học 2022-2023

Tiết: 15
Ngày soạn: 16/10/2022
Ngày bắt đầu dạy: 24/10/2022
BÀI 11. PEPTIT VÀ PROTEIN (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của peptit (phản ứng thuỷ phân).
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ, phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein
với Cu(OH)2).
- Vai trò của protein với sự sống.
- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của peptit và protein.
- Phân biệt dung dịch protein với các chất lỏng khác.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự học:
- Năng lực giải quyết vấn đề:
- Năng lực sáng tạo:
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực giao tiếp:
- Năng lực hợp tác:
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ:
* Năng lực chuyên biệt.
- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm mối quan hệ, phân loại, đo đạc.
- Kĩ năng tính toán chuyên biệt, đưa ra các tiên đoán.
- Phát triển năng lực tư duy lôgic.
3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư;
Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo viên:
Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, đèn cồn, bật lửa, giá để ống nghiệm.
Hoá chất: dung dịch CuSO4, NaOH, protein.
(Hoặc video thí nghiệm).
2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động 1: Khởi động
Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa:
- Glyxin ( H2N-CH2-COOH) với NaOH và HCl.
- Alanin với CH3OH.
- Trùng ngưng axit 7-aminoheptanoic.
GV vào bài: Protein là thành phần chính của cơ thể động vật, có trong thực vật và là cơ sở của sự sống. Protein
còn là thức ăn quan trọng của con người và nhiều loài động vật dưới dạng thịt, cá, trứng,…Protein được tạo từ
các chuỗi peptit liên kết với nhau. Vậy peptit là gì, có cấu tạo và tính chất như thế nào thì chúng ta cùng đi tìm
hiểu qua tiết học hôm nay.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HÓA HỌC 12 GV: Nguyễn Thị Kim Anh 1
TRƯỜNG THPT NAM SÁCH Năm học 2022-2023

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


Hoạt động của giáo viên-Học sinh Nội dung cần đạt
I. PEPTIT
2.1. 1. Khái niệm
GV giới thiệu: Khi thuỷ phân peptit thu được từ 2
* Khái niệm
- 50 gốc - aminoaxit.
- Nêu khái niệm của peptit? - Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc -
HS nêu các khái niệm. aminoaxit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit
- Cho biết nhóm nào là nhóm peptit? liên kết nào - Liên kết peptit là liên kết giữa -CO-NH- giữa hai đơn
là liên kết peptit? vị - amino axit.
GVBS: Phân tử peptit hợp thành từ các gốc
Ví dụ: liên kết peptit
- aminoaxit theo một trật tự nhất định,
aminoaxit đầu N còn nhóm NH2, aminoaxit đầu C
còn nhóm COOH.
C H 2  C NH  C H  COOH
-Số đồng phân peptit (chứa n gốc - amino axit | || |
khác nhau) tạo thành từ n gốc đó: n! NH 2 O CH 3
- Nếu trong phân tử peptit có 2 amino axit giống
nhau thì số đồng phân peptit là: n!/2 Aminoaxit đầu N Aminoaxit đầu C
- Dựa vào cấu tạo cho biết aminoaxit đầu N và C? - Nhóm peptit: - CO-NH-

- Peptit được phân loại và gọi tên như thế nào?


* Phân loại
NH 2  C H  C NH  CH 2  COOH
| || - Oligopeptit: những phân tử peptit chứa 2, 3, 4, 5,...,10
CH 3 O gốc - amino axit gọi là đi, tripeptit,......
Gly - ala hay glyxylalanin - Polipeptit: từ 11 gốc - amino axit trở lên.
C H 2  C  NH  C H 3  COOH
| || | Tên peptit = Tên các gốc axyl của các - amino axit
NH 2 O CH 3
Ala – gly bắt đầu từ đầu N, kết thúc bằng tên axit đầu C (được giữ
nguyên).
2.2. 2. Tính chất hoá học
- GV thông báo do có liên kết peptit các peptit có
2 phản ứng quan trọng là phản ứng thuỷ phân và
phản ứng màu với Cu(OH)2.
- Điều kiện phản ứng? a) Phản ứng thuỷ phân.
- Sản phẩm phản ứng? * Phản ứng thủy phân hoàn toàn: Peptit có thể bị thuỷ
- Viết phương trình phản ứng? phân hoàn toàn thành các - amino axit nhờ xúc tác
axit hoặc bazơ.
H
...  NH  C H  C  NH  C H  C  NH  C H  C  ...  nH 2O  NH 2  C H  COOH NH 2  CH  COOH NH 2  C H  COOH
| || | || | || | | |
R1 O R2 O R3 O R1 R2 R3
+ + +..
* Phản ứng thủy phân không hoàn toàn tạo thành các
peptit mạch ngắn hơn (xúc tác: axit, bazơ hoặc enzim)
GV thông báo phản ứng màu biure trong môi trường b) Phản ứng màu biure
kiềm, Cu(OH)2 tác dụng với peptit cho màu tím. Đó - Điều kiện: peptit có 2 liên kết peptit trở lên (-đipepit).
là màu của hợp chất phức đồng với peptit có từ 2 liên - Hiện tượng: Hợp chất màu tím.
kết peptit trở lên. Dùng để phân biệt đipeptit với peptit khác.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HÓA HỌC 12 GV: Nguyễn Thị Kim Anh 2
TRƯỜNG THPT NAM SÁCH Năm học 2022-2023

Chú ý: peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên mới có


phản ứng, nghĩa là đipeptit không có phản ứng này.
HS lắng nghe ghi bài.
GV: Cho biết ứng dụng của phản ứng?
HS: để phân biệt đipeptit với peptit khác.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
GV nhấn mạnh kiến thức của bài.
GV cho HS làm một số bài tập vận dụng để củng cố kiến
Bài 1 và bài 3/SGK/55
4. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
GV hướng dẫn HS liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HÓA HỌC 12 GV: Nguyễn Thị Kim Anh 3
TRƯỜNG THPT NAM SÁCH Năm học 2022-2023

Tiết: 16
Ngày soạn: 17/10/2022
Ngày bắt đầu dạy: 26/10/2022 ÔN TẬP GIỮA KÌ I

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức về este, chất béo, cabohiđrat, amin và amino axit:
- Khái niệm, đồng phâ, danh pháp.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học.
- Ứng dụng và phương pháp điều chế
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự học:
- Năng lực giải quyết vấn đề:
- Năng lực sáng tạo:
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực giao tiếp:
- Năng lực hợp tác:
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông:
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ:
* Năng lực chuyên biệt.
- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm mối quan hệ, phân loại, đo đạc.
- Kĩ năng tính toán chuyên biệt, đưa ra các tiên đoán.
- Phát triển năng lực tư duy lôgic.
3. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư;
Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân.
II. Thiết bị và học liệu
1. Giáo viên:
2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động 1: Khởi động
GV yêu cầu HS nêu tên các hợp chất đã được học?
HS trả lời.
GV hướng dẫn HS ôn tập theo từng chất.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
GV phát tờ phiếu bài tập
GV cùng HS chữa bài.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ HÓA HỌC 12
NĂM HỌC 2022-2023
Câu 1: Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n-4O2 (n ≥ 4) B. CnH2nO2 (n ≥ 2) C. CnH2n-2O2 (n ≥ 2) D. CnH2nO (n ≥ 2)
Câu 2: Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
A. propyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. etyl axetat.
Câu 3: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 6. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 4: Tên gọi của este CH3COOC2H5 là
A. etyl fomat B. etyl axetat C. metyl axetat D. metyl fomat
Câu 5: Este X được tạo bởi ancol metylic và axit fomic. Công thức của X là

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HÓA HỌC 12 GV: Nguyễn Thị Kim Anh 4
TRƯỜNG THPT NAM SÁCH Năm học 2022-2023

A. HCOOC2H5. B. HCOOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3.


Câu 6: Thủy phân este X trong dung dịch axit, thu được CH3COOH và CH3OH. CTCT của X là
A. HCOOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3 D.CH3COOCH3.
Câu 7: Thủy phân este X trong dung dịch NaOH, thu được CH3COONa và C2H5OH. CTCT của X là
A. C2H5COOCH3. B. C2H5COOC2H5. C. CH3COOCH3. D.CH3COOC2H5.
Câu 8: Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được ancol metylic?
A. HCOOCH3. B. HCOOC3H7. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5.
Câu 9: Este nào sau đây tác dụng với NaOH thu được ancol etylic?
A. CH3COOC2H5. B. CH3COOC3H7. C. C2H5COOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 10: Propyl fomat được điều chế từ
A. axit fomic và ancol metylic. B. axit fomic và ancol propylic.
C. axit axetic và ancol propylic. D. axit propionic và ancol metylic.
Câu 11: Công thức của axit stearic là
A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. C17H35COOH. D. HCOOH.
Câu 12: Công thức của triolein là
A. (CH3COO)3C3H5. B. (HCOO)3C3H5. C. (C2H5COO)3C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 13: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
A. Tristearin. B. Metyl axetat. C. Metyl fomat. D. Benzyl axetat.
Câu 14: Thủy phân tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là
A. C15H31COONa B. C17H33COONa C. HCOONa D. CH3COONa
Câu 15: Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glixerol và
91,8 gam muối. Giá trị của m là
A. 89. B. 101. C. 85. D. 93.
Câu 16: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,12. B. 18,36. C. 19,04. D. 14,68.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol este X thu được 3,36 lít khí CO 2 và 2,7 gam H2O. Công thức phân tử của
X là
A. C3H4O2 B. C2H4O2 C. C3H6O2 D. C4H6O2
Câu 18: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dungdịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 5,2. B. 3,4. C. 3,2. D. 4,8.
Câu 19: Thủy phân 4,4 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,2M.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 2,90. B. 4,28. C. 4,10. D. 1,64.
Câu 20: Cho m gam chất hữu cơ đơn chức X tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 8%, sau khi phản
ứng hoàn toàn thu được 9,6 gam muối của một axit hữu cơ và 3,2 gam một ancol. Công thức của X là:
A. CH3COOC2H5 B. C2H5COOCH3 C. CH2=CHCOOCH3 D. CH3COOCH=CH2
Câu 21: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ.
Câu 22: Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của
fructozơ là A. C6H12O6. B. (C6H10O5)n. C. C2H4O2. D. C12H22O11.
Câu 23: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột.
Câu 24: Số nguyên tử oxi trong phân tử glucozơ là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 25: Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ,
bông nõn. Công thức của xenlulozơ là

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HÓA HỌC 12 GV: Nguyễn Thị Kim Anh 5
TRƯỜNG THPT NAM SÁCH Năm học 2022-2023

A. (C6H10O5)n. B. C11H22O11. C. C6H12O6. D. C2H4O2.


Câu 26: Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là
A. C2H4O2. B. (C6H10O5)n. C. C12H22O11. D. C6H12O6.
Câu 27: Chất nào sau đây thuộc loại đissaccarit?
A. Xenlulozơ B. Saccarozơ C. Glucozơ D. Fructozơ
Câu 28: Chất nào sau đây bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit?
A. Saccarozơ. B. Glixerol. C. Glucozơ. D. Fructozơ.
Câu 29: Cho dãy các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, xenlulozơ. Số chất trong dãy có khả năng tham gia
phản ứng tráng bạc là
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 30: Cặp chất nào sau đây đều có khả năng thủy phân trong môi trường axit, đun nóng?
A. Fructozơ và tinh bột. B. Saccarozơ và xenlulozơ.
C. Glucozơ và saccarozơ. D. Glucozơ và fructozơ.
Câu 31: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thủy phân.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng thủy phân.
C. Saccarozơ còn gọi là đường nho.
D. Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.
Câu 33: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, thu được chất nào sau đây?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Ancol etylic. D. Fructozơ.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohiđrat.
B. Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan được Cu(OH)2.
C. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
D. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc fructozơ. B. Fructozơ không có phản ứng tráng bạc.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Saccarozơ không tham gia phản ứng thuỷ phân.
Câu 36: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO 3 (hoặc Ag2O) trong
dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch
glucozơ đã dùng là A. 0,20M. B. 0,10M. C. 0,01M. D. 0,02M.
Câu 37: Cho 90 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được m gam C2H5OH. Giá trị của m là
A. 36,8. B. 18,4. C. 23,0. D. 46,0.
Câu 38: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất pư tính theo
xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
A. 26,73. B. 33,00. C. 25,46. D. 29,70.
Câu 39: Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n-5N (n ≥ 6). B. CnH2n+1N (n ≥ 2). C. CnH2n-1N (n ≥ 2). D. CnH2n+3N (n ≥ 1).
Câu 40: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 41: Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C3H9N là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 42: Chất nào sau đây là amin?
A. CH3COOH. B. CH3NH2. C. C2H5OH. D. CH3COOCH3.
Câu 43: Chất X có công thức CH3NH2. Tên gọi của X là
A. đimetylamin. B. metylamin. C. etylamin. D. trimetylamin.
Câu 44: Công thức phân tử của etylamin là

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HÓA HỌC 12 GV: Nguyễn Thị Kim Anh 6
TRƯỜNG THPT NAM SÁCH Năm học 2022-2023

A. C4H11N B. CH5N C. C3H9N D. C2H7N


Câu 45: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Glyxin. B. Metyl amin. C. Anilin. D. Glucozơ.
Câu 46: Etylamin (C2H5NH2) tác dụng được với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. K2SO4. B. NaOH. C. HCl. D. KCl.
Câu 47: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là:
A. Phenylamin, amoniac, etylamin. B. Etylamin, amoniac, phenylamin.
C. Etylamin, phenylamin, amoniac. D. Phenylamin, etylamin, amoniac.
Câu 48: Anilin (C6H5NH2) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Br2. B. Na2SO4. C. KOH. D. AgNO3/NH3.
Câu 49: Cho vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, lắc nhẹ thấy xuất hiện
A. kết tủa đỏ nâu. B. kết tủa vàng. C. kết tủa trắng. D. kết tủa xanh.
Câu 50: Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl dư, thu được 15 gam muối. Số đồng phân
cấu tạo của X là A. 8. B. 7. C. 5. D. 4.
Câu 51: Alanin có công thức là
A. C6H5NH2. B. CH3-CH(NH2)-COOH. C. H2N-CH2COOH. D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Câu 52: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là
A. 1 và 2. B. 1 và 1. C. 2 và 1. D. 2 và 2.
Câu 53: Hợp chất NH2–CH2 – COOH có tên gọi là
A. Valin. B. Lysin. C. Alanin D. Glyxin
Câu 54: Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử alanin là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 55: Dung dich nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?
A. glyxin. B. alanin. C. axit axetic. D. metylamin.
Câu 56: Cho 7,5 gam amino axit X (công thức có dạng H2NCnH2nCOOH) tác dụng hết với dung dịch HCl dư,
thu được 11,15 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 7. B. 5. C. 9. D. 11.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập còn lại, ôn tập để chuẩn bị cho KTGK.

Ký xác nhận của tổ, nhóm chuyên môn


Ngày............ tháng............. năm 2022

Đoàn Hữu Khoa

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HÓA HỌC 12 GV: Nguyễn Thị Kim Anh 7

You might also like