You are on page 1of 10

Đề 1: Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm mùa đông cắt dây

trói cứu A Phủ. (Truyện Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)


- Mở bài:
1. Giới thiệu về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ
a. Thông tin về nhà văn Tô Hoài, đánh giá về Tô Hoài (phong cách con người, phong
cách nt,...)
b. Về tác phẩm Vợ chồng A Phủ: hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, vị trí tác phẩm,...
2. Nêu vấn đề nghị luận (diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm mùa đông
cắt dây trói cứu A Phủ). Đi từ nội dung của vợ chồng A Phủ, hoặc phần khái quát
về nhân vật Mị để giới thiệu vấn đề.
- Thân bài:
3, Trình tự diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói:
- Trạng thái tâm lí của Mị trước đêm đông cứu A Phủ:
o Tinh thần của Mị đang ở trong trạng thái tê liệt như trước đây, lầm lũi, cô độc, và
có phần còn câm lặng hơn trước nữa
o Mùa đông trên núi thì lạnh giá, Mị không ngủ được, như thường lệ cứ cả đêm trở
dậy thổi lửa hơ tay
o Ban đầu Mị nhìn A Phủ bị trói đứng ở đấy thì Mị dửng dưng như không nhìn thấy,
cô vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Vì Mị ở lâu trong “cái khổ”, Mị đã quen rồi,
sống quá lâu trong nỗi đau nên Mị cũng không cảm thấy được nỗi đau của mình và
của những người khác
- Nhân tố tác động: Mị nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ ,“một dòng nước mắt lấp
lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”
- Diễn biến tâm lí và hành động của Mị khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ:
o Mị nhớ lại đêm năm trước mình cũng từng bị trói đứng như thế, cũng nhiều lần
khóc nước mắt chảy xuống miệng xuống cổ mà không biết lau đi được  thương
thân, xót xa cho bản thân
o Mị thấy thương người cùng cảnh ngộ với mình, xót xa cho A Phủ
o Mị thấy phẫn uất, căm thù, “chúng nó thật độc ác”, nghĩ đến sự bất công, bất bình
“người kia việc gì phải chết thế”  thương người khác
o Tưởng tượng và thấy sợ A Phủ trốn thoát thì mình sẽ phải trói thay
o Mị cắt dây trói cho A Phủ: “Mị rón rén bước lại gần”  “Mị hốt hoảng” nhưng vì
sự thương người lớn hơn nên đã cởi trói cho A Phủ (sự việc diễn ra rất nhanh, là
chặng tâm lí rất căng thẳng của Mị) (là kết quả của một quá trình diễn biến tâm lí
phức tạp)
o Mị theo A Phủ bỏ trốn (Mị thấy A Phủ quật sức chạy + tâm lí hỗn loạn, phức tạp
nhưng cuối cùng do sức sống, lòng ham sống trỗi dậy khiến Mị chạy theo A Phủ)
- Nhận xét về diện biến tâm lí và hành động:
o Tâm lí: đi từ thương thân đồng cảm đến thương người, từ phẫn uất, căm thù đến
hành động quyết liệt và táo bạo. Sự căm thù với bọn thống trị và tình thương
người đã cho Mị sức mạnh để chiến thắng nỗi sợ hãi.
o Từ chỗ hồi sinh cảm xúc đến chỗ Mị nhận thức được lòng ham sống của chính
mình, Mị nhận ra ở đây thì chết mất (Mị nói ra)
o Hành động của Mị tưởng là bộc phát, là tự nhiên nhưng nó là kết quả tất yếu và
phù hợp với sự vận động tâm lí, tính cách, hoàn cảnh sống của Mị
4, Nghệ thuật khắc họa tâm lí và hành động nhân vật Mị của nhà văn Tô Hoài:
- Trong nt xây dựng nhân vật Tô Hoài đã thể hiện ngòi bút phân tích tâm lí tinh tế,
sâu sắc  biểu hiện của nhà văn Tô Hoài sử dụng phép “biện chứng tâm hồn”
- Nhà văn Tô Hoài đã lựa chọn được những chi tiết rất đặc sắc (chi tiết dòng nước
mắt trên má A Phủ, sợi dây trói gợi cho Mị về đêm năm trước, cắt sợi dây trói là
cắt sợi dây vô hình trói buộc Mị, bếp lửa,...), giàu ý nghĩa và dẫn dắt bằng một
ngôn ngữ kể chuyện rất tự nhiên, hấp dẫn
5, Đánh giá chung:
- Tài năng của là quan trọng nhưng cái quan trọng hơn là tư tưởng, tâm lòng của nhà
văn
- Toàn bộ hành động diễn biến tâm lí và hành động nhân vật Mị tìm lại chính mình
và tự giải thoát khỏi xiềng xích của cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục 
tác giả khẳng định, ca ngợi sức sống mạnh liệt của Mị, sự đồng cảm, trân trọng và
có cả ngưỡng mộ của tác giả với nhân vật  thể hiện giá trị hiện thực, tư tưởng
nhân đạo sâu sắc của nhà văn Tô Hoài
- Kết bài: (chốt lại vấn đề cần nghị luận)
- Có thể nêu nội dung đánh giá chung ở đây (5), tuy nhiên kết bài cần gắn với vấn
đề cần nghị luận
Đề 4
1) Mở bài:
a) Tác giả
- Tô Hoài :
+) một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu nền VH hiện đại VN
+) sáng tác của ông thể hiện vốn hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực đời sống, đặc
biệt là phong tục và shoat đời thường
+) NT văn xuôi đặc sắc (lối kể chuyện tự nhiên, cách miêu tả giàu chất tạo hình, ngôn
ngữ phong phú)

b) Tác phẩm
-Tác phẩm
+Tác phẩm in trong tập “truyện Tây Bắc”
+Tập truyện được trao giải nhất về truyện, kí
+Là kết quả của chuyến thâm nhập thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng
Tây Bắc (1952).

=> Mị là nhân vật tượng trưng cho phụ nữ có sức sống tiềm tàng mãnh liệt bị áp bức
nặng nề bởi cường quyền phong kiến.

2) Thân bài
a) Ấn tượng ban đầu
- Đại diện cho nỗi khốn khổ điển hình của người dân miền núi
- con dâu nhà thống lí Pá Tra nhưng cả ngày Mị gắn với công việc, với những vật vô
chi vô giác.
- Mị mang một nỗi buồn sâu thắm, khuôn mặt của Mị lúc nào cũng cúi xuống và buồn
rười rượi=> báo hiệu một cuộc đời không bằng phẳng, có những ẩn ức và bi kịch.
=> Thủ pháp tạo tình huống “có vấn đề” làm thu hút sự chú ý người đọc
b) Cuộc đời số phận Mị ( cơ hội hạnh phúc và thực tế khố đau)
- Mị vốn là cô gái có nhiều phẩm chất tốt đẹp, xứng đáng được hưởng hạnh phúc (trẻ
đẹp, có tài thổi sáo, chăm chỉ, yêu tự do và là một người con hiếu thảo)
=> Hình ảnh đẹp về người thiếu nữ Tây Bắc

- Nhưng thay vào đó Mị phải chịu một cuộc đời, một thân phận khổ đau.
+ Mang kiếp sống “con dâu gạt nợ” đầy thê thảm vì món nợ truyền kiếp của gia đình,
bị bạo hành cả về thể xác và tinh thần, sống mà như chết
+ Mị bị tê liệt tất cả lòng yêu đời, yêu sống và cả tinh thần phản kháng
+ Mị là công cụ lao động không hơn không kém, thân phận không bằng con trâu, con

=> Cực nhọc về thể xác

+Sống âm thầm như cái bóng, được đặt cạnh những đồ vật vô tri vô giác
+Mị không có lời thoại
=> Cực nhọc về tinh thần

=> Thông qua nỗi khổ của nhân vật Mị, tác giả đã tố cáo sự áp bức bóc lột của bọn
địa chủ phong kiến miền núi mà còn khắc họa hiện thực đau xót: người dân bị chà
đạp một cách tàn nhẫn về tinh thần đến mức tê liệt cảm giác về sự sống, sống mà
như chết, tẻ nhạt và vô thức.

c) Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị


* Những tác động ngoại cảnh dẫn đến sự trỗi dậy sức sống của Mị
- Khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài
+ Không khí tràn đầy màu sắc, âm thanh (tiếng đám trẻ chơi quay ngày tết, những
chiếc váy hoa xoè như những con bướm sặc sỡ), vui tươi tràn trề sức sống đã tác
động đến cuộc đời tăm tối và giá lạnh của Mị
- Tiếng sáo gọi bạn tình đã vọng vào sâu trong tâm hồn Mị, có sức mời gọi lớn lao, có
ý nghĩa nhất trong sự đánh thức sức sống của Mị trối dậy vì ngày trước Mị thổi
sáo rất giỏi và chính tiếng sáo đã gợi dậy một quá khứ êm đềm và hạnh phúc của
Mị.
- Bữa cơm tết cúng ma đón năm mới.

*Diễn biến tâm lý và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân ( những biểu hiện
của sức sống trỗi dậy ở Mị)
- Khi nghe tiếng sáo, Mị đã nhẩm thầm bài hát của người đang thổi -> sau bao ngày
câm lặng thì Mị đã cất tiếng nói dù đó chỉ là những lời thì thầm -> Dấu hiệu sự trở
lại của người con gái yêu đời, yêu sống ngày nào
- Mị uống rượu từng bát. Cách uống rượu mạnh mẽ gây bất ngờ nhưng đó không phải
sự vô lí vì Mị đã được sống lại với chính con người -> uống rượu để quên đi phần
đời cay đắng vừa qua và để sống lại phần mạnh mẽ phần đời tươi đẹp đã có.
- Việc sống lại kí ức tươi đẹp đã khiến mị tiến thêm một bước nữa trên hành trình tìm
lại chính mình. -> Lần đầu tiên Mị có ý niệm về không gian, thời gian, có ý niệm
về chính bản thân mình-> Mị có khát vọng được sống mãnh liệt.
- Khi sức sống đã trỗi dậy thì Mị cảm thấy rõ hơn bao giờ hết sự vô nghĩa lí của cuộc
đời thực tại. nếu chuỗi ngày vừa qua Mị đã quen với cái khổ, không còn nghĩ đến
cái chết nữa thì nay Mị muốn chết để chấm dứt cuộc đời tủi nhục. -> đó là sự phản
kháng, sung đột gay gắt của Mị với hoàn cảnh.
- Mị đã khóc-> thực sự hồi sinh
- Mị đã thể hiện rõ mong muốn đi chơi của mình qua những hành động liên tiếp: thắp
sáng căn phòng, cuốn lại tóc, lấy váy hoa và áo,...
- Giữa lúc hoạt động sống của Mị đang trào sôi thì Mị đã bị vùi dập tàn nhẫn bởi A Sử
một lần nữa. Nhưng chính lúc đó thì sức sống trỗi dậy mãnh liệt nhất - khi Mị bị A
Sử chói đứng mà Mị vẫn thấy hơi rượu nồng nàn, vẫn theo tiếng sáo với những
cuộc đi chơi.
-> A Sử chỉ chói được thể xác chứ không chói được tâm hồn hoàn toàn tự do, vẫn
đuổi theo những khát vọng.
- Hành động Mị "vùng bước đi" là một sự tập trung bút lực của nhà văn khi miêu tả
nhân vật, là sự thể hiện cao nhất của khát vọng sống, hi vọng tự do của Mị. Với
sức sống tiềm tàng, Mị đã thể hiện khát khao cháy bỏng của mình là được sống,
được tự do, được hạnh phúc
=> Thông qua đó nhà văn muốn khẳng định: không thế lực nào có thể dập tắt được
sức sống tiềm tàng trong mỗi con người, nó luôn tiềm ẩn trong mỗi chúng ta như
một ngọn lửa âm ỉ cháy dưới một lớp cho tàn và chỉ cần có cơ hội nó sẽ bùng cháy
dữ dội.
=> NT khắc họa tâm lí nvat đã đạt đến “phép biện chứng tâm hồn”

d) Sự phản kháng mãnh liệt của Mị ( tâm lý và hành động của Mị trong đêm cởi trói
cho A Phủ )
- Thực ra ngay từ khi bị bắt về nhà Thống Lý, Mị đã có những hành động phản kháng
+ Suốt mấy tháng ròng đêm nào Mị cũng khóc
+ Mị định tự tử bằng lá ngón
+ Mị không nói suốt ngày và sống lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa
-> đây là sự phản kháng của một con người không chấp nhận hoàn cảnh và thấy đau
khổ trong hoàn cảnh đó.
- Trong đêm tình mùa xuân, sức sống đã trỗi dậy với Mị -> sự chuẩn bị cho sự phản
kháng táo bạo trong đêm mùa đông.
( khúc này kể tóm tắt việc A Phủ bị trói trong tầm 3-5 dòng)
+ Ban đầu nhìn thấy A Phủ bị chói, Mị hoàn toàn dửng dưng (vẫn thản nhiên ngồi hơ
tay, thổi lửa). Phản ứng này là hiển nhiên vì những cảnh trói người đến chết trong
nhà Pá Tra là chuyện bình thường, hơn nữa Mị đã quen với cái khổ thì cái khổ của
người khác cũng thế thôi.
+ Khi thấy dòng nước mắt lăn trên hõm má A Phủ thì từ đồng cảm dẫn đến Mị thương
mình, thương người, nhận thức rõ được tội ác của cha con nhà Thống Lý Pá Tra
+ Có một chút băn khoăn và sợ sệt nhưng ngay lập tức sức mạnh của tình yêu thương
con người, của sự căm phẩn tội ác đã khiến cho Mị cắt dây trói, cứu A Phủ và giải
thoát cho chính mình.
- Sau khi cởi chói cho A Phủ, thấy A Phủ băng đi trong đem tối và Mị đã nghĩ đến
mình.
+ "Mị đứng lặng trong đêm tối" bởi trong lòng Mị lúc này dường như bị trói bởi một
sợi dây vô hình của thần quyền hủ tục. Nhưng có lẽ đúng hơn là Mị đứng lặng vì
trong tâm hồn Mị đang diễn ra cuộc đáu tranh giữa nỗi sợ hãi và niềm yêu đời,
ham sống. Bởi thế cho nên Mị mới có một quyết định nhanh chóng với những
hành động bất ngờ: "vụt chạy ra", "vẫn băng đi"
+ Chạy theo A Phủ là tự cứu lấy mình, là để tìm đến với cuộc sống tự do. Đây là một
cuộc cách mạng trong tư tưởng, là sự chiến thắng của khát vọng sống ở Mị.
+ Hai lời thoại ở cuối bài ngắn gọn mà đầy quyết tâm, thể hiện rõ sự nhận thức về
hiện thực cuộc sống cũng như khát vọng ở nhân vật.
=> Miêu tả sự phản kháng của nhân vật Mị, Tô Hoài đã khẳng định ý nghĩa của cuộc
sống tự do, đồng thời phát hiện và ca ngợi lòng ham sống và khả năng tự giải thoát
của nhân vật khổ đau. Từ trong địa ngục giam hãm, từ trong sự bủa vây tàn khốc
của cái chết, con người sẽ tìm được lẽ sống và làm lại cuộc đời.
- Đề 3: 2018_Về cảnh đêm tình mùa xuân trong truyện ngắn “Vợ chồng A P
hủ”, có nhận xét cho rằng : Mùa xuân tình tứ của ngoại cảnh đã thức gọi mù
a xuân ẩn tàng trong lòng Mị.
 
Anh/chị có đồng tình với nhận xét đó không? Hãy viết bài văn nghị luận để t
hể hiện ý kiến của anh/chị
I/ Mở bài

1. Giới thiệu vắn tắt về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích -> Giới thiệu sơ
qua về hoàn cảnh nhân vật Mị
2. Nêu được ý kiến của bản than: đồng tình, xác định vấn đề nghị luận:
Mùa xuân tình tứ của ngoại cảnh đã thức gọi mùa xuân ẩn tàng trong lòn
g Mị, bên cạnh đó, men rượu cũng là một tác nhân quan trọng để khơi
dậy sức sống tiềm tang và mãnh liệt ở người con gái Hmông này.

II/ Thân bài


 Sự hồi sinh trong đêm tình mùa xuân
3. Những tác động của ngoại cảnh (lưu ý: Cần làm nổi bật ý nghĩa của
những đêm tình mùa xuân trên núi cao đối với đời sống tinh thần người
miền núi...)
+ Những thay đổi của khung cảnh thiên nhiên và đời sống con người:

- Sắc màu: cỏ danh vàng ửng, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm
đá xòe như con bướm sặc sỡ -> “tiếng gọi” mùa xuân
- Không khí: trẻ con, trai gái tụ tập đánh pao, đánh quay, ăn chơi tụ tập, những
người ốp đồng, không khí mùa xuân vui tươi rộn rã
- Âm thanh: tiếng trẻ con nô đùa, cười ầm trước sân nhà, tiếng người thổi sáo
rủ bạn đi chơi, tiếng sáo gọi bạn tình (chú ý phân tích thanh âm tiếng sao ->
tiếng tơ trời, tiếng tơ lòng bay từ núi này đến núi khác, từ bản làng này đến
bản làng kia, gắn với không gian văn hóa mùa xuân ở các bản Mèo, gắn với
ký ức, đặc điểm của cô gái tên Mị kia. Cho nên, cứ mỗi lần tiếng sáo cất lên
là một lần thế giới nội tâm của Mị thay đổi. Tiếng sáo ngoại cảnh đã trở
thành tiếng sáo tâm cảnh: “Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổ sáo rủ bạn
đi chơi”, “tiếng sáo lửng lơ bay vọng lại” (ngoại cảnh) -> “Trong đầu Mị
đang dập dờn tiếng sáo”, “tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những
đám chơi” (tâm cảnh)

+ Cùng với tiếng sáo là men rượu ngày Tết, theo đó là cách uống rượu của Mị

4. Những biến đổi trong tâm lí của Mị


+ Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi, Mị ngồi nhẩm thầm bài hát
người đang thổi...

+ Mị lén lấy hũ rượu, uống “ực” từng bát => lòng Mị đang sống về ngày
trước

+ Tai Mị vẳng nghe tiếng sáo bạn gọi đầu làng => Mị nhớ lại ngày xưa mình
cũng từng thổi sáo, thổi kèn lá rất hay, nhiều người say mê...

+ Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm
Tết trước

+ Mị ý thức mình vẫn còn trẻ => Mị muốn được đi chơi. Mị thấy mình có lý
do chính đáng để được đi chơi: “Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi
ngày Tết, huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau...”

+ Mị chợt nghĩ đến cái chết: “Nếu có lắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn
cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa” =>Ý nghĩ về việc ăn lá ngón để
chết là biểu hiện cho thấy tinh thần phản kháng của Mị đã trỗi dậy. Tuy
nhiên, đó chỉ là ý nghĩ. Vì không có sẵn ngón bên cạnh, nên Mị đã phản
kháng và vùng dậy theo một hướng khác, đó là: sửa soạn đi chơi.

++ Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng để thắp sáng ngọn đèn. Mị
quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa… => Mọi hành động của Mị diễn ra rất
nhanh, rất quyết liệt. Ngay cả khi A Sử xuất hiện, Mị cũng không quan tâm
và coi như không có sự tồn tại của A Sử

++ Đặc biệt, lúc bị A Sử trói đứng, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị theo
những cuộc chơi và cô “vùng bước đi” => Chi tiết Mị “vùng bước đi” khi cả
cơ thể đang bị trói chặt không thể cựa quậy là chi tiết rất đẹp, rất lãng mạn
thể hiện sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng, bất diệt của Mị, nó chứng tỏ Mị đã tự
giải thoát được về mặt tinh thần, nhưng đồng thời đây cũng là chi tiết đắt giá
để tố cáo tội ác man rợ của cha con thống lí Pá Tra.

 Khẳng định sức sống tiềm tang manh liệt của Mị bị vùi lấp bao lâu nay
giờ đã được đánh thức trở lại nhờ sự tác động của những yếu tố xuân sắc
xuân tình (tác động ngoại cảnh) và men rượu mà Mị đã uống trong ngày
Tết -> Khát sống mãnh liệt không gì dập tắt nổi trong cô gái Hmông

 Mặc dù sự hồi sinh, vùng dậy của Mị trong đêm tình mùa xuân đã thất bại.
Cuối cùng Mị không thể tự giải thoát mình khỏi sợ dây trói của A Sử để đi
chơi như ước muốn. tuy nhiên, lần vùng dậy này lại có một ý nghĩa đặc biệt.
Nó cho thấy sức sống tiềm tàng và tinh thần phản kháng của Mị hoàn toàn
chưa lụi tắt. Đây là tiền đề cho những lần vùng dậy, vượt thoát tiếp theo
mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn…
5. Nghệ thuật khắc họa, diễn tả nội tâm nhân vật của nhà văn Tô Hoài
- Nhà văn đã sử dụng tài tình các chi tiết ngoại cảnh có khả năng đánh thức
tâm cảnh: những hình ảnh màu sắc sặc sỡ, cảnh không gian ngày Tết, tiếng
sáo -> diễn tả thế giới nội tâm của Mị
- Sử dụng ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu tính nhạc, đậm màu sắc văn hóa Tây
Bắc, phù hợp với việc diễn tả thế giới tâm hồn của người con gái Tây Bắc
trong khung cảnh mùa xuân
- Sử dụng những từ láy, ngôn ngữ phong phú gợi tả, gợi cảm: “lấp ló”, “thiết
tha”, “bổi hổi”, “lửng lơ”, “rập rờn”, “thổn thức”,…
- Ngôn ngữ trần thuật ghi nhận điểm nhìn trần thuật, di chuyển vào bên trong
nhân vật -> Tạo cơ hội bộc lộ tâm trạng
- Những chi tiết mang tính biểu tượng: tiếng sáo, tiếng chân ngựa đạp phách,
nắm lá ngón,…
6. Đánh giá chung
- Khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mị - sức sống không gì dập tắt
nổi của con người -> tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài, tấm lòng yêu thương
con người, trân trọng giá trị con người của tác giả.
III/ Kết bài
Khẳng định lại nội dung/ ý kiến:
Mùa xuân tình tứ của ngoại cảnh đã thức gọi mùa xuân ẩn tàng trong lòng Mị,
đồng thời nhấn mạnh yếu tố tiếng sáo, men rượu nhưng yếu tố quyết định nhất
chính là bản than sức sống tiềm tang, mãnh liệt của Mị giống như đốm lửa,
ngọn lửa tha thiết cháy, chỉ chờ một yếu tố tác động – cơn gió mùa xuân thổi
đến để bùng lên.
 Tài năng và tấm lòng của Tô Hoài: hiểu, thương và trân trọng nhân vật
của mình.

You might also like