You are on page 1of 18

A.

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Cùng với danh từ, động từ là hai thực từ cơ bản nhất trong hệ thống từ loại tiếng
Việt cũng như tiếng Anh. Đồng thời, động từ được coi là vị từ hoàn chỉnh về nội
dung và cấu trúc để tạo nên câu trọn vẹn, đầy đủ hai thành phần chủ ngữ và vị
ngữ. Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt và tiếng Anh, động từ chiếm số lượng
lớn, được sử dụng với tần số rất cao trong đời sống sinh hoạt hàng ngày bởi nó
gắn liền với các hoạt động, trạng thái, cảm xúc của con người. Ăn được coi là
một động từ tiêu biểu như vậy, vì nó được xếp vào nhóm từ chỉ hoạt động của
con người. Đây được coi là hoạt động chủ đạo của con người, có ý nghĩa quan
trọng và quyết định sự tồn tại của con người. Việc đối chiếu động từ “ăn” trong
tiếng Việt và tiếng Anh trước hết nhằm hiểu rõ hơn khả năng kết hợp, nguyên
tắc hoạt động của nó throng mỗi ngôn ngữ, qua đó rút ra một số nhận xét về sự
giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu ở đây là động từ “đi”
trong tiếng Việt và “go” tiếng Anh.Ta sẽ tìm hiểu từ trên hai phương diện cấu
trúc và ngữ nghĩa
B. Nội Dung
2.1 Cơ sở lý luận
a.Ngôn ngữ học đối chiếu:
Ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive linguistics): còn có các tên gọi khác
là:Phân tích đối chiếu – contrastive analysis hay Nghiên cứu đối chiếu –
contrastivestudies, Nghiên cứu xuyên ngôn ngữ - cross linguistic studies,
Nghiên cứu tươngphản – confrontative studies .Ngôn ngữ học đối chiếu là một
phân ngành ngôn ngữ học nghiên cứu so sánhhai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ
BẤT KỲ để xác định những điểm giống và khácnhau giữa các ngôn ngữ đó,
không tính đến vấn đề các ngôn ngữ đó có quan hệ cộinguồn hay thuộc cùng
loại hình hay không
Động từ là từ dùng để biểu thị hoạt động, trạng thái. Trong ngôn ngữ, động từ
gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ
ngữ còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ. Trong ngôn ngữ đơn
lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái,
trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi,
thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên
mẫu
Động từ chỉ hoạt động: là những từ chỉ sự vận động hướng ra phía bên ngoài,
mình có thể nhìn thấy được.
Ví dụ: đi, nói, cười, khóc, học, viết…

Verb:A verb is a doing word that shows an action, an event or a state. A


sentence may either have a main verb, a helping verb or both. In other words, a
verb is a word that informs about an action, an existence of something or an
occurrence. The verb is the main word in a sentence. No sentence can be
completed without a verb .
Activity verbs: are words that indicate the movement towards the outside,
which we can see.
For example: walk, talk, laugh, cry, study, write…
2.2 Miêu tả động từ “đi” trong tiếng Việt và “go”tiếng anh
2.2.1 Đi trong tiếng Việt
a.Trên bình diện ngữ nghĩa:
Đi là một trong số các động từ thuộc nhóm chỉ vận động mang ý nghĩa hoạt
động di chuyển, dời chỗ. Ý nghĩa của quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận
động của thực thể. Đó là ý nghĩa hành động. “Còn ý nghĩa trạng thái được khái
quát hóa trong mối liên hệ với vận động của thực thể trong thời gian và không
gian” (theo Diệp Quang Ban)
Trong từ điển Tiếng Việt, từ “đi” có tất cả 21 nghĩa:
Động từ  
Nghĩa 1: (người, động vật) tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những
bước chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp
bé đang tập đi
chân đi chữ bát
ngựa đi nước kiệu
Nghĩa 2:(người) di chuyển đến nơi khác, không kể bằng cách gì, phương tiện gì
đi chợ
đi máy bay
đi du lịch
đi đến nơi về đến chốn
chết (lối nói kiêng tránh)
ông cụ như cố chờ con trai về rồi mới đi
Đồng nghĩa: về
Nghĩa 3:di chuyển đến chỗ khác, nơi khác để làm một công việc nào đó
đi ngủ
đi chợ
đi bộ đội
làm đơn đi kiện
chuyến đi biển dài ngày
Nghĩa 4:(phương tiện vận tải) di chuyển trên một bề mặt
xe đi chậm rì rì
ca nô đi nhanh hơn thuyền
Đồng nghĩa: chạy
Nghĩa 5:từ biểu thị hướng của hoạt động dẫn đến sự thay đổi vị trí
quay mặt đi
nhìn đi chỗ khác
kẻ chạy đi, người chạy lại
Nghĩa 6:từ biểu thị hoạt động, quá trình dẫn đến kết quả làm cho không còn
nữa, không tồn tại nữa
xoá đi một chữ
việc đó rồi sẽ qua đi
cố tình hiểu khác đi
Nghĩa 7:từ biểu thị kết quả của một quá trình giảm sút, suy giảm
sợ quá, mặt tái đi
ốm lâu, người gầy rộc đi
bệnh tình đã giảm đi nhiều
Nghĩa 8:(Ít dùng) biến mất một cách dần dần, không còn giữ nguyên hương vị
như ban đầu
nồi cơm đã đi hơi
trà để lâu nên đã đi hương
Đồng nghĩa: bay
Nghĩa 9:chuyển vị trí quân cờ để tạo ra thế cờ mới (trong chơi cờ)
đi con mã
đi nước cờ cao
Nghĩa 10:biểu diễn, thực hiện các động tác võ thuật
đi vài đường kiếm
đi một bài quyền
Nghĩa 10:làm, hoạt động theo một hướng nào đó
đi chệch khỏi quỹ đạo
đi sâu đi sát quần chúng
Nghĩa 11:tiến đến một kết quả nào đó
chẳng đi đến đâu
đi đến thống nhất
đi đến kết luận
Nghĩa 12:chuyển sang, bước vào một giai đoạn khác
đi vào con đường tội lỗi
công việc đã đi vào nền nếp
Nghĩa 13:(Khẩu ngữ) đem đến tặng nhân dịp lễ tết, hiếu hỉ
đi một câu đối nhân dịp mừng thọ
đi phong bì hai trăm nghìn đồng
Nghĩa 14:mang vào chân hoặc tay để che giữ, bảo vệ
chân đi bít tất
đi găng tay
Đồng nghĩa: dận
Nghĩa 15:gắn với nhau, phù hợp với nhau
ghế thấp quá, không đi với bàn
màu quần không đi với màu áo
Nghĩa16:đi ngoài (nói tắt)
đi kiết
đau bụng, đi lỏng
đi ra máu
Phụ từ  
Nghĩa 17:từ biểu thị ý mệnh lệnh hoặc đề nghị, thúc giục
cút đi!
im đi!
chúng mình đi chơi đi!
tranh thủ nghỉ đi cho lại sức
Trợ từ  
Nghĩa 18:(Khẩu ngữ) từ biểu thị ý nhấn mạnh về tính chất bất thường hoặc lạ
lùng, ngược đời của một sự việc, để tỏ ý không tán thành hoặc không tin
đời nào mẹ lại đi ghét con!
Nghĩa 19:từ biểu thị ý nhấn mạnh về một mức độ rất cao, như đến thế là cùng
rồi, không thể hơn được nữa
buồn quá đi mất!
mê tít đi
rõ quá đi rồi, còn thắc mắc gì nữa!
Nghĩa 20:từ biểu thị ý nhấn mạnh về kết quả đã được tính toán một cách cụ thể
nó về hồi tháng hai, tính đến nay là đi mười tháng
Nghĩa 21:từ biểu thị ý nhấn mạnh vào giả thiết vừa nêu ra, để khẳng định rằng
dù với giả thiết ấy cũng không làm thay đổi được nhận định nêu sau đó, nhằm
nhấn mạnh tính chất dứt khoát của nhận định này
cứ cho là thế đi thì đã sao? cứ tính tròn là 5 nghìn đi cũng vẫn rẻ
b. Trên bình diện cấu trúc:
Khả năng kết hợp của từ “đi”(trong tiếng Việt) với các nhóm từ khác:
- Kết hợp với nhóm từ chỉ ra tình thái ngăn cấm, khuyên bảo.
Ví dụ:
+ Đừng đi xe đạp hàng ba, hàng bốn.
+ Hãy đi bộ để bảo vệ môi trường.
+ Chớ đi học muộn hôm nay, sẽ có bài kiểm tra quan trọng đó.
- Kết hợp với danh từ tạo thành cụm từ chỉ nghĩa mới.
Ví dụ: Đi Hà Nội, đi máy bay, đi tỉnh,…
- Kết hợp với tính từ tạo thành một cụm từ chỉ nghĩa mới.
Ví dụ: Đi nhiều, đi xa, đi nhanh, đi chậm, đi mãi, đi nữa,…
Vai trò:
Động từ “đi” (trong tiếng Việt) làm vị ngữ trong câu (là chủ yếu)
Ví dụ:
Tôi /đi C V
Mẹ tôi /đi chợ. C V
Ngày kia, tôi /đi công tác. C V
c. Các thành ngữ, tục ngữ có động từ “đi”
− Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
− Đi đến nơi về đến chốn.
− Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.
− Đi mây về gió.
− Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
− Đi guốc trong bụng.
− Đi đêm lắm có ngày gặp ma.
− Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
− Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy.
2.2.2: Go trong tiếng Anh:
Từ “đi” trong tiếng Anh có các nét nghĩa tương ứng là: Go, walk, run,
leave,come,…Tuy nhiên các từ này còn các lớp nghĩa khác, ta không thể xét
từng từ một nên chỉ chọn một từ cơ bản nhất go. Từ go có tất cả 35 nghĩa trong
đó 8 nghĩa danh từ, 20 nghĩa động từ và 7 nghĩa ngữ pháp:
Go
Danh từ
Nghĩa 1:sự đi
Nghĩa 2: sức sống; nhiệt tình, sự hăng hái
"full of go" : "đầy sức sống; đầy nhiệt tình"
Nghĩa 3: sự thử (làm gì)
"to have a go something" : "thử cố gắng làm việc gì"
Nghĩa 4:lần, hơi, cú
"at one go" : "một lần, một hơi, một cú"
"to succeed at the first go" : "làm lần đầu đã thành công ngay"
"to blow out all the candles at one go" : "thổi một cái tắt hết các cây nến"
Nghĩa 5:khẩu phần, suất (đồ ăn); cốc, chén, hớp (rượu)
"to have another go" : "lấy thêm một suất ăn nữa, uống thêm một chén rượu
nữa"
Nghĩa 6: (thông tục) việc khó xử, việc rắc rối
"what a go!" : "sao mà rắc rối thế!"
Nghĩa 7: (thông tục) sự thành công, sự thắng lợi
"to make a go of it" : "thành công (trong công việc gì...)"
Nghĩa 8: (thông tục) sự bận rộn, sự hoạt đông, sự tích cực
Nội động từ (went, gone)
Nghĩa 9: đi, đi đến, đi tới
"to go to Saigon" : "đi Sàigòn"
"to go on a journey" : "đi du lịch"
"to go bathing" : "đi tắm"
"to go shopping" : "đi mua hàng"
Nghĩa 10:thành, thành ra, hoá thành
"to go mad" : "phát điên, hoá điên"
"to go to sea" : "trở thành thuỷ thủ"
"to go on the stage" : "trở thành diễn viên"
"to go on the streets" : "làm đĩ"
"to go native" : "trở thành như người địa phương"
"to go to the bar" : "trở thành luật sư"
Nghĩa 11: trôi qua, trôi đi (thời gian)
"how quickly time goes!" : "sao mà thời gian trôi nhanh thế!"
Nghĩa 12: chết, tiêu tan, chấm dứt, mất hết, yếu đi
"all hope is gone" : "mọi hy vọng đều tiêu tan"
"my sight is going" : "mắt tôi yếu đi"
Nghĩa 13: bắt đầu (làm gì...)
"one, two, three go!" : "một, hai, ba bắt đầu một, hai, ba chạy! (chạy thi)"
"here goes!" : "nào bắt đầu nhé!"
Nghĩa 14 :chạy (máy móc)
"does your watch go well?" : "đồng hồ của anh chạy có tốt không?"
"the machine goes by electricity" : "máy chạy bằng điện"
"to set an engine going" : "cho máy chạy"
Nghĩa 15: điểm đánh (đồng hồ, chuông, kẻng); nổ (súng, pháo...)
"the clock has just gone three" : "đồng hồ vừa điểm ba giờ"
Nghĩa 16: ở vào tình trạng, sống trong tình trạng...
"to go hungry" : "sống đói khổ"
"to go with young" : "có chửa (súc vật)"
"to be going with child" : "có mang (người)"
"to be six month gone with child" : "đã có mang sáu tháng"
Nghĩa 17: làm theo, hành động theo, hành động phù hợp với, xét theo
"to go on appearances" : "xét bề ngoài, xét hình thức"
"to go by certain principles" : "hành động theo một số nguyên tắc nhất định"
"to go with the tide (tomes)" : "làm như mọi người, theo thời"
Nghĩa 18: đổ, sụp, gãy, vỡ nợ, phá sản
"the bridge might go under such a weight" : "nặng thế cầu có thể gãy"
"bank goes" : "ngân hàng vỡ nợ"
Nghĩa 19: diễn ra, xảy ra, tiếp diễn, tiến hành, diễn biến; kết quả
"how does the affair go?" : "công việc tiến hành ra sao?"
"the play went well" : "vở kịch thành công tốt đẹp"
Nghĩa 20: đang lưu hành (tiền bạc)
Nghĩa 21: đặt để, kê; để vừa vào, vừa với, có chỗ, đủ chỗ
"where is this table to go?" : "kê cả cái bàn này vào đâu?"
"your clothes can't go into this small suitcase" : "áo quần của anh không để vừa
vào chiếc va li nhỏ này đâu"
"six into twelve goes twice" : "mười hai chia cho sáu vừa đúng được hai"
Nghĩa 22: hợp với, xứng với, thích hợp với
"red goes well with brown" : "màu đỏ rất hợp với màu nâu"
Nghĩa 23 :nói năng, cư xử, làm đến mức là
"to have gone too for" : "đã đi quá xa rồi, đã nói quá rồi"
"to go so far so to say..." : "nói đến mức là..."
"what he say true as for as it goes" : "trong chừng mức nào đó thì điều anh nói
là đúng"
Nghĩa 24: trả (giá...); tiêu vào (tiền...); bán
"to go as for as 100 đ" : "đã trả tới 100 đồng"
"all her pocket-money goes in books" : "có bao nhiêu tiền tiêu vặt là cô ta mua
sách hết"
"to go cheap" : "bán rẻ"
"this goes for one shilling" : "cái này giá một silinh"
Nghĩa 25 thuộc về
"the house went to the elder son" : "cái nhà thuộc về người con lớn"
"the price went to the winner" : "giải thưởng thuộc về phần người thắng"
Nghĩa 26: được biết, được thừa nhận; truyền đi, nói, truyền miệng
"as the story goes" : "như người ta nói, có chuyện rằng"
"it goes without saying" : "khỏi phải nói, tất nhiên là có, cố nhiên là"
Nghĩa 27: hợp nhịp điệu; phổ theo (thơ, nhạc...)
"to go to the tune of..." : "phổ theo điệu..."
Ngoại động từ
Nghĩa 28:(đánh bài) đi, đánh, ra (quân bài), đặt (tiền)
"to go "two spades"" : "đánh quân bài "hai bích""
Ngữ pháp
Nghĩa 29: "a near go" : "sự suýt chết"
Nghĩa 30: "all (quite) the go" : "(thông tục) hợp thời trang"
Nghĩa 31: "it's no go" : "(thông tục) việc ấy không xong đâu; không làm ăn gì
được"
Nghĩa 32: "to be on the go" : "bận rộn hoạt động"
Nghĩa 33: "to be going to" : "sắp sửa; có ý định"
Nghĩa 34:. "it's going to rain" : "trời sắp mưa"
Nghĩa 35: "I'm not going to sell it" : "tôi không có ý định bán cái đó"
2.2 Trên bình diện ngữ pháp:
* Khả năng kết hợp của từ “go”.
- Kết hợp với nhóm từ chỉ ra tình thái ngăn cấm, khuyên bảo.
Ví dụ:
+ You should not go to school late. (bạn không nên đi học muộn).
+ You should go to meet Mai to solve that problem(bạn nên đi gặp Mai để giải
quyết vấn đề đó).
- Kết hợp với danh từ
Ví dụ:
+ I usually go shopping in free time (tôi thường đi mua sắm vào thời gian rảnh)
+ I go walking every morning (tôi đi bộ mỗi buổi sáng)
+ I want to go Thai Nguyen’s library to read a lot of books (Tôi muốn đi thư
viện Thái Nguyên để đọc nhiều sách)
- Kết hợp với tính từ
Ví dụ:
+ Go slow as cow (đi chậm như bò)
* Vai trò :
Động từ “go”, ( trong tiếng Anh) đóng vai trò làm vị ngữ.
S + V (Go) + O…Ví dụ: ● I /go to supermarket tonight; C - V .
I / go with my friends; C - V.
C. Đối chiếu:
1. Giống nhau
1.1: Về mặt ngữ nghĩa:
Động từ “Đi” và “go” (trong tiếng Việt và tiếng Anh) đều thể hiện phạm trù ngữ
nghĩa là hành động dời chuyển, thay đổi vị trí, trạng thái của người hoặc động
vật.
1.2: Về mặt cấu trúc:
- Động từ “đi” và “go” (trong tiếng Việt và tiếng Anh) đều có những khả năng
kết hợp lớn. Chúng có thể kết hợp với các từ tình thái, danh từ, tính từ, để thể
hiện nội dung ý nghĩa của các câu.
- Động từ “đi” và “go” (trong tiếng Việt và tiếng Anh) cả hai đều có thể đảm
nhiệm được chức năng của thành phần câu, thành phần phụ cũng như thành
phần
chính đặc biệt là chức năng làm vị ngữ là chủ yếu, kết hợp với chủ ngữ tạo
thành
câu hoàn chỉnh.
- Phạm trù dạng của “đi” và “go” trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Anh, chỉ
thể hiện ở dạng chủ động còn dạng bị động không có xảy ra nếu có thì thể hiện
rất mờ nhạt khó nhận biết.
Ví dụ:
+ Tôi thức dậy vào lúc 6 giờ hàng ngày111
+ Tôi thường xem ti vi nhưng lúc rảnh rỗi.
+ I go everywhere whenever I want. (tôi đi bất cứ đâu vào bất cứ lúc nào tôi
muốn)
+ I go there and enjoy fresh air (tôi đi đến đó và tận hưởng bầu không khí trong
lành).
2. Khác nhau:
2.1. Về mặt ngữ nghĩa:
Hầu như về ngữ nghĩa giữa động từ “đi” (trong tiếng Việt) và “go” (trong tiếng
Anh) không có gì khác biệt lớn cốt lõi cả hai đều thể hiện phạm trù ngữ nghĩa
hành động dời chuyển của người hoặc động vật.Tuy nhiên bên cạnh đó “go”
(trong tiếng Anh) ngữ nghĩa thay đổi theo ngữ cảnh nhiều hơn động từ “đi”
(trong tiếng Việt) có khi “go” biến đổi nghĩa khác hẳn không còn là nghĩa ban
đầu nữa (nghĩa chỉ hoạt động, di chuyển).
Ví dụ: I would go to any lengths to be with you. (Tôi sẽ sẵng sàng làm bất cứ
việc gì để được ở bên em).
Hay: Try to make money while the going is good. (Hãy cố gắng kiếm tiền khi
các điều kiện còn thuận lợi) .
2.2. Về mặt cấu trúc:
Cũng như ngữ pháp của những động từ khác, “đi” là một trong số từ cơ bản
trong hệ thống các động từ. Tuy động từ “đi” do tính chất “trung gian” nên hoạt
động ngữ pháp có những nét khác biệt hơn các động từ khác trong nhóm. Song
nó mang đầy đủ những đặc trưng của động từ không chỉ về khả năng kết hợp mà
cả về cú pháp.
a. Điểm khác biệt trước hết của động từ “đi” (trong tiếng Việt) là không biến
hình ở mọi trường hợp sử dụng. Còn “go” (trong tiếng Anh) thì biến hình ở
nhiều trường hợp sử dụng.
* Động từ “đi” trong tiếng Việt không biến hình- Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa
ngữ pháp của từ “đi” được biểu hiện ở ngay bên ngoài từ “đi” chủ yếu bằng hư
từ và trật tự từ.
Ví dụ: Đi => đã đi (biểu thị ý nghĩa về thời của động từ, “đi” kết hợp với các hư

từ: Đã, đang, sẽ,…)


- Có tính phân tiết
- “Đi” biểu thị ý nghĩa thực thể, hành động không có dấu hiệu hình thức để phân
biệt.
* Còn động từ “go” trong tiếng Anh biến hình trong những trường hợp sử dụng.
- Động từ “go” có sự hợp dạng, biến đổi hình thái trong hoạt động cú pháp.
+ Thời hiện tại đơn khi trước “go” là chủ từ ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ hai
(we,
they, you) thì “go” không biến hình.
S + GO + O …
Ví dụ: They go to pinic on Coc lake.
Nhưng trước “go” là chủ từ ngôi thứ ba (She, he, it) thì lúc này “go” sẽ biến
hình (go => goes) S + Goes + O …Ví dụ: She often goes to school by bus.
- Khi ở hiện tại hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành thì “go” biến hình (go =>
gone).
+ S + Have /has + gone + O… I have gone to Victory hotel already.
+ S + had + gone + O… I had gone to Ho Chi Minh city for two weekends
- Trường hợp “go” biến hình khi được dùng ở quá khứ đơn (go => went)
S + Went + O…
Ví dụ: I went out with my girlfriend last night
- Động từ “go” còn biến hình trong trường hợp dùng phụ tố (affix) trong cấu tạo
nó. Mỗi phụ tố biểu thị một ý nghĩa riêng và tồn tại khi đi kèm với chính tố
(root).Ví dụ: Go (V): đi => Going (N): sự đi.
b. Khả năng kết hợp:
Động từ “đi” trong tiếng Việt kết hợp được với các hư từ (Ví dụ: đi rồi, đi hết,
…) còn “go” trong tiếng anh thì không kết hợp được với hư từ. Nhưng ngược
lại
“go” thì kết hợp được với giới từ (Ví dụ: go on, go out, go away, go with,…)
còn “đi” trong tiếng Việt thì không.“Đi” trong tiếng Việt kết hợp được trực tiếp
với các động từ tạo thành cụm động từ (Ví dụ: đi học, đi hát, đi ăn, đi làm lụng,
…) còn “go” trong tiếng Anh thì không kết hợp được với động từ. Nó chỉ kết
hợp được với động từ khi có giới từ nhưng giới từ đó không có nghĩa
Ví dụ: Go to swim
Trong tiếng Việt động từ “đi” khi kết hợp với động từ thì “đi” chuyển nghĩa trở
thành phụ (ví dụ: đi học - học là chính) còn trong tiếng Anh thì Go + N; Go +
adv ==> chuyển nghĩa “go” trở thành phụ (ví dụ: Go swimming - swimming là
chính).“Đi” trong tiếng Việt kết hợp với nhóm phụ từ (hãy, đừng, chớ, không,
…) đứng trước nó để chỉ mệnh lệnh hoặc phủ định. Hay nói khác đi động từ
“đi”
có khả năng làm thành tố chính của cụm từ chính phụ mà các thành tố phụ tiêu
biểu của nó là các phụ từ, trong đó các phụ từ chỉ mệnh lệnh.
Ví dụ: Phụ từ (Đã,vẫn, không,đừng, )
Còn “go” trong tiếng Anh để phủ định phải chia theo trợ động từ (does not, do
not, did not, should not,…).
c. Chức năng cú pháp trong câu: Ở trong câu, ngoài chức năng chính là vị ngữ
của câu từ “đi” trong tiếng Việt còn đảm nhiệm chức vụ định ngữ, bỗ ngữ và cả
chủ ngữ (cần có từ “là”)
+ Làm định ngữ trong câu
Ví dụ:
Mẹ tôi vừa mới đi chợ về.
Cha tôi vừa đi Hà Nội cách đây 30 phút.
+ Làm bổ ngữ trong câu
Ví dụ:
Bé tập đi.
Tôi xin đi làm thêm.
+ Làm chủ ngữ trong câu
Ví dụ:
Đi /là một động từ của tiếng Việt C V
Đi /là hành động di chuyển trên mặt đất bằng chân C V
Còn “go” trong tiếng Anh chủ yếu chỉ đảm nhiệm chức vụ vị ngữ trong câu.
Ví dụ:
I /go to walk. C V
Trong tiếng Việt không có phạm trù số nên từ “đi” vẫn giữ nguyên khi kết hợp

với danh từ số ít hay số nhiều. Còn tiếng Anh thì động từ “go” khi chia phải kết
hợp với danh từ.
Ví dụ:
+Tôi đi bộ, họ đi bộ, ông ấy đi bộ.
+I go walking, they go walking, he goes walking.
Động từ “đi” trong tiếng Việt không có phạm trù ngôi, khi thể hiện nghĩa của
vai giao tiếp phải kết hợp với đại từ nhân xưng đi kèm, chứ động từ không chia.
Ngôi của động từ “go” trong tiếng Anh được thể hiện bằng trợ động từ.
Ví dụ: Tôi đi, anh đi, chúng ta đi, họ đi, nó đi, cô ấy đi,…
I don’t go, he doesn’t go,…
Một điều khác biệt nữa, động từ “go” trong tiếng Anh là những động từ bất quy
tắc được chia thành went, gone khi biểu hiện ở quá khứ còn “đi” trong tiếng
Việt thì không chia như vậy nhưng được thể hiện ở quá khứ nhờ kết hợp với
phụ từ (bởi tiếng Việt không biến hình).
Ví dụ:
Hồi sáng tôi đã đi chợ rồi.
Hôm qua lúc tớ đang đi dạo thì trời mưa.
Lan went to school (Lan đã đi đến trường)
Nam has gone to the movie theater ( Nam đã từng đi tới rạp chiếu phim)
Động từ “đi” trong tiếng Việt không có phạm trù thời nhưng được biểu thị bằng
phương thức hư từ, tức là dùng hư từ tình thái (đã, đang, sẽ, sắp, vừa,mới, ) đặt
trước động từ.
Ví dụ:
+ Sáng mai, tôi sẽ đi thi nốt môn Ngôn ngữ học đối chiếu.
Còn động từ “go” trong tiếng Anh để biểu thị mối quan hệ giữa hành động với
thời điểm phát ngôn hoặc với một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói thì
phải chia theo thời, hay nói cách khác phạm trù thời của động từ “go” (là ngôn
ngữ biến hình) được biểu thị bằng phụ từ (như: I’am going,…), bằng trợ động
từ,( như: I don’t go,…) gồm có: thời quá khứ, thời hiện tại, thời tương lai.
Ví dụ: (Thời quá khứ):

+ She went to Vietnam 2 years ago. (cô ấy tới Việt Nam 2 năm trước)
+ He never went anywhere without his glasses (anh ta chẳng bao giờ đi đâu mà
không mang kính)
Ví dụ (Thời hiện tại):
+ I go to school by bus everyday (tôi đi đến trường bằng xe buýt mỗi ngày)
+ Today, I go shopping with my mother (hôm nay tôi đi mua sắm với mẹ tôi)
+ I often go to the library on Saturday morning (tôi thường đi thư viện vào sáng
thứ Bảy)
Ví dụ (Thời tương lai):
+ He is going to HCM city tomorrow (anh ấy sẽ đi Tp HCM vào ngày mai)
+ I will go to Da Lat next time (thời gian tới tôi sẽ đi Đà Lạt)
Động từ “đi” trong tiếng Việt cũng không có phạm trù thức như “go” trong
tiếng
Anh nhưng những ý nghĩa trần thuật, giả định, mệnh lệnh… vẫn được thể hiện
nhờ những hư từ hoặc ngữ điệu của câu.
Ví dụ (động từ “đi” trong tiếng Việt):
+ Chờ mãi tới hôm nay mà lớp tôi vẫn chưa đi thực hành giao tiếp tiếng Anh.
+ Tôi nghĩ sếp đã đi nước ngoài từ hôm qua.
+ Đừng đi!
Động từ “go” trong tiếng Anh phạm trù thức được thể hiện bằng phương thức
phụ gia – thay chính tố, phương thức trật tự từ,… .
Ví dụ (động từ “go” trong tiếng Anh):
+ She says that she will go there next time (cô ta bảo rằng cô ta sẽ đi đến đó vào
thời gian tới).
+ If you don’t go to school today, you may miss some important lessons (nếu
bạn không đi học hôm nay, bạn có thể mất một số bài học quan trọng).
+ Go out! (đi ra ngoài!).
CPhần Kết Luận
Từ việc đối chiếu giữa hai động từ “đi” và “go”(trong tiếng Việt và tiếng Anh)
cho ta thấy những đặc điểm tương đồng về khả năng kết hợp để thể hiện nội
dung và ý nghĩa của câu và cũng thấy được sự giống nhau về mặt chức vụ cú
pháp cũng như ngữ nghĩa nói đúng hơn là hai động từ này đều giữ chức vụ làm
vị ngữ là chủ yếu. Đồng thời qua sự so sánh đối chiếu còn cho ta thấy chúng có
những điểm khác biệt, trong từ loại động từ của tiếng Việt không có phạm trù
ngữ pháp và tiếng Việt vẫn biểu đạt được những ý nghĩa mà các ngôn ngữ biến
hình đã có thông qua ngữ điệu, hư từ, từ vựng. Để biểu đạt ý nghĩa phủ định,
động từ trong tiếng Anh phải chia theo trợ động từ, còn trong tiếng Việt thì kết
hợp với các từ không, chưa, chẳng,…
Qua đề tài này giúp ta đã dần tiếp cận được với các phương pháp so sánh đối
chiếu, đặc biệt là đối chiếu với các ngôn ngữ khác nhau để hiểu rõ hơn các đặc
điểm của tiếng Việt ta. Đặc biệt làm sáng tỏ cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa của
động từ nói chung, động từ “đi” nói riêng ở hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng
Anh.

You might also like