You are on page 1of 11

PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN TỔ HỢP

ĐẾM BẰNG HAI CÁCH

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN


Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Có nhiều cách để chứng minh đẳng thức tổ hợp. Ở đây, ta chứng minh đẳng thức bằng cách:
đặt ra một bài toán đếm mà hai vế của đẳng thức là số cách chọn theo hai cách đếm khác
nhau. Phương pháp này gọi là chứng minh đẳng thức bằng “suy luận tổ hợp”, hoặc “đếm bằng
hai cách”. Một số thuật ngữ tiếng anh cho phương pháp này: “double counting”, “couting in
two ways”, “combinatorics proof”…

I. Một số khái niệm hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp


Cho tập hợp A gồm n phần tử ( n  1 ).
a. Mỗi cách sắp xếp n phần tử này theo một thứ tự cho ta một hoán vị của tập A.
Bằng quy tắc nhân, ta chứng minh được số các hoán vị của tập A có n phần tử là Pn  n !

b. Cho số nguyên dương k, k  n . Mỗi cách sắp xếp k phần tử của A theo một thứ tự cho
ta một chỉnh hợp chập k của A.
Bằng quy tắc nhân, ta chứng minh được số chỉnh hợp chập k của tập A có n phần tử là:

n!
Ank  n  n  1 n  2  ...  n  k  1  .
 n  k !
c. Cho số tự nhiên k, 0  k  n . Mỗi cách chọn ra k phần tử của A (không quan tâm tới
thứ của chúng) là một tổ hợp chập k của A. Như vậy, một tổ hợp chập k của tập A
chính là một tập con có k phần tử của A.
Để tính được số tổ hợp chập k của tập A, ta áp dụng phương pháp đếm bằng hai cách như sau:

Gọi Cnk là số tổ hợp chập k của tập A.

Với k  1 : Xét bài toán tính số chỉnh hợp chập k của tập A có n phần tử.
Cách đếm 1: số chỉnh hợp chập k của tập A có n phần tử là:

Ank .

Cách đếm 2: Để có một chỉnh hợp chập k của tập A có n phần tử, ta thực hiện hai công đoạn:
Đầu tiên là chọn ra k phần tử của A, có Cnk cách.

Tiếp theo, với mỗi cách chọn k phần tử của A, sắp thứ tự cho k phần tử, có Pk cách.

1
Theo quy tắc nhân, ta có số chỉnh hợp chập k của tập A là: Cnk . Pk cách.

Ank
Từ kết quả của hai cách đếm, ta có: Ank  Cnk .Pk  Cnk 
Pk

n!
Thay công thức của Ank , Pk , ta được công thức của Cnk 
k !  n  k !

Với k  0 , ta có Cn0 là số tập con có 0 phần tử của tập A. Tập có 0 phần tử là tập rỗng. Do đó

Cn0  1 , đúng với công thức trên.

Vậy: với k là số tự nhiên thỏa 0  k  n , số tổ hợp chập k của tập A có n phần tử là:

n!
Cnk  .
k !  n  k !

Cách xây dựng công thức tính số tổ hợp chập k của tập A gọi là phương pháp “đếm bằng hai
cách” hay “chứng minh bằng suy luận tổ hợp”.
Một số công thức đặc biệt:

n! n!
Cn1   n ; Cnn   1.
1!  n  1! n !0!

Ngoài ra, ta có thể suy luận các kết quả này bằng phương pháp suy luận tổ hợp như sau:

Cn1 là số tập con có 1 phần tử của tập A nên Cn1  n .

Cnn là số tập con có n phần tử của tập A nên Cnn  1 .

II. Một số bài toán


Bài 1. Với n, k là số nguyên dương và k  n , chứng minh các đẳng thức bằng phương pháp
suy luận tổ hợp:

a. Cnk  Cnnk ;

b. Cnk1  Cnk  Cnk 1 .

Lời giải
Bằng cách biến đổi đại số, áp dụng công thức tính số tổ hợp, ta có thể chứng minh các đẳng
thức trên. Bài toán yêu cầu chứng minh đẳng thức bằng phương pháp tổ hợp, ta có phân tích
và lời giải như sau.

a. Chứng minh: Cnk  Cnnk

Phân tích:

2
Xét tập hợp A có n phần tử và số k (n, k là số nguyên dương và k  n ).

Cnk là số cách chọn k phần tử trong n phần tử hay số tập con có k phần tử của A.

Cnnk là số cách chọn n – k phần tử trong n phần tử hay số tập con có n – k phần tử của A.

Ta nhận thấy rằng, với mỗi tập con M của A có k phần tử, ta có một tương ứng là phần bù của
M trong A có n – k phần tử và ngược lại. Do đó, số tập con có k phần tử của A bằng số tập con
có n – k phần tử của A.
Lời giải:
Xét bài toán: Cho tập A có n phần tử. Tính số tập con có k phần tử của A.

Cách đếm 1: Số tập con có k phần tử của A là Cnk .

Cách đếm 2: Mặt khác, tập con M của A có k phần tử thì phần bù của M trong A có n – k phần
tử và ngược lại. Do đó, số tập con có k phần tử của A bằng số tập con có n – k phần tử của A.
Số tập con có n – k phần tử của A là Cnnk .

Từ kết quả của hai cách đếm ta có: Cnk  Cnnk .

Ta có thể đặt một bài toán khác nghe “thực tế” hơn với học sinh như sau: Cho một nhóm có n
học sinh, có k cái kẹo với (n, k là số nguyên dương và k  n ). Tính số cách phát kẹo biết chỉ
có k học sinh được kẹo và mỗi bạn được đúng một kẹo.

Cách đếm 1: Số cách chọn k học sinh để phát mỗi bạn một kẹo là Cnk .

Cách đếm 2: Mặt khác, thay vì chọn k học sinh để phát kẹo, ta chọn ra n – k học sinh không
được kẹo. Số cách chọn n – k học sinh không được kẹo là Cnnk .

Vậy Cnk  Cnn k .

b. Chứng minh Cnk1  Cnk  Cnk 1

Phân tích:
Xét tập hợp A có n phần tử và số k (n, k là số nguyên dương và k  n ).

Cnk1 là số cách chọn k phần tử trong n + 1 phần tử.

Cnk là số cách chọn k phần tử trong n phần tử.

Cnk 1 là số cách chọn k – 1 phần tử trong n phần tử.

Lời giải:

Với k  1 , đẳng thức đúng vì Cn11  n  1, Cn1  n, Cn0  1 .

3
Xét k  1 . Xét tập A  a1 , a2 ,..., an1 có n + 1 phần tử. tính số cách chọn k phần tử trong n
+ 1 phần tử của tập A.

Cách đếm 1: Chọn k phần tử trong n + 1 phần tử có Cnk1 .

Cách đếm 2: Mặt khác, việc chọn k phần tử trong n + 1 phần tử có hai trường hợp (phương
án): có phần tử an 1 và không có phần tử an 1 .

Trường hợp 1: chọn k phần tử trong đó có phần tử an 1 . Số cách chọn k – 1 phần tử từ tập

A \ an1  a1 , a2 ,..., an  là Cnk 1 . Do đó, số cách chọn k phần tử trong trường hợp này là

Cnk 1 .

Trường hợp 2: chọn k phần tử trong đó không có phần tử an 1 . Số cách chọn k phần tử từ tập

A \ an1  a1 , a2 ,..., an  là Cnk . Do đó, số cách chọn k phần tử trong trường hợp này là Cnk .

Theo quy tắc cộng, số cách chọn k phần tử trong n + 1 phần tử là Cnk  Cnk 1 .

Từ kết quả của hai cách đếm ta có, Cnk1  Cnk  Cnk 1 , k  n .

Nhận xét: Nhận thấy rằng, chứng minh đẳng thức tổ hợp bằng phương pháp suy luận tổ hợp,
ta không cần biến đổi đại số phức tạp và có thể ghi nhớ các đẳng thức này dễ dàng hơn. Tuy
nhiên, cái quan trọng nhất là ta phải đặt được bài toán đếm.
Bài 2. Với n là số nguyên dương, chứng minh đẳng thức bằng phương pháp suy luận tổ hợp:

Cn0  Cn1  ...  Cnn  2n .

Lời giải
Xét bài toán: Đếm số tập con của tập hợp A có n phần tử.

Cách đếm 1: Số tập con có k phần tử của tập hợp A, với k chạy từ 0 đến n là Cnk . Do đó, số

tập con của tập có n phần tử là Cn0  Cn1  ...  Cnn .

Cách đếm 2: Để xây dựng một tập con của tập có n phần tử, ta xét xem mỗi phần tử có thuộc
tập con đó hay không thuộc tập con đó. Số cách chọn là 2n .

Vậy Cn0  Cn1  ...  Cnn  2n .

Bài 3. Chứng minh công thức khai triển nhị thức Newton bằng phương pháp suy luận tổ hợp.
n
n
 a  b    Cnk ank bk  Cn0an Cn1an1b  Cn2an2b2  ...  Cnn1abn1  Cnnbn
k 0

Lời giải

4
n
Khai triển  a  b    a  b  a  b  ...  a  b  theo quy tắc phân phối của phép nhân, ta được
một tổng các đơn thức dạng x1 x2 ...xn trong đó mỗi xi bằng a hoặc b.

Ta tính các số hạng đồng dạng.

Khi tất cả n giá trị xi bằng a, ta nhận được đơn thức an . Chỉ có 1 đơn thức như vậy.

Khi n – 1 giá trị xi bằng a và giá trị còn lại bằng b, ta nhận được đơn thức an1b . Số đơn

thức này là số cách chọn một số trong n số x1 , x2 ,..., xn bằng b, tức là bằng Cn1 . Do đó ta có

số hạng Cn1 an1b .

Khi n – 2 giá trị xi bằng a và hai giá trị còn lại bằng b, ta nhận được đơn thức an2 b2 . Số

đơn thức này là số cách chọn hai số trong n số x1 , x2 ,..., xn bằng b, tức là bằng Cn2 . Do đó ta

có số hạng Cn2 an2 b2 .

Tiếp tục như vậy khi n – k giá trị xi bằng a và k giá trị còn lại bằng b, ta nhận được đơn thức

ank bk . Số đơn thức này là số cách chọn k số trong n số x1 , x2 ,..., xn bằng b, tức là bằng Cnk .

Do đó ta có số hạng Cnk ank bk .

Cuối cùng, khi tất cả n giá trị xi bằng b, ta nhận được đơn thức bn . Chỉ có 1 đơn thức như
vậy.
n
n
Vậy  a  b    Cnk ank bk  Cn0an C1nan1b  Cn2 an2 b2  ...  Cnn1 abn1  Cnnbn .
k 0

Bài 4. Với n, k là số nguyên dương và k  n , chứng minh đẳng thức bằng phương pháp suy
luận tổ hợp:

kCnk  nCnk11 .

Lời giải
Xét bài toán: Xét n, k là số nguyên dương và k  n . Gọi tập hợp A có n người. Tính số cách
chọn từ tập A, chọn k người, trong đó có một người làm trưởng đoàn.

Cách đếm 1: Chọn k người trong n người có Cnk cách chọn. Với mỗi cách chọn k người đó, ta

chọn ra một người làm trưởng đoàn, ta có k cách chọn. Theo quy tắc nhân, ta có kCnk cách
chọn.

5
Cách đếm 2: Chọn ra 1 người làm trưởng đoàn từ tập A có n cách chọn. Với mỗi cách chọn
một người làm trưởng đoàn đó, ta chọn k – 1 người từ tập có n – 1 người còn lại có Cnk11 cách

chọn. Theo quy tắc nhận, ta có nCnk11 cách chọn.

Vậy kCnk  nCnk11 .

Nhận xét: Xét tập A có n phần tử. Gọi tập K là tập con có k phần tử của tập A, tập M là tập con
có 1 phần tử của tập K. Đếm số cặp  K , M  .

Tổng quát lên ta có bài toán: Xét tập A có n phần tử. Gọi tập K là tập con có k phần tử của tập
A, tập M là tập con có m phần tử của tập M ( m  k  n ). Đếm số cặp  K , M  .

Nói cho dễ hiểu: Xét tập A có n bạn. Chọn k bạn trong đó có m bạn làm một nhiệm vụ gì đó
đặc biệt. Tính số cách chọn.
Hoặc là: Cho tập hợp A gồm n bạn. Từ tập A, chọn k bạn và tách thành hai nhóm 1 và 2 sao
cho nhóm 1 có m bạn, nhóm 2 có k – m . Tính số cách chọn như vậy.

Từ đó ta có đẳng thức: Cnk .Ckm  Cnm .Cnkmm , với m, n, k là các số nguyên dương và
m  k  n. Ta chứng minh đẳng thức này qua bài toán sau.
Bài 5. Với m, n, k là số nguyên dương và m  k  n , chứng minh đẳng thức bằng phương
pháp suy luận tổ hợp:

Cnk .Ckm  Cnm .Cnkmm .

Lời giải
Bài toán: Xét tập A có n phần tử. Gọi tập K là tập con có k phần tử của tập A, tập M là tập con
có m phần tử của tập M ( m  k  n ). Đếm số cặp  K , M  .

Cách đếm 1: Số cách chọn tập K là tập con có k phần tử của tập A, là Cnk . Với mỗi tập K đã

chọn, số cách chọn tập M là tập con có m phần tử của tập K là Ckm . Theo quy tắc nhân, có

Cnk .Ckm cách chọn cặp  K , M  .

Cách đếm 2: Mặt khác, ta có thể đếm số cách chọn này theo cách khác.

Đầu tiên, từ tập A có n phần tử, chọn tập M có m phần tử. Số cách chọn là Cnm .

Với mỗi tập M đã chọn, ta đếm số cách chọn tập K sao cho M  K  A . Tập K có k phần tử,
chứa tập M có m phần tử. Do đó, ta chọn thêm k – m phần tử, cho vào tập M để được tập K và
k – m phần tử này được lấy trong n – m phần tử thuộc phần bù của M trong A . Số cách chọn
này là Cnkmm . Theo quy tắc nhân, ta có Cnm .Cnkmm cách chọn theo cách này.

Vậy Cnk .Ckm  Cnm .Cnk mm , m  k  n.

6
Bài 6. Với n, k là số nguyên dương và k  n , chứng minh các đẳng thức bằng phương pháp
suy luận tổ hợp:
n
a.  kCnk  n2n1
k 1

k
b. 2 k
Cnk   Cni .Cnkii
i 0

Lời giải
n
a. Chứng minh  kCnk  n2n1
k 1

Bài toán: Cho tập hợp A gồm n bạn. Từ tập A, chọn ra một nhóm bạn (tùy ý số lượng) trong
đó có một bạn làm trưởng nhóm. Tính số cách chọn.
Cách đếm 1: Nhóm tùy ý số lượng, ta có các trường hợp cho số lượng người trong nhóm là k
với 1  k  n . Khi đó số cách chọn nhóm k người với một người làm trưởng nhóm là kCnk .
n
Tổng số cách chọn trong các trường hợp này là  kCnk .
k 1

Cách đếm 2: Từ tập A chọn ra một trưởng nhóm, số cách chọn là n. Sau đó, ta chọn các thành
viên khác của nhóm từ k – 1 người còn lại, số cách chọn là 2 n1 . Theo quy tắc nhân, ta có
n2n1 cách chọn.
n
Vậy  kCnk  n2n1
k 1

k
b. Chứng minh 2k Cnk   Cni .Cnkii , 0  k  n.
i 0

k
Do Ck0  Ck1  ...  Ckk  2k nên ta có  Cni .Cnkii  2k Cnk  Ck0  Ck1  ...  Ckk  Cnk .
i 0

Bài toán: Cho tập hợp A gồm n bạn. Từ tập A, chọn k bạn và tách thành hai nhóm 1 và 2.
Tính số cách chọn như vậy.
Cách đếm 1: Chọn k bạn trong n bạn. Nhóm 1 là một tập con của tập k phần tử đó (nhóm 2 là

 
phần bù của nhóm 1 trong k bạn đó). Số cách chọn là Ck0  Ck1  ...  Ckk Cnk hay 2k Cnk .

Cách đếm 2: Chọn người cho nhóm 1, ta có các trường hợp: 0 bạn, 1 bạn, 2 bạn,…, k bạn.

Trường hợp 1: nhóm 1 có 0 bạn, nhóm 2 có k bạn, số cách chọn là Cn0Cnk .

7
Trường hợp 2: nhóm 1 có 1 bạn, nhóm 2 có k – 1 bạn, số cách chọn là Cn1Cnk11 .

Trường hợp k: nhóm 1 có k bạn, nhóm 2 có 0 bạn, số cách chọn là Cnk Cnkkk .

k
Theo quy tắc cộng ta có số cách chọn là Cn0Cnk  Cn1Cnk11  ...  Cnk Cnkkk   Cni .Cnkii .
i 0

k
Vậy, 2k Cnk   Cni .Cnkii , 0  k  n.
i 0

Nhận xét: Cách chứng minh khác: áp dụng công thức đã chứng minh ở trên
k
Cnk .Ckm  Cnm .Cnkmm , m  k  n , ta có  Cni .Cnkii  Ck0  Ck1  ...  Ckk  Cnk .
i 0

Bài 7. Với n, k là số nguyên dương và k  n , chứng minh đẳng thức bằng phương pháp suy
luận tổ hợp:
k
Cmk  n   Cmi .Cnk i (Chu - Vandermonde).
i 0

Lời giải
Bài toán: Cho một tập hợp gồm m nữ, n nam. Tính số cách chọn k người trong tập đó
0  k  m, n.

Cách đếm 1: Chọn k phần tử trong tập có m + n phần tử có Cmk  n cách chọn.

Cách đếm 2: Mặt khác, tính số cách chọn khi quan tâm đến số lượng nam, nữ, ta có các
trường hợp: 0 nữ, 1 nữ, 2 nữ,…, k nữ. Với mỗi cách chọn i nữ  0  i  k  trong m nữ, ta chọn

 k  i  nam trong n nam. Với trường hợp này có Cmi .Cnk i cách chọn.
k
Tổng số cách chọn trong tất cả các trường hợp này là  Cmi .Cnk i .
i 0

k
Vậy, Cmk n   Cm
i
.Cnk i , k  m  n.
i 0

n n
 
2
Ta có kết quả sau: C2nn   Cni .Cnk i   Cni .
i 0 i 0

8
k
Mở rộng: Với m, n, k là số nguyên dương và k  m  n , ta có: mCmk 1n1   iCmi .Cnk i .
i 1

Bài toán: Cho một tập hợp gồm m nữ, n nam. Tính số cách chọn k người trong tập đó
( 0  k  m, n ) và trong đó có một bạn nữ làm trưởng đoàn.
Cách đếm 1: Chọn một bạn nữ trong m nữ làm trưởng đoàn, có m cách chọn. Chọn k – 1
người trong m  n  1 người còn lại có Cmk 1n1 cách chọn. Theo quy tắc nhân, có mCmk 1n1
cách chọn k người trong tập đó ( 0  k  m, n ) và trong đó có một bạn nữ làm trưởng đoàn.
Cách đếm 2: Tính số cách chọn khi quan tâm đến số lượng nam, nữ, ta có các trường hợp: 1
nữ, 2 nữ,…, k nữ. Với mỗi cách chọn i nữ 1  i  k  trong m nữ, ta chọn một nữ làm trưởng

đoàn trong i nữ này, chọn  k  i  trong n nam. Với trường hợp này có iCmi .Cnk i cách chọn.

k
Tổng số cách chọn trong tất cả các trường hợp này là  iCmi .Cnk i .
i 1

k
Vậy mCmk 1n 1   iCmi .Cnk i ,k  m  n .
i 1

Tương tự ta có kết quả sau:


k 1
n.Cmk 1n1    k  i  Cmi .Cnk i , k  m  n. (chứng minh tương tự, điều kiện 1 nam trưởng đoàn).
i 0

k 1
m.n.Cmk 2n2   i  k  i  Cmi .Cnk i , k  m  n. (chứng minh tương tự, điều kiện 1 nữ trưởng
i 1
đoàn, 1 nam phó đoàn).
III. Một số ứng dụng
Vấn đề 1. Có 15 học sinh cũng tham gia một khóa học. Mỗi ngày, 3 học sinh có nhiệm vụ
trực nhật sau giờ học. Sau khóa học, người ta nhận thấy rằng, hai bạn học sinh bất kì đều được
trực nhật cùng nhau đúng một lần. Hỏi khóa học diễn ra trong bao nhiêu ngày?
Lời giải
Gọi k là số ngày khóa học diễn ra. Ta đếm số cặp học sinh được trực nhật cùng nhau.

Mỗi ngày có 3 học sinh trực nhật. Với 3 học sinh, ta có C32  3 cặp học sinh. Số cặp học sinh
được trực nhật cùng nhau trong cả khóa học là 3k.
Mặt khác, từ 15 học sinh, mỗi cặp học sinh được trực nhật cùng nhau đúng 1 lần. Số cặp học
2
sinh bằng số cặp học sinh trực nhật. Số cặp học sinh trực nhật là C15  105 . Do đó ta có đẳng
thức
3k  105 hay k  35 .

9
n 1
Vấn đề 2. Chứng minh khai triển sau: n 1  x   Cn1  2Cn2 x  ...  nCnn x n1 .

Lời giải
Phân tích: Từ công thức nhị thức Newton, ta có khai triển
n
1  x   Cn0  Cn1 x  Cn2 x 2  ...  Cnn x n .

Dùng công thức tính đạo hàm, ta chứng minh được công thức trên.
Tuy nhiên, với học sinh chưa học khái niệm đạo hàm, ta dùng các đẳng thức đã chứng minh ở
trên để chứng minh khai triển.
Khai triển cần chứng minh tương đương:

n 1 1 2 n
1  x   Cn1  Cn2 x  ...  Cnn x n1 .
n n n

Theo công thức nhị thức Newton, ta có:


n 1
1  x   Cn01  Cn11 x  Cn21 x 2  ...  Cnn11 x n1 .

Lời giải
Khai triển cần chứng minh tương đương:

n 1 1 2 n
1  x   Cn1  Cn2 x  ...  Cnn x n1 .
n n n

Áp dụng kết quả Bài 4. Với n, k là số nguyên dương và k  n , ta có:

k
kCnk  nCnk11  Cnk11  Cnk
n
Từ đó ta có:
n 1
1  x   Cn01  Cn11 x  Cn21 x 2  ...  Cnn11 x n1 (đúng theo công thức nhị thức Newton).

Vấn đề 3. Công thức nhị thức Newton


n
n
 a  b    Cnk ank bk  Cn0an Cn1an1b  Cn2an2b2  ...  Cnn1abn1  Cnnbn
k 0

Từ kết quả Bài 1, Với n, k là số nguyên dương và k  n , Cnk  Cnnk , ta có nhận xét về khai
triển này như sau: Các hệ số của mỗi cặp hạng tử cách đều hai hạng tử đầu và cuối thì bằng
nhau.
Vấn đề 4. Giới thiệu về tam giác Pascal
Từ kết quả Bài 1, ta có hệ thức sau, gọi là Hệ thức Pascal

10
Cho các số nguyên n và k với 1  k  n . Khi đó Cnk1  Cnk  Cnk 1 .

Tam giác Pascal


Trong công thức nhị thức Newton, cho các giá trị n lần lượt n  0,1,... và xếp các hệ số thành
dòng, ta nhận được tam giác Pascal

Nhờ hệ thức Pascal, ta có cách tính cách số ở mỗi dòng dựa vào các số của dòng trước nó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Xuân Liêm – Đặng Hùng Thắng – Một số bài tập nâng cao và một số chuyên
đề Đại số và Giải tích lóp 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
2. Bộ giáo dục và đào tạo – Đại số và Giải tích 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

3. Law Ka Ho, Leung Tat Wing and Li Kin Yin-Double Counting, Mathematical
Excalibur

11

You might also like