Đề cương Sinh lớp 11 Văn Giữa kì I năm học 2022 2023

You might also like

You are on page 1of 6

Đề cương Sinh lớp 11 Văn

I. PHẦN TỰ LUẬN


Câu 1: Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?

Câu 2: Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết.
Khi đất bị ngập nước, oxi trong không khí không thể khuếch tán vào đất, rễ cây không thể lấy
oxi để hô hấp. Nếu như quá trình ngập úng kéo dài, các lông hút trên rễ sẽ bị chết, rễ bị thối hỏng,
không còn lấy được nước và các chất dinh dưỡng cho cây, làm cho cây bị chết.

Câu 3: Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ
cao lớn hàng chục mét?
Các động lực giúp cho dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây
gỗ cao lớn là:
- Áp suất rễ (bơm đẩy đầu dưới): là lực đẩy nước và ion khoáng từ mạch gỗ của rễ lên mạch
gỗ của thân.
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ: các phân tử nước có tính
phân cực nên chúng “kéo theo” nhau và các phân tử nước cũng liên kết với vách mạch gỗ làm thành
cột nước liên tục từ rễ đến lá cây.
- Sự thoát hơi nước ở lá (bơm hút đầu trên): do hơi nước thoát vào không khí, tế bào khí khổng
bị mất nước nên hút nước từ tế bào nhu mô bên cạnh. Tế bào nhu mô lại hút nước từ mạch gỗ ở lá, cứ
như vậy làm thành lực hút từ lá đến rễ như bơm hút đầu trên kéo nước lên.

Câu 4: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống đó có thế tiếp tục đi lên được không?
Vì sao?
Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng nhựa nguyên trong ống vẫn tiếp tục đi lên được. Vì các tế
bào mạch gỗ xếp sít nhau theo cách: lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào bên cạnh.
Do vậy, nếu một ống mạch gỗ bị tắc thì dòng nhựa nguyên đi qua lỗ bên sang ống bên cạnh,
đảm bảo cho dòng vận chuyển được liên tục.

Câu 5: Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
- Động lực đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác là sự chênh lệch áp suất thẩm
thấu giữa cơ quan nguồn (tế bào sản xuất ở lá) với cơ quan chứa (tế bào nhận ở rễ, thân, củ, quả,…)
- Mạch rây nối các tế bào cơ quan nguồn với tế bào cơ quan chứa làm cho dòng mạch rây di
chuyển từ nơi có áp suất thẩm thấu cao (cơ quan nguồn) đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp hơn (cơ
quan chứa).
Câu 6: Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:
- Khoảng 90% lượng nước mà cây hút được đều được thoát hơi ra ngoài môi trường, và phần
lớn là thoát ra qua khí khổng ở lá, việc này làm cho phía dưới tán cây, nhiệt độ thường thấp hơn khoảng
6-10oC so với môi trường, người dưới gốc cây sẽ thấy mát hơn.
- Cùng với quá trình khí khổng mở ra để thoát hơi nước thì O2 cũng được khuếch tán ra môi
trường và CO2 cũng khuếch tán vào lá. Việc có nhiều O2 và ít CO2 xung quanh sẽ khiến cho người
đứng dưới tán cây dễ chịu hơn.
- Các mái che bằng vật liệu xây dựng không thể làm được hai điều trên, ngoài ra chúng còn hấp
thu nhiệt độ môi trường và khó giải phóng nhiệt. Vì vậy người đứng dưới mái che sẽ luôn cảm thấy
nóng hơn so với khi đứng dưới bóng cây.

Câu 7: Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ mở của khí khổng?
Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là hàm lượng nước trong tế bào khí khổng. Vì:
- Mỗi khí khổng được cấu tạo bởi 2 tế bào hình hạt đậu. Mỗi tế bào hạt đậu có thành phía trong
dày hơn, thành phía ngoài mỏng hơn. Hai tế bào có thành phía trong quay vào nhau.
- Khi no nước, vách mỏng của tế bào khí khổng căng phồng làm cho vách dày cong theo, lỗ
khí mở ra, hơi nước thoát ra. Khi mất nước, vách mỏng hết căng và vách dày uốn thẳng lại làm lỗ khí
đóng lại, hơi nước không thể thoát ra.

Câu 8: Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loài
cây trồng?
Phân bón là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng. Tuy nhiên cần phải bón phân hợp lí
tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng vì:
- Trong đất cũng đã chứa đựng một phần các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Khi bón
lượng phân quá lớn, cây dùng không hết sẽ trở thành lượng dư thừa trong đất. Chúng làm thay đổi tính
chất của đất theo hướng bất lợi, giết chết các vi sinh vật có lợi, thấm vào nguồn nước ngầm hoặc bị
rửa trôi xuống các ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước.
- Mỗi loại phân bón cần được sử dụng cho đúng loại cây trồng với hàm lượng, thời gian và thời
điểm phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Lượng phân bón tồn dư trong cơ thể thực vật sẽ dễ dẫn đến tác
dụng không mong muốn và có thẻ gây ngộ độc cho sinh vật sử dụng.
- Mỗi giống cây trồng cũng cần lượng phân bón khác nhau, thời điểm bón phân phải phù hợp
với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, phù hợp với điều kiện thời tiết,… để cây có thể hấp thụ
tốt nhất và sử dụng hiệu quả
- Bón phân hợp lí giúp giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo hiệu quả
kinh tế, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Câu 9: Hãy liên hệ với thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyến hóa các chất khoáng
ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây.
Trong đất có các muối khoáng ở dạng hòa tan và không hòa tan. Rễ cây chỉ có thể hấp thụ được muối
khoáng hòa tan. Các nhân tố môi trường (độ thoáng của đất, độ pH, lượng vi sinh vật, nhiệt độ,…) ảnh
hưởng đến độ hòa tan của muối khoáng. Vì vậy, trong thực tế đã có rất nhiều biện pháp được sử dụng
để chuyển muối khoáng về dạng hòa tan, giúp cây dễ dàng hấp thụ:
- Cày lật đất
- Phơi ải đất
- Bón vôi khử trùng đất
- Bổ sung vi sinh vật bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học
- Lên luống trồng cây, làm rãnh thoát nước
- Tưới tiêu hợp lí
- Xỉa lật đất quanh các gốc cây trồng
- Làm cỏ
- Bón phân phối hợp,…

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 1. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

BIẾT
Câu 1. Rễ cây hấp thụ những chất nào?
A. Nước cùng các ion khoáng. B. Nước cùng các chất dinh dưỡng.
C. Nước và các chất khí. D. O2 và các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước.
Câu 2. Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là
A. lá, thân, rễ. B. lá, thân. C. rễ, thân. D. Rễ.
Câu 3. Rễ cây trên cạn khi ngập lâu trong nước sẽ chết do:
A. bị thừa nước. B. bị thối. C. bị thiếu nước. D. thiếu dinh dưỡng.
Câu 4. Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua con đường nào?
A. Con đường qua thành tế bào - không bào.
B. Con đường qua chất nguyên sinh – gian bào.
C. Con đường qua không bào – gian bào.
D. Con đường qua chất nguyên sinh – không bào.
Câu 5. Đơn vị hút nước của rễ là:
A. tế bào rễ. B. tế bào biểu bì. C. tế bào nội bì. D. tế bào lông hút.
Câu 6. Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. thẩm thấu. B. thẩm tách. C. chủ động. D. nhập bào.
HIỂU
Câu 7. Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là:
A. tế bào lông hút. B. tế bào nội bì. C. tế bào biểu bì. D. tế bào vỏ.
Câu 8. Đặc điểm nào của rễ thích nghi với chức năng hút nước?
A. Phát triển nhanh, mạnh về bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất.
B. Có khả năng ăn sâu và rộng. C. Có khả năng hướng nước.
D. Trên rễ có miền lông hút với rất nhiều tế bào lông hút.
Câu 9. Nước không có vai trò nào sau đây?
A. Làm dung môi hòa tan các chất. B. Đảm bảo hình dạng của tế bào.
C. Đảm bảo sự thụ tinh kép xảy ra. D. Ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật.
Câu 10. Phát biểu đúng về mối quan hệ giữa trao đổi chất trong tế bào với trao đổi chất của cơ thể:
A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi
trường.
B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào không liên quan đến sự trao đổi chất giữa cơ thể
với môi trường.
C. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là cơ sở cho chuyển hóa vật chất và năng lượng trong
tế bào.
D. Chỉ có trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường là quyết định sự tồn tại của sinh vật.
Câu 11. Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào?
A. Thụ động. B. Chủ động. C. Thụ động và chủ động. D. Thẩm tách.
VẬN DỤNG
Câu 12. Xét các trường hợp dưới đây cho thấy trường hợp nào rễ cây hấp thụ ion K+ cần phải tiêu tốn
năng lượng ATP?
Nồng độ ion K+ ở rễ Nồng độ ion K+ ở đất
1 0,2% 0,5%
2 0,3% 0,4%
3 0,4% 0,6%
4 0,5% 0,2%
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
BÀI 2. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

BIẾT
Câu 1. Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác
A. Trọng lực của trái đất. B. Áp suất của lá.
C. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan rễ với môi trường đất.
D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
Câu 2. Dòng mạch gỗ được vận chuyên nhờ
1. Lực đẩy (áp suất rễ) 2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
4. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…)
5. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất
A. 1-3-5 B. 1-2-4 C. 1-2-3 D. 1-3-4
Câu 5. Cơ chế của sự vận chuyển nước ở thân là:
A. khuếch tán, do chênh lệch áp suất thẩm thấu.
B. thẩm thấu, do chênh lệch áp suất thẩm thấu.
C. thẩm tách, do chênh lệch áp suất thẩm thấu.
D. theo chiều trọng lực của trái đất.
Câu 10. Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là
A. nước. B. ion khoáng. C. nước và ion khoáng. D. Saccarôza và axit amin.
Câu 9. Lực không đóng vai trò trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).
B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước).
C. lực liên kết giữa các phân tử nước và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
D. lực hút của quả đất tác động lên thành mạch gỗ.
HIỂU
Câu 3. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu:
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. qua mạch gỗ.
Câu 4. Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là:
A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).
B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước). C. lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 6. Áp suất rễ là:
A. áp suất thẩm thấu của tế bào rễ. B. lực đẩy nước từ rễ lên thân.
C. lực hút nước từ đất vào tế bào lông hút.
D. độ chênh lệch áp suát thẩm thấu tế bào lông hút với nồng độ dung dịch đất.
VẬN DỤNG
Câu 7. Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng:
A. rỉ nhựa. B. ứ giọt. C. rỉ nhựa và ứ giọt. D. thoát hơi nước.
Câu 8. Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do:
I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra
II. Có sự bão hòa hơi nước trong không khí
III. Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá
IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành
giọt ở mép lá
A. I, II. B. I, III. C. II, III. D. II, IV.

BÀI 3. THOÁT HƠI NƯỚC


BIẾT
Câu 1. Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò
A. vận chuyển nước, ion khoáng. B. cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.
C. hạ nhiệt độ cho lá. D. cung cấp năng lượng cho lá.
Câu 2. Thoát hơi nước qua lá bằng con đường
A. qua khí khổng, mô giậu B. qua khí khổng, cutin
C. qua cutin, biểu bì. D. qua cutin, mô giậu
Câu 3. Số lượng khí khổng có ở 2 mặt của lá là
A. mặt trên nhiều hơn mặt dưới. B. mặt dưới nhiều hơn mặt trên.
C. bằng nhau. D. cả 2 mặt không có khí khổng.
Câu 4. Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là
A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. hàm lượng nước. D. ion khoáng.
Câu 5. Cân bằng nước là
A. tương quan giữa lượng nước cây hấp thụ vào so với lượng nước thoát của cây.
B. tương quan giữa lượng nước tưới vào cho đất so với lượng nước thoát ra cho cây.
C. tương quan giữa lượng nước thoát ra so với lượng nước hút vào.
D. tương quan giữa lượng nước làm sản phẩm cho quang hợp so với lượng nước thải ra qua quang
hợp.
HIỂU
Câu 6. Thoát hơi nước qua lá chủ yếu bằng con đường
A. qua khí khổng. B. qua lớp cutin. C. qua lớp biểu bì. D. qua mô giậu.
Câu 7. Cây ngô số lượng khí khổng ở 2 mặt lá sẽ là
A. mặt trên nhiều hơn mặt dưới. B. mặt dưới nhiều hơn mặt trên.
C. bằng nhau. D. cả 2 mặt không có khí khổng.
Câu 8. Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm
A. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
D. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Câu 9. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm
A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
VẬN DỤNG
Câu 10. Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởi
A. cơ chế khuếch tán hơi nước qua lớp cutin.
B. cơ chế đóng mở khí khổng.
C. cơ chế cân bằng nước.
D. cơ chế khuếch tán hơi nước từ bề mặt lá ra không khí xung quanh.
Câu 11. Ở cây trưởng thành thoát hơi nước chủ yếu qua
A. lớp cutin. B. khí khổng.
C. cả hai con đường qua khí khổng và cutin. D. biểu bì thân và rễ.

BÀI 4. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

BIẾT
Câu 1. Các nguyên tố đại lượng (đa lượng) gồm:
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu.
Câu 2. Vai trò của phôtpho đối với thực vật là:
A. thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hoá enzim.
B. thành phần của prôtêin, axít nuclêic.
C. chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
D. thành phần của axit nuclêôtic, ATP,…
Câu 3. Vai trò của kali đối với thực vật là:
A. thành phần của prôtêin và axít nuclêic.
B. chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào.
C. thành phần của axit nuclêôtit, cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
D. thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.
Câu 4. Các nguyên tố vi lượng gồm:
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. D. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
Câu 5. Nguyên tố Magiê là thành phần cấu tạo của
A. axit nuclêic. B. màng của lục lạp. C. diệp lục. D. prôtêin.
Câu 6. Nguyên tố nào sau đây là thành phần của diệp lục, tham gia hoạt hóa enzim, khi thiếu nó lá có
màu vàng?
A. Nitơ. B. Magiê. C. Clo. D. Sắt.
Câu 7. Vai trò chủ yếu của nguyên tố đại lượng là
A. cấu trúc tế bào. B. hoạt hóa enzim. C. cấu tạo enzim. D. cấu tạo côenzim.
Câu 8. Vai trò chủ yếu của nguyên tố vi lượng là
A. cấu trúc tế bào. B. hoạt hóa enzim. C. cấu tạo enzim. D. cấu tạo côenzim.
Câu 9. Thực vật hấp thụ kali dưới dạng
A. hợp chất chứa kali B. nguyên tố kali C. K2SO4 hoặc KCl D. K+
HIỂU
Câu 10. Câu nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây?
A. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống.
B. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
C. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào.
D. Phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
Câu 11. Cần phải cung cấp nguyên tố khoáng nào sau đây cho cây khi lá cây có màu vàng?
A. Photpho B. Magiê. C. Kali. D. Canxi.
Câu 12. Cây thiếu các nguyên tố khoáng thường được biểu hiện ra thành
A. những dấu hiệu màu sắc đặc trưng ở thân.
B. những dấu hiệu màu sắc đặc trưng ở rễ.
C. những dấu hiệu màu sắc đặc trưng ở lá.
D. những dấu hiệu màu sắc đặc trưng ở hoa.

You might also like