You are on page 1of 6

Để biết được nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức có tác động như nào tới

tính tích cực và


sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn
gốc, bản chất, vai trò của ý thức là gì?
I. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, VAI TRÒ Ý THỨC
Ý thức là gì?
- Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: Ý thức là sản phẩm và thuộc tính của một
dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người; là sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo thế
giới khách quan vào trong bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.
1. Nguồn gốc
a,Nguồn gốc tự nhiên
Dựa trên những thành tựu mới của khoa học tự nhiên về sinh lý học – thần kinh hiện đại, các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định rằng, ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất.
Nhưng không phải là của mọi dạng vật chất , mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ
chức cao nhất là bộ óc con người.
Bộ óc người và sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người hợp thành nguồn gốc tự nhiên
của ý thức.
- Bộ óc người: là cơ quan vật chất sản sinh ra ý thức. Do đó, khi bộ óc người càng hoàn thiện,
năng lực của ý thức càng phong phú, sâu sắc. Ngược lại, khi bộ óc người bị tổn thương thì
đời sống ý thức, tinh thần cũng sẽ bị dối loạn.

- Sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người:


+ Mọi dạng vật chất đều có khả năng phản ánh
+ Cấu tạo vật chất khác nhau sẽ có khả năng phản ánh khác nhau. Do đó có thể phân chia hình
thức phản ánh vật chất từ thấp đến cao như sau:
 Phản ánh vô sinh (vật lý, hóa học): mang tính thụ động, chưa có tính chọn lọc
 Phản ánh hữu sinh (tính kích thích, cảm ứng, phản xạ, tâm lí): có tính định hướng và chọn lọc
 Ý thức: là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất, có tính năng động sáng tạo. Ý
thức chỉ sinh ra cùng con người, gắn liền với con người và không thể tách rời đời sống xã hội
loài người.
b, Nguồn gốc xã hội
Lao động và ngôn ngữ là hai yếu tố hợp thành nguồn gốc xã hội của ý thức
- Lao động: là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên để cải biến
tự nhiên tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình
Vai trò của lao
động đối với sự
hình thành ý
thức

Giải phóng Giúp bộ óc con người Lao động


Giúp năng lực tư duy trừu
con người khỏi ngày càng phát triển và dẫn tới sự
tượng của con người ngày
thế giới động hoàn thiện về mặt sinh hình thành
càng phát triển
vật học ngôn ngữ

- Ngôn ngữ: là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức.

Vai trò của ngôn ngữ

Phương tiện giao tiếp; công cụ thể hiện, Giúp con người phản ánh khái quát
truyền đạt tư tưởng, kinh nghiệm con những thuộc tính của sự vật, hiện tượng
người trong thế giới

2. Bản chất
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan; là sự phản ánh tích cực, sáng tạo
thế giới khách quan; là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Cụ thể:
 Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là những nội dung mà
ý thức đều xuất phát từ thực tiễn, những yếu tố xuất hiện trong thực tiễn sẽ là cơ sở để ý thức
được hình thành.
 Sự phán ánh ý thức là năng động, sáng tạo thế giới khách quan: Ý thức phản ánh thế giới
khách quan không dập khuôn, máy móc mà trên cơ sở tiếp nhận, xử lý thông tinn có chọn
lọc, định hướng; đồng thời ý thức không chỉ dừng lại ở vẻ bề ngoài của thế giới mà còn khái
quát bản chất, quy luật của thế giới.

Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của 3 mặt:

+ Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh

+ Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần; thực chất đây là quá trình
‘sáng tạo lại’ thực hiện của ý thức theo nghĩa mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh
thần phi vật chất
+ Chuyển hóa mô hình từ từ duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình hiện thực hóa tư
tưởng, thông qua các hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi
vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc
bản chất của ý thức

 Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội vì sự ra đời, phát triển của ý thức
gắn liền với hoạt động lao động của con người, chịu sự chi phối của các quy luật xã hội. Ý
thức không thể tồn tại, phát triển nếu tách rời đời sống xã hội.

3. Vai trò ý thức đối với xã hội


Tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn.
- Ý thức là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn mà con là động lực thực tiễn. Sự thành công
hay thất bại của thực tiễn, tác động tích cực hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của
tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà biểu hiện ra là vai trò
của khoa học văn hoá và tư tưỏng.
- Khẳng định vật chất là nguồn gốc khách quan, là cơ sở sản sinh ra ý thức, còn ý thức chỉ là
sản phẩm, là sự phản ánh thế giới khách quan trong nhận thức và hành động của con người
thì phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo hiện thực khách
quan.
- Ý thức có vai trò tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất, phép biện chứng duy vật
yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động. Ý thức con người cần phải nhận thức và vận
dụng quy luật khánh quan một cách chủ động, sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động.
- Tìm hiểu vai trò của ý thức sẽ giúp chúng ta phát huy tính năng động sáng tạo của bộ óc con
người, phát huy vai trò của con người để cải tổ thế giới quan cũng như khắc phục các tính
bảo thủ, tiêu cực thiếu tính sáng tạo của con người.

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN HIỆN NAY

1. Thực trạng sinh viên hiện nay

a, Mặt tích cực

- Thế hệ trẻ nắm trong tay nhiều trí thức của thời đại được đào tạo toàn diện và đầy đủ nhất
- Sinh viên hiện nay là lớp trẻ tràn đầy ý tưởng, năng động, nhiệt huyết và sáng tạo; luôn là
người tiên phong trong các công cuộc đổi mới về kinh tế, giáo dục, khoa học
- Biết cách làm lấy cơ hội để bắt đầu cho việc nghiên cứu phát triển bản thân thông qua các cơ
hội việc làm
- Biết cách xây dựng kế hoạch học tập tích cực chủ động không chỉ từ thầy cô mà từ mọi
nguồn tài liệu khác
- Tham gia vào các câu lạc bộ hoạt động xã hội thì cũng giúp họ luôn cập nhật thông tin kiến
thức mới mẻ để thay đổi bản thân phù hợp với sự phát triển của xã hội
- Dám nhìn thẳng và vượt qua khó khăn, thử thách
- Tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất, rèn luyện bản thân, phát triển toàn diện
các kĩ năng
b, Mặt hạn chế
Một số bộ phận sinh viên:
- Thụ động trong việc học, không có phương pháp học hiệu quả, gian lận trong thi cử
- Dính vào các tệ nạn xã hội: ma túy, bài bạc,...
- Lười suy nghĩ, sáng tạo, ỷ lại vào người khác
- Không rèn luyện bản thân, thiếu các kĩ năng giao tiếp, ứng xử

2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của tính tích cực sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện
nay
a, Nguyên nhân khách quan
 Sự thay đổi của môi trường học dẫn đến sự thích nghi chưa kịp của của bạn sinh viên năm
nhất
 Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mấy năm vừa qua
 Phương pháp dạy học cũ khiến sinh viên khó tiếp thu

b, Nguyên nhân chủ quan

 Sinh viên chưa tìm được cho mình phương pháp học tập hiệu quả, không có ý thức trong việc
học tập, sáng tạo
 Tâm lí thụ động được hình thành từ các cấp học dưới qua việc đọc để chép bài nên khi lên
một môi trường mới như đại học họ có tâm lí bỏ cuộc chỉ chờ đợi vào sự hướng dẫn của thầy

 Tư duy sáng tạo, phản biện của mỗi sinh viên dần mất đi do quen sẵn với các tài liệu được
cung cấp sẵn

3. Giải pháp

Đối mặt với các vấn đề trên thì cần phải có các biện pháp phù hợp để có thể cải tiến sự tích cực sáng
tạo trong học tập của mỗi sinh viên Việt Nam hiện nay.
- Cần xây dựng ý thức tự học cho bản thân mình thời gian các tiết học trên lớp là giới hạn. Các
sinh viên cần tìm hiểu tài liệu trước khi tham gia các tiết học, để lúc đó sẽ là sự trao đổi các
thông tin mình chưa hiểu hay cần giải đáp với các giảng viên thì tiết học mới thực sự đạt hiệu
quả cao
- Luôn cố gắng phát biểu bài nêu ý kiến suy nghĩ của bản thân để tăng sự tương tác trong giờ
học cũng là một sự cũng là một cách giúp ghi nhớ bài một cách chủ động mà không phải học
thuộc
- Học cách đặt câu hỏi tư duy sáng tạo liên hệ trong thực tế, học phải đi đôi với hành, phải biết
vận dụng các kiến thức sáng tạo vào thực tế giúp chúng ta làm chủ tri thức tiếp thu một cách
tích cực, sáng tạo
- Tham gia các buổi talkshow,workshop về kỹ năng xã hội, giao tiếp, quản lý thời gian,
phương pháp học để ta có thể cải thiện bản thân một cách tốt nhất học được những điều mới
mẻ từ sự chia sẻ của người đi trước
- Biết cách quản lý thời gian học cũng một phương pháp học tích cực giúp ta có thể tối đa hóa
việc tiếp thu lượng kiến thức
- Tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội để mở mang tư duy sáng tạo, luôn phải tìm tòi các
nguồn tài liệu tham khảo nếu khó khăn gì trong việc nghiên cứu tài liệu hãy tự tin hỏi thầy
cô, mọi người xung quanh
- Mỗi sinh viên cần xây dựng một lối sống lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội gây ảnh
hưởng đến việc học
- Bản thân sinh viên thôi là chưa đủ cần có sự trợ giúp từ các thầy cô và nhà trường; giáo viên
trong quá trình dạy học cần phải định hướng đúng mục đích học tập cho sinh viên, áp dụng
các biện pháp giảng dạy truyền đạt kiến thức một cách tích cực, nhà trường cần cung cấp đầy
đủ cơ sở vật chất tài liệu như thư viện học tập sinh, đứng ra tổ chức các hoạt động học tập,
phát triển
- Học cách lắng nghe, biết sửa chữa lỗi lầm của mình, tiếp thu ý kiến mọi người xung quanh
một cách chọn lọc để cải thiện mình
- Đặt mục tiêu ước mơ cho bản thân để thực hiện nó hết sức mình qua việc học tập rèn luyện
tích cực, sáng tạo

4. Liên hệ ( Bạn thuyết trình nói thêm bên ngoài không đưa vào slide)

a, Liên hệ bản thân

Bản thân là một sinh viên Học viện Ngân Hàng em đã luôn cố gắng trong việc thích nghi
với một môi trường hoàn toàn mới bằng các phương pháp học tập đúng đắn
 Đọc kĩ bài tìm hiểu trước qua giáo trình, trong tiết giơ tay phát biểu bài, đọc lại kiến
thức mỗi cuối buổi
 Tham khảo các nguồn tài liệu của các trường đại học trong nước và nước ngoài, các
bài giảng video qua mạng, của các anh chị đi trước
 Tích cực tham gia các dự án học tập do thầy cô đề ra như: làm video, dịch văn bản,
….
 Xung phong làm nhóm trưởng cho mỗi hoạt động nhóm
 Xây dựng một lối sống tích cực, học cách lắng nghe, biết sửa chữa lỗi lầm chính
mình, tiếp thu ý kiến mọi người xung quanh một cách có chọn lọc, biết cách chọn lọc
thông tin tiếp thu ý kiến của nhân loại
 Đặt mục tiêu, ước mơ cho bản thân và thực hiện nó hết sức mình qua việc rèn luyện
đức tính sáng tạo

b, Liên hệ thực tiễn

- Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ, xã hội ngày càng phát triển thì càng đòi hỏi tri
thức và sự sáng tạo ngày một cao hơn. Vì vậy việc học tập, nghiên cứu của sinh viên trở nên
vô cùng quan trọng. Sinh viên là thế hệ trẻ đầy tài năng, đam mê, nhiệt huyết và sáng tạo.
Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy sức sáng tạo của sinh viên vẫn chưa được phát huy
một cách có hiệu quả. Đầu tiên là phương pháp học chưa phù hợp, vẫn mang nặng tính thụ
động, khả năng tự học còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào giảng viên hoặc giáo trình, chú
trọng nhiều vào lý thuyết và thiếu tính thực tiễn. Điều này đã khiến cho sức sáng tạo bị ảnh
hưởng, việc học thụ động sẽ khiến ta khó đào sâu, tư duy logic. Thứ hai, nhiều sinh viên vẫn
chưa tìm được mục tiêu và lý tưởng trong học tập. Từ khi còn ngồi trên ghế trung học phổ
thông, có nhiều bạn vẫn chưa xác định được ước mơ của bản thân dẫn đến chọn sai ngành,
phải học 1 ngành mà bản thân không thích thì khó có thể nghiên cứu và thỏa sức sáng tạo.
Thứ ba, thái độ học tập của sinh viên vẫn chưa đúng đắn, một bộ phận sinh viên vẫn còn mải
mê vui chơi, bỏ bê học hành, dành quá nhiều tgian để lên mạng xã hội, lâu dần tạo nên thói
quen trì trệ, khó khăn trong việc tư duy sâu rộng. Mặt khác, sinh viên còn chưa tự tin vào bản
thân, ngại ý kiến, tranh luận.

III. KẾT LUẬN

Qua những phân tích trên, dựa theo những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bài
viết đã cho ta thấy một cách nhìn rõ hơn về nguồn gốc, bản chất và vai trò của ý thức từ đó
có thể vận dụng nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập của sinh viên ngày
nay. Tác động của ý thức tới đời sống con người là vô cùng to lớn. Chính vì vậy, mỗi sinh
viên chúng ta, để nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập, chúng ta cần xây dựng cho
bản thân một cách sống chuẩn mực, tránh để những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới ý thức,
luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, làm tròn trách nhiệm của một sinh viên Việt Nam cùng
nhau phát triển đất nước.

You might also like