You are on page 1of 28

Giáo 

án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN 
 

Chủ đề: TỰ TIN 
 
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC 
1. Về kiến thức: HS chủ động  khám phá và khắc sâu kiến thức của bộ môn Giáo dục công dân và các môn tích hợp ở những 
bài học có liên quan đến chủ đề 
* Trong môn Giáo dục công dân lớp 7, bài 11: Tự tin: 
­ HS hiểu rõ thế nào là tự tin và ý nghĩa của sự tự tin đối với mọi người trong cuộc sống nói chung, đối với học sinh trong học tập 
cũng như phát triển toàn diện bản thân nói riêng. 
­ HS xác định đúng biểu hiện của sự tự tin và phân biệt được với biểu hiện của tự cao, tự đại. 
* Trong môn Lịch sử lớp 7: 
­ Bài 13, tiết 1: “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên”: ​ HS hiểu rõ ý nghĩa sự tự tin của Thái sư Trần Thủ Độ 
đối với vua Trần  nói riêng, đối với sức mạnh quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần 
thứ nhất nói chung. Từ đó, HS liên hệ được với ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống. 
­ Bài 3, tiết 3  mục  I.  Phong trào văn hóa Phục  hưng  thế  kỉ XIV – XVI: ​
HS hiểu rõ sự tác động của tư tưởng “giải phóng cái Tôi” 
trong  phong trào văn hóa Phục hưng  đã tạo nên một thời  kì văn hóa đỉnh cao của nhân loại. Với các tác phẩm của mình, các nhà 
văn hóa Phục hưng  đã trở thành những biểu tượng bất tử về khát vọng khẳng định bản thân, cống hiến cho nhân loại. Từ đó, HS 
liên hệ được với nhu cầu khẳng định bản thân của mỗi người. 
* Trong môn Âm nhạc lớp 7: 


Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
­ Tiết  14, âm  nhạc thường thức, Giới  thiệu nhạc sĩ  Bét­tô­ven: HS giải thích được chính niềm tin vào bản thân, vào cuộc sống đã 
giúp cho nhạc sĩ Bét­tô­ven ngay cả khi đã bị điếc vẫn sáng tác nên những nhạc phẩm bất hủ. Từ đó, HS liên hệ được với sự tự tin 
vào niềm đam mê và tài năng của mỗi người. 
* Trong môn Ngữ văn lớp 7, tiết 28, văn bản “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương: 
­ HS hiểu sự tự tin về bản thân đã giúp nữ  sĩ Hồ Xuân Hương tạo nên nhiều  áng  thơ giàu khát vọng sống, lòng tự trọng và phần 
nào đó gửi gắm  tiếng nói  đấu  tranh cho thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ đó, HS liên hệ được với sự tự tin vào tố chất, 
năng lực của bản thân của mỗi người. 
* Trong môn Thể dục 7, bài Chạy ngắn (chạy nhanh):  
­ HS vận dụng được ý nghĩa của sự tự tin đối với thành công của một vận động viên, đặc biệt là xác lập những kỉ lục mới. 
* Trong môn Địa lý 6​
, bài 8 tiết 8,9: Sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời: 
­ HS giải thích được thuyết “địa tâm”, lý giải chuyển động của Trái đất và vận dụng liên hệ sự tin tưởng vào chân lý của nhà khoa 
học Ga­li­lê với đức tính tự tin vào chính kiến của bản thân. 
* Trong môn Sinh học 6, tiết 28 bài “Đặc điểm bên ngoài của lá”: 
­ HS nêu được đặc  điểm nổi bật  của  lá cây nguyệt  quế  và vận dụng liên hệ với khát vọng cống hiến, chinh phục đỉnh vinh quang 
của con người. 
2. Kĩ năng: ​
Học sinh trải nghiệm và hình thành các nhóm năng lực 
* Kĩ năng học tập chung: 
­ Kĩ năng tư duy phân tích và đánh giá. 
­ Kĩ năng tư duy tích cực và sáng tạo. 
­ Kĩ năng khai thác công nghệ thông tin. 
* Kĩ năng học tập bộ môn: 


Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
­ Giáo dục công dân: xử lý tình huống, khai thác tư liệu, đánh giá vấn đề. 
­ Ngữ văn: cảm thụ tác phẩm. 
­ Lịch sử: đánh giá nhân vật và sự kiện. 
­ Âm nhạc: cảm thụ, trình bày bài hát. 
­ Mỹ thuật: vẽ minh họa. 
­ Thể dục: hình dung kĩ thuật. 
* Kĩ năng sống và xã hội: 
­ Kĩ năng thể hiện sự  tự tin  trong một số  hoàn cảnh: nêu ý  kiến  cá nhân, trình bày trước tập thể, bảo vệ chính kiến, giao tiếp với 
thầy cô bạn bè… 
­ Kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm: thể hiện trong việc thảo luận làm sản phẩm nhóm và đóng vai vào một số tình huống. 
­ Kĩ năng thuyết trình và thể hiện quan điểm: thể hiện trong việc trình bày sản phẩm cá nhân hoặc sản phẩm chung của nhóm. 
­ Kĩ năng tự đánh giá bản thân. 
3. Thái độ: 
­ Mạnh dạn, tích cực thể hiện và bảo vệ suy nghĩ, quan điểm, chính kiến của bản thân về các vấn đề trong cuộc sống. 
­ Chủ động, niềm nở trong giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ xã hội. 
­ Sẵn sàng đón nhận cơ hội, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm. 
­ Tự hào, ngưỡng mộ về những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa đã có nhiều cống hiến cho nhân loại. 
B. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC 
­ Học sinh khối 7: 8 lớp; mỗi lớp 30 học sinh. 


Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
­ Đặc điểm học sinh:  
+ Đa số học sinh hoạt bát, nhanh nhẹn, có nhiều hiểu biết xã hội. 
+ Học sinh được học bộ môn Kỹ năng sống nên khả năng tiếp cận và hiểu các vấn đề về tâm lý, hành vi khá tốt. 
+ Nhiều học sinh rất mạnh  dạn tự tin nhưng vẫn có một bộ phận học sinh có khả năng nhưng chưa dám thể hiện mình, còn mang 
tâm lý sợ sai, sợ bị người khác chê bai. 
+  Tất  cả  học  sinh  đều  có nhu cầu  học  hỏi, ham khám  phá  và có khát vọng hoàn  thiện bản  thân đạt  được những  thành công lớn 
hơn. 
­> Thuận lợi để triển khai nội dung bài học với các hoạt động đa dạng. 
­> Thử thách mà bài học cần khắc phục được đó là tạo bầu không khí tin tưởng giữa các học sinh, giữa học sinh và giáo viên 
để các em mạnh dạn tham gia, khắc phục tâm lý e ngại của học sinh. 
C. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC 
Bài học xây dựng một giải pháp cụ thể cho vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn nhằm những mục đích sau: 
* Đối với học sinh: 
­ Học  sinh  có cơ hội được ​
vận dụng kiến thức ở nhiều môn  học mà mình đã biết để hình thành nên một nhận thức mới, một kinh 
nghiệm mới. Thông qua đó, học sinh không chỉ củng cố  kiến thức ở  nhiều môn học mà còn thực sự làm chủ quá trình khám phá 
bài học mới. Các em không  bị rơi vào trạng thái bị động tiếp nhận cái mới mà được khám phá, phát hiện dựa vào những hiểu biết 
và  kinh  nghiệm  sẵn  có.  Chính  vì  vậy,  các  em  sẽ  tự  tin  hơn,  hào  hứng  hơn  và có được  nhận thức  sâu  sắc, chắc chắn hơn,  theo 
nguyên tắc dạy học “móc xích”. 


Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
­ Học sinh có cơ hội ​
trải nghiệm, tương tác và hình thành nên nhiều năng lực​
 khác nhau. Đặc biệt nhất là, học sinh không dừng ở 
việc ghi nhớ, làm theo một cách máy móc mà thực sự hình thành được năng lực tư duy tích cực và sáng tạo. Học sinh chính là 
chủ thể tích cực và là chủ thể sáng tạo của quá trình học. Ngoài ra, với các hoạt động đa dạng, học sinh cũng có cơ hội rèn luyện 
những năng lực quan trọng trong cuộc sống như ​
năng lực làm việc nhóm, năng lực thể hiện bản thân, năng lực tự học​

­ Học sinh có sự thay đổi quan điểm về việc học, chuyển từ bị động tiếp nhận qua giáo viên chuyển sang tương tác, ​
học hỏi từ 
bạn bè và tự khám phá​
. Việc học tập cũng không rời rạc ở từng bài, từng môn học mà có sự liên kết chặt chẽ các vấn đề. Trên hết, 
học sinh thay đổi nhận thức việc ​
học để biết sang học để làm, để sống​

* Đối với giáo viên: 
­ Giáo viên có cơ hội trải nghiệm và tích lũy thêm ​
kinh nghiệm về vấn đề dạy học liên môn, dạy học ứng dụng giải quyết các vấn 
đề thực tiễn cuộc sống​
 thay vì dạy học lý thuyết hàn lâm.  
­ Việc dạy học theo hướng liên môn và ứng dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn thường đòi hỏi người giáo viên có sự hiểu biết 
sâu rộng và nhất là khả năng liên hệ thực tế. Chính vì vậy, người giáo viên sẽ ​
ngày càng trau dồi thêm kiến thức và kĩ năng​
 của 
mình, trở nên ​
năng động, sáng tạo hơn​
, đáp ứng những yêu cầu khắt khe của nghề giáo ở thế kỉ 21. 
­ Giải pháp về một giờ học theo hướng tích hợp liên môn cũng là cơ hội để giáo viên hiểu ​
rõ hơn học sinh của mình​
 bởi thông qua 
các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn, học sinh có điều kiện hiểu được những năng lực khác nhau của học sinh, từ đó ​
đánh 
giá về học sinh khách quan hơn​

* Ý nghĩa chung: 
­ Bài học là một giải pháp nhằm ​
tăng cường hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh​
 đồng thời ​
nâng cao năng lực, đạo 
đức nghề nghiệp của giáo viên.​
 Trên hết, bài học hướng đến chung tay xây dựng một ​
nền giáo dục ở đó học sinh là người chủ 


Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
động, giáo viên là người thầy sáng tạo​
 và nội dung phương pháp học tập giúp học sinh hình thành năng lực để thành công trong 
cuộc sống. 
D. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU  
* Thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu 
­ Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi, loa đài, máy ảnh máy quay. 
­ Giấy khổ lớn, giấy Ao, bìa màu, bút màu, kéo, nam châm, băng dính. 
­ Bóng đá, lá cây. 
­ Hình ảnh và tư liệu có sử dụng trong bài. 
­ Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 7, Âm nhạc 7, Mỹ thuật 7, Ngữ văn 7, Lịch sử 7, Địa lý 6, Sinh học 6. 
* Các phần mềm và ứng dụng công nghệ thông tin 
­ Sử dụng phần mềm ​
Powerpoint​
 để ​
thiết kế bài giảng​

­ Sử dụng phần mềm ​  ​
chỉnh sửa video​Moviemaker​
 để tạo ra những đoạn video cần sử dụng trong tiết học. 
­ Sử dụng phần mềm ​  ​
thiết kế ảnh​Paint​
 để tạo ra những bức ảnh cần sử dụng. 
­ Khai  thác trang web ​
youtube.com để ​
tìm kiếm video  về tiết mục biểu diễn  của thí sinh Nguyễn Phương Anh tại cuộc thi Tìm 
kiếm tài năng Việt Nam năm 2011. 
­ Khai thác trang ​  ​
tìm kiếm​google.com​
 để tìm các thông tin và tư liệu liên quan đến giáo án. 
E. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM 
­ Thảo luận nhóm 
­ Trò chơi 
­ Học qua trải nghiệm 


Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
* Kĩ thuật dạy học hiện đại : 
­ Khăn trải bàn. 
­ Định hướng hành động 
­ Phân tích phim video 
­ Động não (brainstorming) 
G. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: 
1. Ổn định tổ chức 
­ Kiểm tra sĩ số 
­ Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 
2. Bài mới 
Hoạt động của thầy  Hoạt động  Các sile  Kết quả cần đạt 
của trò 
Hoạt động 1: Khởi động   
* Mục tiêu: 
­ HS có tâm thế sẵn sàng và tạo bầu không khí vui vẻ trong lớp học. 
­ HS chủ động tiếp cân bài học “tự tin” và xác định vấn đề cần giải quyết qua bài học. 
̣
­ Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để phát hiện vấn đề của bài học Giáo dục công dân. 
* Phương pháp: ​ trò chơi  
* Thời gian: ​3 phút 
* Phát triển năng lực:  
­ Đánh giá sự kiện và nhân vật lịch sử. 
­ Nêu và giải quyết vấn đề. 

Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
­ Liên kết các môn học. 
* Bộ môn tích hợp:​  Lịch sử 7­ bài 13 “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên” (Tiết 1). 
* Cách thức triển khai: Trò chơi ô chữ 
­ Giới thiệu: ​
Ở bài học trước, chúng ta đã tìm  Nghe giảng    I. Đặt vấn đề 
hiểu một nội dung rất thú vị đó là gìn giữ và phát     
huy truyền thống gia đình, dòng họ. Cô được biết,     
trong lịch sử nước ta, dòng dõi nhà Trần đã làm     
rạng danh dân tộc  bởi những vị vua anh minh,     
những anh hùng kiệt xuất. Sau đây, xin mời các     
con đến với trò chơi ô chữ để tìm hiểu tố chất của     
một vị tướng tài đã giúp xoay chuyển tình thế     
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –     
Nguyên lần thứ nhất.     
­ ​
Phổ biến luật chơi: ​
Trò chơi ô chữ có 5 từ khóa     
hàng ngang  và 1 từ khóa đặc biệt hàng dọc. Với     
mỗi từ khóa hàng ngang, bạn nào có câu trả lời     
nhanh nhất và đúng nhất sẽ nhận một phần quà.     
Bạn nào phát hiện ra từ khóa hàng dọc và lý giải     
được ý nghĩa chính là quán quân.     
­ ​
Chiếu slide ô chữ và đọc các câu hỏi dẫn dắt  Chơi trò   
HS chơi trò chơi.  chơi   


Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
+ Từ khóa hàng ngang số 1: Quân giặc xâm lược     
nước ta năm 1258 (Mông Cổ)     
+ Từ khóa hàng ngang số 2: Vị vua lãnh đạo nhân     
dân ta kháng chiến chống quân giặc xâm lược     
(Trần Thái Tông)     
+ Từ khóa hàng ngang số 3: Kế sách nhân dân ta     
thực hiện nhằm phá hủy âm mưu cướp bóc lương     
thực và giết chóc của địch (vườn không nhà     
trống).     
+ Từ khóa hàng ngang số 4: Vị thái sư với câu nói     
nổi tiếng đã xoay chuyển tâm lý lo âu của vua     
quan nhà Trần “Đầu thần chư rơi xuống đất, xin     
bệ hạ đừng lo” (Trần Thủ Độ).   
+ Từ khóa hàng ngang số 5: Nơi quân dân nhà   
Trần đã phản công giành thắng lợi vang dội   
(Thăng Long).   
+ Từ khóa hàng dọc: Tự tin.   
­> Sự tự tin của Thái sư Trần Thủ Độ đã trấn an   
vua Trần Thái Tông và tạo nên khí thế quyết tâm   
đánh giặc cứu nước của quân dân cả nước. Chính   


Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
sự tự tin đó cũng đồng thời đưa Trần Thủ Độ trở   
thành linh hồn của cuộc kháng chiến, cùng cả  Nghe giảng 
nước đánh tan quân xâm lược Mông Cổ năm  Ghi bài 
1258. 
­ ​
Tổng kết sau trò chơi và giới thiệu bài học: 
Thông qua trò chơi và đặc biệt là câu chuyện lịch 
sử thú vị về Thái sư Trần Thủ Độ, chúng ta phần 
nào thấy được sự tự tin chính là tố chất cần thiết 
của một người thành công. Vậy, tự tin là như thế 
nào, cách thức rèn luyện ra sao để có được sự tự 
tin, chúng ta sẽ tìm hiểu qua chủ đề “Tự tin” trong 
giờ học hôm nay.  
Hoạt động 2:  Thảo luận để tìm hiểu nội dung bài học  II.  Nội  dung  bài 
Mục tiêu:   học 
­ HS hiểu rõ thế nào là tự tin, xác định được những biểu hiện của sự tự tin.   
­ HS hiểu rõ ý nghĩa của sự tự tin.   
Phương pháp: ​
Thảo luận có sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.   
Thời gian: ​
13 phút   
Phát triển năng lực:    
­ Tư duy phân tích   

10 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
­ Làm việc nhóm   
­ Kĩ năng trình bày quan điểm   
Bộ môn tích hợp: ​
Lịch sử   
Cách thức triển khai:    
­  Hỏi:  Trong  trò  chơi  Ô  chữ  bí  ẩn,  chúng  ta  đã  Trả lời   
nhắc đến một vị tướng – Thái sư Trần Thủ Độ với     
câu  nói  “Đầu  thần  chưa  rơi  xuống  đất,  xin  bệ  hạ     
đừng  lo”.  Đó  chính  là  sự  tự  tin  đầy  bản  lĩnh  của     
nhà  lãnh  đạo  trong  tình  thế  khó  khăn. Vậy, trong     
cuộc  sống  sự  tự  tin  là  như  thế  nào?  Các em hãy     
thảo luận để làm sáng tỏ vấn đề này.     
­ Tổ chức học sinh thảo luận nhóm:      
+  Chia  lớp  thành  4  nhóm,  phát  cho  mỗi  nhóm     
giấy, bút thảo luận.     
+ Hướng dẫn thảo luận theo kĩ  thuật khăn trải bàn     
và hỗ  trợ tư vấn học sinh trong quá trình thảo luận     
nhóm.     
+ Quy định thời gian thảo luận: 5 phút.     
   
   

11 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
+ Hết  thời gian thảo  luận, mời 1 học sinh đại diện     
một  nhóm  tiêu  biểu  thuyết  trình  quan  điểm  của     
nhóm. Mời học sinh các nhóm khác bổ sung.  Thảo  luận   
+ Nêu vấn đề thảo  luận: Ngày nay, nhiều bạn học  nhóm   
sinh  cho  rằng chỉ những  bạn  học  giỏi  các bộ môn     
Văn,  Toán, Anh mới  có thể tự tin; còn những  bạn     
khác dù giỏi các môn như Thể dục,  Âm  nhạc, Mỹ     
thuật  hay  Giáo dục  công dân…thì không thể tự tin     
vì  như  vậy  là  không  giỏi.  Em  có  đồng  tình  với     
quan điểm này không? Theo em thế nào là tự tin ?  Thuyết     
­  Hết  thời  gian  thảo  luận,  GV  yêu  cầu  các  nhóm  trình     
lên bảng dán kết quả thảo luận.       
­  GV  mời  một  bạn  đại  diện  cho  nhóm  tiêu  biểu       
nhất  trình  bày  nội  dung  thảo  luận  của nhóm. Các       
nhóm khác bổ sung ý kiến.       
       
       
  Nghe giảng     
  Ghi bài     
     

12 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
­  Tổng  kết  khái  niệm  tự  tin: ​
Tự tin là  tin tưởng  Trả lời    1.  Thế  nào  là  tự 
vào  khả  năng  của  bản  thân,  chủ  động  trong  mọi      tin 
việc, dám quyết  định  và hành  động một cách chắc      ­  Tự  tin  là  tin 
chắn.       tưởng  vào  khả 
­ GV đặt câu hỏi mở rộng: “Theo các em, tự tin có      năng  của  bản 
phải là tự cao tự đại không?      thân,  chủ  động 
­> Chốt: Tự tin  không phải là tự cao tự đại. Tự tin      trong  mọi  việc, 
là  niềm tin  vững vào  năng lực, chính kiến của bản  dám  quyết  định 
thân.  Còn  tự  cao  tự  đại là sự khoe  khoang, khoác  và  hành  động 
lác hoặc đôi khi là huênh hoang, coi thường người  một  cách  chắc 
khác.  chắn. 
  ­  ​
Biểu  hiện: 
mạnh  dạn,  chủ 
 
động,  không 
hoang  mang  dao 
động,  nghi  ngờ 
bản  thân;  cương 
quyết,  dám  chịu 
trách nhiệm. 
Hoạt động 3: ​
Tổ chức trò chơi Ai thông minh để tìm hiểu ý nghĩa của sự tự tin   

13 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
Mục tiêu:  
­  HS  hiểu  rõ  ý  nghĩa  của  sự  tự  tin:  giúp  con  người  có  thêm sức  mạnh, sự sáng tạo để  đạt  được nhiều  thành 
công, đóng góp cho xã hội. 
Thời gian: ​ 7 phút 
Phát triển năng lực:  
­ Tư duy phân tích 
­ Kĩ năng thể hiện bản thân 
­ Kĩ năng làm việc nhóm 
Bộ môn tích hợp: ​
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Thể dục 
Cách thức triển khai: 
­ Giới  thiệu trò chơi: ​
Trong chương trình học các       
bộ môn của các em  ở lớp 6 và 7, các em được biết  Nghe     
đến  rất  nhiều  người  tài  năng,  tự tin  vào  bản  thân.  giảng     
Các  em  hãy  tham  gia  trò  Ai  thông  minh  để  thể       
hiện hiểu biết của mình nhé.       
­ ​
Lần  lượt  chiếu các hình ảnh, thông  tin và câu       
hỏi. Sau khi HS trả lời thì giải đáp:       
+  Lượt  1:  hình  ảnh  và  thông  tin  về  nhạc  sĩ       
Beethoven  –  ​
Tích  hợp  môn  Âm  nhạc 7  – Tiết 14:       
Âm  nhạc  thường  thức:  Giới  thiệu  nhạc  sĩ  Quan     
Bét­tô­ven.  sát     

14 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
Câu hỏi: Nhạc sĩ Bét­tô­ven mắc căn bệnh gì? Căn  Trả  lời     
bệnh  đó có ảnh  hưởng  đến  sự nghiệp sáng tác của  câu hỏi     
nhạc sĩ như thế nào?       
Trả lời:  Nhạc sĩ Bét­tô­ven bị  mắc  bệnh điếc. Tuy       
nhiên,  với  niềm  tin  vào  bản  thân  và  cuộc  sống,       
nhạc  sĩ  vẫn giữ vững  niềm đam mê sáng tác  nhạc       
và tạo  nên  những nhạc phẩm  còn  tuyệt vời hơn cả       
trước khi ông mắc bệnh.       
+ Lượt 2: hình ảnh minh họa và thông tin nữ sĩ Hồ       
Xuân  Hương – ​
Tích hợp môn Ngữ văn 7 – Tiết 28,       
văn bản Bánh trôi nước.       
Câu  hỏi:  Bài  thơ  Bánh  trôi  nước  của  nữ  sĩ  Hồ       
Xuân  Hương nói  về điều gì,  có phải là  chiếc bánh       
trôi không?       
Trả  lời:  Bài  thơ  Bánh  trôi  nước  của  Hồ  Xuân       
Hương không phải nói về chiếc bánh trôi mà chỉ là       
mượn  hình  ảnh  chiếc  bánh  để  nói  về  thân  phận       
người  phụ  nữ  trong  xã  hội  phong  kiến  và  khát       
vọng  được thể hiện bản thân, khẳng định mình của       
một nữ sĩ có tư tưởng rất hiện đại.       

15 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
       
       
       
       
       
+  Lượt  3:  hình  ảnh  các  bức  tranh  nổi  tiếng  thời       
Phục  hưng  – ​
Tích hợp môn Lịch sử  ­  Bài  3 tiết 3       
mục I. Phong trào văn hóa Phục hưng thế kỉ XIV –       
XVI       
Câu hỏi: Các bức họa và điêu khắc thời Phục hưng       
thể hiện tư tưởng gì?       
Trả lời:  Các  bức họa và điêu khắc thời Phục hưng       
thể  hiện  tư  tưởng  giải  phóng  cái  Tôi  và  sự  tự  do       
thể hiện tài năng riêng của bản thân.       
       
       
+  Lượt  4:  Hình  ảnh  nhà  khoa  học  Ga­li­lê  và       
chuyển  động  của  Trái  đất  quanh  Mặt  trời  –  ​
Tích       
hợp môn Địa lý 6, bài 8  tiết 8,9: Sự vận động của       
Trái đất quanh Mặt trời.       

16 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
Câu  hỏi:  Nhà  khoa  học  Ga­li­lê  đã  khẳng  định       
điều  gì  về  chuyển  động  của  Trái  đất?  Giáo  hội       
Rô­ma  đã  phản ứng  như thế nào về phát hiện này       
của ông?       
Trả  lời:  Nhà  khoa  học  Ga­li­lê  đã  nêu  lên  thuyết       
“Nhật tâm”,  khẳng định Trái đất quanh quanh Mặt       
trời,  Mặt  trời  là  trung  tâm  của  Thái  dương  hệ.       
Nhận  định  này đi ngược với  thuyết “địa tâm”  của       
Giáo  hội  Rô­ma  nên  đã  bị  lên  án  gay  gắt.  Tuy       
nhiên, ông vẫn kiên quyết khẳng định“Dù sao Trái       
đất vẫn quay”       
+ Lượt 5: Hình ảnh và  thông tin về  vận động viên       
ma­ra­tông  đã  phá  vỡ  kỉ  lục  chạy  nhanh  –  ​
Tích       
hợp  môn  Thể  dục  lớp  7  –  bài  Chạy  ngắn  (chạy       
nhanh).       
Câu hỏi: Vận động viên điền kinh Roger Bannister       
đã  lập  kỉ  lục  gì mà trước đó  cả thế giới  đều tin là       
không thể?       
Trả lời: Chạy 1 dặm trong 4 phút.       
     

17 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
­ Tổng kết trò  chơi: ​
Qua trò chơi vừa rồi, các em    2.  Ý  nghĩa  của 
đã  thể  hiện  mình  là  người  có  hiểu biết nhiều  lĩnh  Nêu  ý  sự tự tin 
vực  kiến  thức  khác  nhau.  Sau  đây  là  một  câu hỏi  kiến  ­  Giúp con  người 
đặc biệt về  trò chơi này: “Em rút ra điều gì về các    có  thêm  sức 
nhân vật nổi tiếng được nói tới trong trò chơi?  Nghe  mạnh và sức sáng 
­>  Tổng  kết  ý  nghĩa  của  sự  tự  tin:  Niềm  tin  vào  giảng  tạo,  làm  nên  sự 
bản thân, không dao động trước hoàn cảnh đã giúp  Ghi bài  nghiệp lớn. 
cho  những  nhà  khoa  học,  nhà  văn,  họa  sĩ,  nhạc 
sĩ…  đó  tạo  nên  nhiều  thành  quả  to lớn, đóng góp   

cho nhân loại.    

Sự  tự  tin  tạo  cho  con người sức mạnh và sự sáng   

tạo mãnh liệt.   

Hoạt động 3​
:  Trải nghiệm rèn luyện sự tự tin   
Mục tiêu:  
­  Học  sinh  hiểu  rõ  muốn  tự tin cần  phải chủ  động,  tự giác trong học tập và cuộc sống, sẵn sàng học hỏi, thể 
hiện bản thân; đồng thời dám đón nhận cơ hội thử thách để ra quyết định dứt khoát, mạnh mẽ. 
Phương pháp: ​ trò chơi, học qua trải nghiệm 
Thời gian: ​
20 phút 
Phát triển năng lực:  
­ Kĩ năng vận động 
­ Kĩ năng thuyết trình 

18 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
­ Kĩ năng tư duy sáng tạo bằng hình ảnh 
­ Kĩ năng giao tiếp 
­ Kĩ năng thể hiện ca khúc 
­ Kĩ năng làm việc nhóm 
­ Kĩ năng xử lý tình huống 
Bộ môn tích hợp: ​
Sinh học, Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục 
Cách thức triển khai: 
­  Giới  thiệu:  Để  rèn  luyện  sự tự tin,  chúng ta cần      3.  Rèn  luyện  sự 
chủ  động,  tự  giác  trong  học  tập  và  cuộc  sống,  Nghe giảng  tự tin 
mạnh  dạn  thể  hiện  năng lực của bản thân. Để trải    ­  ​
Chủ  động,  tự 
nghiệm  điều  này,  các  em  hãy  tham  gia  cuộc  thi    giác  trong  học 
“Ai tự tin” sau đây.    tập  và  cuộc 
* Vòng thi: Giới thiệu     sống. 
­ Phổ biến yêu cầu:    ­  Mạnh  dạn  đón 
+  Mỗi  đội  lên  trước  lớp  giới  thiệu  tên  đội  và  về    nhận  cơ  hội, thể 
mỗi thành  viên sao  cho  nêu  bật được đặc điểm, tố    hiện  năng  lực 
 
chất của mỗi người.    bản thân. 
 
+ Thời gian chuẩn bị: 1 phút   
 
+ Thời gian thể hiện: tối đa 1 phút.   
 
 
 

19 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
­ Mời các đội lần  lượt lên giới thiệu tên đội và các     
thành viên     
* Vòng thi: Tài năng     
­ Phổ biến luật chơi:     
+  Mỗi  đội  chuẩn  bị  1  tiết  mục  thể  hiện  tài  năng     
của đội mình (cá nhân hoặc nhóm).     
+ Thời  gian  chuẩn bị: 5 phút. Thời gian trình bày:     
2­3 phút     
+ Điểm tối đa cho mỗi tiết mục: 10 điểm     
+ Tiêu chí đánh giá: nội dung 5 điểm (chủ đề sự tự     
tin  có  tích  hợp  với các môn học khác  nhau),  hình     
thức  5  điểm  (mạnh  dạn,  dám  thể  hiện  khả  năng     
riêng  của  bản  thân  dù  cho  khả  năng  đó chưa thật     
sự nổi trội, hoàn hảo).      
­ Một vài gợi ý về tiết mục tài năng:     
+  Vẽ  tranh  và  thuyết  trình  về  hình  ảnh  một  học     
sinh  tự  tin (tích  hợp môn Mỹ thuật): các  hình ảnh     
biểu  tượng  trong  tranh  tượng  trưng cho ước vọng     
cống hiến, khẳng định bản thân.     
   

20 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
+ Hát  (tích hợp môn  âm nhạc): ca khúc “Khúc hát     
chim  sơn  ca”:  Hãy  mạnh  dạn  cât  cao  lời ca tiếng     
hát, sống ý nghĩa, đóng góp cho đời.  \   
+  Tâng  bóng  (tích  hợp  môn  thể  dục):  khi  tâng     
bóng  trước  sự  chứng kiến của người khác đòi hỏi     
phải  giữ  vững  tâm  thế  bình  tĩnh,  vững  vàng  mới     
đạt  kết  quả  tốt  như  khi  chúng  ta  tang  bóng  một     
mình.     
+  Làm  sản  phẩm  từ  lá  cây  (tích  hợp  môn  sinh     
học):  vòng  nguyệt  quế  từ  cây  nguyệt  quế:  lá     
nguyệt quế luôn xanh non, bừng sáng, khi nhìn cả     
luống  có  cảm  giác  rất  thanh  mát, sảng khoái,  yêu     
đời.  Vòng  nguyệt  quế  được  kết  từ  lá  cây  nguyệt     
quế  mang  ý  nghĩa  khích  lệ  con  người  vươn  lên  Thể  hiện   
sống  tự  tin,  mạnh  mẽ  và  tỏa  sáng,  chinh  phục  tiết mục   
những đỉnh cao thành công.     
­ Tổ chức cho các nhóm chuẩn bị và thể hiện.     
­ Yêu cầu các nhóm lên thể hiện tiết mục tài năng.  Nghe giảng   
­ Đánh giá, nhận xét.      
* Vòng thi Chủ động     

21 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
­  Giới  thiệu:  Mỗi  đội  cử  1  bạn  đại  diện  lên tham  Nghe  tình   
gia  phần  thi  dưới  hình  thức  ứng  xử  tình  huống.  huống   
Bạn  nào  có  cách  ứng  xử  hay  nhất  giành  được 10     
điểm cho đội mình.     
­ Nêu  tình  huống: Giả sử  các  em là những anh chị     
em  trong  một  gia  đình.  Sắp  tới,  bố  mẹ  em  có     
chuyền  công  tác  ở  châu  Âu  dài  ngày,  nhân  tiện     
cho  mọi  người  trong  gia  đình  đi  du  lịch.  Đây  là     
chuyến  đi  mà em đã mơ ước được đi  từ lâu.  Tuy     
nhiên  do  bà  đã  cao  tuổi  và  sức  khỏe  kém  nên     
không  thể  tham  gia.  Đồng  thời,  gia  đình  cần  có  Ứng  xử 
một người ở nhà,  có thể trông nom nhà cửa, chăm  tình huống 
sóc bà và tự lo cho mình trong khoảng 10 ngày. Ai   
có khả năng đảm đương vai trò này?   
­  Mời  học  sinh  ứng  xử.  Dự  đoán  một  số  phương   
án ứng xử:   
+  HS  1:  Em  sẽ  khuyên  anh  cả  ở  nhà  vì  anh  lớn   
tuổi nhất có nhiều kinh nghiệm chăm sóc bản thân   
và bà.   
 

22 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
+  HS  2:  Em  sẽ  rủ  tất  cả  các  anh  em  ở  nhà  vì  để   
trông  nom nhà cửa, chăm sóc bà và tự lo cho mình   
là việc khó cần có sự hỗ trợ lẫn nhau.   
+  HS  3:  Em  sẽ  nhận  trách  nhiệm  ở  nhà  vì  em   
thường biết tự  chăm sóc chính mình và em rất yêu  Nghe giảng 
quý  bà.  Em  thấy  mình  hoàn  toàn  có  khả  năng   
chăm  sóc  bà,  trông  nom  nhà  cửa  và  lo  cho  mình   
trong thời gian đó. 
+ HS  4: Đồng  tình  với học sinh 2 vì cho rằng học 
sinh  lớp  7  khó  có  thể  đảm  đương  được nhiệm  vụ 
đó. 
­  ​
Tổng  kết  cách  ứng  xử  của  các  đội  đồng  thời 
tổng  kết  cuộc  thi:  ​
Một  người  tự  tin  luôn  chủ 
động  về  bản  thân,  ra  quyết  định  chắc  chắn.  Họ 
không nói suông  mà làm được, lời nói đi  đôi với 
năng  lực  thật  sự.  Một  học  sinh  tự  tin  trước  hết 
phải  là  học  sinh  tự  lập,  có  khả  năng  chăm  sóc 
bản  thân,  ứng  phó  với  các  tình  huống  thông 
thường trong cuộc sống và có trách nhiệm. 

23 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
Dặn  dò,  giao  nhiệm  vụ  về  nhà  và  củng  cố  (2       
phút):     
     
­ Giao nhiệm  vụ về  nhà: Yêu cầu HS về nhà làm  Nghe giảng   
một  bản  tự  đánh  giá  “Tôi  tự  tin”:  viết,  vẽ  những     
việc mình  đã hoặc  sẽ làm để  thể hiện sự tự tin của     
bản thân.      
     
     
     
     
     
  Hưởng  ứng   
­  ​
Tổng  kết  tiết  học  bằng việc kêu gọi hành động  hành động   
của  học  sinh:  hô  to  “Ai  tự  tin?”.  HS  đứng  lên   
khẳng định “Tôi tự tin”, “Chúng tôi tự tin”.   
 
 
 
 
H. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
24 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
 
* Đánh giá ngay trong giờ học:  
­ Xác định mức độ nhận thức, thái độ và những thể hiện của học sinh qua từng hoạt động tìm hiểu và rèn luyện trong giờ. 
­ Hình thức phản hồi kết quả: ghi nhận, đánh giá tức thì các câu trả lời và hoạt động thể hiện của học sinh. 
* Đánh giá sau giờ học: 
­ Xác định mức độ nhận thức, thái độ và hành vi tự tin của học sinh qua sản phẩm tự đánh giá cá nhân. 
­ Hình thức phản hồi kết quả: điểm số và nhận xét. 
­ Tiêu chí: 
+ Nội dung (5 điểm): xác định đúng các hành vi thể hiện sự tự tin của bản thân hoặc mục tiêu phấn đấu. 
+ Hình thức trình bày (5 điểm): viết, vẽ đảm bảo yếu tố thẩm mĩ, sáng tạo, đặc biệt thể hiện được phong cách cá nhân. 
* Đánh giá quá trình thay đổi của một số học sinh sau giờ học: 
­ Xác định mức độ thay đổi hành vi tự tin của học sinh theo thời gian gần và thời gian xa qua phiếu theo dõi “Tôi thay đổi”. 
­ Hình thức phản hồi kết quả:  
+ Học sinh tự theo dõi, đánh giá bản thân trên phiếu. 
+ Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn GDCD kết hợp đánh giá, phản hồi. 
­ Tiêu chí: 
+ Có sự tiến bộ trong quá trình, thể hiện ở sự gia tăng các hành vi tự tin theo tiến trình thời gian. 
+ Học sinh tự đánh giá trung thực, khách quan, không đối phó. 

25 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
+ Giáo viên, phụ huynh theo dõi thường xuyên. 
I. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH 
 
1. Hoạt động Trò chơi “Ô chữ bí ẩn”: video sự tham gia của học sinh. 
2. Hoạt động thảo luận nhóm: ảnh chụp nội dung phiếu nội dung thảo luận của học sinh. 
3. Hoạt động Trò chơi Ai thông minh: video sự tham gia của học sinh. 
4. Hoạt động phần thi Giới thiệu: Video sự tham gia của học sinh. 
5. Hoạt động thể hiện phần thi Tài năng:  
­ Ảnh chụp khi học sinh chuẩn bị 
­ Video các tiết mục: tâng bóng, đóng vai giáo viên, hát và thuyết trình về sản phẩm vòng nguyệt quế. 
­ Hình ảnh sản phẩm: tranh vẽ và vòng nguyệt quế. 
6. Hoạt động thể hiện phần thi ứng xử Chủ động: video sự tham gia của học sinh. 
7. Hoạt động hưởng ứng hành động “Tôi tự tin”: hình ảnh và video sự tham gia của học sinh. 
8. Bài tập về nhà: Sản phẩm viết, vẽ đánh giá của học sinh 
9. Phiếu tự theo dõi và đánh giá quá trình thay đổi hành vi của học sinh 
K. PHỤ LỤC 
Phiếu tự theo dõi và đánh giá quá trình “Tôi thay đổi” của học sinh 
* Phiếu dành cho những học sinh tự nguyện hoặc học sinh trong đối tượng cần hỗ trợ đặc biệt trong vấn đề tự tin. 

26 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
* Thời gian theo dõi đánh giá: tối thiểu 1 tháng. 
* Những hành vi thể hiện sự tự tin do học sinh lựa chọn có sự tư vấn của giáo viên và gia đình nhằm đảm bảo tính phù hợp và 
vừa sức. Mỗi thay đổi dù là nhỏ nhất đều được ghi nhận để tạo động lực cho học sinh. 

TÔI THAY ĐỔI – TÔI TỰ TIN HƠN 
Họ tên: …………………………………. 
 
THÁNG…. 
Thời gian  Hành động thể hiện sự tự tin  Cá nhân tự đánh giá kết quả  Giáo viên nhận xét  Bố mẹ nhận xét 
Tuần 1     
Tuần 2     
Tuần 3     
Tuần 4         
THÁNG…. 
Thời gian  Hành động thể hiện sự tự tin  Cá nhân tự đánh giá kết quả  Giáo viên nhận xét  Bố mẹ nhận xét 
Tuần 1     
Tuần 2     
Tuần 3         

27 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 
Giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn                    Trường THCS Đoàn Thị Điểm 
Tuần 4     
 
Xác nhận của BGH 

28 
Giáo án Giáo dục công dân 7  ­  Giáo viên: Nguyễn Thị Bích Hòa 

You might also like