You are on page 1of 7

1.

Định giá dòng sản phẩm

Là cách mà người bán sắp xếp các sản phẩm cùng loại vào những nhóm có
mức giá khác nhau để phục vụ cho những phân khúc thị trường khác nhau nhằm
tạo sự đa dạng về sản phẩm và tính năng để khách hàng lựa chọn.

Ví dụ: Trong siêu thị, có rất nhiều loại bông tẩy trang như:

- Bông tẩy trang xanh puffme 80 miếng có giá: 23 900đ


- Bông tẩy trang hồng puffme 180 miếng có giá: 48 300đ
- Bông tẩy trang silcot 82 miếng có giá: 39 500đ

doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhiều phân khúc khách hàng khác nhau
Định giá sản phẩm tùy chọn

Nhiều doanh nghiệp sử dụng chiến lược định giá sản phẩm tùy chọn nhằm mục
đích bán thêm các sản phẩm tùy chọn hoặc phụ kiện đi kèm sản phẩm chính.
Định giá sản phẩm đi kèm bắt buộc

Đối với một số sản phẩm, khách hàng bắt buộc sẽ phải mua những chi tiết hay phụ
tùng kèm theo thì mới có thể sử dụng được. Các nhà sản xuất những sản phẩm
buộc phải sử dụng chung với sản phẩm chính nào đó sẽ áp dụng định giá sản phẩm
bắt buộc.

Ví dụ: khi mua dao cạo râu thì ta cần mua thêm lưỡi dao cạo râu để chúng tương
thích với nhau.

Nhưng việc định giá cho những sản phẩm bắt buộc quá cao sẽ gặp phải nguy cơ
bọn làm hàng giả sẽ làm nhái những sản phẩm hay phụ tùng bắt buộc rồi  đem bán
chui cho những cần đến chúng.

Định giá phụ phẩm

Việc sản phẩm và dịch vụ thường tạo ra các phụ phẩm, nếu không tìm ra giá trị và
định giá cho phụ phẩm thì doanh nghiệp sẽ tốn một khoản chi phí đáng kể để tiêu
hủy các phụ phẩm này. Do đó, doanh nghiệp cần tìm 1 thị trường và định giá phụ
phẩm để giảm chi phí xử lý và tăng độ phủ thương hiệu.

Ví dụ:

- Gà tần với nguyên liệu mì là không thể thiếu nhưng người bán chỉ lấy phần
mì nguyên còn mì vụn trong gói mì thì người bán không dùng tới. Vì vậy
người bán đã bán lại vụn mì cho doanh nghiệp chế biến mì trẻ em.

Định giá gói sản phẩm

Hầu hết giá sản phẩm đề cập đến một sản phẩm riêng lẻ nhưng giá gói sản phẩm
thì lại đề cập đến sự kết hợp của nhiều sản phẩm. Để sử dụng chiến lược định giá
gói sản phẩm, người bán thường kết hợp một số sản phẩm lại với nhau và bán dưới
dạng combo với giá giảm. Và khi được đóng gói lại thành một gói sản phẩm như
vậy, đồng thời họ cũng cảm thấy được lợi ích nhiều hơn khi được nhận nhiều sản
phẩm, nhiều tiện ích hơn.

Ví dụ:

- Mua combo bàn chải đánh răng sẽ rẻ hơn mua từng cái.
- Hoặc các cửa hàng thức ăn nhanh thường bán combo bánh hamburger với
một ly nước ngọt với giá rẻ hơn mua từng món.

Chiến lược điều chỉnh giá

1. Chiết khấu

a) thanh toán: thanh toán sớm được chiết khấu cao


b) Chiết khấu số lượng: lượng hàng mua càng lớn, chiết khấu càng cao

Mới đây shop FM có chương trình mua trên 4 món thì món thứ 2 còn 20k. Hay ở
các gian hàng ở siêu thị thì có các sản phẩm mua 2 tặng 1 hoặc mua nhiều thì tặng
voucher....

c) Chiết khấu theo mùa: mua hàng hóa trái mùa cao điểm được chiết khấu. Đây
là sự giảm giá cho các khách hàng mua hàng hay dịch vụ vào mùa vắng
khách. 

Điều chỉnh giá theo phân khúc

Khách hàng: Các nhóm khách hàng khác nhau trả các mức giá khác nhau (Dưới 22
tuổi mua vé xem phim rẻ hơn)

Loại sản phẩm: Các phiên bản khác nhau được định giá khác nhau
Hình ảnh: Các sản phẩm phần lớn giống nhau, có bao bì nhãn mác khác nhau vẫn
có thể được định giá khác nhau (Thường thấy ở mỹ phẩm)

Vị trí: Vị trí càng thuận lợi giá càng cao (Gàn sân bay, trung tâm thành phố)

Thời điểm: Vào các thời điểm khác nhau, các mức giá khác nhau ( như siêu thị
lotte mart sau 9h thì các sản phẩm đồ ăn sẽ giảm giá 50%)

Điều chỉnh giá theo tâm lí

Trong marketing, tâm lý của khách hàng về giá cả là điều vô cùng quan trọng.
Tâm lí giá tham chiếu các con số: Mọi người đã bao giờ thắc mắc tại sao các
doanh nghiệp luôn đặt giá sản phẩm là một con số rất lẻ. Bộ não chúng ta sẽ quét
các con số và định hình theo quy mô lớn nhỏ rất nhanh, ngay sau khi chúng ta đọc
xong con số đó.

Lấy một ví dụ đơn giản, khách hàng sẽ sẵn lòng mua một chiếc điện thoại giá
5.990.000 đồng thay vì 6.000.000 đồng. Vì khi chúng ta đọc con số 6 triệu bộ não
chúng ta sẽ ngay lập tức phân nhóm và đưa nó về những con số còn đầu số 6, còn
5tr990 sẽ được phân vào nhóm những con số có đầu số 5. Tạo cảm giác rẻ hơn, thu
hút khách hàng hơn, dù mức chênh lệch sản phẩm chỉ là 10.000 đồng tạo cảm giác
rẻ hơn so với giá thực tế

Và thực sự có nhiều cách khác để sử dụng định giá theo tâm lý mà bạn có thể thấy
xung quanh chúng ta (cụ thể là các siêu thị...)

Đặt một mặt hàng đắt hơn ngay bên cạnh (tại cửa hàng hoặc trực tuyến) mặt hàng
mà bạn tập trung bán nhất. Hoặc đưa ra ưu đãi "MUA MỘT, ĐƯỢC GIẢM GIÁ
50% (hoặc MIỄN PHÍ)" khiến khách hàng cảm thấy như thể ưu đãi quá hời.
Hay để giá bán để cỡ chữ nhỏ hơn, loại bỏ dấu '.' và bớt số '0' ra khỏi giá của
bạn (như menu đồ ăn.....)

Điều chỉnh giá bán - tách các chi phí ra khỏi giá bán ( phí vận chuyển )

Hoặc hiển thị đơn giá theo ngày ( chỉ bằng 2 cốc trà sữa thì bạn đã có....) làm
khách hàng giảm áp lực khi nhìn giá bán.

Màu Sắc Đẩy Mạnh Doanh Số

Màu đỏ tượng trưng cho quyền lực, tính khẩn cấp và sự nguy hiểm. Nó có khả
năng kích thích hành động rất mạnh mẽ. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp tại siêu thị với
màu đỏ tươi tại những gian hàng đang chạy chương trình khuyến mãi, giảm giá,
tặng quà,…

Hiển thị số lượng trước khi hiển thị giá bán

Tạo sự tương phản rõ ràng giữa hai mức giá

Hiệu ứng chim mồi : thay vì mua từng món riêng lẻ mà các nhà bán hàng sẽ để
bán 3 món chung với nhau.

Thanh toán trước khi sử dụng : đây là chiến lược marketing được áp dụng với
các hình thức thanh toán định kỳ (phí bạn phải trả hàng tháng cho một dịch vụ nào
đó) ví dụ như hóa đơn, điện thoại…..

Tâm lý chung của khách hàng đó là khi mà khách hàng thanh toán trước khi sử
dụng dịch vụ họ sẽ tập trung nhiều hơn từ lợi ích họ sẽ nhận được từ các dịch vụ
đó. Còn nếu như họ sử dụng xong dịch vụ rồi mới thanh toán thì họ sẽ cảm giác
đau đớn nhiều hơn khi phải nhận hóa đơn.
Giảm kích cỡ, nội dung, tính năng thay vì giảm giá (ly trà sữa size L-bớp ra như
size S) chỗ 27p

Điều chỉnh giá theo khu vực địa lí

Còn được gọi là “định giá tiền vận chuyển”. Đây là hoạt động điều chỉnh giá bán
của hàng hóa, dịch vụ tùy theo địa điểm của khách hàng, có thể dựa trên chi phí
vận chuyển, mức thuế tại từng khu vực hoặc mức giá người mua sẵn sàng trả.

Mọi khách hàng trong cùng một vùng sẽ đều được mua với một mức giá như nhau
tuy nhiên ở những vùng ngoại thành, vùng sâu sẽ có chênh lệch về giá mặc dù có
thể khách hàng ở tương đối gần nhau.

Điều chỉnh giá linh hoạt : đổi với các sảm phẩm khác nhau thì giá bán cũng khác
nhau.

Điều chỉnh quốc tế

Liên hệ về điều chỉnh chiến lược định giá của shop Ghuzvintage ( địa chỉ 111
Trần Nhật Duật nối dài, Nha Trang)

Shop bắt đầu từ việc kinh doanh online với nhiều sản phẩm đẹp mắt (thời trang)
phù hợp túi tiền học sinh-sinh viên. Và bây giờ shop đã kinh doanh offline.

Các sản phẩm có giá từ thấp đến tầm trung, phù hợp với là phụ nữ trẻ. Mức giá là
khoảng 100.000 – 300.000đ, khá dễ chịu với các khách hàng.

Khi mới mở cửa hàng, shop dùng chính sách thâm nhập thị trường để cạnh tranh
với các shop tại Nha Trang. Đó là giảm toàn bộ sản phẩm ( cứ mua 1 món sẽ giảm
50k) nếu checkin tại quán thì sẽ giảm thêm 10%. Điều này thực sự thu hút khách
hàng rất nhiều. Ngày đầu tiên số lượng đến cửa hàng rất đông và ngày thứ 2, thứ 3
cũng vậy. Nhưng ngay sau đó, hết chương trình giảm giá shop bắt đầu để giá cũ và
đến đây khách hàng để ý và truyền miệng về chất lượng và dịch vụ tại đây ( quần
áo rất thơm, hợp gu thời trang hiện nay và hơn hết là các chị chủ rất dễ thương...)
Và điều này tiếp tục thu hút các khách hàng.

Đến đây, shop vừa kinh doanh online và offline. Và họ điều chỉnh giá theo phân
khúc với các loại sản phẩm thời trang và khu vực địa lí ( giao hàng miễn phí trong
nội thành và 20k cho ngoại thành còn ngoài tỉnh thì 35k).

(Lưu ý: một số sản phẩm thì nhóm khảo sát tại siêu thị Lotte Mart Nha Trang)

You might also like