You are on page 1of 6

BẪY GIÁ TRONG MARKETING

I. Lý thuyết

1. Bẫy giá trong marketing là gì ?

1.1.Khái niệm

- Bẫy giá trong marketing là một chiến lược bán hàng, nơi các sản phẩm hoặc dịch vụ được
giảm giá để thu hút khách hàng mua sắm và tạo ra doanh thu trong thời gian ngắn hạn.

- Bẫy giá thường được sử dụng trong các khoảng thời gian đặc biệt như: mùa lễ hội, các đợt
khuyến mãi hoặc hạ giá sản phẩm cũ để phát triển sản phẩm mới hay thu hút đối tượng khách
hàng mới.

1.2. Đặc điểm

- Giá được giảm: bẫy giá đi kèm với mức giảm giá đáng kể so với giá ban đầu của sản
phẩm, dịch vụ. Mức giảm giá này được quảnh cáo mạnh mẽ để thu hút sự chú ý với
khách hàng.
- Giới hạn thời gian: bẫy giá thường chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn như: vài
ngày, vài tuần. Thời gian này hỗ trợ tạo ra cảm giác gấp rút và sự cạnh tranh để khách
hàng nhanh chóng quyết định mua hàng.
- Mục tiêu khách hàng: bẫy giá thường nhắm đến mục tiêu khách hàng cụ thể như:
khách hàng trung thành, khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Điều này giúp tăng
khả năng thu hút và đáp ứng với nhóm khách hàng cụ thể.
- Quảng cáo và tiếp thị: bẫy giá thường được quảng cáo và tiếp thị mạnh mẽ để tạo ra
sự nhận thức và cảm giác khẩn cấp với khách hàng. Các phương pháp tiếp thị có thể
bao gồm: quảng cáo trực tuyến, email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội, phân
phối phiếu giảm giá.
- Tăng doanh thu ngắn hạn: mục tiêu chính của bẫy giá là tạo ra doanh thu ngắn hạn
bằng cách tăng số lượng bán hàng hoặc tăng giá trị đơn hàng. Điều này đôi khi được
thực hiện bằng cách đẩy mạnh số lượng sản phẩm, dịch vụ được bán ra trong khoảng
thời gian giới hạn.

2. Những chiến lược trong bẫy giá

2.1 Hiệu ứng mỏ neo

Mọi người thường có xu hướng dựa vào thông tin được đưa ra trước để so sánh và
đưa ra quyết định
● Độn giá: Lấy một mức giá làm mỏ neo cao hơn so với giá gốc hoặc giá thực tế
của sản phẩm, trước khi đề cập đến giá gốc của sản phẩm để đánh lừa nhận
thức người tiêu dùng

● Thay đổi đơn vị - Bẫy giá với số 9 thần thánh: Là chiến lược đặt giá mà bạn
tiếp xúc nhiều nhất. Thay vì để 100k thì doanh nghiệp để bảng giá 99k. Tận
dụng hiệu ứng đánh lừa trong tâm lí khách hàng, giá có chữ số bắt đầu thấp hơn
và kết thúc bằng số 9 sẽ khiến khách hàng cảm thấy rẻ hơn!

Dưới đây là một nghiên cứu về sự tương quan giữa cách đặt giá với tỉ lệ chuyển đổi
khách hàng được công bố vào năm 2013

* Thay đổi cách sắp xếp sản phẩm

Các sản phẩm giá cao xếp lên trên, các sản phẩm khác có giá giảm dần để khách hàng
cho rằng các sản phẩm phía dưới có vẻ hời hơn.

Ứng dụng phổ biến tại các gian hàng siêu thi, trang web mua sắm, thực đơn trong nhà
hàng ,café,…

2.2. Hiệu ứng chim mồi: 4 chiến lược‘ ảo diệu’ của hiệu ứng chim mồi

Hiệu ứng chim mồi là chiến lược định giá kinh điển trong kinh doanh. Hiệu ứng đánh
vào tâm lý khách hàng dẫn đến hành vi mua hàng theo mong muốn của người bán
nhưng vẫn khiến khách hàng vui vẻ chấp nhận.

● Khuyến mãi hạn chế thời gian

Các doanh nghiệp có thể giới hạn thời gian mà khách hàng có thể mua sản phẩm hoặc
dịch vụ với giá giảm => thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định nhanh chóng và tăng
cường cảm giác của họ về sự khan hiếm

● Chiêu thức “quy luật 100”

Nếu số tiền giảm giá cho sản phẩm khuyến mại giá hàng trăm nghìn đồng thì chính
sách giảm giá sẽ niêm yết theo tỷ lệ phần trăm

+ Vd: Bạn mua 1 quyển sách giá 80.000đ và biển hiệu ghi giảm giá 20% ( tức là
16.000đ) nhưng thay vì để biển hiệu giảm 16.000đ thì doanh nghiệp để biển 20% bởi
nó tạo ấn tượng cho người mua hàng

Nếu số tiền giảm giá cho sản phẩm khuyến mại giá triệu trở lên thì chính sách giảm
giá sẽ dùng đơn vị số tiền để giảm giá.
+ Vd: Đối với sản phẩm có mệnh giá hàng triệu công ty điện tử hay áp dụng, 1 điện
thoại có giá 12tr khi được quảng bá giảm 2.5tr đồng ( tương ứng 20%) => thì khách
hàng ấn tượng số tiền 2.5 tr hơn là 20%

● Khách hàng có quyền chọn lựa

Thay vì để 1 mức giá duy nhất khách hàng chỉ có 1 sự lựa chọn ( họ sẽ cảm thấy
không thoải mái vì giống như người bán đang ép buộc họ mua với giá đó ) thì doanh
nghiệp đã đưa thêm cho khách hàng nhiều phương án khác.

Giá được xác định dựa theo kích thước, quy mô của gói sản phẩm và với mỗi tùy chọn
lại có giá khác nhau.

+Vd: Mua theo combo hoặc mua số lượng lớn giá rẻ hơn là mua lẻ

1 quyển sách có giá 138.600đ, nhưng combo 2 quyển chỉ 183.000đ . Trong trường
hợp này đa số khách hàng sẽ chọn mua theo combol .

● Ba lựa chọn

Là phương pháp mà một thương hiệu luôn đưa ra cho người tiêu dùng 3 lựa chọn bất
cân xứng, trong đó có 1 lựa chọn là “con mồi” để điều hướng khách hàng.

+ Vd: Cùng một phiên bản Macbook Pro 13-inch, người dùng sẽ đứng trước 3 sự
lựa chọn:

Bên trái là phiên bản cơ bản với giá 1.499 USD

Nằm ở giữa là phiên bản bổ sung thêm một vài tính năng và có bộ xử lý nhanh hơn,
với giá 1.799 USD (hơn 300 USD so với mẫu cơ bản)

Bên phải cùng là mẫu có đầy đủ chức năng với ổ cứng gấp đôi so với phiên bản thứ
hai với giá 1.999 USD (chỉ hơn 200 USD so với sự lựa chọn trung bình).

Với vai trò là một khách hàng đang muốn lên đời Macbook, thật khó để cưỡng lại
mong muốn rút cạn hầu bao với phiên bản cao cấp nhất với mức giá chênh lệch chỉ
200USD

3. Những bước để sử dụng bẫy giá

1. Xác định mục tiêu: Đầu tiên, bạn cần xác định rõ mục tiêu của việc sử
dụng bẫy giá. Đây có thể là tạo sự quan tâm ban đầu, thu hút khách
hàng mới, hoặc tăng doanh số bán hàng.
2. Chọn sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp: Lựa chọn sản phẩm hoặc
dịch vụ mà bạn muốn áp dụng chiến lược bẫy giá. Đảm bảo rằng sản
phẩm hoặc dịch vụ này có giá trị đủ lớn để khách hàng sẽ quan tâm.

3. Thiết lập giá ban đầu: Đưa ra một giá khuyến mãi thấp ban đầu mà
bạn tin rằng sẽ thu hút khách hàng. Giá này phải đủ hấp dẫn để khách
hàng cảm thấy quan tâm.

4. Xác định thời gian áp dụng: Xác định thời gian cụ thể mà bạn sẽ áp
dụng giá khuyến mãi. Điều này có thể là một thời gian giới hạn hoặc
cho đến khi đủ số lượng khách hàng đã tham gia.

5. Tạo chiến dịch tiếp thị: Sử dụng các kênh tiếp thị để thông báo về
chiến dịch bẫy giá của bạn. Điều này có thể bao gồm email marketing,
quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông
khác.

6. Tăng giá sau thời gian quy định: Sau khi thời gian áp dụng giá
khuyến mãi kết thúc, bạn có thể tăng giá sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều
này có thể được thông báo trước để tránh sự bất ngờ cho khách hàng.

7. Giữ liên hệ và giá trị: Sau khi khách hàng đã tham gia vào sản phẩm
hoặc dịch vụ của bạn, hãy đảm bảo duy trì chất lượng và giá trị để duy
trì họ là khách hàng trung thành.

8. Đo lường và tối ưu hóa: Theo dõi kết quả của chiến dịch bẫy giá bằng
cách sử dụng các chỉ số hiệu suất như tỷ lệ chuyển đổi, doanh số bán
hàng, và lợi nhuận. Dựa trên dữ liệu này, bạn có thể tối ưu hóa chiến
dịch cho những lần áp dụng sau.

II. Ứng dụng và bài học

Jollibee Foods Corp (JFC) - Thương hiệu đồ ăn nhanh.

1.1 Chiến dịch bẫy giá của Jollibee


Jollibee - “thiên đường gà rán”
Hãy cùng chúng mình khám phá những chiến lược bẫy giá kinh điển của Jollibee!
 Neo giá
Thay vì chỉ để 1 mức giá là 139.000đ thì jollibe lại để mức giá cạnh 160.000đ
Jollibee đã lấy mức giá 160.000đ làm mức giá neo để khách hàng so sánh và thấy họ
đang được hời khi mua hàng.
 Bẫy giá số 9 thần thánh
Chiến lược này được áp dụng hầu hết vào các combol của jollibee
Combol 99k, 139k,179k,239k,…

* Giới hạn thời gian khuyến mãi


Như các bạn đã thấy thay chương trình khuyến mãi chỉ áp dụng trong 4 ngày từ
9-13/9. Điều này nhằm tạo ra áp lực khiến khách hàng ra quyết định mua hàng
nhanh chóng, làm tăng số lượng và doanh thu trong thời gian ngắn
 Giảm giá khi mua theo combol
Thay vì bán lẻ Jollibi thường chọn bán theo combol.Điều này khiến khách hàng
quan tâm, biết đến Joliibe nhiều hơn. Họ thấy lời hơn rất nhiều khi mua lẻ ở
các cửa hàng khác . Lãi ít hơn nhưng doanh nghiệp bán được số lượng nhiều
hơn rất nhiều
 Khách hàng có quyền lựa chọn
Như các bạn thấy, bịch khoai tây chiên cỡ vừa có giá 20k, nhưng cỡ lớn chỉ
25k. Tất nhiên nếu là bạn, bạn sẽ chọn cỡ lớn vì đắt hơn có 5k thui. Jollibe đã
lấy bịch 20k làm giá mồi để khách hàng thấy bịch cỡ lớn rẻ hơn rất nhiều

1.2,Thu nhập của jollibee:

Dưới đây là một số bài học quan trọng mà chúng ta có thể rút
ra từ bẫy giá:

1, Lập kế hoạch tài chính:


2,Quản lý rủi ro:
3,Kiểm soát cảm xúc:
4,Tạo lập dự trữ:
5,Học hỏi và nắm bắt cơ hội:

=> Bẫy giá có thể xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thị
trường chứng khoán, bất động sản, đến tiền tệ và hàng hóa.
Việc học hỏi và áp dụng các bài học này vào tài chính cá nhân
và kinh doanh có thể giúp bạn tránh được nhiều rủi ro và đạt
được sự ổn định và thành công tài chính.

You might also like