You are on page 1of 5

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số chiến lược định giá sản phẩm:

1. dẫn đầu về giá


2. định giá sp mới
3. định giá theo dòng sản phẩm
4. định giá theo gói
5. định giá cao cấp
6 định giá theo hình ảnh

Sau đây mình sẽ có một ví dụ cho các bạn


Spotify thì sẽ cho khách hàng của mình dùng thử gói premium miễn phí trong 30 ngày
và trong các tháng sau đó thì chỉ với 59k/tháng

Vậy câu hỏi của mình đặt ra ở đây đó là


Spotify đã sử dụng chiến lược định giá nào?
Chúng ta có thể hiểu premium ở đây đó là một gói sản phẩm và KH có thể tiếp cận
với tất cả các tính năng mà Spotify đưa ra.
Vậy thì chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu để trả lời câu hỏi này\

Chiến lược về giá đầu tiên mà mình muốn gt với các bạn đó là
CHIẾN LƯỢC DẪN ĐẦU VỀ GIÁ
Chiến lược này thì thường chiếm được ưu thế trong các thị trường độc quyền
Các thị trường độc quyền thì thường là do quy mô hay đòi hỏi của ngành thì sẽ có một
doanh nghiệp nổi lên trở thành người dẫn đầu và những quyết định thay đổi về giá của
doanh nghiệp đó sẽ được các doanh nghiệp khác có cùng sản phẩm tham khảo
Vậy thì thị trường này có nhưng lợi ích:
- Thị trường được điều tiết.
Bởi lẽ là họ có một người dẫn đầu và quyết định của những người này sẽ ảnh hưởng
đến những người khác và được những người khác tuân theo và thực hiện.
-Ngăn chặn các cuộc chiến về giá
-Ngăn chặn tình trạng nuốt sống đồng bọn.

Chiến lược thứ hai đó là:


ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM MỚI
Nó sẽ quyết định sự thành công về mặt tài chính hoặc là mặt thương mại
-Mặt tài chính chẳng hạn như là tôi thu được lợi nhuận cao doanh thu cao.
-Mặt thương mại đó chính là việc tôi chiếm được thị phần lớn trên thị trường hay là
chỉ chiếm được thị phần rất nhỏ.
Và có hai chiến lược định giá sản phẩm mới đó là
CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ HỚT VÁNG
CHIẾN LƯỢC GIÁ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG

CHIẾN LƯỢC GIÁ HỚT VÁNG này có nghĩa là


Khi nhà sản xuất bán sản phẩm mới với giá cao để giới hạn khách hàng ở phân khúc
có thu nhập cao.
Nó sẽ áp dụng khi
- Cầu ít co giãn thức là khi nhu cầu ít chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi về giá
- Hoặc khi doanh nghiệp muốn phân đoạn thị trường tức là họ muốn bán sản phẩm ở
thị trường có phân khúc thu nhập cao.
-Doanh nghiệp chưa xác định được nhu cầu
- Nguồn lực sản xuất có hạn

Chiến lược hớt váng có lợi ích đó là


Tạo điều kiện điều chỉnh giá sau này
Chúng ta có thể hiểu thì việc giảm giá sẽ dễ hơn là việc tăng giá đối với một sản
phẩm. Vì việc tăng giá sẽ dễ chịu sự phản đối của khách hàng.
Và có thể rút ra rằng đó là chiến lược giá hớt váng có triển vọng về mặt tài chính hơn
là thương mại.
Và sau đây là một ví dụ về chiến lược giá hớt váng
Đó là những chiếc điện thoại iphone của APPLE khi ra mắt có giá rất là cao và theo
thời gian sẽ bị giảm giá dần để đẩy mạnh việc bán hàng.
Và chiến lược giá hớt váng thường sẽ áp dụng với những sản phẩm sử dụng công
nghệ tiên tiến hiện đại và ít đối thủ cạnh tranh.

Ngược lại thì chúng ta có CHIẾN LƯỢC GIÁ GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
Đối với chiến lược này thì doanh nghiệp định giá thấp ngay từ đầu để có thể nắm bắt
một phần lớn hơn của thị trường.

Một số trường hợp áp dụng giá gia nhập thị trường có thể kể đến đó là
* Cầu theo giá co giãn trên toàn bộ đường cầu
Tức là các nhu cầu của khách hàng luôn luôn chịu ảnh hưởng cho sự thay đổi về giá.
* có thể áp dụng khi doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí trên mỗi sản phẩm
Tức là họ có thể sản xuất cùng một loại sản phẩm với mức chi phí thấp hơn đối thủ
cạnh tranh
* khi doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ bởi các đối thủ khác
* Nhu cầu của thị trường có thu nhập cao đã được thỏa mãn
Và trong trường hợp đó thì họ không thể sử dụng chiến lược giá hớt váng như mà
mình đã tìm hiểu vừa nãy
*khi khách hàng tiềm năng có thể dễ dàng đưa sản phẩm mới vào quá trình tiêu thụ
của họ
Tức là họ quyết định mua sản phẩm này thì họ không cần phải suy nghĩ quá lâu và
quá nhiều.

Và cuối cùng
Chiến lược giá gia nhập thị trường có triển vọng về mặt thương mại hơn là tài chính
Bởi lẽ khi họ bán sản phẩm giá thấp thì mặt lợi nhuận họ thu được từ sản phẩm đó sẽ
không cao

Và tại đây chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi mà mình đã đưa ra ở đầu
Spotify đã sử dụng chiến lược gì?
Đó là chiến lược giá gia nhập thị trường
Ban đầu áp dụng với một mức giá thấp và sau này đẩy mức giá lên cao hơn để có thể
thu hút khách hàng tiêmf năng.

You might also like