You are on page 1of 4

BÀI TẬP BỔ SUNG

CHƯƠNG 2 – PHÂN LOẠI CHI PHÍ


Bài 1: Tại 1 DN sản xuất có tài liệu thống kê về chi phí SXC qua 12 tháng, cho thấy mức
hoạt động cao nhất 3.000 giờ máy, CPSXC 80.000.000đ; mức hoạt động thấp nhất 1.000
giờ máy với CP SXC 40.000.000đ. Nhà quản trị dự kiến sang tháng sau giảm biến phí
mỗi sản phẩm là 2.000đ/sp và dự kiến sản lượng tiêu thụ sẽ giảm 10% so với mức cao
nhất. Hãy so sánh chi phí khi DN thực hiện phương án dự kiến với mức hoạt động cao
nhất và cho nhận xét?
Bài 2: DN T có tài liệu khảo sát về chi phí chung như sau:
+ Mức cao nhất có số lượng sản phẩm tiêu thụ là 3.000 sp; CP chung 90.000.000đ.
+ Mức thấp nhất có số lượng sản phẩm tiêu thụ là 1.500 sp; CP chung 60.000.000đ.
+ Giá bán của DN là 50.000đ/sp.
DN dự kiến tăng định phí hoạt động 10.000.000đ và tăng biến phí là 5%, giá bán sẽ được
điều chỉnh là 52.000đ/sp và kỳ vọng sản lượng tiêu thụ sẽ đạt 3.500sp. Theo bạn DN có
nên thực hiện phương án này hay không?
Bài 3: Theo tài liệu báo cáo chi phí từ các bộ phận của công ty K trong năm N như sau
(ĐVT: 1.000đ):
Báo cáo của bộ phận sản xuất kinh doanh sản phẩm A trong năm N với mức sản xuất
kinh doanh là 1.000sp như sau:
Chỉ tiêu Tổng chi phí
CP NVLTT 2.000.000
CP NCTT 1.500.000
CP SXC 1.500.000
CP ngoài sản xuất 1.750.000
Cho biết biết phí sản xuất đơn vị 80đ/sp, biến phí bán hàng và quản lý 10đ/sp, mức hoạt
động bình quân là 25.000 giờ, mức tiêu hao thời gian sản xuất mỗi sản phẩm là 2 giờ.
Yêu cầu:
a/ Xác định định phí hàng năm của công ty
b/ Xác định chi phí sản xuất kinh doanh 20.000sp
Bài 4: Có tài liệu tại công ty A như sau:
Mức chi phí Cách tính
1. Giá vốn hang bán 1 sp (đ) 15.000
2. Hoa hồng bán hàng trên giá bán (%) 10
3. Tặng phẩm cho 1 SP (đ) 2.040
4. Chi phí vận chuyển tính cho 1 SP(đ) 2.000
5. Chi phí quảng cáo trong tháng (đ) 25.000.000
6. Lương quản lý tháng (đ) 30.000.000
7. Lương bộ phận bán hàng trong tháng (đ) 50.880.000
8. Chi phí KHTSCĐ tháng 8.000.000
9. Chi phí bảo trì thiết bị trong tháng 10.000.000
10. Chi phí dịch vụ mua ngoài ?
Phòng kế toán cho rằng chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí vận chuyển, điện, nước,
thuê TSCĐ…là chi phí hỗn hợp. Các số liệu thống kê qua 8 tháng về chi phí và khối
lượng bán của công ty như sau:
Tháng Khối lượng bán CP dịch vụ mua ngoài
1 3.000 12.000.000đ
2 4.500 15.200.000đ
3 6.000 18.800.000đ
4 7.500 20.500.000đ
5 6.500 19.600.000đ
6 8.000 21.800.000đ
7 7.900 21.200.000đ
8 7.400 20.100.000đ
Yêu cầu:
1. Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu xác định phương trình dự đoán chi phí
dịch vụ mua ngoài của Công ty.
2. Giả sử dự kiến trong tháng tới bán được 10.000sp với giá bán 40.000 đ/sp. Lập
báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí của công ty.
Bài 5: DN sản xuất thiết bị cơ khí, khi lập dự toán cho năm kế hoạch, kế toán có những
số liệu liên quan đến chi phí tiền điện tại phân xưởng sản xuất sản phẩm M như sau:
Tháng Số giờ máy chạy Tiền điện theo hóa đơn
(triệu đồng)
1 600 31.250
2 500 28.500
3 350 22.750
4 450 27.500
5 300 20.500
6 400 24.500
Yêu cầu: Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để xác định:
+ Biến phí điện cho 1 giờ máy chạy
+ Tổng định phí điện mỗi tháng
+ Xây dựng phương trình dự đoán chi phí sử dụng điện của PX.
Bài 6: Trích tài liệu từ bộ phận sản xuất kinh doanh sản phẩm A của Cty trong quý II
năm N như sau (ĐVT: trđ)
1. Tình hình chi phí và mức sản xuất:
Chỉ tiêu Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
1. CP NVLTT 800 1.200 1.600
2. CP NCTT 280 420 560
3. CPSXC 540 600 660
4. CPBH 440 600 760
5. CP QLDN 240 240 240
6. Khối lượng 1.000sp 1.500sp 2.000sp
SP tiêu thụ
Biết rằng:
Đơn giá bán 2.000sp. Năng lực sản xuất và tiêu thụ tối đa là 2.000sp. Nếu vượt quá
nawmg lực sản xuất tối đa này thì biến phí đơn vị tăng 10%, tổng định phí tăng 50%.
Yêu cầu:
1/ Xác định biến phí đơn vị và tổng định phí sản xuất sản phẩm A.
2/ Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để xây dựng phương trình dự đoán chi phí sản
xuất sản phẩm A? Dự báo chi phí sản xuất sản phẩm A ở các mức sản xuất 1.200sp,
1.800 sp và 2.400 sp.
3/ Trong cơ cấu định phí sản xuất kinh doanh sản phẩm A, có 40% là định phí bắt buộc.
Hãy xác định chi phí sản xuất kinh doanh của công ty trong trường hợp ngừng kinh
doanh sản phẩm A?
Bài 7: Khách sạn Alê có tất cả 180 phòng, số phòng cho thuê được ở tháng cao nhất là
80% phòng/ngày, ở mức này chi phí hoạt động bình quân 100.000đ/phòng/ngày. Tháng
thấp nhất trong năm tỷ lệ phòng thuê chỉ đạt 50%, tổng chi phí hoạt động trong tháng này
là 360.000.000đ.
Yêu cầu:
1/ Xây dựng phương trình dự đoán chi phí của khách sạn.
2/ Xác định chi phí hoạt động bình quân cho mỗi phòng/ngày ở các mức độ hoạt động
80%, 65%,50% căn cứ trên tổng số phòng của khách sạn. Giải thích nguyên nhân sự biến
động chi phí hoạt động bình quân được xác định ở các mức hoạt động trên.
Bài 8: Công ty CP TL chuyên sản xuất nước rửa bát. Có tài liệu như sau về tình hình chi
phí và sản lượng sản xuất của công ty (ĐVT: 1.000đ)

Chỉ tiêu Mức sản xuất


10.000 15.000 20.000
1. Biến phí sx 35.000 15.000 70.000
2. Định phí sx 100.000 100.000 100.000
3. Biến phí BH 2.000 3.000 4.000
và QL
4. Định phí BH 40.000 40.000 40.000
và QL
5. Tổng chi phí 177.000 195.500 214.000
6. Giá bán đơn 18 15 12
vị
Yêu cầu:
1/ Xác định chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất bình quân của 1 sản phẩm? tại mức
sản xuất nào thì chi phí bình quân là nhỏ nhất?
2/ Giả sử sản phẩm của công ty được bán hết theo các mức sản lượng trên, hãy tính lợi
nhuận tại mỗi mức sản lượng. Mức sản lượng nào có lợi nhuận cao nhất?
3/ Cho biết tại sao chi phí bình quân giảm xuống khi sản lượng tăng lên và với mức sản
lượng nào là thích hợp nhất cho Công ty? Vì sao?
4/ Hãy cho biết giá bán nước rửa vát giảm khi sản lượng tăng lên?
Bài 9: DN X có 2 phương án kinh doanh A và B như sau (ĐVT: 1.000đ)
Chỉ tiêu Phương án A Phương án B
Doanh thu 1.700 1.300
GVHB 800 600
CP quảng cáo 45 35
CP khấu hao 100 100
Chi phí quản lý 100 100
Chi phí thuê cửa hàng 60 60
Chi phí vận chuyển 50 45
Chi phí bằng tiền khác 10 10
Lãi thuần 535 350
Yêu cầu: Xác định chi phí chìm, chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội của 2 phương án trên.

You might also like