You are on page 1of 44

MỤC LỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ

CHƯƠNG 2. SÓNG CƠ HỌC. ÂM HỌC


Chủ đề 01: Đại cương về sóng cơ
Chủ đề 02: Giao thoa
- Dạng 1. Viết phương trình sóng tổng hợp
- Dạng 2. Tìm số điểm cực đại cực tiểu
- Dạng 3. Tìm số điểm cùng pha ngược pha.
Chủ đề 03: Sóng dừng
Chủ đề 04: Sóng âm
ÔN TẬP

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 1


Chủ đề 01: Đại cương về sóng cơ
1. Các khái niệm về sóng
*Sóng cơ: Sóng cơ là dao động cơ được lan truyền trong không gian theo thời gian trong môi
trường vật chất.
*Sóng ngang: Sóng ngang là sóng có phương dao động của các phần tử sóng vuông góc với
phương truyền sóng.
Môi trường truyền: Rắn và bề mặt chất lỏng hoặc bề mặt ngăn cách giữa 2 môi trường. Biến dạng
lệch.
*Sóng dọc : Sóng dọc là sóng có phương dao động của các phần tử sóng trùng với phương truyền
sóng.
Môi trường truyền: Rắn, lỏng, khí. Biến dạng nén, dãn.

2. Các đại lượng đặc trưng của sóng


- Giả sử phương trình dao động của nguồn sóng O
là: u0 = A cos(ωt + φ0 )
* Tốc độ truyền sóng v: Là vận tốc truyền pha dao
động. Trong môi trường xác định thì tốc độ truyền
sóng là xác định. Tốc độ truyền sóng phụ thuộc
vào bản chất môi trường truyền sóng.
vrắn > vlỏng > vkhí
* Chu kì, tần số sóng T, f : Là chu kì, tần số của dao
động của các phần tử môi trường khi có sóng
truyền qua. Chu kì, tần số sóng cũng chính là chu
kì, tần số dao động của nguồn.
1
T=
f
*Bước sóng λ:
- Là quãng đường sóng truyền được trong một chu kì.
- Là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
𝐯
𝛌 = 𝐯. 𝐓 =
𝐟
*Biên độ sóng A: Là biên độ dao động của các phần tử sóng khi có sóng truyền qua.

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 2


3. Phương trình sóng
- Phương trình sóng tại một điểm trong môi trường truyền sóng là phương trình dao động của
điểm đó.
- Giả sử phương trình dao động của nguồn sóng O là: u0 = A cos(ωt + φ0 )

- Phương trình sóng tại điểm M cách O một khoảng d là: uM = A cos (ωt + φ0 − d)
λ

d
x
O M
* Độ lệch pha
- Nếu hai điểm M và N trong mội trường truyền sóng và cách nguồn sóng 0 lần lượt là dM và dN
thì độ lệch pha giữa sóng tại M và sóng tại N là:

(d − dN )
Δφ =
λ M
Nếu Δφ = 2kπ → dM − dN = kλ: Hai điểm dao động cùng pha
1
Nếu Δφ = (2k + 1)π → dM − dN = (k + ) λ: Hai điểm dao động ngược pha
2
π λ
Nếu Δφ = (2k + 1) → dM − dN = (2k + 1) : Hai điểm dao động vuông pha
2 4

Chú ý: Khi sóng truyền đi ,các phần tử vật chất của môi trường trên phương truyền sóng chỉ dao
động xung quanh vị trí cân bằng mà không chuyển rời theo phương truyền sóng. Vì vậy người ta
còn gọi quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động (truyền trạng thái dao động)
hoặc quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.
4. Tìm bước sóng khi biết độ lệch pha và giới hạn của bước sóng (tần số, vận tốc.. )
Ví dụ, hai điểm dao động cùng pha nên khoảng cách giữa chúng d = kλ
d
Từ đó suy ra bước sóng λ theo k: λ =
k

Vận tốc v theo k:


d
v=f
k
Tần số f theo k:
v
f = k.
d
d
Nếu cho giới hạn của λ ta được: λ1 ≤ ≤ λ2 , có bao nhiêu giá trị nguyên của k thay vào ta suy ra
k

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 3


được bước sóng, tần số…
Tương tự nếu cho giới hạn của vận tốc v, tần số f
F
Chú ý: Vận tốc của sóng trên một sợi dây có lực căng F và khối lượng trên 1 đơn vị dài ρ : v = √
ρ

5. Viết phương trình sóng tại mỗi điểm:


Sóng tại O có dạng u0 = A cos(ωt + φ)

- Nếu sóng truyền từ O đến M, sóng tại M trễ pha một lượng là d so với O nên phương trình
λ
sóng tại M có dạng

uM = A cos (ωt + φ − d)
λ

- Nếu sóng truyền từ M đến O, sóng tại M sẽ nhanh pha hơn tại O là d, thì phương trình sóng
λ
tại M có dạng

uM = A cos (ωt + φ + d)
λ
6. Vận tốc dao động của phần tử sóng (khác với vận tốc lan truyền sóng)
Vận tốc dao động:
duM 2π
v= = −ωA sin (ωt + φ − d)
dt λ
Bài tập ví dụ
Ví dụ 1. Một người ngồi ở bờ biển quan sát thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp bằng
10 m. Ngoài ra người đó đếm được 20 ngọn sóng đi qua trước mặt trong 76 s.
a) Tính chu kỳ dao động của nước biển.
b) Tính vận tốc truyền của nước biển.
Giải
a) Khi người đó quan sát được 20 ngọn sóng đi qua thì sóng đã thực hiện được quãng đường là
19λ. Thời gian tương ứng để sóng lan truyền được quãng đường trên là 19T.
Theo bài ta có 19T = 76 → T = 4s
b) Khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp chính là bước sóng, λ = 10m.
λ 10
Tốc độ truyền sóng được tính theo công thức v = = = 2,5m/s
T 4

Ví dụ 2. Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp bằng
2m và có 6 ngọn sóng truyền qua trước mặt trong 8s. Tốc độ truyền sóng nước là
Giải
Khoảng cách giữa 2 ngọn sóng liên tiếp là λ nên ta có λ = 2m.
6 ngọn sóng truyền qua tức là sóng đã thực hiện được 5 chu kỳ dao động,
λ
Khi đó 5T = 8 → T = 1,6s. Từ đó, tốc độ truyển sóng là v = = 1,25m/s
T

Ví dụ 3. Một sóng cơ lan truyền với tần số f = 500Hz, biên độ A = 0,25 mm. Sóng lan truyền
với bước sóng λ = 70 cm. Tìm

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 4


a) Tốc độ truyền sóng.
b) Tốc độ dao động cực đại của các phần tử vật chất môi trường.
Đáp số
a) v = 350 m/s.
b) vmax = 0,785 m/s
π
Ví dụ 4. Tại t = 0, đầu A của một sợi dây dao động với phương trình u = 5cos (10πt + ) cm.
2
Dao động truyền trên dây với biên độ không đổi và tốc độ truyền sóng là v = 80 cm/s.
a) Tính bước sóng.
b) Viết phương trình dao động tại điểm M cách A một khoảng 24 cm.
Giải
ω v
a) Từ phương trình ta có f = = 5Hz → λ = = 16 cm
2π f

b) Sóng truyền từ A đến M nên dao động tại M chậm pha hơn dao động tại A

uM = 5cos (10πt − ) cm
2
d
Thời gian sóng truyền từ A đến M là Δt = = 0,3s
v

Vậy phương trình dao động tại M là uM = 5cos (10πt − ) cm, với t ≥ 0,3s.
2

Ví dụ 5 Một sóng cơ học có tần số 45 Hz lan truyền với tốc độ 360 cm/s. Tính
a) Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
b) Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động ngược pha.
c) Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động vuông pha.
Giải
v 360
Từ giả thiết ta tính được bước sóng λ = = = 8 cm.
f 45

a) Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động cùng pha là dmin = λ = 8 cm.
λ
b) Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động ngược pha là dmin = = 4 cm.
2
λ
c) Khoảng cách gần nhất giữa hai điểm dao động vuông pha là dmin = = 2 cm.
4

Ví dụ 6. Sóng truyền từ điểm M đến điểm O rồi đến điểm N trên cùng 1 phương truyền sóng
π
với tốc độ v = 20 m/s. Cho biết tại O dao động có phương trình uO = 4cos (2πft − ) cm và tại
6
hai điểm gần nhau nhất cách nhau 6m trên cùng phương truyền sóng thì dao động lệch pha

nhau góc rad. Cho ON = 0,5 m. Phương trình sóng tại N là
3
20πt 2π
Đáp số: 4 cos ( − ) cm
9 9
Ví dụ 7. Một sóng cơ lan truyền với tần số 50 Hz, tốc độ 160 m/s. Hai điểm gần nhau nhất
π
trên cùng phương truyền sóng dao động lệch pha nhau là thì cách nhau một khoảng
4

Đáp số: d = 40 cm
Ví dụ 8. Một sóng cơ học truyền theo phương Ox có phương trình sóng u = 10cos(800t −

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 5


20d) cm, trong đó tọa độ d tính bằng mét (m), thời gian t tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng
trong môi trường là
Đáp số: v = 40 m/s
Ví dụ 9. Cho một mũi nhọn S chạm nhẹ vào mặt nước và dao động điều hoà với tần số f = 20 Hz.
Người ta thấy rằng hai điểm A và B trên mặt nước cùng nằm trên phương truyền sóng cách nhau
một khoảng d = 10 cm luôn dao động ngược pha với nhau. Tính vận tốc truyền sóng, biết rằng
vận tốc đó chỉ vào khoảng từ 0,8 m/s đến 1 m/s.
Giải
Hai điểm A và B dao động ngược pha nên ta có
2πd
Δφ = (2k + 1)π ↔ = (2k + 1)π
λ
Thực hiện phép biến đổi ta được
2df 400 4
→v= = cm/s = m/s
2k + 1 2k + 1 2k + 1
4 3
Do 0,8 ≤ v ≤ 1 → 0,8 ≤ ≤1→  k  2  Chỉ có k = 2 là thỏa mãn
2k+1 2

Vậy v = 0,8 m/s = 80 cm/s


Ví dụ 10. Một sóng cơ học truyền trên dây với tốc độ v = 4 m/s, tần số sóng thay đổi từ 22 Hz
đến 26 Hz. Điểm M trên dây cách nguồn 28 cm luôn dao động lệch pha vuông góc với nguồn.
Bước sóng truyền trên dây là
Đáp số: f = 25 Hz
Ví dụ 11. Sóng ngang truyền trên mặt chất lỏng với tần số f = 100 Hz. Trên cùng phương
truyền sóng ta thấy 2 điểm cách nhau 15 cm dao động cùng pha nhau. Tính tốc độ truyền sóng,
biết tốc độ sóng này nằm trong khoảng từ 2,8 m/s đến 3,4 m/s.
Đáp số: v = 3 m/s
Bài tập
Câu 1. Một người quan sát trên mặt biển thấy chiếc phao nhô lên cai 10 lần trong 36s và đo được
khoảng cách hai đỉnh lân cận là 10m. Tính vận tốc truyền sóng trên mặt biển.
A.2,5 m/s B.5 m/s C.10 m/s D.1,25 m/s
Câu 2. Xét một dao động điều hòa truyền đi trong môi trường với tần số 50Hz, ta thấy hai điểm
π
dao động lệch pha nhau cách nhau gần nhất là 60cm. Xác định độ lệch pha của hai điểm cách
2
nhau 360cm tại cùng một thời điểm.
A. 2π B. 3π C. 4π D.2,5π
Câu 3. Người ta dùng đũa gõ mạnh vào đường ray xe lửa cách nơi đó 1090m, một người áp tai
vào đường ray nghe thấy tiếng gõ truyền qua đường ray và sau 3s mới nghe thấy tiếng gõ truyền
vào không khí. Xác định vận tốc truyền âm trong thép biết trong không khí v = 340 m/s.
A. 5294,3 m/s B.6294,3 m/s C.7989 m/s D.1245 m/s
Câu 4. Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp bằng
2m và có 6 ngọn sóng qua trước mặt trong 8s. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:
A.3,2 m/s B.1,25 m/s C. 2,5 m/s D. 3 m/s

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 6


Câu 5. Một sóng cơ học có tần số 120Hz truyền trong một môi trường với vận tốc 60 m/s, thì
bước sóng của nó là:
A.1m B.2m C.0,5m D.0,25m
Câu 6. Một điểm A trên mặt nước dao động với tần số 100Hz. Trên mặt nước người ta đo được
khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3cm. Khi đó vận tốc truyền sóng trên mặt nước là:
A. v = 50 cm/s B. v = 50 m/s
C. v = 5 cm/s D. v = 0,5 cm/s
Câu 7. Một sóng truyền trên mặt biển có bước sóng λ = 2m. Khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau
nhất trên 1 phương truyền sóng dao động cùng pha nhau là:
A.0,5m B. 1m C. 1,5m D.2m
Câu 8. Một sóng âm có tần số 425Hz lan truyền trong không khí với vận tốc 340 m/s, độ lệch pha
của sóng tại hai điểm có hiệu đường đi từ nguồn tới bằng 50cm là:
3π π 5π
A. (rad) B. π (rad) C. (rad) D. (rad)
2 2 4

Câu 9. Một sóng cơ học phát ra từ một nguồn O lan truyền trên mặt nước vận tốc 2m/s. Người ta
thấy hai điểm M, N gần nhau nhất trên mặt nước nằm trên cùng đường thẳng qua O và cách nhau
40cm luôn dao động ngược pha nhau. Tần số sóng đó là:
A.0,4Hz B.1,5Hz C.2Hz D.2,5Hz
Câu 10. Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường vật chất tại một điểm cách nguồn x
π 2π
(m) có phương trình sóng u = 4 cos ( t − x) cm. Vận tốc truyền sóng trong môi trường đó có
3 3
giá trị:
A. 2 m/s B.1 m/s C.0,5 m/s D. 5 m/s
Câu 11. Một nguồn âm dìm trong nước có tần số f = 500Hz. Hai điểm gần nhau nhất trên phương
π
truyền sóng cách nhau 25cm luôn lệch pha nhau . Vận tốc truyền sóng trong nước là:
4

A. 500m/s B. 1km/s C. 250 m/s D. 750 m/s


Câu 12. Một sóng truyền trên mặt biển có bước sóng λ = 3m. Khoảng cách giữa hai điểm gần
nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động lệch pha nhau 90° là:
A. 0,75m B.1,5m C. 3m D. 4m
Câu 13. Một sóng truyền trên mặt biển có bước sóng λ = 5m. khoảng cách giữa hai điểm gần
nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là:
A.10m B.2,5m C.5m D.1,25m
Câu 14. Phương trình dao động của nguồn A là u = 3cos(100πt) cm, vận tốc lan truyền dao động
là 10m/s. tại điểm M cách A là 0,3m sẽ dao động theo phương trình
A. u = 3 cos(100πt) cm B. u = 3 cos(100πt − 3π) cm
π 2π
C. u = 3 cos (100πt + ) cm D. u = 3 cos (100πt − ) cm
2 3

Câu 15. Một sóng cơ học lan truyền một phương truyền sóng với vận tốc 40 cm/s. Phương trình
sóng của một điểm O trên phương truyền đó là u = 2 cos(2πt) cm . Phương trình sóng tại một
điểm M nằm trước O và cách O 10cm là:

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 7


π π
A. u = 2 cos (2πt − ) cm B. u = 2 cos (2πt + ) cm
2 2
π π
C. u = 2 cos (2πt + ) cm D. u = 2 cos (2πt − ) cm
4 4

Câu 16. Một sóng cơ học lan truyền dọc theo một đường thẳng có phương trình sóng tại nguồn O

là u = A cos ( t) cm . Một điểm M cách nguồn O bằng 1/3 bước sóng ở thời điểm t = ½ chu kì
T
có độ dịch chuyển uM = 2cm. Biên độ sóng A là:
4
A.2cm B. cm C.4cm D. 2√3 cm
√3

Câu 17. Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động với tần số f và theo phương vuông góc với sợi
dây. Biên độ dao động là 4cm, vận tốc truyền sóng trên dây là 4m/s. Một điểm M trên dây cách A
π
một đoạn 28cm, ta thấy M luôn dao động lệch pha với A một góc Δφ = (2k + 1) . Biết rằng tần
2
số nằm trong đoạn 22Hz ≤ f ≤ 26Hz. Tính bước sóng?
A. 15cm B. 16cm C. 14cm D. 18cm
Câu 18. Tại đầu O của chất lỏng người ta gây ra dao động với tần số 2Hz, biên độ 2cm, vận tốc
truyền sóng trên mặt nước là 60cm/s. Chọn gốc thời gian lúc phần tử vật chất tại O có độ lệch
cực đại dương. Giả sử tại điểm cách O một đoạn x (cm) biên độ sóng giảm 2,5√x lần. Viết biểu
thức sóng tại điểm M cách nguồn O một đoạn 25cm.
A. u = 0,16 cos(4πt + π) cm B. u = 2 cos(4πt + π) cm
π π
C. u = 0,16 cos (4πt + ) cm D. u = 2 cos (4πt + ) cm
3 3

Câu 19. Một sợi dây đàn hồi mảnh có đầu O dao động với tần số 40Hz ≤ f ≤ 53Hz theo phương
vuông góc với dây. Sóng tạo thành trên dây lan truyền với tốc độ không đổi 5m/s. Tính tần số f
để một điểm M cách O một đoạn 20cm luôn dao động cùng pha với O?
A. 45Hz B. 53Hz C. 40Hz D. 50Hz
Câu 20. Một mũi nhọn S chạm vào mặt nước dao động điều hòa với tần số 20Hz. Ta thấy rằng tại
hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 10cm luôn dao động ngược pha nhau. Tính vận tốc
truyền sóng trên mặt nước, biết rằng vận tốc đó nằm trong đoạn 0,8m/s đến 1m/s
A. 0,8m/s B. 1m/s C. 0,6m/s D. 0,9m/s

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 8


Chủ đề 02: Giao thoa
- Dạng 1. Viết phương trình sóng tổng hợp tại một điểm bất kì. Xác định tính chất.
Xét hai nguồn S1 và S2 có phương trình dao động lần lượt là:
u1 = A cos(ωt + φ01 )
u2 = A cos(ωt + φ02 )
Tại điểm M bất kì, cách nguồn S1 và S2 lần lượt các khoảng là d1 và d2, phương trình sóng do S1 và
S2 gửi đến M là:
M

uM1 = A cos (ωt + φ01 − d ) d2
λ 1 d1

uM2 = A cos (ωt + φ02 − d ) S1 ℓ S2
λ 2
π φ02 − φ01 π φ01 + φ02
uM = uM1 + uM2 = 2A cos [ (d2 − d1 ) − ] . cos [ωt − (d1 + d2 ) + ]
λ 2 λ 2
Như vậy, các thành phần ‘biên độ’ và ‘pha’ của sóng tổng hợp tại M lần lượt là:
- Biên độ của điểm M:
π φ02 − φ01
aM = |2A cos [ (d2 − d1 ) − ]|
λ 2
- Pha của điểm M:
π φ01 + φ02
ΦM = − (d1 + d2 ) +
λ 2
Điều kiện để điểm M dao động với biên độ cực đại, cực tiểu:
• Cực đại:
π φ02 − φ01 π φ02 − φ01
aM = |2A cos [ (d2 − d1 ) − ]| hay 2A cos [ (d2 − d1 ) − ] = ±2A
λ 2 max λ 2
π φ02 − φ01
→ (d2 − d1 ) − = kπ
λ 2
φ02 − φ01
→ d2 − d1 = kλ + λ

Hay là
𝚫𝛗
𝐝𝟐 − 𝐝𝟏 = 𝐤𝛌 + 𝛌 𝐯ớ𝐢 𝐤 = 𝟎, ±𝟏, ±𝟐, …
𝟐𝛑
Kết luận: Tập hợp những điểm dao động với biên độ cực đại là họ những đường hypecbol với
Δφ
điều kiện d2 − d1 = kλ +

• Cực tiểu:
π φ02 − φ01 π φ02 − φ01
aM = |2A cos [ (d2 − d1 ) − ]| hay 2A cos [ (d2 − d1 ) − ]=0
λ 2 min λ 2
π φ02 − φ01 π
→ (d2 − d1 ) − = (2k + 1)
λ 2 2
1 φ02 − φ01
→ d2 − d1 = (k + ) λ + λ
2 2π
Hay là

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 9


𝟏 𝚫𝛗
𝐝𝟐 − 𝐝𝟏 = (𝐤 + ) 𝛌 + 𝛌 𝐯ớ𝐢 𝐤 = 𝟎, ±𝟏, ±𝟐, …
𝟐 𝟐𝛑
Kết luận: Tập hợp những điểm dao động với biên độ cực tiểu là họ những đường hypecbol với
1 Δφ
điều kiện d2 − d1 = (k + ) λ + λ
2 2π

Trường hợp hai nguồn giống hệt nhau (có thể áp dụng cho cả trường hợp hai nguồn cùng
pha)
Trường hợp hai nguồn cùng pha là trường hợp gặp khá nhiều trong các bài toán, khi đó điều kiện
cực đại – cực tiểu sẽ là:
- Cực đại
d2 − d1 = kλ với k = 0, ±1, ±2, …
- Cực tiểu
1
d2 − d1 = (k + ) λ với k = 0, ±1, ±2, …
2
Khi đó, tập hợp những đường cực đại – cực tiểu sẽ là những đường hypecbol như trên hình vẽ

Bài tập ví dụ
Ví dụ 1. Cho hai nguồn kết hợp A, B dao động với phương trình uA = uB = 2cos10πt cm. Tốc độ
truyền sóng là v = 3m/s.
a) Viết phương trình sóng tại M cách A, B một khoảng lần lượt d1 = 15 cm, d2 = 20 cm.
b) Tính biên độ và pha ban đầu của sóng tại N cách A và B lần lượt 45 cm và 60 cm.
Giải
v 300
a) Từ phương trình ta có f = 5 Hz bước sóng λ = = = 60 cm.
f 5

Phương trình sóng tại M do các nguồn truyền đến là


2πd1
uAM = 2 cos (10πt − ) cm
{ λ
2πd2
uBM = 2 cos (10πt − ) cm
λ
Phương trình dao động tổng hợp tại M là:
π π
uM = uAM + uBM = 4 cos [ (d2 − d1 )] . cos [10πt − (d1 + d2 )]
λ λ

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 10


Thay các giá trị của d1 = 15cm; d2 = 20cm, λ = 60cm vào ta được
π 7π
uM = 4 cos cos (10πt − ) cm
12 12
b) Áp dụng công thức tính biên độ và pha ban đầu ta được
π π
AM = |4 cos [ (d2 − d1 )]| = |4. cos [ (60 − 15)]| = 2√2 cm
λ 60
π π 3π
ΦM = − (d1 + d2 ) + π = − (60 + 40) + π = −
λ 60 4
Pha phải cộng thêm π do biên độ âm.
Ví dụ 2. Trong thí nghiệm giao thoa sóng người ta tạo ra trên mặt nước 2 nguồn sóng A, B
dao động với phương trình uA = uB = 5cos(10πt) cm. Tốc độ sóng là 20cm/s. Coi biên độ sóng
không đổi. Viết phương trình dao động tại điểm M cách A, B lần lượt 7,2 cm và 8,2 cm.
π 15,4π
Đáp số: u = 10 cos cos (10πt − ) cm
4 4

Ví dụ 3. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động
với tần số f = 15Hz và cùng pha. Tại một điểm M cách A, B những khoảng d1 = 16 cm, d2 = 20
cm sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại. Tốc truyền
sóng trên mặt nước là bao nhiêu?
Giải
Hai nguồn dao động cùng pha nên điều kiện để M dao động với biên độ cực tiểu là
1 1
d2 − d1 = (k + ) λ → (k + ) λ = 20 − 16 = 4cm
2 2
Do giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại khác nên tại M là đường cực tiểu thứ 3
ở bên trái đường trung trực của AB. Đường này ứng với giá trị k = 2. Thay vào biểu thức trên ta
8
được λ = = 1,6 cm.
5

Khi đó, tốc độ truyền sóng là v = λ. f = 1,6.15 = 24 cm/s.


Ví dụ 4. Hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 50 mm dao động với phương trình uA = uB =
Acos(200πt) mm. Xét về cùng một phía với đường trung trực của AB ta thấy vân giao thoa bậc k
đi qua điểm M thỏa mãn MA − MB = 12 mm và vân giao thoa bậc (k + 3) cùng loại với vân giao
thoa bậc k, (tức là cùng là vân cực đại hoặc cùng là vân cực tiểu) đi qua điểm M’ có M ′ A − M′ B =
36 mm.
Tính giá trị của λ, v.
Giải
Ta xét hai trường hợp:
Trường hợp 1: M và M’ cùng là các điểm dao động với biên độ cực đại. Do hai nguồn cùng pha
nên ta có
MA − MB = kλ = 12 k 1 3
{ ′ ′ → = → k = (loại)
M A − M B = (k + 3)λ = 36 k + 3 3 2
Trường hợp 2: M và M cùng là các điểm dao động với biên độ cực tiểu. Do hai nguồn cùng pha
nên ta có

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 11


1
MA − MB = (k + ) λ = 12
{ 2 → k = 1 (được)
′ ′
1
M A − M B = (k + 3 + ) λ = 36
2
Thay k = 1 vào ta tìm được λ = 8 mm → v = λ. f = 8.100 = 800 mm/s = 0,8 m/s.
Ví dụ 5. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao
động với tần số f = 15 Hz và cùng pha. Tại một điểm M trên mặt nước cách A, B những khoảng
d1 = 16 cm, d2 = 20 cm sóng có biên độ cực tiểu. Tính vận tốc truyền sóng trên mặt nước biết
a) Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại.
b) Giữa M và đường trung trực của AB có ba dãy cực tiểu.
Ví dụ 6. Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn dao động ngược pha và cùng tần số f =
12 Hz. Tại điểm M cách các nguồn A, B những đoạn d1 = 18 cm, d2 = 23 cm sóng có biên độ cực
đại. Giữa M và đường trung trực của AB có hai đường dao động với biên độ cực tiểu. Tính tốc độ
truyền sóng trên mặt nước bằng bao nhiêu.
Bài tập
Câu 1. Giả sử hai nguồn sóng kết hợp có dạng u1 = u2 = 3 cos 50πt (cm), đặt tại hai điểm S1 S2
cách nhau đoạn 1m. Vận tốc truyền sóng là 0,5m/s. Phương trình sóng tổng hợp tại điểm M nằm
trên đoạn S1 S2 , cách S1 đoạn d1 = 0,4m, cách S2 đoạn d2 = 0,6m:
A. u = 0 B. uM = 6 cos 50πt (cm)
π
C. uM = 6 cos (50πt + ) (cm) D. uM = 6 cos(50πt + π) (cm)
2

Câu 2. Giả sử hai nguồn giao thoa kết hợp với phương trình sóng tại hai điểm A và B cách nhau
10cm có dạng uA = 4 cos 50πt (cm) và uB = 4 cos(50πt + π) (cm). Viết phương trình sóng tại
điểm M là trung điểm của AB, biết vận tốc truyền sóng là 0,5m/s
A. uM = 0 B. uM = 8 cos 50πt (cm)
π
C. uM = 8 cos (50πt − ) (cm) D. uM = 4 cos(50πt + π) (cm)
2

Câu 3. Giả sử hai nguồn giao thoa kết hợp với phương trình sóng tại hai điểm A và B cách nhau
π
10cm có dạng uA = 5 cos(50πt + π) cm và uB = 5 cos (50πt + ) cm dao động với vận tốc
2
truyền sóng 0,5m/s. Viết phương trình sóng tại điểm M nằm trên đường trung trực của AB, cách
trung điểm I của AB một đoạn 5cm:
π
A. uM = 10 cos (50πt + ) (cm) B. uM = 10 cos(50πt) (cm)
2

C. uM = 5√2 cos (50πt + ) (cm) D. uM = 5√2 cos(50πt − 19,8) (cm)
2

Câu 4. Tại hai điểm S1 và S2 trên mặt một chất lỏng người ta tạo ra những dao động hình cos
theo phương thẳng đứng có cùng biên độ A = 1,5cm, tần số f = 20 Hz và có pha ban đầu bằng 0.
Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng v = 1,2 m/s. Phương trình dao động của M trên mặt nước
cách S1 khoảng 30 cm và S2 khoảng 36 cm là:
A. u = 1,5cos(40πt − 11π) (cm). B. u = 3cos(40πt − 11π) (cm).
C. u = 3cos(40πt − 10π) (cm). D. u = −3cos(40πt − 10π) (cm).
Câu 5. Xét hai nguồn kết hợp với nhau S1 và S2 trên mặt nứơc cách nhau 16 cm, dao động điều

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 12


hoà cùng phương với phương trình u = 2 cos(10πt) cm. Cho biết tốc độ truyền sóng v =
50cm/s, viết phương trình dao động tại M cách hai nguồn lần lượt là 30cm, 10cm.
A. 2cos(10πt) (cm) B. 2cos(10πt + π ) (cm)
C. 4cos(10πt + π/2) (cm) D. 4cos(10πt) (cm)
Câu 6. Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 dao động theo phương vuông
góc với mặt chất lỏng có cùng phương trình u = 2 cos 40πt (trong đó u tính bằng cm, t tính bằng
s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Gọi M là điểm trên mặt chất lỏng cách S1 , S2
lần lượt là 12cm và 9cm. Coi biên độ của sóng truyền từ hai nguồn trên đến điểm M là không đổi.
Phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ là
A. √2 cm. B. 2√2 cm C. 4 cm. D. 2 cm.
Câu 7. Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 dao động với phương
π 5π
trình u1 = 2 cos (40πt − ) (cm) và u2 = 2 cos (40πt + ) (cm). Biết vận tốc truyền sóng trên
6 6
mặt nước là 0,8 m/s. Tại một điểm M trên mặt nước cách S1 một đoạn 7cm và cách S2 một đoạn
14cm sẽ có biên độ dao động tổng hợp bằng:
A. 2√3 cm B. 0. C. 4 cm D. 2√2 cm
Câu 8. Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng: uA = 4 cos ωt (cm) và
π
uB = 2 cos (ωt + ) (cm) coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Tính biên độ sóng tổng hợp
3
tại trung điểm của đoạn AB.
A. 6 cm B. 4,6 cm C. 0 D. 5,3 cm
Câu 9. Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp cùng pha có biên độ a và 2a dao động
vuông góc với mặt thoáng chất lỏng. Nếu cho rằng sóng truyền đi với biên độ không thay đổi thì
tại một điểm cách hai nguồn những khoảng d1 = 12,75λ và d2 = 7,25λ sẽ có biên độ dao động A0
là bao nhiêu?
A. a ≤ A0 ≤ 3a. B. A0 = a. C. A0 = 3a. D. A0 = 2a.
Câu 10. Cho hai nguồn phát sóng âm tại A và B, cùng biên độ,
x (1 – x)
cùng pha, cùng tần số f = 440Hz đặt cách nhau 1m. Biết vận tốc
truyền âm trong không khí bằng 352m/s. Một người phải đứng A M B
ở vị trí nào (trên đoạn AB) để không nghe thấy âm?
A. 0,1m kể từ nguồn bên trái. B. 0,4m kể từ nguồn bên phải.
C. cách mỗi nguồn 0,5m. D. 0,3m kể từ nguồn B.
Câu 11. Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2, dao động theo các phương trình
π
lần lượt là u1 = A1 cos (50πt + ) và u2 = A2 cos(50πt). Tốc độ truyền sóng của các nguồn trên
2
mặt nước là 1 m/s. Hai điểm P, Q thuộc hệ vân giao thoa có hiệu khoảng cách đến hai nguồn là
PS1 − PS2 = 5cm, QS1 − QS2 = 7cm. Hỏi các điểm P, Q nằm trên đường dao động cực đại hay cực
tiểu?
A. P, Q thuộc cực đại B. P, Q thuộc cực tiểu
C. P cực đại, Q cực tiểu D. P cực tiểu, Q cực đại
Câu 12. Trên mặt nước hai nguồn sóng A và B dao động điều hoà theo phương vuông góc với
mặt nước với phương trình u1 = u2 = acos(10πt). Biết Tốc độ truyền sóng 20cm/s; biên độ sóng

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 13


không đổi khi truyền đi. Một điểm N trên mặt nước có hiệu khoảng cách đến hai nguồn A và B
thoả mãn AN − BN = 10 cm. Điểm N nằm trên đường đứng yên
A. thứ 3 kể từ trung trực của AB và về phía A B. thứ 2 kể từ trung trực của AB và về phía A
C. thứ 3 kể từ trung trực của AB và về phía B D. thứ 2 kể từ trung trực của AB và về phía B
Câu 13. Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với
tần số 16 Hz. Tại điểm M cách nguồn A, B những khoảng d1 = 30 cm, d2 = 25,5 cm sóng có biên
độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có 2 dãy các cực đại khác. Vận tốc truyền sóng
trên mặt nước là
A. 36 cm/s. B. 24 cm/s. C. 12 cm/s. D. 100 cm/s.
Câu 14. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp cùng pha A, B
dao động với tần số f = 20Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng 25 cm và 20
cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có bốn dãy cực tiểu. Tính tốc độ
truyền sóng trên mặt nước.
A. 30cm/s B. 40cm/s C. 25cm/s D. 20cm/s
Câu 15. Hai nguồn kết hợp A và B dao động trên mặt nước lần lượt theo các phương trình u1 =
π
2 cos (100πt + ) (cm); u2 = 2 cos(100πt) cm. Khi đó trên mặt nước, tạo ra một hệ thống vân
2
giao thoa. Quan sát cho thấy, vân bậc k đi qua điểm P có hiệu số PA − PB = 5 cm và vân bậc k + 1
(cùng loại với vân k) đi qua điểm P’ có hiệu số P ′ A − P ′ B = 9 cm. Tìm tốc độ truyền sóng trên
mặt nước. Các vân nói trên là vân cực đại hay cực tiểu.
A. 150cm/s, cực đại B. 180 cm/s, cực đại
C. 250cm/s, cực tiểu D. 200cm/s, cực đại
Câu 16. Hai nguồn sóng kết hợp, cùng pha S1 và S2 cách nhau 2m phát ra hai sóng có bước sóng
1m, một điểm A nằm trên mặt chất lỏng cách S1 một đoạn L và AS1 ⊥ S1 S2 . Giá trị L lớn nhất để
tại A dao động với biên độ cực đại là:
A. 1 m. B. 1,5 m C. 1,25 m D. 1,75 m.

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 14


Chủ đề 02: Giao thoa
- Dạng 2. Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại – cực tiểu
1. Tổng quát: Hai nguồn kết hợp bất kì
Xét hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau ℓ có phương trình lần lượt là:
u1 = A1 cos(ωt + φ1 )
u2 = A2 cos(ωt + φ2 )
Một điểm M bất kì, có S1 M = d1 , S2 M = d2 , điều kiện để M dao động cực đại – cực tiểu:
Δφ
+ Cực đại: d2 − d1 = kλ + λ

1 Δφ
+ Cực tiểu: d2 − d1 = (k + ) λ + λ
2 2π

- Tìm số cực đại – cực tiểu trên một đoạn PQ bất kì:
d2P − d1P ≤ d2 − d1 ≤ d2Q − d1Q
+ Cực đại:
Δφ P Q
d2P − d1P ≤ kλ + λ ≤ d2Q − d1Q

+ Cực tiểu:
d1P d2Q
1 Δφ d1Q d2P
d2P − d1P ≤ (k + ) λ + λ ≤ d2Q − d1Q
2 2π
Đếm số k nguyên, ta được số cực đại cực tiểu S1 S2

- Đặc biệt, tìm số cực đại – cực tiểu trên đoạn S1S2:
d2S2 − d1S2 ≤ d2 − d1 ≤ d2S1 − d1S1
−ℓ ≤ d2 − d1 ≤ ℓ
+ Cực đại:
Δφ
−ℓ ≤ kλ + λ≤ℓ

+ Cực tiểu:
1 Δφ
−ℓ ≤ (k + ) λ + λ≤ℓ
2 2π
1. Trường hợp hai nguồn giống hệt nhau
Xét hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau ℓ có phương trình lần lượt là:
u1 = u2 = A cos(ωt + φ)
Một điểm M bất kì, có S1 M = d1 , S2 M = d2 , điều kiện để M dao động cực đại – cực tiểu:
+ Cực đại: d2 − d1 = kλ
1
+ Cực tiểu: d2 − d1 = (k + ) λ
2
- Xác định số cực đại, cực tiểu trên đoạn S1S2:
+ Cách 1: Áp dụng công thức ở trên:
Cực đại:
ℓ ℓ
−ℓ ≤ kλ ≤ ℓ → − ≤ k ≤
λ λ
Cực tiểu:
1 ℓ 1 ℓ
−ℓ ≤ (k + ) λ ≤ ℓ → − ≤ k + ≤
2 λ 2 λ

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 15


+ Cách 2: Dài nhưng ra được một số đặc điểm:
Xét một điểm M nằm trên đoạn S1S2 thì:

d1 d2

S1 S2
M 𝓵
• Cực đại:
d − d1 = kλ
{ 2
d2 + d1 = ℓ
Giải hệ phương trình này, ta được
ℓ kλ
d2 = +
2 2
Nhận xét về kết quả này:
- Ứng mỗi một giá trị k khác nhau, ta được một cực đại thuộc S1S2.
- Số cực đại không phải là vô hạn, điều kiện giới hạn của d2 là 0 ≤ d2 ≤ ℓ nên
ℓ kλ ℓ ℓ
0≤ + ≤ℓ→− ≤k≤
2 2 λ λ

- k = 0 ứng với một cực đại, chính là đường trung trực của S1S2 (d2 = ), được gọi là cực
2
đại trung tâm.
- Số cực đại luôn là lẻ.
λ
- Khoảng cách giữa các cực đại: dk+1 − dk =
2

• Cực tiểu:
1
d2 − d1 = (k + ) λ
{ 2
d2 + d1 = ℓ
Giải hệ phương trình này, ta được
ℓ 1 λ
d2 = + (k + )
2 2 2
Nhận xét về kết quả này:
- Ứng mỗi một giá trị k khác nhau, ta được một cực tiểu thuộc S1S2.
- Số cực tiểu không phải là vô hạn, điều kiện giới hạn của d2 là 0 ≤ d2 ≤ ℓ nên
ℓ 1 λ ℓ 1 ℓ 1
0≤
+ (k + ) ≤ ℓ → − − ≤ k ≤ −
2 2 2 𝜆 2 𝜆 2
- k = 0 ứng với một cực tiểu, nhưng cực tiểu này không phải là đường trung trực

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 16


ℓ 𝜆
(d2 = + ), cực tiểu trung tâm này bị “lệch”
2 4
- Số cực tiểu luôn là chẵn.
λ
- Khoảng cách giữa các cực tiểu: dk+1 − dk =
2

Bài tập ví dụ
Ví dụ 1. Thực hiện giao thoa trên mặt chất lỏng với hai nguồn S1 và S2 giống nhau cách nhau
13cm. Phương trình dao động tại A và B là uA = uB = 2cos40πt cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt
chất lỏng là v = 0,8 m/s. Biên độ sóng không đổi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn
S1S2 là bao nhiêu?
Giải
v 80
Ta có λ = = = 4 cm.
f 20

Do hai nguồn cùng pha nên số điểm dao động với biên độ cực đại thỏa mãn
ℓ ℓ 13 13
− ≤k≤ →− ≤k≤ → k = 0, ±1, … , ±3
λ λ 4 4
Vậy trên AB có 7 điểm dao động với biên độ cực đại
Ví dụ 2. Tại hai điểm O1 , O2 cách nhau 48cm trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng dao
động theo phương thẳng đứng với phương trình u1 = 5sin(100πt) mm và u2 = 5sin(100πt + π)
mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 2m/s. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình
truyền sóng. Trên đoạn O1 O2 có số cực đại giao thoa là
Ví dụ 3. Trong giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm dao động với
phương trình lần lượt là uA = 2 cos(50πt) cm, uB = 2 cos(50πt + π) cm. Tốc độ truyền sóng là
v = 0,5 m/s.
a) Viết phương trình dao động tổng hợp tại điểm M cách các nguồn A, B lần lượt d1 , d2
b) Tìm số điểm dao động với biên độ cực đại, cực tiểu trên đoạn AB.
Giải
a) Phương trình dao động tổng hợp tại M là
π π π π
uM = 4 cos [ (d2 − d1 ) − ] . cos [50πt − (d2 + d1 ) + ] cm
λ 2 λ 2
b) Từ câu a, ta tìm được biên độ dao động tổng hợp tại M là
π π
AM = |4 cos (d2 − d1 ) − |
λ 2
v 50
Với λ = = = 2 cm
f 25

- Điều kiện để dao động cực đại:


φ2 − φ1
d2 − d1 = kλ + λ = 2k + 1

Số điểm dao động cực đại trên đoạn AB là:
d2B − d1B ≤ d2 − d1 ≤ d2A − d1A ↔ −10 ≤ 2k + 1 ≤ 10 → −5,5 ≤ k ≤ 4,5
Vậy k = 0, ±1, ±2, … , ±4, −5, tức là có 10 giá trị của k thỏa mãn → Có 10 cực đại
- Điều kiện để dao động cực tiểu:

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 17


1 φ2 − φ1
d2 − d1 = (k + ) λ + λ = 2(k + 1)
2 2π
Số điểm dao động cực tiểu trên đoạn AB là:
d2B − d2A ≤ d2 − d1 ≤ d2A − d1A ↔ −10 ≤ 2(k + 1) ≤ 10 → −4 ≤ k ≤ 4
Vậy k = 0, ±1, ±2, … , ±4, tức là có 9 giá trị của k thỏa mãn → Có 9 cực tiểu.
Ví dụ 4. Dùng một âm thoa có tần số rung 100Hz, người ta tạo ra tại hai điểm A, B trên mặt
nước hai nguồn sóng cùng biên độ, cùng pha. Khoảng cách AB = 2cm, tốc độ truyền pha của dao
động là 20 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn AB là
Đáp số: 20 điểm dao động với biên độ cực tiểu trên AB
Ví dụ 5. Gắn vào một âm thoa rung một chĩa nhọn gồm hai nhánh có các mũi nhọn chạm vào
mặt thoáng của một chất lỏng. Cả hai dao động với tần số f = 40Hz. Các điểm mà mũi nhọn chạm
vào chất lỏng trở thành các nguồn phát sóng S1 , S2 cùng pha có dạng u = acos(ωt) cm. Biên độ
của sóng là a = 1 cm coi là không đổi khi truyền trên mặt thoáng chất lỏng. Tốc độ truyền pha là
2 m/s. Cho S1 S2 = 12 cm.
a) Viết phương trình dao động tổng hợp tại M cách S1, S2 khoảng lần lượt là 16,5cm và 7cm.
b) Tính số gợn lồi (cực đại) quan sát đươc trên S1 S2 .
Ví dụ 6. Một âm thoa có tần số rung f = 100Hz, người ta tạo ra taị hai điểm S1 , S2 trên mặt
nước hai điểm dao động cùng pha, S1 S2 = 3cm. Một hệ gợn lồi xuất hiện gồm một gợn thẳng là
trung trực của đoạn S1 S2 và 14 gợn dạng hypebol mỗi bên. Khoảng cách giữa hai gợn ngoài cùng
đo được dọc theo đường thẳng S1 S2 là 2,8 cm.
a) Tính tốc độ truyền pha dao động trên mặt nước.
b) So sánh trạng thái dao động với hai điểm M1 , và M2 có khoảng cách tới hai nguồn như sau:
* S1 M1 = 6,5cm; S2 M1 = 3,5cm.
* S1 M2 = 5cm; S2 M2 = 2,5cm.
Ví dụ 7. Hai mũi nhọn cùng dao động với tần số f = 100Hz và cùng phương trình dao động
u1 = u2 = asin(ωt), khoảng cách S1 S2 = 8cm, biên độ dao động của S1 và S2 là 0,4cm. Tốc độ
truyền sóng v = 3,2m/s.
a) Tìm bước sóng.
b) Viết phương trình dao động tại điểm M cách 2 nguồn lần lượt là d1 , d2 (M nằm trên mặt nước
và coi biên độ sóng giảm không đáng kể).
c) Xác định vị trí các điểm dao động với biên độ cực đại và các điểm không dao động.
d) Viết phương trình dao động tại điểm M có d1 = 6cm, d2 = 10cm.
e) Xác định số điểm dao dộng với biên độ cực đại (số gợn lồi) trên đoạn S1 S2 và vị trí của các
điểm đó.
f) Tính khoảng cách giữa 2 gợn lồi liên tiếp trên đoạn S1 S2 .

Bài tập
Câu 1. Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1 , S2 cách nhau 8,2cm, người ta đặt hai nguồn

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 18


sóng cơ kết hợp, dao động điều hoà theo phương thẳng đứng có tần số 15 Hz và luôn dao động
đồng pha. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi
truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1 S2 là
A. 11. B. 8. C. 5. D. 9.
Câu 2. Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn
này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos40πt (mm); u2 =
5cos40πt (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Số điểm dao động với biên độ
cực đại trên đoạn thẳng S1 S2 là
A. 11. B. 9. C. 10 D. 8.
Câu 3. Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn
này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos40πt (mm); u2 =
5 cos(40πt + π) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Số điểm dao động với
biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1 S2 là
A. 11. B. 9 C. 10. D. 8.
Câu 4. Hai nguồn kết hợp cùng pha trên mặt nước cách nhau 38cm. Trên đường nối hai nguồn,
người ta quan sát được 7 điểm dao động với biên độ cực đại (không kể 2 nguồn). Biết vận tốc
truyền sóng trên mặt nước là 60cm/s. Tần số dao động của nguồn có thể là
A. 9 Hz B. 7 Hz C. 4 Hz D. 6 Hz
Câu 5. Trong một môi trường vật chất đàn hồi có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 10 cm,
cùng tần số. Khi đó tại vùng giữa hai nguồn người ta quan sát thấy xuất hiện 10 dãy dao động cực
đại và cắt đoạn S1S2 thành 11 đoạn mà hai đoạn gần các nguồn chỉ dài bằng một nửa các đoạn
còn lại. Biết Tốc độ truyền sóng trong môi trường đó là 50cm/s. Tính tần số.
A. 25 Hz B. 30 Hz C. 35 Hz D. 40 Hz
Câu 6. Tại hai điểm M và N trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp cùng
phương và cùng pha dao động. Biết biên độ, vận tốc của sóng không đổi trong quá trình truyền,
tần số của sóng bằng 40 Hz và có sự giao thoa sóng trong đoạn MN. Trong đọan MN, hai điểm dao
động có biên độ cực đại gần nhau nhất cách nhau 1,5 cm. Vận tốc truyền sóng trong môi trường
này bằng
A. 2,4 m/s. B. 1,2 m/s. C. 0,3 m/s. D. 0,6 m/s.
Câu 7. Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động đều hòa cùng pha
với nhau và theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan
truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng 12 cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm
dao động với biên độ cực đai nằm trên đoạn thẳng AB là
A. 9 cm. B. 12 cm. C. 6 cm. D. 3 cm.
Câu 8. Tại mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng S1 và S2 dao động theo phương thẳng
đứng với cùng phương trình u = Acos40πt (A không đổi, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên
mặt chất lỏng bằng 80 cm/s. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử chất lỏng trên đoạn thẳng
S1S2 dao động với biên độ cực đại là
A. 4 cm. B. 6 cm. C. 2 cm. D. 1 cm.
Câu 9. Tại hai điểm S1 và S2 trên mặt nước cách nhau 20cm có hai nguồn phát sóng dao động
theo phương thẳng đứng với các phương trình lần lượt là u1 = 2 cos 50πt (cm) và u2 =

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 19


3 cos(50πt + π) (cm), tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1 m/s. Điểm M trên mặt nước cách
hai nguồn sóng S1 , S2 lần lượt 12 cm và 16 cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn
S2M là
A. 7 B. 5 C. 6 D. 4
Câu 10. Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng cách nhau 16 cm có hai nguồn phát sóng kết hợp
π π
dao động theo phương trình u1 = A cos (40πt − ) (mm); u2 = B cos (40πt + ) (mm). Tốc độ
2 2
truyền sóng trên mặt chất lỏng 40cm/s. Gọi C, D là hai đỉnh còn lại của hình chữ nhật ABCD, BC =
12cm. Tìm số cực đại trên đoạn CD.
A. 7 B. 8 C. 5 D. 6
Câu 11. Trên mặt thoáng chất lỏng người ta bố trí hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau
12cm, có phương trình lần lượt là u1 = 2,5 cos 20πt (cm) và u2 = −2,5 cos 20πt (cm). Trong đó,
u đo bằng đơn vị mm và t đo bằng đơn vị s. Tốc độ truyền sóng trên mặt thoáng chất lỏng bằng
20cm/s. Hai điểm M và N nằm trên mặt thoáng chất lỏng, ABMN tạo thành hình chữ nhật có diện
tích 60 cm2. Hỏi trên đường chéo AM có bao nhiêu điểm đứng yên?
A. 9 B. 10 C. 12 D. 11
Câu 12. Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng S1 và S2 giống nhau dao động
cùng pha với tần số 50Hz .Cho biết S1 S2 = 21cm, tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng
25dm/s. Lấy 2 điểm P,Q trên đoạn S1 S2 , sao cho PQ = 18cm, PS1 = QS2 thì số điểm dao động với
biên độ cực đại trên đoạn PQ bằng
A. 9 B. 7 C. 19. D. 21
Câu 13. Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau M và N cách nhau khoảng MN = 8cm đang
dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng λ = 1,6cm, C là một điểm trên mặt
nước sao cho M, C, N tạo thành tam giác vuông tại M; CM = 6cm. Số điểm dao động cực đại ở trên
đoạn CM là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 14. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước hai nguồn kết hợp A, B dao động cùng
pha với tần số 10Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20cm/s. Hai điểm M, N trên mặt nước
có MA = 15cm, MB = 20cm, NA = 32cm, NB = 24,5cm. Số đường dao động cực đại giữa M và N:
A. 4 đường. B. 7 đường. C. 5 đường. D. 6 đường.
Câu 15. Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt chất lỏng. Hai nguồn kết hợp S1 S2 cách
nhau 12cm, dao động với phương trình u = Acos4πt (cm). Biết sóng truyền đi với vận tốc 4cm/s.
Số điểm dao động cực đại trên đường tròn đường kính 10 cm có tâm là trung điểm của đoạn
thẳng nối hai nguồn là bao nhiêu?
A. 22. B. 20. C. 10. D. 26.
Câu 16. Ở mặt nước có hai nguồn sóng cơ A và B cách nhau 15 cm, dao động điều hòa cùng tần
số, cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Điểm M nằm trên AB, cách trung điểm O là
1,5 cm, là điểm gần O nhất luôn dao động với biên độ cực đại. Trên đường tròn tâm O, đường
kính 20cm, nằm ở mặt nước có số điểm luôn dao động với biên độ cực đại là
A. 20. B. 16. C. 18. D. 17.
Câu 17. Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 30 cm. Hai

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 20


nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = cos60πt (cm),
π
u2 = cos (60πt + ) (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1,5 m/s. Xét hình chữ nhật
2
S1ABS2 thuộc mặt phẳng chất lỏng (S1 A = 40cm). Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên
đoạn S1B là:
A. 9 B. 10. C. 8 D. 11.
Câu 18. Tại hai điểm A và B trên mặt chất lỏng cách nhau 15 cm có hai nguồn phát sóng kết hợp
dao động theo phương trình u1 = acos(40πt) và u2 = bcos(40πt + π). Tốc độ truyền sóng trên
mặt chất lỏng 40 (cm/s). Gọi E, F là hai điểm trên đoạn AB sao cho AE = EF = FB. Tìm số cực đại
trên đoạn EF.
A. 7 B. 6. C. 5 D. 4.
Câu 19. Trên mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 8 cm, dao động theo phương
trình lần lượt là u1 = acos(8πt) và u2 = bcos(8πt + π). Biết Tốc độ truyền sóng 4 cm/s. Gọi C và
D là hai điểm trên mặt chất lỏng mà ABCD là hình chữ nhật có cạnh BC = 6 cm. Tính số điểm dao
động với biên độ cực đại trên đoạn CD.
A. 8 B. 9 C.10 D. 11
Câu 20. Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 8 cm có hai nguồn kết hợp dao động với
phương trình u1 = u2 = A cos 40πt (cm), tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 30cm/s. Xét đoạn
thẳng CD = 4cm trên mặt nước có chung đường trung trực với AB. Khoảng cách lớn nhất từ CD đến
AB sao cho trên đoạn CD chỉ có 3 điểm dao dộng với biên độ cực đại là:
A. 3,3 cm. B. 6 cm. C. 8,9 cm. D. 9,7 cm.
Câu 21. Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 40cm dao động
cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 10Hz, vận tốc truyền sóng v = 2m/s. Gọi
M là điểm nằm trên đường thẳng vuông góc với S1S2 tại S1 ở đó dao động với biên độ cực đại.
Đoạn S1 M có giá trị lớn nhất là:
A. 20 cm B. 30 cm C. 40 cm D. 50 cm
Câu 22. Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 100cm dao
động cùng pha. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 10Hz, vận tốc truyền sóng v =
3m/s. Gọi M là điểm nằm trên đường thẳng vuông góc với S1S2 tại S1 ở đó M dao động với biên độ
cực đại. Đoạn S1M có giá trị nhỏ nhất là:
A. 5,28 cm B. 10,56 cm C. 12 cm D. 30 cm
Câu 23. Trong thí nghiệm giao thoa với hai nguồn phát sóng giống hệt nhau tại A, B trên mặt
nước. Khoảng cách hai nguồn AB = 16cm. Hai sóng truyền đi có bước sóng 4cm. Trên đường
thẳng xx’ song song với AB, cách AB một khoảng 8cm, gọi C là giao điểm của xx’ với đường trung
trực của AB. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu nằm trên xx’ là:
A. 1,42cm B. 1,50cm C. 2,15cm D. 2,25cm

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 21


Chủ đề 02: Giao thoa
- Dạng 3. Tìm số điểm dao động cùng pha – ngược pha.
Xét hai nguồn S1 và S2 có phương trình dao động lần lượt là:
u1 = A cos(ωt + φ01 )
u2 = A cos(ωt + φ02 )
Tại điểm M bất kì, cách nguồn S1 và S2 lần lượt các khoảng là d1 và d2, phương trình sóng do S1 và
S2 gửi đến M là:
2π M
uM1 = A cos (ωt + φ01 − d1 )
λ d1 d2

uM2 = A cos (ωt + φ02 − d ) ℓ S2
λ 2 S1
Từ đó, ta có phương trình sóng tổng hợp tại M là:
π φ02 − φ01 π φ01 + φ02
uM = uM1 + uM2 = 2A cos [ (d2 − d1 ) − ] . cos [ωt − (d1 + d2 ) + ]
λ 2 λ 2
Như vậy, các thành phần ‘biên độ’ và ‘pha’ của sóng tổng hợp tại M lần lượt là:
- Biên độ của điểm M:
π φ02 − φ01
aM = |2A cos [ (d2 − d1 ) − ]|
λ 2
- Pha của điểm M:
π φ01 + φ02
ΦM = − (d1 + d2 ) +
λ 2

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 22


Bài toán 1. Tìm những điểm dao động cùng pha – ngược pha trên đường trung trực giữa
hai nguồn.
Pha của điểm M:
π φ01 + φ02
ΦM = − (d1 + d2 ) + d d
λ 2
Để điểm M cùng pha với một điểm N nào đó, điều kiện là
ΦN − ΦM = 2kπ, k ∈ ℤ ℓ/2 ℓ/2
Để điểm M ngược pha với một điểm N nào đó, điều kiện là
ΦN − ΦM = (2k + 1)π, k ∈ ℤ
Ví dụ: M cùng pha với nguồn S1 chẳng hạn, ta có:
π φ01 + φ02
(d1 + d2 ) − + φ01 = 2kπ
λ 2
Hay là
φ02 − φ01
d1 + d2 = 2kλ + λ

Nếu M nằm trên trung trực của S1S2 thì d1 = d2 = d, ta sẽ có:
φ02 − φ01
d = kλ + λ

Điều kiện giới hạn của d:
ℓ φ02 − φ01 ℓ
d ≥ → kλ + λ≥
2 4π 2
Bài tập ví dụ
Ví dụ 1. Trên mặt nước có hai nguồn sóng nước giống nhau A và B dao động cùng pha với biên
độ sóng không đổi bằng a, cách nhau một khoảng AB = 12 cm. C là một điểm trên mặt nước, cách
đều hai nguồn và cách trung điểm O của đoạn AB một khoảng CO = 8cm. Biết bước sóng λ =
1,6cm. Số điểm dao động ngược pha với nguồn có trên đoạn CO là bao nhiêu?
Giải
Gọi M là điểm trên đường trung trực của AB, M cách các nguồn d1,
d2 với d1 = d2 = d.

- Phương trình sóng truyền từ A đến M là: uAM = a cos (ωt − d)
λ

- Phương trình sóng truyền từ B đến M là: uBM = a cos (ωt − d)
λ


- Phương trình dao động tổng hợp tại M là u = uAM + uBM = 2a cos (ωt − d)
λ
2πd
Từ đó, độ lệch pha của M với các nguồn là Δφ = , M ngược pha với hai nguồn khi
λ
2π (2k + 1)λ
Δφ = (2k + 1)π = d→d= = 0,8. (2k + 1)
λ 2
Ta dẽ dàng tính được AC = BC = 10 cm. M chạy trên CO nên 6cm ≤ d ≤ 10cm
Từ đó ta có 6 ≤ 0,8(2k + 1) ≤ 10 → 3,25 ≤ k ≤ 5,75 → k = 4; 5
Vậy có hai điểm M thỏa mãn
Ví dụ 2. Hai mũi nhọn A, B cách nhau 8 cm gắn vào đầu một cần rung có tần số f = 100 Hz, đặt

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 23


chạm nhẹ vào mặt một chất lỏng. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng v = 0,8 m/s. Hai nguồn
A, B dao động theo phương thẳng đứng với cùng phương trình uA = uB = acos ωt cm. Một điểm
M1 trên mặt chất lỏng cách đều A, B một khoảng d1 = 8 cm. Tìm trên đường trung trực của AB
một điểm M2 gần M1 nhất và dao động cùng pha với M1.
Giải
Tương tự ví dụ trên ta có độ lệch pha của M1 và M2 với
2πd1
φ M1 =
λ
hai nguồn A, B là { 2πd2
φ M2 =
λ

Độ lệch pha của M1 với M2 là Δφ = (d2 − d1 )
λ

Để M1 và M2 dao động cùng pha thì



(d − d1 ) = 2kπ → d2 − d1 = kλ
Δφ =
λ 2
Do M1 và M2 khác nhau nên để độ dài M1 M2 ngắn nhất thì k = ±1
TH1: k = 1 → d2 = d1 + λ = d1 + 0,8 = 8,8 cm.
Khi đó: M1 M2 = OM2 − OM1 = √8,82 − 42 − √82 − 42 = 0,91cm
TH2: k = −1 → d2 = d1 − λ = d1 − 0,8 = 7,2 cm.
Khi đó: M1 M2 = OM2 − OM1 = √82 − 42 − √7,22 − 42 = 0,94cm

Ví dụ 3. Hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau một khoảng là 11 cm đều dao động theo
phương trình u = acos(20πt) mm trên mặt nước. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước 0,4 m/s
và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hỏi điểm gần nhất dao động ngược pha với các nguồn
nằm trên đường trung trực của S1S2 cách nguồn S1 bao nhiêu?
Đáp số: 6 cm.
Ví dụ 4. Hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau một khoảng là 50 mm đều dao động theo phương
trình u = asin(200πt) mm trên mặt nước. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước v = 0,8m/s và
biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hỏi điểm gần nhất dao động cùng pha với nguồn trên
đường trung trực của S1S2 cách nguồn S1 bao nhiêu?
Đáp số: 32 mm.
Ví dụ 5. Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A và B, cách nhau khoảng AB = 12 cm
đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng λ = 1,6 cm. C và D là hai điểm
khác nhau trên mặt nước, cách đều hai nguồn và cách trung điểm O của AB một khoảng 8 cm. Số
điểm dao động cùng pha với nguồn ở trên đoạn CD là
Đáp số: 6 điểm.

Bài tập

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 24


Câu 1. Hai nguồn sóng kết hợp trên mặt nước S1, S2 dao động với phương trình u1 = A sin ωt,
u2 = A cos ωt, khoảng cách giữa hai nguồn S1 S2 = 9λ. Điểm M gần nhất trên trung trực của S1S2
dao động cùng pha với u1 cách S1, S2 bao nhiêu.
45λ 39λ 43λ 41λ
A. B. C. D.
8 8 8 8

Câu 2. Hai nguồn phát sóng kết hợp S1, S2 trên mặt nước cách nhau 30 cm phát ra hai dao động
điều hoà cùng phương, cùng tần số f = 50Hz và pha ban đầu bằng không. Biết tốc độ truyền sóng
trên mặt chất lỏng v = 6m/s. Những điểm nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 mà sóng
tổng hợp tại đó luôn dao động ngược pha với sóng tổng hợp tại O (O là trung điểm của S1 S2 ) cách
O một khoảng nhỏ nhất là
A. 5√6 cm B. 6√6 cm C. 4√6 cm D. 2√6 cm
Câu 3. Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 16 cm, dao động theo phương thẳng
đứng với phương trình uA = uB = Acos50πt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng ở mặt chất
lỏng là 50 cm/s. Gọi O là trung điểm của AB, điểm M ở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực
của AB và gần O nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động ngược pha với phần tử tại O.
Khoảng cách MO là
A. √17 cm B. 4 cm C. 4√2 cm D. 6√2 cm
Câu 4. Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm, dao
động theo phương thẳng đứng với phương trình u = 2cos40πt (mm). Biết tốc độ truyền sóng
trên mặt chất lỏng là 40 cm/s. Phần tử O thuộc bề mặt chất lỏng là trung điểm của S1S2. Điểm
trên mặt chất lỏng thuộc trung trực của S1S2 dao động cùng pha với O, gần O nhất, cách O đoạn
A. 6,6cm. B. 8,2cm. C. 12cm. D. 16cm.
Câu 5. Hai nguồn sóng kết hợp, đặt tại A và B cách nhau 20 cm dao động theo phương trình u =
A cos ωt trên mặt nước, coi biên độ không đổi, bước sóng λ = 3cm. Gọi O là trung điểm của AB.
Một điểm nằm trên đường trung trực AB, dao động cùng pha với các nguồn A và B, cách A hoặc B
một đoạn nhỏ nhất là
A.12cm B.10cm C.13.5cm D.15cm
Câu 6. Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 6√2 cm dao động theo phương trình
u = Acos20πt (mm).Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,4 m/s và biên độ sóng không đổi
trong quá trình truyền. Điểm gần nhất ngược pha với các nguồn nằm trên đường trung trực của
S1S2 cách S1, S2 một đoạn:
A. 6 cm. B. 2 cm. C. 3√2 cm D. 18 cm.
Câu 7. Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 19 cm, dao động theo phương thẳng
đứng với phương trình là uA = uB = Acos20πt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt
chất lỏng là 40 cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M
dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn A. Khoảng cách AM là
A. 5 cm. B. 2 cm. C. 4 cm. D. 2√2 cm.
Câu 8. Dùng một âm thoa có tần số rung f = 100Hz người ta tạo ra hai điểm S1, S2 trên mặt nước
hai nguồn sóng cùng biên độ,cùng pha. S1 S2 = 3,2cm. Tốc độ truyền sóng là 40cm/s. I là trung
điểm của S1S2. Định những điểm dao động cùng pha với I. Tính khoảng từ I đến điểm M gần I
nhất dao động cùng pha với I và nằm trên trung trực S1S2 là:

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 25


A.1,81cm B.1,31cm C. 1,20cm D.1,26cm
Câu 9. Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 6√2cm dao động có phương trình
u = A cos 20πt (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,4 m/s và biên độ sóng không đổi
trong quá trình truyền. Điểm gần nhất cùng pha với các nguồn nằm trên đường trung trực của
S1S2 cách S1, S2 một đoạn:
A. 6 cm. B. 2 cm. C. 3√2 cm D. 18 cm.
Câu 10. Ba điểm A,B,C trên mặt nước là 3 đỉnh của tam giác đều có cạnh bằng 8cm, trong đó A và
B là 2 nguồn phát sóng giống nhau, có bước sóng 0,8cm. Điểm M trên đường trung trực của AB,
dao động cùng pha với điểm C và gần C nhất thì phải cách C một khoảng bao nhiêu?
A. 0,94cm B. 0,81cm C. 0,91cm D. 0,84cm
Câu 11. Hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau một khoảng là 50 mm đều dao động theo phương
trình u = acos 200πt (mm) trên mặt nước. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước v = 0,8 m/s
và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Điểm gần nhất dao động cùng pha với nguồn trên đường
trung trực của S1 S2 cách nguồn S1 là
A. 32 mm . B. 28 mm . C. 24 mm. D.12mm.
Câu 12. Trên mặt nước có 2 nguồn sóng giống hệt nhau A và B cách nhau một khoảng AB =
24cm. Bước sóng λ = 2,5 cm. Hai điểm M và N trên mặt nước cùng cách đều trung điểm của đoạn
AB một đoạn 16 cm và cùng cách đều 2 nguồn sóng và A và B. Số điểm trên đoạn MN dao động
cùng pha với 2 nguồn là:
A. 7 B. 8 C. 6 D. 9

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 26


Chủ đề 03: Sóng dừng
1. Hiện tượng:
Khi cho một sóng tới truyền trên một sợi dây, 1 đầu dao động một đầu cố định, ta thấy trên dây
xuất hiện những điểm dao động rất mạnh (bụng) xen kẽ với những điểm gần như không dao
động (nút).
Hiện tượng trên cũng quan sát được khi hai đầu là tự do.
2. Giải thích hiện tượng:
Giả sử nguồn O dao động với phương trình: u0 = A cos(ωt + φ)

Sóng tới
A
o d

M
Sóng phản xạ

Sóng truyền từ O đến điểm cố định A cách O một đoạn là ℓ:


uA = A cos ωt
Tại điểm cố định A, sóng bị đổi chiều, sóng tới và sóng phản xạ ngược pha nhau:
u′A = −A cos ωt = A cos(ωt + π)
Xét tại điểm M cách O một đoạn là d, sóng tại M là tổng hợp sóng tới truyền từ O và sóng phản xạ
truyền từ A.
- Sóng tới truyền từ O đến M:

uOM = A cos (ωt + d)
λ
- Sóng phản xạ truyền từ A đến M:

uAM = A cos (ωt + π − d)
λ
- Sóng tại M:
2π 2π 2πd π π
uM = uOM + uAM = A cos (ωt + d) + A cos (ωt + π − d) = 2A cos ( − ) cos (ωt + )
λ λ λ 2 2
hoặc
2πd π
uM = 2A sin ( ) cos (ωt + )
λ 2
2πd
* Biên độ sóng tại M : AM = |2A sin ( )|
λ

Biên độ này phụ thuộc khoảng cách d từ M đến A (đầu cố định của dây).
Xét điều kiện cực đại – cực tiểu của biên độ:
2πd 2πd π 1 λ
AM max khi |sin ( )| = 1 → = + kπ → d = (k + )
λ λ 2 2 2
2πd′ 2πd kλ
AM min khi |sin ( )| = 0 → = kπ → d′ =
λ λ 2

Vậy:

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 27



+ Nếu khoảng cách d = thì biên độ dao động tại M bằng 0, tại M có một nút.
2
1 λ
+ Nếu khoảng cách d = (k + ) thì biên độ dao động tại đó đạt giá trị cực đại bằng 2A, ở đó có
2 2
một bụng sóng.
λ
Khoảng cách giữa hai nút là : dk+1 − dk =
2
λ
Khoảng cách giữa hai bụng là : d′k+1 − d′k =
2
λ
Khoảng cách giữa một bụng và một nút là : d′k − dk =
4

3. Các đặc điểm khác của sóng dừng (Nâng cao)


a. Sự truyền năng lượng trong sóng dừng
Tại sao gọi là sóng dừng?
- Nút luôn đứng yên nên nó không thực hiện công. Do đó năng lượng không truyền qua được nút.
Bụng không biến dạng, sức căng dây tại bụng bằng 0, nên bụng cũng không thực hiện công. Do
đó, năng lượng cũng không truyền được qua bụng. Như vậy, năng lượng của mỗi đoạn dây dài
bằng 1/4 bước sóng có một đầu là nút, đầu kia là bụng thì không đổi. Nói cách khác, năng lượng
“dừng” trong mỗi đoạn dây như vậy. Năng lượng của mỗi đoạn dây là không đổi, không có sự
truyền năng lượng từ đoạn dây này sang đoạn dây kia.
-Có sự truyền năng lượng từ điểm này sang điểm khác của mỗi đoạn dây mà ta xét. Nếu trong
1/4 chu kì, năng lượng truyền từ trái sang phải ví dụ từ nút tới bụng thì trong 1/4 chu kì tiếp
theo năng lượng truyền từ phải sang trái, từ bụng tới nút.
- Tóm lại : Năng lượng “dừng” trong mỗi đoạn dây dài 1/4 bước sóng có một đầu là nút, một đầu
là bụng. Năng lượng không truyền ra khỏi đoạn dây cũng như không truyền vào đoạn dây qua
nút và bụng. Mặt khác, trong mỗi đoạn dây thì năng lượng lại truyền qua lại từ đầu này tới đầu
kia, đồng thời có sự chuyển đổi qua lại giữa động năng và thế năng. Vì thế, khi xét về sự bảo toàn
năng lượng, đoạn dây tương đương con lắc lò xo.
b. Sự dao động của các điểm trên dây khi có sóng dừng
- Trên đoạn dây, trong điều kiện lí tưởng, các nút hoàn toàn đứng yên, các điểm còn lại vẫn dao
động với vận tốc dao động (cần phân biệt được tốc độ dao động của phần tử môi trường với tốc
độ truyền sóng).
T
- Thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng liên tiếp là (Khi dây duỗi thẳng, li độ của bụng = 0.
2
Thời gian giữa hai lần liên tiếp li độ bụng sóng = 0 là một nửa chu kì).
4. Điều kiện để có sóng dừng
Xét một sợi dây có chiều dài ℓ (Tổng quát, sóng truyền trên một đoạn dài ℓ):
- Nếu hai đầu là hai nút:
kλ k bụng
ℓ= {
2 k+1 nút
- Nếu một đầu là nút, một đầu là bụng:
kλ λ k + 1 bụng
ℓ= + {
2 4 k+1 nút
Bài tập ví dụ

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 28


Ví dụ 1. Một sợi dây AB dài ℓ = 120 cm, đầu A được mắc vào một nhánh âm thoa dao động với
tần số f = 40Hz, đầu B cố định. Cho âm thoa dao động thì trên đây có sóng dừng với 4 bó sóng.
Tính tốc độ truyền sóng trên dây.
Giải

Đầu A là một nút, B cũng là nút nên ta có điều kiện ℓ = , với k = 4.
2
2ℓ 2.120
Thay số ta được λ = = = 60cm → v = λ. f = 2400 cm. s −1 = 24m. s −1
k 4

Vậy tốc độ truyền sóng trên dây là v = 24 m/s.


Ví dụ 2. Một sợi dây AB treo lơ lửng, đầu A gắn vào một nhánh âm thoa thẳng đứng có tần số
50Hz. Khi có sóng dừng, người ta thấy khoảng cách từ B đến nút thứ 4 là 21 cm.
a) Tính bước sóng và tốc độ truyền sóng v.
b) Cho dây dài 57 cm, tính số nút và số bụng trên dây.
Giải
a) Dây AB treo lơ lửng nên đầu B là một bụng sóng. Gọi M là điểm nút thứ tư tính từ B. Khi đó, từ
B đến M có tất cả 3 bụng sóng (không tính nửa bụng sóng tại B). Từ đó ta được:
λ λ
21 = 3. + → 7λ = 84 → λ = 12cm
2 4
→ Tốc độ truyền sóng là v = λ. f = 12.50 = 600 cm/s = 6 m/s.
b) Áp dụng công thức tính chiều dài dây khi một đầu nút, một đầu bụng ta được:
kλ λ
ℓ=
+ → 57 = 6k + 3 → k = 9
2 4
Vậy trên dây AB có 9 bụng (không tính nửa bụng tại B) và 10 nút sóng.
Ví dụ 3. Sóng dừng trên dây AB với chiều dài 0,16m, đầu B cố định, đầu A dao động với tần số
50Hz. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s.
a) Tính số bụng sóng và số nút sóng.
b) Biểu thức xác định vị trí các nút sóng và bụng sóng.
Giải
v 4
a) Bước sóng λ = = = 0,08m = 8cm
f 50
kλ 2ℓ 2.16
Hai đầu A, B cố định nên có điều kiện chiều dài dây ℓ = →𝑘= = =4
2 λ 8

Vậy trên dây có 4 bụng sóng và 5 nút sóng.


λ
b) Chọn B làm gốc tọa độ, do khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là nên vị trí các nút sóng
2
xác định từ biểu thức xn = 4k, với k = 0, 1, 2, 3, 4.
λ
Vị trí các bụng sóng xác định từ biểu thức xb = 4k + = 4k + 2 với k = 0,1,2, …
4

Ví dụ 4. Một sợi dây AB treo lơ lửng, đầu A gắn vào một nhánh của âm thoa có tần số f =
100Hz. Cho biết khoảng cách từ B đến nút dao động thứ 3 (kể từ B) là 5 cm. Tính giá trị của bước
sóng và vận tốc truyền sóng ?
Ví dụ 5. Một sợi dây dài AB = 60cm, phát ra một âm có tần số 100 Hz. Quan sát dây đàn thấy

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 29


có 3 nút và 2 bụng sóng (kể cả nút ở hai đầu dây).
a) Tính bước sóng và vận tốc truyền sóng trên dây AB.
b) Biết biên độ dao động tại các bụng sóng là 5 mm. Tính vận tốc cực đại của điểm bụng.
c) Tìm biên độ dao động tại hai điểm M và N lần lượt cách A một đoạn 30 cm và 45 cm.
Ví dụ 6. Một dây cao su căng ngang, một đầu gắn cố định, đầu kia gắn vào một âm thoa dao
động với tần số f = 40Hz. Trên dây hình thành một sóng dừng có 7 nút (không kể hai đầu), biết
dây dài 1 m.
a) Tính vận tốc truyền sóng trên dây.
b) Thay đổi f của âm thoa là f ′ . Lúc này trên dây chỉ còn 3 nút (không kể hai đầu). Tính f ′
Ví dụ 7. Trên dây AB đang có sóng dừng được tạo ra nhờ nguồn S cách B một khoảng SB =
ℓ = 1,75λ. Hãy xác định điểm M1 gần B nhất mà sóng dừng tại đó có biên độ gấp √2 lần biên độ
do S phát ra và dao động cùng pha với S.
Bài tập
Câu 1. Một sợi dây đàn hồi dài 5m, đầu A được gắn vào một điểm cố định, đầu B được gắn vào
một âm thoa dao động với tần số 50Hz, vận tốc truyền sóng dưng trên dây là 10m/s, biên độ
trong quá trình truyền sóng là không đổi và có giá trị là 1cm. Viết phương trình sóng dừng tại
điểm cách đầu A là 1m, biết rằng tại thời điểm ban đầu, sóng tại A có li độ cực đại theo chiều
dương.
π
A. uM = 0 B. uM = −2√2 sin (100πt − ) (cm)
2
π
C. uM = 2√2 sin (100πt + ) (cm) D. uM = 2 sin 100πt (cm)
2
π π
Câu 2. Phương trình sóng dừng trên đây có dạng u = 2 sin cos (20πt + ) (cm), trong đó u là li
4 2
độ (x), t là thời gian (s). Tính vận tốc truyền sóng trên dây?
A. 40cm/s B.50cm/s C. 80cm/s D. 60cm/s
πx π
Câu 3. Phương trình sóng dừng trên dây có dạng u = 2 cos cos (20πt + ) (cm), trong đó u là
4 2
li độ (x), t là thời gian (s). Xác định những điểm có biên độ là 1cm.
4 2 8 8
A. x = + 8k B. x = + 4k C. x = + 4k D. x = + 2k
3 3 3 3

Câu 4. Phương trình dao động sóng tại một điểm trên sợi dây khi xảy ra sóng dừng cho bởi u =
π π
4 cos ( − 0,02πx) cos ( − 4πt), trong đó x và u có đơn vị là cm, t có đơn vị là giây. Bước sóng,
3 2
tốc độ truyền sóng là
A. 100cm và 200cm/s B. 50cm và 100cm/s
C. 10cm và 50cm/s D. 200cm và 400cm/s
Câu 5. Phương trình sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có dạng u = 3 cos(25πx) sin(50πt)
(cm), trong đó x tính bằng mét (m), t tính bằng giây (s). Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 200cm/s B. 2cm/s C. 4cm/s D. 4m/s
Câu 6. Một sóng dừng trên một sợi dây có dạng u = 40 sin(2,5πx) cos(ωt) (mm), trong đó u là li
độ tại thời điểm t của một phần tử M trên sợi dây mà vị trí cân bằng của nó cách gốc toạ độ O
đoạn x (x đo bằng mét, t đo bằng giây). Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp để một

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 30


điểm trên bụng sóng có độ lớn của li độ bằng biên độ của điểm N cách một nút sóng 10 cm là
0,125 s. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây là
A. 100 cm/s. B. 160 cm/s. C. 80 cm/s. D. 320 cm/s.
Câu 7. Một dây đàn hồi dài 90cm treo lơ lửng. Khi xảy ra hiện tượng sóng dừng trên dây hình
thành 5 nút sóng, khoảng thời gian giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là 0,25s. Tốc độ truyền sóng
trên dây là:
A. 90cm/s B. 180cm/s C. 80cm/s D. 160m/s
Câu 8. Trong thí nghiệm về sóng dừng, trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2m với hai đầu cố định,
người ta quan sát thấy ngoài hai đầu dây cố định còn có hai điểm khác trên dây không dao
động. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp với sợi dây duỗi thẳng là 0,05 s. Vận tốc
truyền sóng trên dây là
A. 4m/s. B. 12 m/s. C. 8 m/s. D. 16 m/s.
Câu 9. Một dây đàn hồi dài 5m, một đầu gắn vào điểm cố định, đầu kia nối vào nguồn tạo ra sóng
ngang có tần số f = 8Hz thì thấy có sóng dừng xuất hiện với 9 điểm nút (kể cả hai nút ở hai đầu
dây). Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 10 m/s B. 15 m/s C. 20 m/s D. 5 m/s.
Câu 10. Trên một sợi dây đàn hồi chiều dài ℓ = 1,6m, hai đầu cố định và đang có sóng dừng.
Quan sát trên dây thấy có các điểm cách đều nhau những khoảng 20cm luôn dao động cùng biên
độ nhau. Số bụng sóng trên dây là:
A. 6 B. 8 hoặc 4 C. 8 D. 4
Câu 11. Một sợi dây đàn hồi dài 60cm, tốc độ truyền sóng trên dây 8m/s, treo lơ lửng trên một cần
rung. Cần dao động theo phương ngang với tần số f thay đổi từ 80Hz đến 120Hz. Trong quá trình
thay đổi tần số, có bao nhiêu giá trị tần số có thể tạo sóng dừng trên dây?
A.15. B. 6 C.7. D. 8
Câu 12. Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Người ta tạo ra sóng
dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để lại có sóng dừng, phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2.
f2
Tỉ số bằng
f1

A. 4. B. 6. C. 3. D. 2.
Câu 13. Một sợi dây đàn hồi được treo thẳng đứng vào một điểm cố định, đầu còn lại thả tự do.
Người ta tạo ra sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Phải tăng tần số thêm một lượng nhỏ
nhất là bao nhiêu để lại có sóng dừng trên dây?
A. 2f1 B. 6f1 C. 3f1 D. 4f1
Câu 14. Khi có sóng dừng trên một dây AB thì thấy trên dây có 7 nút ( A và B đều là nút). Tần số
sóng là 42Hz. Với dây AB và vận tốc truyền sóng như trên, muốn trên dây có 5 nút (A và B cũng
đều là nút) thì tần số phải là:
A. 63Hz B. 30Hz C. 28Hz D. 58,8Hz
Câu 15. Một sợi dây hai đầu dây cố định, khi tần số sóng trên dây là 100Hz thì trên dây hình
thành sóng dừng với 8 bụng sóng. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là 50m/s. Hãy chỉ ra tần số
nào dưới đây cũng có thể tạo ra sóng dừng trên dây:

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 31


A. 90,25Hz B. 120Hz C. 62,5Hz D. 72,5Hz
Câu 16. Một sợi dây đàn hồi có sóng dừng với hai tần số liên tiếp là 30Hz và 50Hz. Hỏi dây thuộc
loại một đầu cố định một đầu tự do hay hai dầu cố định. Tính tần số nhỏ nhất để có sóng dừng
trên dây ?
A. Hai đầu cố định; fmin = 30Hz B. Hai đầu cố định; fmin = 10Hz
C. Một đầu cố định; fmin = 30Hz D. Một đầu cố định; fmin = 10Hz
Câu 17. Một sợi dây đàn hồi có chiều dài lớn nhất là ℓ0 = 1,2 m một đầu gắn vào một cần rung
với tần số 100 Hz một đầu thả lỏng. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 12 m/s. Khi thay đổi
chiều dài của dây từ ℓ0 đến ℓ = 24cm thì có thể tạo ra được nhiều nhất bao nhiêu lần có sóng
dừng
A. 34 lần B. 17 lần. C. 16 lần. D. 32 lần.
Câu 18. Một dây đàn có chiều dài L, có hai đầu cố định. Bước sóng dài nhất do dây đàn phát ra là:
L
A. L B. C. 2L D. 3L
2

Câu 19. Hai người đứng cách nhau 4m và quay một sợi dây nằm giữa họ. Hỏi bước sóng lớn nhất
của sóng dừng mà hai người có thể tạo nên là bao nhiêu?
A. 16m B. 8m C.4m D. 2m
Câu 20. Một sợi dây dài 1m, hai đầu cố định và rung với hai nút sóng thì bước sóng của dao động

A. 1m B. 0,5m C. 2m D. 0,25m
Câu 21. Một sợi dây đàn hồi dài 100cm, có hai đầu A, B cố định. Một sóng truyền với tần số 50Hz,
trên dây đếm được năm nút sóng, kể hai nút A,B. Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A. 30m/s B. 25m/s C. 20m/s D. 15m/s
Câu 22. Một sợi dây AB dài 21 cm có đầu cố định, đầu tự do, vận tốc truyền sóng trên dây là
4m/s, đầu A dao động với tần số 100Hz. Trên dây có sóng dừng hay không? Số bụng sóng là:
A. Có, có 10 bụng sóng B. Có, có 11 bụng sóng
C. Có, có 12 bụng sóng D.Không có sóng dừng xảy ra
Câu 23. Một sợi dây đầu A cố định, đầu B tự do dao động với tần số 100Hz, AB = ℓ = 130cm, vận
tốc truyền sóng trên dây là 40m/s. Trên dây có bao nhiêu nút sóng và bụng sóng?
A. Có 6 nút sóng và 6 bụng sóng B. Có 7 nút sóng và 6 bụng sóng
C. Có 7 nút sóng và 7 bụng sóng D. Có 6 nút sóng và 7bụng sóng
Câu 24. Một sợi dây hai đầu đều tự do dao động với tần số 25Hz, AB = 18cm, vận tốc truyền
sóng trên dây là 50cm/s. Trên dây có bao nhiêu bó sóng và bụng sóng:
A. Có 18 bụng sóng và 18 nút sóng B. Có 18 bụng sóng và 19 nút sóng
C. Có 19 bụng sóng và 19 nút sóng D. Có 19 bụng sóng và 18 nút sóng
Câu 25. Một sợi dây đàn hồi AB hai đầu cố định. Khi dây rung với tần số f thì trên dây có 4 bó
sóng. Khi tần số tăng thêm 10Hz thì trên dây có 5 bó sóng, vận tốc truyền sóng trên dây là
10m/s. Chiều dài và tần số rung của dây là:
A. ℓ = 50cm; f = 40Hz B. ℓ = 40cm; f = 50Hz

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 32


C. ℓ = 5cm; f = 50Hz D. ℓ = 50cm; f = 50Hz
Câu 26. Một dây đàn có chiều dài ℓ = 80cm. Biết hai họa âm liên tiếp do dây đàn phát ra hơn
kém nhau 440Hz. Tìm tần số của âm cơ bản:
A. 880Hz B. 440Hz C. 500Hz D. 540Hz
Câu 27. Hai họa âm liên tiếp do dây đàn phát ra hơn kém nhau 44Hz. Tìm tần số của họa âm thứ
5 là
A. 44Hz B. 55Hz C. 263Hz D. 220Hz
Câu 28. Một sợi dây AB dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm
thoa dao động điều hòa với tần số 80 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là
nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Kể cả A và B, trên dây có
A. 9 nút và 8 bụng. B. 7 nút và 6 bụng. C. 3 nút và 2 bụng. D. 5 nút và 4 bụng.
Câu 29. Một sợi dây OM đàn hồi dài 90 cm có hai đầu cố định. Khi được kích thích trên dây hình
thành 3 bụng sóng (với O và M là hai nút), biên độ tại bụng là 3 cm. Tại N gần O nhất có biên độ
dao động là 1,5 cm. Khoảng cách ON nhận giá trị đúng nào sau đây?
A. 10cm B. 7,5cm C. 5,2cm D. 5cm
Câu 30. Một dây AB hai đầu cố định AB = 50cm, vận tốc truyền sóng trên dây là 1m/s, tần số
rung trên dây 100Hz. Điểm M cách A một đoạn 3,5cm là nút hay bụng sóng thứ mấy kể từ A
A. nút sóng thứ 8 B. bụng sóng thứ 8
C. nút sóng thứ 7 D. bụng sóng thứ 7
Câu 31. Một sợi dây AB = 50cm treo lơ lửng đầu A cố định, đầu B dao động với tần số 50Hz thì
trên dây có 12 bó sóng nguyên. Khi đó điểm N cách A một đoạn 20cm là bụng hay nút sóng thứ
mấy kể từ A và vận tốc truyền sóng trên dây lúc đó là
A. là nút thứ 6, v = 4m/s B. là bụng thứ 6, v = 4m/s
C. là bụng thứ 5, v = 4m/s D. là nút thứ 5, v = 4m/s
Câu 32. Một sợi dây đàn hồi dài 100 cm, có hai đầu A, B cố định. Một sóng truyền với tần số
50Hz, trên dây đếm được năm nút sóng, kể cả hai nút A, B. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. v = 30 m/s. B. v = 25 m/s. C. v = 20 m/s. D. v = 15 m/s.
Câu 33. Dây đàn chiều dài 80 cm phát ra âm có tần số 12Hz quan sát dây đàn thấy 3 nút và 2
bụng. Vận tốc truyền sóng trên dây đàn là
A. v = 1,6 m/s. B. v = 7,68 m/s. C. v = 5,48 m/s. D. v = 9,6 m/s.
Câu 34. Một dây AB dài 90 cm có đầu B thả tự do. Tạo ở đầu A một dao động điều hoà ngang có
tần số f = 100 Hz ta có sóng dừng, trên dây có 4 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây có giá trị
A. 60 m/s. B. 50 m/s. C. 35 m/s. D. 40 m/s.
Câu 35. Một sợi dây AB có chiều dài 1 m căng ngang, đầu A cố định, đầu B gắn với một nhánh của
âm thoa dao động điều hoà với tần số 20 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định với 4 bụng
sóng, B được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 50 m/s. B. 2 cm/s. C. 10 m/s. D. 2,5 cm/s.
Câu 36. Tốc độ truyền sóng trên một sợi dây là v = 40 m/s, hai đầu dây cố định. Khi tần số sóng
trên dây là 200 Hz, trên dây hình thành sóng dừng với 10 bụng sóng. Hãy chỉ ra tần số nào cho

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 33


dưới đây cũng tạo ra sóng dừng trên dây?
A. f = 90 Hz. B. f = 70 Hz. C. f = 60 Hz. D. f = 110 Hz.
Câu 37. Khi có sóng dừng trên sợi dây đàn hồi AB thì thấy trên dây có 7 nút (kể cả 2 nút ở 2 đầu
AB), biết tần số sóng là 42 Hz. Cũng với dây AB và tốc độ truyền sóng như trên, muốn trên dây có
5 nút (tính cả 2 đầu AB) thì tần số sóng có giá trị là
A. f = 30 Hz. B. f = 63 Hz. C. f = 28 Hz. D. f = 58,8 Hz.
Câu 38. Sợi dây OB = 21 cm với đầu B tự do. Gây ra tại O một dao động ngang có tần số f. Tốc độ
truyền sóng là v = 2,8 m/s. Sóng dừng trên dây có 8 bụng sóng thì tần số dao động là
A. f = 40 Hz. B. f = 50 Hz. C. f = 60 Hz. D. f = 20 Hz.
Câu 39. Sợi dây AB = 21 cm với đầu B tự do gây ra tại A một dao động ngang có tần số f. Tốc độ
truyền sóng trên dây là v = 4 m/s, muốn có 8 bụng sóng thì tần số dao động phải là bao nhiêu?
A. f = 71,4 Hz. B. f = 7,14 Hz. C. f = 714 Hz. D. f = 74,1 Hz.

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 34


Chủ đề 04: Sóng âm
1. Khái niệm và đặc điểm
a) Khái niệm
Sóng âm là sóng cơ lan truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí (còn chuyện có nghe được hay
không là một chuyện khác).
b) Đặc điểm
* Vận tốc truyền âm vrắn > vlỏng > vkhí , và sóng âm không truyền trong chân không.
* Tai con người chỉ có thể cảm nhận được (nghe được) các âm có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz.
* Các sóng âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz được gọi là hạ âm.
* Các sóng âm có tần số lớn hơn 20.000 Hz được gọi là siêu âm.
* Âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí, hầu như không truyền được qua các chất
xốp, bông, len… những chât đó gọi là chất cách âm.
* Tốc độ truyền âm giảm trong các môi trường theo thứ tự: rắn, lỏng, khí. Tốc độ truyền âm phụ
thuộc vào tính chất môi trường, nhiệt độ của môi trường và khối lượng riêng của môi trường. Khi
nhiệt độ tăng thì tốc độ truyền âm cũng tăng.
2. Các đặc trưng sinh lý của âm
Âm có 3 đặc trưng sinh lý là độ cao, độ to và âm sắc. Các đặc trưng của âm nói chung phụ thuộc
vào cảm thụ âm của tai con người
a) Độ cao
* Đặc trưng cho tính trầm hay bổng của âm, phụ thuộc vào tần số âm.
* Âm có tần số lớn gọi là âm bổng và âm có tần số nhỏ gọi là âm trầm.
b) Độ to
Là đại lượng đặc trưng cho tính to hay nhỏ của âm, phụ thuộc vào tần số và mức cường độ âm.
* Cường độ âm: Là năng lượng mà sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị
diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm.
P
Công thức tính I = , trong đó P là công suất của nguồn âm, S là diện tích miền truyền âm. S
S

Ví dụ đối với sóng cầu, khi âm truyền trong không gian thì S = 4πR2 thì
P
I=
4πR2
Đơn vị: P (W), S (m2), I (W/m2).
* Mức cường độ âm: Là đại lượng được thiết lập để so sánh độ to của một âm với độ to của âm
I
chuẩn và được cho bởi công thức: L = log , (đơn vị Ben – B) trong đó, I là cường độ âm tại điểm
I0
cần tính, I0 là cường độ âm chuẩn (âm ứng với tần số f = 1000 Hz) có giá trị là I0 = 10–12 W/m2
Trong thực tế thì người ta thường sử dụng đơn vị nhỏ hơn Ben để tính mức cường độ âm, đó là
dexiBen (dB)
I
1B = 10dB → L = 10 log
I0
Vậy tại hai điểm A, B có mức cường độ âm lần lượt là LA, LB thì ta có

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 35


IA IB IA RB 2 RB
LA − LB = 10 log − 10 log = 10 log = 10 log ( ) = 20 log
I0 I0 IB RA RA
c) Âm sắc
Là đại lượng đặc trưng cho sắc thái riêng của âm, giúp ta có thể phân biệt được hai âm có cùng
độ cao, độ to.
Âm sắc phụ thuộc vào dạng đồ thị dao động của âm (hay tần số và biên độ âm)
3. Nhạc âm và tạp âm
* Nhạc âm là những âm có tần số xác định và đồ thị dao động là đường cong hình sin
* Tạp âm là những âm có tần số không xác định và đồ thị dao động là những đường cong phức
tạp.
4. Họa âm
Một âm khi phát ra được tổng hợp từ một âm cơ bản và các âm khác gọi là họa âm
Âm cơ bản có tần số f1 còn các họa âm có tần số bằng bội số tương ứng với âm cơ bản.
Họa âm bậc hai có tần số f2 = 2f1
Họa âm bậc ba có tần số f3 = 3f1
Họa âm bậc n có tần số fn = n f1
5. Ngưỡng nghe, ngưỡng đau, miền nghe được
* Ngưỡng nghe: là giá trị nhỏ nhất của mức cường độ âm mà tai con người có thể nghe được
* Ngưỡng đau: là giá trị lớn nhất của mức cường độ âm mà tai con người có thể chịu đựng được
* Miền nghe được: là giá trị của mức cường độ âm trong khoảng giữa ngưỡng nghe và ngưỡng
đau.
Chú ý: Khi cường độ âm lên tới 10 W/m2 ứng với mức cường độ âm 130 dB thì sóng âm với mọi
tần số gây cho tai ta cảm giác nhức nhối. Ngưỡng đau ứng với mức cường độ âm là 130 dB và hầu
như không phụ thuộc vào tần số. Từ đó ta có ngưỡng nghe của tai người từ 0 dB đến 130 dB.
Bài tập ví dụ
Ví dụ 1. Hai họa âm liên tiếp do một dây đàn phát ra có tần số hơn kém nhau 56 Hz, họa âm thứ
ba và họa âm thứ năm có tần số bằng bao nhiêu?
Giải
Hai họa âm liên tiếp hơn kém nhau 56 Hz nên ta có
fn − fn−1 = 56 ↔ nf1 − (n − 1)f1 = 56 → f1 = 56Hz
f = 3f1 = 162Hz
Từ đó ta có tần số của họa âm thứ ba và thứ năm là { 3
f5 = 5f1 = 280Hz
Ví dụ 2. Một nhạc cụ phát ra âm cơ bản có tần số f1 = 420Hz. Một người chỉ nghe được âm cao
nhất có tần số là 18.000 Hz, tìm tần số lớn nhất mà nhạc cụ này có thể phát ra để người đó nghe
được.
Giải
Gọi fn là âm mà người đó nghe được, ta có fn = nf1 = 420n
Theo bài fn < 18.000 → 420n < 18.000 → n < 42,8

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 36


Từ đó giá trị lớn nhất của âm mà người đó nghe được ứng với giá trị nguyên lớn nhất thỏa mãn
là n = 42. Vậy tần số âm lớn nhất mà người đó nghe được là 420.42 = 17640 Hz.
Ví dụ 3. Hai âm có mức cường độ âm chênh lệch nhau 20 dB. Tỉ số của cường độ âm của chúng là
bao nhiêu?
Giải
Áp dụng công thức tính mức cường độ âm ta có
I2 I1 I2 I2
L2 − L1 = 20dB → 10 log − 10 log = 20 → log = 2 → = 100
I0 I0 I1 I1
Vậy tỉ số cường độ âm của hai âm đó là 100 lần.
Ví dụ 4. Mức cường độ âm tại một điểm cách một nguồn phát âm 1 m có giá trị là 50 dB. Một
người xuất phát từ nguồn âm, đi ra xa nguồn âm 100 m thì không còn nghe được âm do nguồn
đó phát ra. Lấy cường độ âm chuẩn là I0 = 10−12 W/m2, sóng âm phát ra là sóng cầu thì ngưỡng
nghe của tai người này là bao nhiêu?
Giải
P P
Cường độ âm được tính bởi I = , do âm phát ra dạng sóng cầu S = 4πR2 → I =
S 4πR2

Do đó
P
I1 =
4πR21 I2 R1 2 1
→ =( ) = = 10−4 → I2 = 10−4 I1
P I1 R2 1002
I2 =
{ 4πR22
Mức cường độ âm gây ra tại điểm cách nguồn âm 100m là
I2 10−4 . I1 I1
L2 = 10 log = 10 log = 10 (log 10−4 + log ) = −40 + L1 = 10dB
I0 I0 I0
Tại điểm này, người đó bắt đầu không nghe được âm, vậy ngưỡng nghe của tai người này là
10dB.
Ví dụ 5. Một người đứng cách nguồn âm một khoảng d thì cường độ âm là I. Khi người đó
1
tiến ra xa nguồn âm một đoạn 40 m thì cường độ âm giảm chỉ còn I . Tính khoảng cách d.
9

Đáp số: Khoảng cách từ người đó đến nguồn âm là 20 m.


Ví dụ 6. (ĐH – 2010)
Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm
phát sóng âm đẳng hướng trong không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại
A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là bao nhiêu
Đáp số: 26 dB
Ví dụ 7.
1) Mức cường độ của một âm là L = 30 dB. Hãy tính cường độ của âm này theo đơn vị W/m2, biết
cường độ âm chuẩn là I0 = 10–12 W/m2.
2) Cường độ âm tăng 100 lần thì mức cường độ âm tăng bao nhiêu dB?
3) Độ to của âm có đơn vị đo là phôn, được định nghĩa như sau: Hai âm lượng hơn kém nhau 1

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 37


I2
phôn I2 − I1 = 1 phôn, tương đương với 10 log = 1. Ngoài đường phố âm có độ to 70 phôn, ở
I1
trong phòng âm này chỉ còn có độ to 40 phôn. Tính tỉ số các cường độ âm ở hai nơi đó.
Đáp số
1) I = 10−9 W/m2
2) Mức cường độ âm tăng thêm 20 dB.
I2
3) = 1000
I1

Ví dụ 8. Tại một điểm A nằm cách xa nguồn âm O (coi như nguồn điểm) một khoảng OA = 1
m, mức cường độ âm là LA = 90 dB. Cho biết ngưỡng nghe của âm chuẩn I0 = 10−12 W/m2.
1) Tính cường độ IA của âm đó tại A.
2) Tính cường độ và mức cường độ của âm đó tại B nằm trên đường OA cách O một khoảng 10 m.
Coi môi trường là hoàn toàn không hấp thụ âm.
3) Giả sử nguồn âm và môi trường đều đẳng hướng. Tính công suất phát âm của nguồn O.
Đáp số
1) IA = 10−3 W/m2
2) IB = 10−5 W/m2, LB = 70dB
3) Công suất của nguồn âm tại O là P = 12,6.10−3 W.
Ví dụ 9. Mức cường độ âm tại điểm A ở trước một cái loa một khoảng OA = 1m là 70 dB.
1) Hãy tính mức cường độ âm do loa đó phát ra tại điểm B nằm cách OB = 5m trước loa. Các
sóng âm do loa đó phát ra là sóng cầu.
2) Một người đứng trước loa 100 m thì không nghe được âm do loa đó phát ra nữa. Hãy xác định
ngưỡng nghe của tai người đó (theo đơn vị W/m2). Cho biết cường độ chuẩn của âm là I0 =
10−12 W/m2. Bỏ qua sự hấp thụ âm của không khí và sự phản xạ âm.
Đáp số:
1) LA ≈ 56 dB
2) Ngưỡng nghe của người đó là Imin = 10–9 W/m2.
Bài tập
Câu 1. Một nhạc cụ phát ra âm có tần số cơ bản f0 thì hoạ âm bậc 4 của nó là
A. f0 B. 2f0 C. 3f0 D. 4f0
Câu 2. Một âm có hiệu của họa âm bậc 5 và họa âm bậc 2 là 36 Hz. Tần số của âm cơ bản là
A. f0 = 36 Hz B. f0 = 72 Hz C. f0 = 18 Hz D. f0 = 12 Hz
Câu 3. Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được
sóng cơ học nào sau đây?
A. Sóng cơ học có tần số 10 Hz. B. Sóng cơ học có tần số 30 kHz.
C. Sóng cơ học có chu kì 2µs. D. Sóng cơ học có chu kì 2ms.
Câu 4. Một sóng cơ có tần số f = 1000 Hz lan truyền trong không khí. Sóng đó được gọi là
A. sóng siêu âm. B. sóng âm. C. sóng hạ âm. D. sóng vô tuyến.
Câu 5. Một sóng âm lan truyền trong không khí với tốc độ v = 350 m/s, có bước sóng λ = 70 cm.

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 38


Tần số sóng là
A. f = 5000 Hz. B. f = 2000 Hz. C. f = 50 Hz. D. f = 500 Hz.
Câu 6. Tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, trong nước là 1435 m/s. Một âm có bước
sóng trong không khí là 50 cm thì khi truyền trong nước có bước sóng là
A. 217,4 cm. B. 11,5 cm. C. 203,8 cm. D. 1105 m
Câu 7. Một người gõ một nhát búa vào đường sắt ở cách đó 1056 m một người khác áp tai vào
đường sắt thì nghe thấy 2 tiếng gõ cách nhau 3s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 330
m/s thì tốc độ truyền âm trong đường sắt là
A. 5200 m/s. B. 5280 m/s. C. 5300 m/s. D. 5100 m/s.
Câu 8. Một người gõ vào đầu một thanh nhôm, người thứ hai áp tai vào đầu kia nghe được tiếng
gõ hai lần cách nhau 0,15s. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s và trong nhôm là
6420 m/s. Độ dài của thanh nhôm là
A. 52,2 m. B. 52,2 cm. C. 26,1 m. D. 25,2 m.
Câu 9. Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với tốc độ lần lượt
là 330 m/s và 1452 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ
A. tăng 4 lần. B. tăng 4,4 lần. C. giảm 4,4 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 10. Với I0 là cường độ âm chuẩn, I là cường độ âm. Khi mức cường độ âm L = 2B thì
A. I = 2I0 B. I = 0,5I0 C. I = 100I0 D. I = 0,01I0
Câu 11. Cho cường độ âm chuẩn I0 = 10−12 W/m2. Một âm có mức cường dộ 80 dB thì cường độ
âm là
A. 10–4 W/m2. B. 3.10–5 W/m2. C. 10–6 W/m2. D. 10–20 W/m2.
Câu 12. Mức cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là L = 70 dB. Cường độ âm
tại điểm đó gấp
A. 107 lần cường độ âm chuẩn I0 . B. 7 lần cường độ âm chuẩn I0.
C. 710 lần cường độ âm chuẩn I0. D. 70 lần cường độ âm chuẩn I0.
Câu 13. Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) khoảng NA = 1m, có mức cường độ
âm là LA = 90 dB. Biết ngưỡng nghe của âm đó I0 = 0,1 nW/m2. Cường độ âm đó tại A là
A. IA = 0,1 nW/m2. B. IA = 0,1 mW/m2. C. IA = 0,1 W/m2. D. IA = 0,1 GW/m2.
Câu 14. Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10–5 W/m2. Biết cường độ âm
chuẩn là I0 = 10−12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng
A. 50 dB. B. 60 dB. C. 70 dB. D. 80 dB.
Câu 15. Tại điểm A cách nguồn âm O một đoạn R = 100 cm có mức cường độ âm là LA = 90 dB,
biết ngưỡng nghe của âm đó là I0 = 10−12 W/m2. Cường độ âm tại A là
A. IA = 0,01W/m2 . B. IA = 0, 001 W/m2 . C. IA = 10-4 W/m2 D. IA =108 W/m2 .
Câu 16. Khi mức cường độ âm tăng thêm 20 dB thì cường độ âm tăng lên
A. 2 lần. B. 200 lần. C. 20 lần. D. 100 lần.
Câu 17. Một cái loa có công suất 1 W khi mở hết công suất, lấy π = 3,14. Cường độ âm tại điểm
cách nó 400 cm có giá trị là ? (coi âm do loa phát ra dạng sóng cầu)

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 39


A. 5.10–5 W/m2. B. 5 W/m2. C. 5.10–4 W/m2. D. 5 mW/m2.
Câu 18. Một cái loa có công suất 1W khi mở hết công suất, lấy π = 3,14. Mức cường độ âm tại
điểm cách nó 400 cm là (coi âm do loa phát ra dạng sóng cầu)
A. 97 dB. B. 86,9 dB. C. 77 dB. D. 97 B.
Câu 19. Một âm có cường độ âm là L = 40 dB. Biết cường độ âm chuẩn là 10–12 W/m2, cường độ
của âm này tính theo đơn vị W/m2 là
A. 10–8 W/m2. B. 2.10–8 W/m2. C. 3.10–8 W/m2. D. 4.10–8 W/m2.
Câu 20. Khi cường độ âm tăng gấp 100 lần thì mức cường độ âm tăng lên
A. 20 dB. B. 50 dB. C. 100 dB. D. 10000 dB.
Câu 21. Một người đứng cách nguồn âm một khoảng r. Khi đi 60m lại gần nguồn thì thấy cường
độ âm tăng gấp 3. Giá trị của r là
A. r = 71 m. B. r = 1,42 km. C. r = 142 m. D. r = 124 m.
Câu 22. Mức cường độ âm do nguồn S gây ra tại điểm M là L, khi cho S tiến lại gần M một đoạn
62 m thì mức cường độ âm tăng thêm 7 dB. Khoảng cách từ S đến M là
A. SM = 210 m. B. SM = 112 m. C. SM = 141 m. D. SM = 42,9 m.
Câu 23. Một người đứng trước cách nguồn âm S một đoạn d. Nguồn này phát ra sóng cầu. Khi
người đó đi lại gần nguồn âm 50 m thì thấy cường độ âm tăng lên gấp đôi. Khoảng cách d có giá
trị là bao nhiêu?
A. d = 222 m. B. d = 22,5 m. C. d = 29,3 m. D. d = 171 m.
Câu 24. Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một
nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng trong không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức
cường độ âm tại A là 60 dB, tại B là 20 dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của đoạn AB là
A. 40 dB. B. 34 dB. C. 26 dB. D. 17 dB.
Câu 25. Âm thanh truyền nhanh nhất trong môi trường nào sau đây?
A. Không khí. B. Nước. C. Sắt. D. Khí hiđrô.
Câu 26. Khi cường độ âm gấp 100 lần cường độ âm chuẩn thì mức cường độ âm có giá trị là
A. L = 2 dB B. L = 20 dB C. L = 20 B D. L = 100 dB
Câu 27. Với I0 = 10 −12
W/m là cường độ âm chuẩn, I là cường độ âm. Khi mức cường độ âm là
2

L = 10B thì
A. I = 100 W/m2 B. I = 1 W/m2 C. I = 0,1 mW/m2 D. I = 0,01 W/m2
Câu 28. Nguồn âm điểm S phát ra sóng âm truyền trong môi trường đẳng hướng. Có hai điểm A,
B nằm trên cùng đường thẳng nỗi nguồn S và cùng bên so với nguồn. Mức cường độ âm tại A là
80 dB, tại B là 40 dB. Bỏ qua hấp thụ âm, mức cường độ âm tại trung điểm AB là
A. 40√2 dB. B. 40 dB. C. 46 dB. D. 60 dB.
Câu 29. Hai điểm M và N nằm ở cùng một phía của nguồn âm, trên cùng một phương truyền âm
cách nhau một khoảng bằng a, có mức cường độ âm lần lượt là LM = 30 dB và LN = 10 dB. Biết
nguồn âm là đẳng hướng. Nếu nguồn âm đó đặt tại điểm M thì mức cường độ âm tại N là
A. 12 dB. B. 7 dB. C. 11 dB. D. 9 dB.

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 40


ÔN TẬP LÝ THUYẾT
Câu 1. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.
B. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ?
A. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang.
B. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại
hai điểm đó cùng pha.
C. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc.
D. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà
dao động tại hai điểm đó cùng pha.
Câu 3. Khi nói về sự truyền sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên
lần bước sóng thì dao động cùng pha.
B. Những phần tử của môi trường cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng
pha.
C. Hai phần tử của môi trường cáh nhau một phần tư bước sóng thì dao động lệch pha nhau 900.
D. Hai phần tử của môi trường cáh nhau một nủa bước sóng thì dao động ngược pha..
Câu 4. Chọn đáp án sai. Trong giao thoa sóng cơ trên mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng pha
thì hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới điểm xét
A. bằng bán nguyên lần nửa bước sóng tại những điểm trên vân cực tiểu
B. bằng số lẻ lần nửa bước sóng tại những điểm trên vân cực tiểu
C. bằng số nguyên lần bước sóng tại những điểm trên vân cực đại
D. bằng số chẵn lần nửa bước sóng tại những điểm trên vân cực đại
Câu 5. Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
A. chu kì của nó tăng. B. tần số của nó không thay đổi.
C. bước sóng của nó giảm. D. bước sóng của nó không thay đổi.
Câu 6. Một sóng cơ lan truyền trên một đường thẳng từ điểm O đến điểm M cách O một đoạn d.
Biết tần số f, bước sóng λ và biên độ a của sóng không đổi trong quá trình sóng truyền. Nếu
phương trình dao động của phần tử vật chất tại điểm M có dạng uM (t) = acos2πft thì phương
trình dao động của phần tử vật chất tại O là
d d
A. u0 (t) = a cos2π (ft − ) B. u0 (t) = a cos2π (ft + )
λ λ
d d
C. u0 (t) = a cosπ (ft − ) D. u0 (t) = a cosπ (ft + )
λ λ

Câu 7. Một sóng cơ khi truyền từ không khí vào nước thì

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 41


A. tốc độ truyền sóng tăng và bước sóng tăng B. sóng tốc độ truyền giảm và bước sóng giảm
C. chu kì tăng và tốc độ truyền sóng giảm D. tần số tăng và tốc độ truyền sóng tăng
Câu 8. Sóng ngang truyền được
A. trong chất rắn và trong chất lỏng. B. trong chất lỏng và trong chất khí.
C. trong chất rắn và trong chất khí. D. trên bề mặt chất lỏng và trong chất rắn.
Câu 9. Chọn đáp án sai về sóng cơ học
A. Sóng ngang truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng
B. Sóng dọc truyền được trong trong tất cả các môi trường rắn, lỏng và khí
C. Sóng ngang là sóng truyền theo phương ngang
D. Sóng dọc có phương dao động trùng với phương truyền sóng
Câu 10. Điè u kiẹ n đẻ hai só ng cơ khi gạ p nhau, giao thoa được với nhau là hai só ng phả i xuá t
phá t từ hai nguò n dao đọ ng
A. cù ng biên đọ và có hiẹ u só pha không đỏ i theo thời gian
B. cù ng tà n só , cù ng phương
C. có cù ng pha ban đà u và cù ng biên đọ
D. cù ng tà n só , cù ng phương và có hiẹ u só pha không đỏ i theo thời gian
Câu 11. Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết
hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ
sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường
trung trực của đoạn S1S2 sẽ
A. dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại
B. dao động với biên độ cực tiểu
C. dao động với biên độ cực đại
D. không dao động
Câu 12. Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng
phương trình u = A cos ωt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử
nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng
A. một số lẻ lần nửa bước sóng. B. một số nguyên lần bước sóng.
C. một số nguyên lần nửa bước sóng. D. một số lẻ lần bước sóng.
Câu 13. Tại hai điểm A và B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp,
dao động cùng phương với phương trình lần lượt là uA = acosωt và uB = a cos(ωt + π). Biết
vận tốc và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình sóng truyền. Trong
khoảng giữa A và B có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây ra. Phần tử vật chất tại trung điểm
của đoạn AB dao động với biên độ bằng
A.0 B. a/2 C. a D.2a
Câu 14. Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên
đường nối hai tâm sóng bằng
A. hai lần bước sóng. B. một phần tư bước sóng.

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 42


C. một bước sóng. D. một nửa bước sóng.
Câu 15. Trong hiện tượng giao thoa sóng cơ với hai nguồn cùng pha, tại một điểm trên vân cực
tiểu thì hai dao động thành phần từ hai nguồn truyền tới đó
A. cùng pha B. lệch pha số nguyên lần π C. vuông pha D. ngược pha
Câu 16. Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới.
B. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới.
D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
Câu 17. Chọn đáp án sai. Trên một dây đàn hồi, sóng tới và sóng phản xạ:
A. Có cùng bước sóng. B. Có cùng tốc độ truyền sóng.
C. Truyền ngược chiều nhau. D. Ngược pha nhau.
Câu 18. Trên một sợi dây có sóng dừng, khoảng cách giữa 3 điểm bụng kế tiếp dao động cùng
pha bằng
A. hai bước sóng B. 1,5 bước sóng C. một bước sóng D. 3 bước sóng
Câu 19. Trên một sợi dây có sóng dừng với hai đầu cố định, những điểm trên dây có cùng biên
độ và cách đều nhau, cách nhau một khoảng ngắn nhất là
A. một nửa bước sóng B. một bước sóng
C. một phần tư bước sóng D. một phần tám bước sóng
Câu 20. Trên một sợi dây có sóng dừng với bước sóng là λ. Khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề

A. λ/2. B. 2λ. C. λ /4. D. λ.
Câu 21. Sóng siêu âm
A. Không bị hấp thụ khi truyền trong không khí B.. Có tần số lớn hơn 20000 Hz.
C. Truyền được trong chân không. D. Truyền với tốc độ lớn hơn sóng hạ âm .
Câu 22. Chọn đáp án đúng về sóng âm
A. Sóng siêu âm có tần số nhỏ hơn sóng âm mà tai người có thể nghe được
B. Sóng âm mà tai người nghe được có chu kì nhỏ hơn chu kì của sóng hạ âm
C. Sóng hạ âm, sóng siêu âm và sóng âm mà tai người nghe được truyền với tốc độ khác nhau
D. Sóng hạ âm có chu kì nhỏ hơn chu kì của sóng siêu âm
Câu 23. Đơn vị đo cường độ âm là
A. Oát trên mét (W/m). B. Ben (B).
C. Niutơn trên mét vuông (N/m2 ). D. Oát trên mét vuông (W/m2 ).
Câu 24. Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu
kì không đổi và bằng 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là
A. âm mà tai người nghe được. B. nhạc âm.
C. hạ âm. D. siêu âm.

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 43


Câu 25. Ở một nhiệt độ xác định, sóng âm truyền trong một môi trường nhất định thì
A. tốc độ truyền sóng tỉ lệ với bước sóng.
B. tốc độ truyền sóng tỉ lệ nghịch với chu kì sóng.
C. tốc độ truyền sóng là không đổi.
D. tốc độ truyền sóng thay đổi khi tần số sóng thay đổi.
Câu 26. Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm
trong nước.
B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang
Câu 27. Chúng ta phân biệt được hai sóng âm cùng tần số phát ra từ ra từ hai nguồn âm khác
nhau là nhờ chúng có
A. độ cao khác nhau. B. âm sắc khác nhau.
C. độ to khác nhau. D. tốc độ truyền khác nhau.
Câu 28. Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền
âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A, B cách nguồn âm lần lượt là r1 và r2. Biết
r
cường độ âm tại A gấp 4 lần cường độ âm tại B. Tỉ số 2 bằng
r1

A. 4. B. 2. C. 1/2. D. 1/4.
Câu 29. Một sóng âm và một sóng ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì bước sóng:
A. của sóng âm và sóng ánh sáng đều tăng.
B. của sóng âm tăng còn bước sóng của sóng ánh sáng giảm.
C. của sóng âm giảmcòn bước sóng của sóng ánh sáng tăng
D. của sóng âm và sóng ánh sáng đều giảm
Câu 30. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về độ cao của âm?
A. Độ cao của âm là một đặc trưng vật lí của âm
B. Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm
C. Độ cao của âm vừa là đặc trưng vật lí, vừa là đặc trưng sinh lí của âm
D. Độ cao của âm là tần số của âm
Câu 31. Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng gì?
A. Làm tăng độ cao và độ to của âm.
B. Giữ cho âm phát ra có tần số ổn định.
C. Vừa khuyếch đại âm, vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do đàn phát ra.
D. Tránh được tạp âm và tiếng ồn, làm cho tiếng đàn trong trẻo.

Đào Xuân Dương – ĐHSP Hà Nội – 0349584482 44

You might also like