You are on page 1of 7

CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA DOANH NGHIỆP


1. Khái quát chung về các loại hình doanh nghiệp
1.1. Khái niệm: Doanh nghiệp hay công ty là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, tài
sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nhằm
thực hiện các hoạt động cụ thể.
1.2. Phân loại: dựa vào 02 tiêu thức: mục đích hoạt động và chủ sở hữu
a) Dựa trên mục đích hoạt động: lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận
b) Dựa trên tiêu thức CHỦ SỞ HỮU, các doanh nghiệp được phân loại:
- Công ty một thành viên (Protietorships)
- Công ty hợp danh (Partnership)
- Công ty cổ phần niêm yết (Công ty đại chúng – Publicly Held Corporation)
- Công ty cổ phần không niêm yết (Privately Held Corporation)
* SỰ KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY:
- Tại công ty một thành viên và công ty hợp danh: CSH phải chịu trách nhiệm
vô hạn với khoản nợ của công ty.
- Tại công ty cổ phần: các CSH chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn
góp tại công ty.
* MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN:
- Đặc điểm về tư cách pháp nhân:
+ Các công ty cổ phần là những công ty có tư cách pháp lý được pháp luật
công nhận, có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập với chủ sở hữu và chịu trách nhiệm
trước pháp luật.
+ Số liệu ghi chép và báo cáo của doanh nghiệp không bao gồm quá trình kinh
doanh hoặc tài sản của doanh nghiệp khác, hoặc tài sản cá nhân của chủ sở hữu
doanh nghiệp.
- CSH chịu trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ:
+ Là hệ quả của đặc điểm về tư cách pháo nhân.
+ Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp vào
doanh nghiệp trong trương hợp công ty bị phá sản.
- Quyền chuyển nhượng cổ phần của các CSH: Các chủ sở hữu có quyền tùy ý
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số cổ phần mà công ty họ nắm giữ.
- Quyền huy động vốn: Các nhà đầu tư có thể trở thành chủ sở hữu của công ty
bằng cách mua cổ phiếu được phát hành.
- Đặc điểm hoạt động liên tục: Liên quan đến giả định hoạt động liên tục của
kỳ kế toán: Khi một công ty – thực thể kinh doanh được thành lập và có tư cách pháp
nhân, công ty đó được xem là sẽ hoạt động liên tục, không có ý định hoặc yêu cầu
phải giải thể, ngùng hoạt động, hoặc thu hẹp đán kể quy mô hoạt động của mình.
- Hoạt động dưới sự điều tiết của của luật pháp và chính phủ:
+ Các công ty tồn tại và hoạt động dưới sự điều tiết và tuân theo các quy định
của pháp luật nói chung và các quy định liên quan tới sản xuất kinh doanh, tài chính,
kế toán nói riêng.
+ Các công ty phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
- Đặc điểm về quản trị công ty: Người sở hữu cổ phần là chủ sở hữu công ty
ủy quyền cho ban giám đốc điều hành, quản lý công ty.

2. Khái niệm Vốn chủ sở hữu


* Khái niệm chung: Vốn chủ sở hữu là số vốn do các CSH doanh nghiệp, các nhà
đầu tư góp vốn hoặc được hình thành từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
* Phân loại:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu là số vốn góp ban đầu hoặc bổ sung của chủ sở
hữu doanh nghiệp.
+ Vốn đầu tư của Nhà nước (nếu công ty đó thuộc sở hữu nhà nước), vốn góp
của cổ đông (đối với công ty cổ phần), vốn góp của các thành viên trong công ty hợp
danh.
+ Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành CSH của công ty.
+ Chủ sở hữu có thể thực hiện góp vốn bằng tài sản (tiền, hiện vật), góp vốn
bằng tri thức, góp vốn bằng hoạt động hay công việc.
- Thặng dư vốn cổ phần là phần chênh lệch giữa vốn góp theo mệnh giá cổ
phiếu với giá thực tế phát hành cổ phiếu.
+ Trong rất nhiều công ty, thặng dư vốn cổ phần có thể chiếm một tỷ trọng lớn
trên tổng VSCH.
Thặng dư vốn cổ phần = (Giá phát hành – Mệnh giá) x Số lượng cổ phần phát hành
- Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty cổ phần đã phát hành và được chính
công ty đó mua lại
- Lợi nhuận chưa phân phối là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ)
sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Đây là khoản lợi nhuận chưa được phân phối cho các cổ đông hoặc chưa
được phân bổ vào các quỹ của doanh nghiệp.
- Các nguồn vốn và các quỹ: Bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài
chính, nguồn vốn đầu tư xây dung cơ bản, … Một số nguồn vốn và các quỹ của
doanh nghiệp đều có nguồn gốc từ lợi nhuận sau thuế.
+ Quỹ đầu tư phát triển: được trích lập từ lợi nhuận sau thuế TNDN và được
sử dụng vào việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư chiều sâu
của doanh nghiệp
+ Quỹ dự phòng tài chính: được trích lập từ lợi nhuận sau thuế TNDN và được
sử dung để bù đắp trong trường hợp rủi ro, tổn thất về mặt tài chính.
+ Các nguồn kinh phí và các quỹ khác
II. Kế toán vốn đầu tư chủ sở hữu
1. Kế toán vốn đầu tư chủ sở hữu (vốn góp)
1.1. Lý thuyết
- Trong công ty cổ phần, sẽ có rất nhiều các nhà đầu tư mua cổ phiếu và trở
thành chủ sở hữu của công ty  cổ phiếu thường, chúng thường có mệnh giá xác
định.
- Một số nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao hơn mệnh giá để có thể nắm giữ cổ
phiếu hoặc chấp nhận thu về số vốn nhỏ hơn mệnh giá của số cổ phiếu phát hành vì
cổ phiếu đó không được ưa chuộng trên thị trường như kỳ vọng.
1.2. Tài khoản sử dụng
Nợ Tài khoản Vốn góp – Cổ phiếu thường Có
SDĐK: xxx
Biến động giảm Biến động tăng
Cộng phát sinh giảm Cộng phát sinh tăng
SDCK: xxx
1.3. Ghi nghiệp vụ kế toán
* Khi công ty nhận vốn góp từ các thành viên góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật:
Nợ TK Tiền măt/Tiền gửi ngân hàng/Hàng hóa/Nguyên vật liệu/Tài sản cố
định
Có TK Vốn góp CSH
* Công ty phát hành cổ phiếu từ các cổ đông:
- TH1: Khi nhận được tiền nếu giá phát hành theo mệnh giá:
Nợ TK Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng
Có TK Vốn đầu tư chủ sở hữu (mệnh giá)
- TH2: Có chênh lệch khi phát hành
Nợ TK Tiền
Có TK Vốn đầu tư của Chủ sở hữu – Cổ phiếu thường
+ Trường hợp giá phát hành của cổ phiếu cao hơn mệnh giá cổ phiếu:
Nợ TK Tiền
Có TK Vốn đầu tư của Chủ sở hữu – Cổ phiếu thường
Có TK Thặng dư vốn cổ phần
+ Trường hợp giá phát hành của cổ phiếu thấp hơn mệnh giá cổ phiếu:
• Bên Nợ của TK Thặng dư vốn cổ phần nếu tài khoản này đang có số dư bên
Có.
Nợ TK Tiền
Nợ TK Thặng dư vốn cổ phần
Có TK Vốn đầu tư của Chủ sở hữu – Cổ phiếu thường
• Ghi giảm (ghi Nợ) vào TK Lợi nhuận chưa phân phối nếu TK Thặng dư vốn
cổ phần không có số dư bên Có.
Nợ TK Tiền
Nợ TK Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK Vốn đầu tư của Chủ sở hữu – Cổ phiếu thường
• (Các chi phí trực tiếp liên quan tới phát hành cổ phiếu sẽ làm giảm Thặng dư
vốn cổ phần)
2. Kế toán Cổ phiếu quỹ
2.1. Lý thuyết
- Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành và được mua lại bởi chính
công ty đó. Công ty mua lại để tái phát hành trở lại trong tương lai theo quy định của
pháp luật về chứng khoán
- Các cổ phiếu quỹ đang do công ty nắm giữ được coi là cổ phiếu chưa bán và
nó được loại trừ khi chia cổ tức.
- Một số lý do để các công ty cổ phần tiến hành mua lại cổ phiếu quỹ:
+ Cổ phiếu quỹ do công ty nắm giữ và không có quyền nhận cổ tức. Vì vậy
công ty có thể mua cổ phiếu quỹ với mục đích làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu
hành trên thị trường, tăng giá trị chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
+ Công ty mua cổ phiếu quỹ để thương cho nhân viên nhằm mục đích khuyến
khích vật chất, tăng sự gắn kết của người lao động với công ty.
+ Khi công ty đang có lượng tiền nhàn rỗi nhưng chưa có dự án tốt để đầu tư
và cùng lúc đó, hoạt động kinh doanh của công ty đang có chiều hướng tốt, với mức
sinh lời kỳ vọng cao hơn các ngành khác.
+ Khi cổ phiếu của công ty trên thị trường giao dịch bị sụt giảm về số lượng và
giá cổ phiếu. Công ty tiến hành mua lại cổ phiếu quỹ nhằm báo hiệu thị trường rằng
cổ phiếu đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế với hi vọng có thể làm tăng khối
lượng và giá trị giao dịch trên thị trường của cổ phiếu. Đây cũng là biện pháp các
công ty thường làm trên thế giới, các công ty thường dùng biện pháp này để tạo
“song” chứng khoán cho chính mình
+ Mua lại cổ phiếu quỹ theo kế hoạch điều chỉnh giảm vốn điều lệ của công ty.
2.2. Tài khoản sử dụng
Nợ Tài khoản Cổ phiếu quỹ Có
SDĐK: xxx
Biến động tăng Biến động giảm

Cộng phát sinh tăng Cộng phát sinh giảm


SDCK: xxx
2.3. Ghi nghiệp vụ kế toán
* Vì cổ phiếu quỹ có thể được coi là cổ phiếu chưa bán, không được huỷ bỏ và
có thể phát hành trở lại, nên cổ phiếu quỹ có thể được coi là khoản điều chỉnh giảm
của cổ phiếu thường và được ghi âm bên phần VCSH của BCĐKT.
* Khi công ty tiến hành mua lại cổ phiếu trên thị trường, giá trị của cổ phiếu
quỹ được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc là giá mua vào của số cổ phiếu này. Kế
toán sẽ được ghi tăng giá trị cổ phiếu quỹ đồng thời ghi giảm số tiền công ty phải chi
trả để mua số cổ phiếu này.
* Sau một thời gian nắm giữ, công ty có thể quyết định tái phát hành cổ phiếu
quỹ. Giá phát hành của cổ phiếu quỹ có thể bằng, cao hơn hay thấp hơn giá trị ghi sổ.
- Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ với giá bằng giá trị ghi sổ của nó, kế toán ghi
giảm giá trị cổ phiếu quỹ trong công ty đồng thời ghi tăng giá trị phần tiền nhận về từ
giao dịch.
- Trường hợp giá tái phát hành lớn hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu quỹ, phần
chênh lệch được ghi nhận vào bên Có tài khoản Thặng dư vốn cổ phần.
- Ngược lại, nếu giá tái phát hành thấp hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu quỹ:
+ Phần chênh lệch được ghi nhận vào bên Nợ tài khoản Thặng dư vốn cổ phần
nếu TK này đang có số dư bên Có.
+ Phần còn lại sẽ được ghi giảm (Ghi Nợ) vào tài khoản lợi nhuận chưa phân
phối nếu TK Thặng dư vốn cổ phần không có số dư bên Có hoặc số dư bên Có không
đủ để điều chỉnh cho phần chênh lệch.
3. Kế toán cổ phiếu ưu đãi
- Cổ phiếu ưu đãi đi kèm với những điều khoản hợp đồng mang lại cho nó những đặc
quyền nhất định so với cổ phiếu thường (ưu đãi về cổ tức và quyền thu hồi tài sản khi
công ty bị giải thể, phá sản).
- Tuy nhiên, cổ phiếu ưu đãi thường không có quyền biểu quyết.
+ Ưu đãi cổ tức: được trả cổ tức với mức cao hơn và sớm hơn so với mức cổ
tức của cổ phiếu phổ thông hoặc mức cố định hang năm không phụ thuộc vào
kết quả kinh doanh của công ty
+ Ưu đãi hoàn vốn khi DN bị giải thể hoặc phá sản: Hầu hết các cổ phiếu ưu
đãi đều có quyền ưu tiên.
- Kế toán các nghiệp vụ liên quan: tương tự như cổ phiếu thường
III. KẾ TOÁN LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
1. Khái quát chung về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
* Lợi nhuận
- Khái niệm
+ Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá,
cung cấp dịch vụ trừ đi toàn bộ CP SXKD (bao gồm giá vốn của hàng hoá đã tiêu
thụ, dịch vụ đã cung cấp) và các khoản thuế theo quy định của pháp luật.
+ Lợi nhuận là kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp sau một thời
kỳ hoạt động nhất định.
- Việc phân phối lợi nhuận đáp ứng những nhu cầu sau:
+ Doanh nghiệp cần phải giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi nhuận giữa
Nhà nước, doanh nghiệp, chủ sở hữu và công nhân viên, trước hết cần làm nghĩa vụ
và hoàn thành trách nhiệm đối với nhà nước theo quy định của pháp luật quy định.
+ Doanh nghiệp phải có phần lợi nhuận để lại thích đáng để giải quyết các nhu
cầu sản xuất kinh doanh của mình.
- Phần lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi nộp thuế sẽ được phân phối như sau:
+ Trả tiền phạt
+ Bù các khoản lỗ không được trừ vào lợi nhuận trước thuế
+ Chia cổ tức cho các cổ đông, chia lãi cho các nhân viên đối tượng góp vốn
+ Trích lập quỹ của doanh nghiệp
* Cổ tức
- Việc chia cổ tức cho các cổ đông thực hiện dựa trên tỷ lệ số cổ phần nắm giữ
của các cổ đông đó.
- Cổ tức bằng tiền: Là việc doanh nghiệp chi trả cổ tức trực tiếp bằng tiền
mặt. Tỷ lệ chi trả cổ tức được tính trên mệnh giá cổ phiếu.
- Cổ tức bằng cổ phiếu: Thay vì chi trả cổ tức bằng tiền, doanh nghiệp có thể
phát hành thêm cổ phiếu để tri trả cổ tức cho cổ đông. Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ
phiếu sẽ được công bố theo tỷ lệ nắm giữ.
- Một số lý do để các công ty lựa chọn hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu:
+ Thứ nhất, nó vẫn thoả mãn mong đợi về cổ tức của các cổ đông, giúp họ
tránh được thuế thu nhập, đồng thời giúp công ty giữ lại được tiền mặt.
+ Thứ hai, nó giúp lượng cổ phiếu đang lưu hành tăng lên đồng thời làm giảm
thị giá của cổ phiếu đang giao dịch, qua đó gián tiếp làm tăng thanh khoản của cổ
phiếu đó.
* Phần lợi nhuận còn lại sau khi đã được chia cổ tức, phân phối vào các quỹ công ty
được gọi là lợi nhuận giữ lại.
2. Kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
2.1. Tài khoản sử dụng
Nợ Tài khoản Lợi nhuận chưa phân phối Có
SDĐK: xxx
Biến động giảm Biến động tăng
Cộng phát sinh giảm Cộng phát sinh tăng
SDCK: xxx
2.2. Ghi nghiệp vụ kế toán
* Khi xác định phần lợi nhuận sau thuế: Kế toán tiến hành kết chuyển số lợi nhuận
này trên TK Xác định kết quả về TK Lợi nhuận chưa phân phối
Nợ TK Xác định kết quả kinh doanh
Có TK Lợi nhuận chưa phân phối
* Kế toán cổ tức bằng tiền:
Gắn liền với các thời điểm quan trọng
(1) Ngày công bố quyết định chi trả cổ tức: Việc công bố quyết định chi trả cổ tức
bằng tiền tạo ra một cam kết thanh toán hợp pháp của công ty với các cổ đông về cổ
tức. Tại thời điểm này, Kế toán sẽ ghi giảm Lợi nhuận chưa phân phối và ghi tăng
khoản nợ phải thanh toán về cổ tức với các cổ đông.
Nợ TK Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK Cổ tức phải trả
(2) Ngày chốt danh sách cổ đông hưởng cổ tức (Ngày đăng ký cuối cùng): Không
có bút toán nào được ghi nhận.
(3) Ngày thanh toán cổ tức:
Nợ TK Cổ tức phải trả
Có TK Tiền mặt/Tiền gửi ngân hàng
* Kế toán cổ tức bằng cổ phiếu:
- Về mặt lý thuyết: Khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, giá trị sổ sách và giá trị thị trường
của công ty sẽ không thay đổi mà chỉ có sự dịch chuyển trong phần vốn chủ sở hữu
từ lợi nhuận chưa phân phối sang vốn đầu tư/vốn góp của chủ sở hữu.
- Theo mệnh giá hoặc theo thị giá của cố phiếu.
- Thông thường:
+ Nếu công ty phát hành lượng cổ phiếu nhỏ để trả cổ tức (nhỏ hơn 20-25%
lượng phát hành) thì giá trị cổ phiếu được phát hành thêm ghi nhận là thị giá của cố
phiếu đó
+ Ngược lại, giá phát hành của cổ phiếu sẽ được ấn định là mệnh giá của nó
- Thời điểm kế toán nghiệp vụ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu được thực hiện tương tự
như cổ tức bằng tiền
(1) Tại ngày công bố thông tin cổ tức bằng cổ phiếu. Kế toán Ghi Giảm lợi nhuận
chưa phân phối, Ghi Tăng cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được phân phối và đồng thời ghi
nhận phần chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá của số cổ phiếu phát hành thêm trên
tài khoản Thặng dư vốn cổ phần
Nợ TK Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK Cổ tức bằng cổ phiếu phải phân phối
Có TK Thặng dư vốn cổ phần
(3) Ngày thanh toán cổ tức:
Nợ TK Cổ tức bằng cổ phiếu phải phân phối
Có TK Vốn góp của Chủ sở hữu – Cổ phiếu thường
* Phân phối lợi nhuận:
Bên cạnh việc phân phối lợi nhuận cho các cổ đông, công ty tiến hành phân
chia lợi nhuận vào các quỹ, xác định tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư:
Nợ TK Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK Quỹ
IV. KẾ TOÁN CÁC QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP
Nợ Tài khoản Các quỹ Có
SDĐK: xxx
Biến động giảm quỹ Biến động tăng quỹ
Cộng phát sinh giảm Cộng phát sinh tăng
SDCK: xxx
V. TRÌNH BÀY THÔNG TIN VỐN CSH TRÊN BCTC
- Được trình bày trên Bảng cân đối kế toán của các công ty
- Một số công ty lập riêng báo cáo về vốn chủ sở hữu  trình bày chi tiết về
những thay đổi trong từng khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu và thay đổi của toàn bộ
vốn chủ sở hữu trong năm tài chính.

You might also like