You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 KHTN LỚP 6/10

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất cho các câu hỏi
Câu 1. Vật chất di truyền của một virut là?
A. ARN và ADN
B. ARN hoặc ADN
C. ARN và gai glycoprotein
D. AND hoặc gai glycoprotein
Câu 2. Vật chủ trung gian nào gây bệnh sốt xuất huyết
A. Chuột
B. Gián
C. Gà
D. Muỗi
Câu 3. Cách phòng chống lây nhiễm Corona tốt nhất hiện nay là
A. Ăn chín uống sôi
B. Đi ngủ mắc màn
C. Thường xuyên rửa tay
D. Tiêm vắc xin phòng bệnh
Câu 4. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật
A. có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi. 
B. có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi. 
C. có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước lớn
D. có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước lớn.
Câu 5. Nguyên sinh vật dưới đây có tên là gì?
A. Trùng roi xanh
B. Trùng đế giày
C. Trùng biến hình
D. Tảo lục
Câu 6. Nhóm sinh vật nào sau đây đều thuộc nhóm Nguyên sinh vật?
A. Trùng roi xanh, nấm nhầy, thực khuẩn thể, tảo silic
B. Trùng roi xanh, trùng biến hình, thực khuẩn thể, tảo silic
C. Trùng roi xanh, trùng biến hình, tảo lục, tảo silic
D. Trùng roi xanh, trùng biến hình, nấm men, tảo silic
Câu 7. Nguyên sinh vật sau có tên là gì?
A. Trùng đế giày
B. Tảo lục
C. Trùng biến hình
D. Trùng roi
Câu 8. Bệnh sốt rét do tác nhân nào gây nên? 
A. Trùng sốt rét Plasmodium falciparum.  C. Trùng giày.
B. Trùng kiết lị Entamoeba histolytica.  D. Trùng roi. 
Câu 9. Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người qua đường:
A. máu. B. tiêu hóa. C. hô hấp. D. da.
Câu 10. Những biện pháp nào sau đây được dùng để phòng chống bệnh sốt rét?
1. Ăn uống hợp vệ sinh.
2. Mắc màn khi ngủ.
3. Rửa tay sạch trước khi ăn.
4. Giữ vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.
Phương án đúng là:
A. 1; 2; 3; 4      B. 2; 3; 4       C. 2; 4.          D. 1; 3; 4.
Câu 11. Trong các biện pháp sau, biện pháp nào giúp chúng ta phòng tránh được bệnh kiết
lị?
A. Mắc màn khi đi ngủ. C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước.
B. Diệt bọ gậy. D. Ăn uống hợp vệ sinh.
Câu 12. Nấm là nhóm sinh vật có đặc điểm là:
A. có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng . 
B. có cấu tạo tế bào nhân sơ, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, dị dưỡng 
C. có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, sống tự dưỡng. 
D. có cấu tạo tế bào nhân sơ, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, sống tự dưỡng. .
Câu 13. Đây là hình ảnh của loại làm nào?
A. Nấm đùi gà
B. Nấm kim châm
C. Nấm tuyết
D. Nấm hương
Câu 14. Nấm nào sau đây không quan sát được bằng mắt thường?
A. Nấm đùi gà C. Nấm men
B. Nấm kim châm D. Nấm hương
Câu 15. Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu? 
A. Virus.  C. Nguyên sinh vật. 
B.Vi khuẩn.  D. Nấm men.
Câu 16. Quan sát hình dưới đây, hãy nêu vai trò của
nấm trong tự nhiên
A. Tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác
động thực vật, làm sạch môi trường
B. Làm thức ăn cho nhiều loài sinh vật
C. Tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh
D. Là nguồn phân bón cho cây

Câu 17. Quan sát hình bên và cho biết thành phần cấu tạo nào sau đây
thường có ở nấm độc mà không có ở nấm ăn được?

A. (3), (4)  C. (3), (6). 

B. (1), (2). D. (5),(6).

Câu 18. Thuốc kháng sinh Penicillin được sản xuất từ

A. Nấm men B. Nấm mộc nhĩ C. Nấm mốc D. Nấm độc đỏ


Câu 19. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật. C. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng  D. Gây bệnh viêm gan B ở người.

Câu 20. Rêu thường sống ở

A. Môi trường nước


B. Nơi ẩm ướt

C. Nơi khô hạn

D. Mô trường không khí


Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không có ở Thực vật:
A. Sinh vật nhân sơ C. không có khả năng di chuyển
B. sống tự dưỡng (có khả năng quang hợp) D. cơ thể đa bào

Câu 22. Đây là loài sinh vật nào?


A. Rêu
B. Dương xỉ
C. Cây cỏ bợ
D. Cây thông

Câu 23. Đây là hình ảnh của loài thực vật thuộc nhóm nào?

A. Rêu C. Hạt kín

B. Dương xỉ D. Hạt trần

Câu 24. Đây là hình ảnh của loài thực vật thuộc nhóm nào?
A. Rêu
B. Dương xỉ
C. Hạt kín
D. Hạt trần

Câu 25. Cơ quan sinh dưỡng của loài rêu

A. thân, rễ, lá kim

B. thân, lá, rễ giả

C. thân, hoa, quả

D. túi bào tử nằm ở trên ngọn

Câu 26. Cơ quan sinh sản của cây thông là

A. Bào tử nằm ở ngọn

B. Bào tử nằm ở phía mặt sau lá già

C. Nón đực và nón cái

D. Hạt nằm trong quả

Câu 27. Cơ quan sinh sản của loài rêu

A. Bào tử nằm ở ngọn

B. Bào tử nằm ở phía mặt sau lá già

C. Nón đực và nón cái


D. Hạt nằm trong quả

Câu 28. Cơ quan sinh sản của cây cam

A. Bào tử nằm ở ngọn

B. Bào tử nằm ở phía mặt sau lá già

C. Nón đực và nón cái

D. Hạt nằm trong quả

Câu 29. Cây nào dưới đây được dùng để sản xuất chất gây nghiện

A. Cây Anh túc

B. Cây chè

C. Cây Ca cao

D. Cây Cô ca

Câu 30. Trong các nhóm thực vật nhóm nào có tổ chức cơ thể hoàn thiện nhất?
A. Hạt kín B. Hạt trần C. Dương xỉ D. Rêu
Câu 31. Sự khác biệt của rêu so với các nhóm thực vật khác là:
A. sống ở nơi ẩm ướt C. sinh sản bằng bào tử
B. chưa có mạch dẫn D. có rễ thật
Câu 32. Người ta nói “rừng là lá phổi xanh của Trái đất”, câu nói thể hiện vai trò gì của
thưc vật?
A. Làm cảnh B. Làm thuốc C. Cung cấp Oxygen D. Làm thức ăn
Câu 33. Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm có mạch, có hạt, không có
hoa?
A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Hạt trần. D. Hạt kín.
Câu 34. Rừng phòng hộ ven biển có tác dụng:
A. chống gió, chắn cát bay C. bảo vệ các công trình ven biển
B. ngăn chặn sự xâm nhập mặn của biển D. cả A, B và C
Câu 35. Hầu hết các bộ phận của cây nào dưới đây đều chứa độc tố và gây hại đến sức khỏe
con người?
A. Cây trúc đào B. Cây cần tây C. Cây rau ngót D. Cây rau má
Câu 36. Chọn câu sai. Thực vật giúp điều hòa khí hậu nhờ điều nào dưới đây?
A. Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy
B. Thực hiện quá trình hô hấp ở cây, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide
C. Cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong bầu khí quyển nhờ quá
trình quang hợp
D. Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước
Câu 37. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật Hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật
khác?
A.Sinh sản bằng hạt. B.Có hoa và quả.
C.Thân có mạch dẫn. D.Sống chủ yếu ở cạn.
Câu 38. Thủy tức là đại diện cho nhóm động vật nào?
A. Thân mềm B. Giun C. Ruột khoang D. Chân khớp
Câu 39. Giun đất là đại diện cho nhóm động vật nào?
A. Ruột khoang B. Chân khớp C. Thân mềm D. Giun
Câu 40. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động
vật không có xương sống là
A. Có xương cột sống B. Hình thái đa dạng C. Kích thước cơ thể lớn D. Sống lâu
Câu 41. Lớp cá hô hấp bằng

A. Vây cá

B. Mang cá

C. Phổi cá

D. Da cá

Câu 42. Đà điểu thuộc lớp chim, cho biết hình thức di chuyển của loài chim này

A. Bơi

B. Bay

C. Chạy

D. Trườn

Câu 43. Nhóm động vật nào sau đây đều thuộc lớp Thú?
A. Cá voi, cá chép, chó, khỉ C. Cá voi, cá sấu, chó, khỉ
B. Cá voi, cá heo, chó, khỉ D. Thằn lằn, ếch, chó, khỉ
Câu 44. Cho các hình ảnh sau:

(1) (2) (3) (4)

(5) (6) (7) (8)


Số hình ảnh thể hiện tác hại của động vật là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 45. Động vật nào gây truyền dịch hạch?
A. Mèo B. Thỏ C. Muỗi D. Chuột
Câu 46. Đặc điểm nào sau đây không có ở lớp Lưỡng cư?
A. Di chuyển bằng vây C. Da trần và luôn ẩm ướt
B. Vừa sống ở nước, vừa sống ở cạn D. Đại diện: ếch đồng, nhái, ếch giun…
Câu 47. Đặc điểm nào sau đây không có ở lớp Chim?
A. Mình có lông vũ bao phủ C. Chi trước biến đổi thành cánh
B. Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ D. Có mỏ sừng
Câu 48. Chim cánh cụt có đặc điểm lớp lông và lớp mỡ dày để thích nghi với điều kiện
sống ở đâu?
A. Vùng sa mạc B. Vùng nhiệt đới C. Vùng băng giá D. Vùng ôn đới
Câu 49. Trong các lớp động vật có xương sống, lớp nào tiến hóa nhất?
A. Lớp Lưỡng cư B. Lớp Bò sát C. Lớp Chim D. Lớp Thú
Câu 50. Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
A.Nhóm Cá. B.Nhóm Chân khớp.
C.Nhóm Giun. D.Nhóm Ruột khoang.
Câu 51. Động vật có xương sống bao gồm:
A.Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim,Thú. B.Cá, Chân khớp, Bò sát, Chim,Thú.
C.Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Ruột khoang, Thú. D.Thân mềm, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.
Câu 52. Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học? 
A. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã. 
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật. 
Câu 53. Trong các môi trường sau môi trường nào có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A. Hoang mạc.  B. Rừng mưa nhiệt đới.  C. Rừng ôn đới.  D. Đài nguyên.
Câu 54. Đâu là vai trò của đa dang sinh học đối với môi trường tự nhiên?
A. Cung cấp dược liệu cho con người
B. Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người
C. Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái, bảo vệ nguồn nước, đất 
D. Phục vụ nhu cầu du lịch, giải trí của con người 
Câu 55. Đa dang sinh học là:
A. sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài. 
B. sự phong phú về số lượng loài và môi trường sống. 
C. sự phong phú về số cá thể trong loài và môi trường sống. 
D. sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống. 
Câu 56. Đặc điểm nào sau đây thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lanh?
A.Thường hoạt động vào ban đêm. B.Lông chuyển sang màu trắng vào mùa đông.
C.Móng rộng, đệm thịt dày. D.Chân cao, dài.
Câu 57. Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩ gì?
A.Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng. B.Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt.
C.Giúp lẩn tránh kẻ thù. D.Tránh mất nước cho cơ thể.
Câu 58. Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng?
A.Di chuyển bằng cách quăng thân. B.Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè.
C.Có khả năng di chuyển rất xa. D.Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày.

You might also like