You are on page 1of 5

CHỦ ĐỀ: NÔNG NGHIỆP

I. Ngành trồng trọt.


Chiếm tỉ trọng cao 75% giá trị sản lượng nông nghiệp và có xu hướng giảm.
Trong cơ cấu ngành trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.
1. Sản xuất lương thực.
a. Vai trò: Đảm bảo lương thực cho nhân dân, cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi, cung
cấp nguồn hàng xuất khẩu, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
b. Điều kiện phát triển.
- Thuận lợi:
+ Đất phù sa, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, sông ngòi dày đặc cung cấp phù sa và nước
tưới.
+ Lao động dồi dào có kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ, áp dụng tiến bộ khoa học, chính
sách của nhà nước…
- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh….
c. Tình hình sản xuất và phân bố cây lượng thực ở nước ta.
- Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3 triệu ha (2005) nhờ áp dụng
rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống lúa mới
- Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi
- Năng suất tăng mạnh đạt 49 tạ/ha/năm.
- Sản lượng lương thực quy thóc tăng nhanh: 39,5 triệu tấn, trong đó lúa là 36,0 triệu tấn
(2005).
- Bình quân lương thực đạt trên 470 kg/người/năm. VN xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới
( 3-4 triệu tấn)
- Diện tích và sản lượng hoa màu cũng tăng nhanh.
- ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước, chiếm trên 50% diện tích và sản
lượng lúa cả nước. ĐBSH có năng suất cao nhất nước.
2. Cây công nghiệp và cây ăn quả
a. Điều kiện
- Thuận lợi:
+ Diện tích đất badan, đất feralit, tập trung trên một diện rộng thuận lợi cho việc hình thành
các vùng chuyên canh.
+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thuận lợi phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới.
+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng và chế biến cây công nghiệp
+ Có mạng lưới cơ sở chế biến.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn:
+ Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều dễ gây xói mòn đất, sâu bệnh, hạn hán, lũ lụt…
+ Thị trường có nhiều biến động, chất lượng sản phẩm còn hạn chế.
b. Tình hình sản xuất và phân bố cây công nghiệp và cây ăn quả nước ta
- Tình hình sản xuất:
+ Chủ yếu là cây CN nhiệt đới, số ít có nguồn gốc cận nhiệt( chè).
+ Tổng diện tích cây công nghiệp tăng qua các năm đạt 2,5 triệu ha ( 2005) trong đó cây
lâu năm tăng nhanh hơn cây hàng năm đạt 1,6 triệu ha chiếm hơn 65% diện tích ( 2005)
+ Cây CN lâu năm chủ yếu : Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, dừa,
+ Cây CN hàng năm: Mía, lạc, đậu tương, thuốc lá, bông, đay, thuốc lá…
+ Cây ăn quả:Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là ĐB sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Cây ăn quả được trồng tập trung: chuối, cam, nhãn, vải, xoài…
+ Việt Nam là nước đứng đầu về xuất khẩu : hồ tiêu, cà phê, điều …
- Phân bố cây công nghiệp ( Atlat)
Cây công nghiệp lâu năm :
 Cà phê: chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
 Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh duyên hải miền Trung.
 Hồ tiêu: chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung.
 Điều: Đông Nam Bộ, dừa: ĐB Sông Cửu Long.
 Chè: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên (Lâm Đồng).
o Cây công nghiệp hàng năm:
 Mía: ĐB sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung.
 Lạc: ĐB Thanh-Nghệ-Tĩnh, Đông Nam Bộ và Đăckắc.
 Đậu tương: trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
 Đay: ĐB sông Hồng, cói: Ninh Bình, Thanh Hóa.
CH: Tại sao đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả lại góp phần phát huy thế
mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta?
 Điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả
o Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao, độ ẩm lớn.
o Có nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây công nghiệp: đất feralit ở miền núi, đất đỏ badan
tập trung trên một diện rộng thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công
nghiệp
o Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm.
o Ngành công nghiệp chế biến ngày càng phát triển.
o Nhu cầu thị trường lớn.
o Chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
 Việc phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đem lại nhiều ý nghĩa to lớn:
o Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
o Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu.
o Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại lao động trên phạm vi cả nước.
o Thúc đẩy sự phát triển KT- XH ở những vùng khó khăn.
CH: Tại sao các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong
cơ cấu sản xuất cây công nghiệp ?
 Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất cây
công nghiệp
 Đáp ứng thị trường tiêu thụ, nhất là xuất khẩu đem lại giá trị cao như: cafe, cao su, hồ tiêu,
điều…
 Việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập người dân, nhất là ở trung du-miền núi; hạn chế nạn du canh du cư.
 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
II. Ngành chăn nuôi
1. Xu hướng :
o Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp từng bước tăng khá vững chắc.
o Ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi theo hình thức công
nghiệp
o Các sản phẩm không qua giết mổ( trứng , sữa ) chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
2. Điều kiện:
o Thuận lợi
(Nước ta có những thuận lợi nào để chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính)
+ Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi như: có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn cho chăn nuôi
được đảm bảo tốt hơn (cơ sở chế biến thức ăn cho chăn nuôi, lương thực dư thừa).
+ Dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ.
+ Cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi được chú trọng phát triển.
+ Nông dân có nhiều kinh nghiệm
+ Nhu cầu thực phẩm trong nước ngày càng nhiều
+ Trị trường TG mở cửa
o Khó khăn :
+ Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít.
+ Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm trên diện rộng
+ Hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.
III. Ngành thủy sản
1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta.
a. Thuận lợi:
- Tự nhiên:
+ Nước ta có đường bờ biển dài 3260km, có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh,
quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên
Giang.
+ Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho
phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, hơn
600 loài rong biển.
+ Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải
sản.
+ Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch…có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Diện tích
mặt nước nuôi trồng thủy sản là 850.000 ha, trong đó 45% thuộc Cà Mau, Bạc Liêu.

- Kinh tế- xã hội :


+ Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển, nhân dân có kinh nghiệm nuôi
trồng và đánh bắt.
+ Các phương tiện đánh bắt được trang bị tốt hơn; các dịch vụ thuỷ sản và CN chế biến
cũng phát triển mạnh.
+ Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.
b. Khó khăn:
- Thiên tai, bão, gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra.
- Tàu thuyền và phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới, năng suất lao động còn thấp. Hệ
thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
- Chế biến và chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế.
- Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.
c. Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta.
- Sản lượng thủy sản ngày càng tăng năm 2005 đạt 3,4 triệu tấn, bình quân 42kg/người/năm.
* Khai thác thủy sản:
- Sản lượng khai thác tăng năm 2005: 1987 nghìn tấn
- Các tỉnh dẫn đầu về đánh bắt : Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau.
* Nuôi trồng đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
- Sản lượng nuôi trồng đạt 1478 nghìn tấn ( 2005) tăng gấp 9 lần so với năm 1990
- Nghề nuôi tôm phát triển mạnh đạt : 327 tấn ( 2005), tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông
Cửu Long.
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển năm 2005 đạt 971 tấn, tập trung chủ yếu ở đồng
bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. An Giang nổi tiếng nuôi cá tra, basa.
IV. Ngành lâm nghiệp
a. Vai trò của rừng
- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi .Tổng diện tích rừng là 12,7 triệu ha.
- Rừng có giá trị kinh tế cao (cung cấp gỗ, củi, dược liệu…).
- Rừng có vai trò trong bảo vệ môi trường (cân bằng khí, hạn chế lũ, xói mòn, tăng mực
nước ngầm…).
b. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
- Hoạt động lâm nghiệp gồm lâm sinh ( trồng rừng, bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và
lâm sản.
- Trồng rừng: có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy,
rừng gỗ trụ mỏ,…rừng phòng hộ. Hàng năm trồng khoảng 200.000 ha rừng tập trung.
- Tình hình khai thác: Khai thác hàng năm khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre, 100
triệu cây nứa.
- Tình hình chế biến lâm sản: Cả nước hơn 400 nhà máy cưa xẻ , công nghiệp bột giấy và
giấy đang được phát triển, lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) và Liên hợp giấy
Tân Mai (Đồng Nai).
- Các vùng có diện tích rừng lớn: Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ

You might also like