You are on page 1of 4

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH TÍNH HUNG BẠO, DỮ DỘI CỦA SÔNG ĐÀ TRONG

TUỲ BÚT “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” CỦA NGUYỄN TUÂN


BÀI LÀM
Kho tàng văn học Việt Nam đã ghi dấu và vang danh biết bao nhà văn, nhà thơ tài năng. Và
một trong số đó có lẽ rằng không thể không nhắc đến Nguyễn Tuân - một cây bút tài hoa với
những sáng tác nổi bật. Ông là một trong những nhà văn thành công nhất ở mảng tùy bút, và tiêu
biểu trong những tác phẩm của ông phải nhắc tới tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”. Nổi bật trong
bài tùy bút chính là hình tượng con sông Đà hung bạo, dữ dội lúc ở thượng nguồn.
Tùy bút Người lái đò sông Đà in trong tập “Sông Đà”, là kết quả chuyến đi thực tế của
Nguyễn Tuân đến vùng núi Tây Bắc để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người và tìm
kiếm “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong chính cuộc sống thường nhật. Qua “Người lái đò
sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vĩ
nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình.
Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao
động mới qua hình ảnh người lái đò sông Đà.
Trước hết, hình ảnh con sông Đà được hiện lên qua cái nhìn của tác giả về một con sông tự
nhiên, lắm thác nhiều ghềnh, hung bạo ngỗ ngược, không chảy theo khuôn khổ lẽ thường. Vẻ
nguy hiểm của con sông không chỉ được thể hiện qua việc lắm thác nhiều ghềnh mà đó còn là
cảnh “đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách
đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên
kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Chỉ với vài chi tiết phác
họa như thế, người đọc đã hình dung ra được sự hiểm trở, hùng vĩ của con sông. Không chỉ có
thế, tác giả còn diễn tả cảm xúc khi đi qua đoạn sông trắc trở này: “Ngồi trong khoang đò qua
quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng
vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy vừa tắt phụt đèn điện”. Bằng nghệ
thuật so sánh độc đáo, Nguyễn Tuân đã khắc họa nên hình ảnh một con sông Đà độc đáo, đẹp vẻ
đẹp hùng vĩ, hoang dại nhưng cũng ẩn chứa đầy hiểm nguy.
Tiếp đến, tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với sự hợp sức của
gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm
sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, nước xô đá,
đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất
cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Ở đây, một phần câu vãn như bị chặt đứt ra
thành nhiều khúc ngắn, gọn, diễn đạt bỗng điệp từ, điệp cấu trúc và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn
trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn.
Hung bạo hơn nữa là những cái hút nước khủng khiếp: trên sông bỗng có những cái hút
nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Vì nước bị hút quá
mạnh nên phát ra những âm thanh được nhân cách hóa như nước thở và kêu như cửa cống cái bị
sặc do nước bên trong và ngoài cống chênh nhau quá nhiều, phát ra tiếng kêu ọc ọc ghê sợ. Để tô
đậm thêm sự nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn đã phối hợp giữa “tả” và “kể”, ở đây, yếu tố
tự sự góp phần quan trọng kích thích trí tưởng tượng của người đọc. Nếu câu văn nêu trên thiên
về tả thì hai câu dưới đây thiên về kể: Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý... ở khuỷnh sông
dưới. Với giọng điệu dồn dập, gay cấn, đầy cảm xúc, những câu văn gằn lên một cảnh tượng
hùng vĩ nhưng nguy hiểm vô cùng. Một cách so sánh, nhân hóa tài ba và những liên tưởng “rất
đắt”, rất hiếm thấy trong văn học. Điều đó cho thấy Nguyễn Tuân thực sự là một bậc thầy về
ngôn ngữ. Ông thổi hồn vào những con chữ, khiến từng con chữ như biết nói, biết rung động.
Đặc biệt hơn nữa, không chỉ dữ tợn mà sông Đà còn “nham hiểm” bủa vây ba trận chiến.
Những tay lái đò muốn vượt qua khúc sông này thì đều phải vượt qua ba trận chiến hiểm trở, táo
bạo này. Với giọng văn ngày càng dồn dập, tác giả như kéo người đọc cùng hồi hộp vượt thác
với người lái đò. Trận thứ nhất “mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán
chèo. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách”. Sang đến trận thứ hai “tăng thêm nhiều
cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua bên phía bờ hữu ngạn”. Đến
trận thứ ba có vẻ như ít cửa hơn nhưng lại quyết liệt và cam go hơn. Với tất cả những gì mà
Nguyễn Tuân miêu tả, sông Đà hiện lên không khác nào một con thủy quái đầy nham hiểm và
thâm độc, chỉ rình mò nuốt chửng lấy con mồi bất cứ khi nào. Tác giả đã dựng dậy và thổi sự
sống vào cho những hòn đá vô tri giác, khiến người đọc hình dung chúng cũng táo tợn, hung bạo
như một lũ giặc điên cuồng. Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, vẻ đẹp man dại, sức mạnh
huyền bí của sông Đà đã hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đấy chính là tiềm năng to lớn của Đà
giang khi nó được con người chinh phục. Đấy là “vàng trắng” quý báu của đất nước chúng ta.
Chính vì vậy, Nguyễn Tuân nghĩ tới hình ảnh của những tuốc bin thủy điện. Điều đó cũng có
nghĩa là nhà văn nghĩ tới vai trò, vị trí của sông Đà trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
Tóm lại, bằng một tình yêu thiên nhiên đất nước thiết tha, bằng tài năng của một nghệ sĩ
ngôn từ đích thực, đến Nguyễn Tuân, có lẽ lần đầu tiên con sông Đà của Tổ quốc đã bước vào
văn học với vẻ dữ dội, hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng chứa chan thơ mộng, trữ tình của nó. Thì
ra, với tác giả Người lái đò sông Đà, thiên nhiên cũng chính là một sản phẩm nghệ thuật vô giá,
thiên nhiên luôn làm cho con người bị hấp dẫn, mê say.

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH TÍNH THƠ MỘNG, TRỮ TÌNH CỦA SÔNG ĐÀ
TRONG TUỲ BÚT “NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ” CỦA NGUYỄN TUÂN
BÀI LÀM
Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại . Mỗi tác phẩm của
ông là một bài ca về cái đẹp và cuộc sống . Và tùy bút “ Người lái đò sông Đà ” là một tùy bút
như vậy . Nổi bật lên trong tác phẩm là hình tượng con sông Đà với hai nét tính cách tiêu biểu ,
đó là hung bạo và trữ tình , thơ mộng . Với sự hiểu biết sâu , gắn bó máu thịt và niềm đam mê
cháy bỏng bừng vào trang văn , Nguyễn Tuân đã biến dòng sông của tự nhiên thành dòng sông
nghệ thuật , thành một sinh thể có tâm hồn tính cách , trước hết là những đẹp thơ mộng , trữ tình
được tái hiện qua ngòi bút của Nguyễn Tuân làm say mê bao trái tim bạn đọc .
Trước hết, vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Đà được thể hiện qua dáng vẻ của dòng
sông. Dòng sông không chỉ nổi bật với vẻ đẹp hung bạo, dữ dội của những "dòng thác hùm beo
đang hồng hộc tế mạnh trên sông" mà còn để lại ấn tượng sâu sắc qua những nét vẽ thơ mộng,
trữ tình. Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông mang vẻ đẹp dịu dàng như một người đàn bà kiều
diễm: "Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong
mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương
xuân". Một câu văn với nghệ thuật kết cấu trùng điệp và cách so sánh liên tưởng gần gũi, sông
Đà đã hiện lên như một cô thiếu nữ của mảnh đất Tây Bắc đẹp e lệ, dịu dàng. Cô gái ấy có mái
tóc tuôn dài, mềm mại. Mái tóc ấy lại được ẩn hiện trong mây trời của Tây Bắc, của khói sương
mờ ảo khi người dân đốt nương làm rẫy vào mùa xuân với những chùm hoa ban với sắc trắng,
sắc tím và màu đỏ tươi của hoa gạo tháng ba – phảng phất vị Đường thi. Nếu nhìn và cảm nhận,
con sông hiện lên hiền hòa và dịu dàng như một cô gái đang e lệ với mái tóc dài buông xõa, trên
mái tóc đen óng ả ấy cài điểm những bông hoa ban, hoa gạo sặc sỡ sắc màu, và cô thẹn thùng
che mặt bằng một tấm khăn voan mỏng manh màu trắng khi bước những bước chân ngập ngừng,
e ấp về nhà chồng. Còn gì đẹp, thơ mộng và trữ tình hơn khi ví dòng sông Đà với hình ảnh một
cô thiếu nữ đang thẹn thùng cất bước chân về nhà chồng. Ngòi bút của Nguyễn không chỉ thể
hiện sự tài hoa mà còn là sự tinh tế thông qua sự liên tưởng độc đáo và cách so sánh trùng điệp,
một cách so sánh tài hoa, đượm chất phong tình.
Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà còn được Nguyễn Tuân thể hiện qua việc miêu tả sắc nước. Ở
mỗi thời điểm khác nhau người ta lại thấy Sông Đà trong một dáng vẻ, màu sắc khác nhau. Mùa
xuân, nước sông Đà xanh ngọc bích “chứ không xanh màu xanh canh hến của nước sông Gâm,
sông Lô”. Xanh ngọc bích là xanh trong, xanh sáng, xanh biếc – một sắc màu gợi cảm, trong
lành. Thật tài hoa và thật trữ tĩnh bởi đó gợi lên sắc màu của nước, của núi, của da trời. Mùa thu,
nước sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ
ở một người bất mãn bực bội độ thu về”. Câu văn sử dụng phép so sánh “lừ lừ chín đỏ như da
mặt người bầm đi vì rượu bữa” chắc chỉ có ở một mình Nguyễn Tuân. Ông đã sử dụng phép so
sánh thật độc đáo, tinh tế nhưng không kém phần gần gũi. Giúp người đọc dễ dàng tưởng tượng
ra vẻ đẹp thơ mộng chân thực của dòng sông.
Đắm đuối trước vẻ trữ tình thơ mộng của Đà giang trong phong thái của một khách lãng du,
mê đắm, thưởng ngoạn, Nguyễn Tuân đã khám phá ra bao vẻ nên thơ, nên họa của dòng sông.
Xuôi về hạ lưu, dòng sông lững lờ, êm trôi như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên
phía thượng nguồn Tây Bắc. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ, cổ kính, hoang sơ. Tưởng như từ đời
Lí, Trần, Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Con sông Đà dường như chỉ biết tồn
tại trong không gian mà không hề biết đến thời gian. Thời gian mải miết trôi, sông Đà vẫn mãi vẻ
đẹp nguyên sơ, hoang dại bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiêu như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Hai bên
bờ sông tịnh không một bóng người. Chỉ có những nương ngô mới nhú lên những là ngô non đầu
mùa, những đồi cỏ gianh đang ra n n búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương
đêm. Thỉnh thoảng, con hươu thơ thẩn ngẩng đầu khỏi ánh cỏ sương chăm chăm nhìn ông khách
sông Đà mà như muốn hỏi rằng: Có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương”. Vạn vật
như đang chìm vào c i mộng mơ. Dưới lòng sông, những đàn cá đầm xanh thi thoảng quẫy vọt
lên bụng trắng như bạc rơi thoi. Những câu văn xuôi của Nguyễn Tuân vút lên như vần thơ mềm
mại, du dương, như nét vẽ thanh nhẹ, hư ảo. Dưới ngòi bút dạt dào, chất thơ, chất họa, vẻ đẹp
của dòng nước sông Đà hiện lên như một bức tranh kì thú như những thước phim huyền ảo.
Nguyễn Tuân như đưa người đọc vào thế giới thần tiên cổ tích, thơ mộng, cảnh vừa hoang sơ, cổ
kính, vừa thơ mộng, trữ tình, vừa lặng tờ, êm ả, vừa ẩn chứa sức sống tươi non.
Với đôi mắt chan chứa, yêu thương trìu mến tự hào, Nguyễn Tuân đã phác họa thiên nhiên
sông Đà đẹp lộng lẫy hư ảo khiến nhà văn ví dòng sông lúc thì như một cố nhân, lúc lại đắm say
như một tình nhân trong thơ Tản Đà ở gần thì thương, đi xa thì nhớ, gặp lại thì vui như nối lại
chiêm bao đứt quãng, như “gặp lại nắng giòn tan sau kì mưa dầm” có cảm giác đằm đằm, âm ấm
rất hạnh phúc. Tài hoa của Nguyễn Tuân đã truyền đến cho người đọc bao yêu thương trìu mến
để sông Đà mãi sống trong lòng người đọc.
Thành công xuất sắc của tùy bút “Người lái đò sông Đà” đó là bức tranh thiên nhiên rất thực
hòa quyện với cảm hứng mãnh liệt và niềm đam mê của Nguyễn Tuân. Những đặc sắc nghệ
thuật với rất nhiều biện pháp tu từ và kho ngôn ngữ phong phú ngùn ngụt chất liệu sức sống
khiến dòng sông Đà của thiên nhiên vĩnh viễn trở thành dòng sông nghệ thuật.

You might also like