You are on page 1of 113

TỔNG HỢP CÂU HỎI QUY LUẬT DI TRUYỀN HSG THPT

Câu 1:

ĐÁP ÁN:

1
Câu 2: Ở ruồi giấm Drosophila, các con cái kiểu dại
(♀KD) dị hợp tử về 3 đột biến đơn gen trên NST thường
được đem lai với các ruồi đực có kiểu hình lặn (♂ĐB) về 3
tính trạng này: màu mắt ghi, thân màu đen và dạng cánh
xẻ. Số lượng con lai theo các nhóm kiểu hình được trình
bày trên Bảng 6 (với các nhóm từ II đến VI, chỉ nêu kiểu
hình đột biến, các tính trạng còn lại đều là kiểu dại). Cho
biết trong phép lai này không phát sinh đột biến mới, sức sống của các cá thể như nhau.
a) Cơ chế di truyền nào chi phối 3 tính trạng nêu trên? Giải thích.
b) Lập bản đồ di truyền dựa trên các số liệu thu được, với quy ước kí hiệu các cặp alen kiểu dại/đột
biến tương ứng quy định 3 tính trạng màu mắt, màu thân và dạng cánh là M/m, T/t và C/c.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung Điể
m
Cơ chế di truyền liên kết có hoán vị gen của 3 gen quy định tính trạng màu mắt, màu thân và 0,25
dạng cánh (do 3 gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường có trao đổi chéo giữa cặp NST
tương đồng trong giảm phân); chỉ có trao đổi chéo đơn (không có trao đổi chéo kép).
Từ kết quả của phép lai phân tích (tổng số 1000 con lai) cho thấy có 6 lớp kiểu hình, trong đó 0,25
6a
có 2 lớp kiểu hình đột biến với số lượng con lai lớn nhất và gần tương đương là Thân đen
(484) và Mắt ghi, Cánh xẻ (449). Đây là kết quả không tái tổ hợp của 2 nhóm gen liên kết trên
NST ở ruồi cái => Kiểu gen của của ruồi cái (ruồi mẹ) là MtC//mTc; Do bố có kiểu hình đột
biến lặn ở cả 3 tính trạng => kiểu gen của ruồi đực (ruồi bố) là tmc//tmc.
6b Để xác định trật tự các gen trong nhóm liên kết, ta xác định trước gen nằm ở giữa qua xác định 0,25
2 lớp kiểu hình có tần số thấp nhất trong 8 lớp kiểu hình của con lai có thể được tạo ra theo lý
thuyết (8 = 23). Trong phép lai này, 2 lớp kiểu hình không được quan sát thấy (tần số thấp
nhất) là Mắt ghi tương ứng kiểu gen mTC//mtc và Thân đen, Cánh sẻ tương ứng kiểu gen
Mtc//mtc; so sánh với kiểu gen của mẹ MtC//mTc => gen T/t nằm giữa 2 gen M/m và C/c
Để xác định khoảng cách giữa các gen, ta dựa vào tần số các lớp kiểu hình:
1) Thân đen (không tái tổ hợp) – MtC: 484/1000
2) Mắt ghi, cánh xẻ (không tái tổ hợp) – mTc: 449/1000
3) Kiểu dại (trao đổi chéo đơn) – MTC: 25/ 1000
4) Mắt ghi, thân đen, cánh xẻ (trao đổi chéo đơn) – mtc: 27/1000
5) Cánh xẻ (trao đổi chéo đơn) – MTc: 7/1000
6) Mắt ghi, thân đen (trao đổi chéo đơn) – mtC: 8/1000
Khoảng cách giữa gen M và T là tần số tái tổ hợp giữa 2 gen này (khác nhóm liên kết của mẹ) 0,25
tương ứng các nhóm 5 và 6 = (7 + 8) / 1000 = 15/1000 = 1,5% => 1,5 cM.

2
Khoảng cách giữa gen T và C là tần số tái tổ hợp giữa 2 gen này (khác nhóm liên kết của mẹ) 0,25
tương ứng các nhóm 3 và 4 = (25 + 27) / 1000 = 52/1000 = 5,2% => 5,2 cM.
Vẽ bản đồ di truyền: C (5,2 cM) T (1,5 cM) M 0,25
--‫׀‬----------------‫׀‬-----------------------------------------‫׀‬---
[Thí sinh cần vẽ đúng vị trí – C – T – M – và ghi khoảng cách bằng đơn vị cM]

Câu 3:

ĐÁP ÁN:

3
Câu 4:

ĐÁP ÁN:

4
Câu 5:

ĐÁP ÁN:

5
Câu 6: Có hai dòng ruồi giấm thuẩn chủng (A và B) đều có kiểu hình đột biến – mắt xù xì. Lai ruồi cái
của dòng A với ruồi đực của dòng B, thu được F1 gồm 100% ruồi cái mắt kiểu dại và 100% ruồi đực mắt
xù xì. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 gồm 256 ruồi cái mắt kiểu dại, 250 ruồi cái mắt xù xì, 64
ruồi đực mắt kiểu dại và 436 ruồi đực mắt xù xì. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.
ĐÁP ÁN:

6
- P thuần chủng về đột biến mắt xù xì  F1: 100% ruồi cái kiểu dại  hai đột biến thuộc về hai gen khác
nhau (tương tác bổ sung trong sự quy định kiểu hình mắt hay 2 gen không alen với nhau) (0,25 điểm) 
F1 dị hợp tử và 2 cặp gen, đột biến là lặn, kiểu dại là trội (0,25 điểm)
- Qui ước hai cặp gen tương ứng là A/a và B/b
- Kiểu hình ở F1 không đồng đều ở 2 giới: 100% ruồi cái mắt kiểu dại; 100% ruồi đực mắt xù xì  gen
quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính (0,25 điểm)
- Từ số lượng cá thể đời lai F2  Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
+ Con cái: mắt kiểu dại : mắt xù xì =1:1
+ Con đực: mắt kiểu dại = 12,8%, mắt xù xì = 87,2% (0,25 điểm)
- Nếu hai gen phân ly độc lập, F1 x F1 không thể cho tỉ lệ phân ly ở F2 như đầu bài đã nêu  2 gen liên
kết không hoàn toàn trên nhiễm sắc thể X, xảy ra hoán vị gen trong giảm phân tạo giao tử của ruồi cái
(0,25 điểm)
- P: Ruồi cái dòng đột biến A (XaBXaB) x Ruồi đực dòng đột biến B (XAbY)  F1: ruồi cái (XX) 100%
mắt kiểu dại
 Ruồi cái F1 có kiểu gen dị hợp tử chéo: XaBXaB. (0,25 điểm)
- F2: 12,8% số ruồi đực có mắt kiểu dại XABY được tạo thành từ giao tử hoán vị gen XAB của ruồi cái 
Tần số hoán vị gen = 12,8 x2 = 25,6% (0,25 điểm)
- Sơ đồ lai từ P  F2:
P: XaBXaB x XAbY
F1: XaBXAb 100% ruồi cái mắt kiểu dại : XaBY 100% ruồi đực mắt xù xì
GF1: XaB XAbXAB Xab XaB Y
38,2% 38,2% 12,8% 12,8% 50% 50%
F2: Con cái: 50% mắt kiểu dại : 50% mắt xù xì
Con đực: 12,8% mắt kiểu dại : 87,2% mắt xù xì (0,25 điểm)

Câu 7: Ở một loài thực vật, khi cho dòng hoa kép làm mẹ giao phấn với dòng hoa đơn, thu được F 1
100% hoa kép. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 100% hoa kép. Bằng cách nào xác định được tính quy luật
sự di truyền của dạng hoa?
ĐÁP ÁN:
- F1 và F2 toàn hoa kép chưa xác định chính xác được tính quy luật của sự di truyền dạng hoa vì kết quả
này có thể di truyền qua tế bào chất (di truyền theo dòng mẹ) hoặc di truyền do hiệu ứng dòng mẹ. Vì
vậy, muốn xác định được tính quy luật sự di truyền dạng hoa cần phải lai nghịch hay tiếp tục cho F 2 tự thụ
phấn cho ra F3. (0,50đ)
- Cách 1: Tiến hành phép lai nghịch
+ Nếu F1 và F2 toàn hoa đơn giống cây mẹ thì dạng hoa di truyền theo dòng mẹ, nghĩa là di truyền qua
tế bào chất.(0,25đ)
+ Nếu F1 toàn hoa đơn giống cây mẹ và F 2 toàn hoa kép thì dạng hoa di truyền do hiệu ứng dòng mẹ.
(0,25đ)
- Cách 2: Cho cây F2 tự thụ phấn
+ Nếu F3 toàn hoa đơn giống cây mẹ thì dạng hoa di truyền theo dòng mẹ, nghĩa là di truyền qua tế bào
chất.(0,25đ)
+ Nếu F3 có tỉ lệ 3 hoa kép : 1 hoa đơn thì dạng hoa di truyền do hiệu ứng dòng mẹ.(0,25đ)

Câu 8: Ở một loài thực vật, người ta thực hiện hai phép lai sau:
7
Phép lai I: Dòng 1 (hoa trắng) x Dòng 2 (hoa đỏ) được F 1 100% hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn, thu
được F2 có 124 cây hoa trắng và 36 cây hoa đỏ.
Phép lai II: Dòng 1 (hoa trắng) x Dòng 3 (hoa đỏ) được F 1 100% hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn, thu
được F2 có 122 cây hoa trắng và 38 cây hoa đỏ.
Biết rằng, kiểu gen và cách tác động của gen ở dòng 1 trong hai phép lai giống nhau.
a) Hãy dùng tiêu chuẩn χ2 (khi bình phương) để kiểm định sự phù hợp hay không phù hợp giữa số liệu
thực tế và số liệu lí thuyết của 2 phép lai trên. Cho biết, χ2 lí thuyết = 3,84.
b) Giải thích kiểu tác động của gen đối với sự hình thành màu hoa ở kết quả của hai phép lai trên.
c) Cho rằng khi lai dòng 2 với dòng 3 được F 1 100% hoa tím. Cho F1 tự thụ phấn, thì kết quả ở F 2 sẽ thế
nào về kiểu gen và kiểu hình? Giải thích kiểu tác động của gen đối với kết quả của phép lai.
ĐÁP ÁN:
a) Từ kết quả thu được của hai phép lai, tỉ lệ phân li màu hoa ở F2 có thể có hai trường hợp là 13 hoa
trắng : 3 hoa đỏ hoặc 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ. Nhưng tỉ lệ 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ là không phù hợp về mặt
di truyền học và các dữ kiện của ý c.
Kiểm định tỉ lệ 13 : 3
- Phép lai I (0,50đ)
Hoa trắng Hoa đỏ Tổng số
Số liệu thực tế : 124 36 160
Số liệu lí thuyết : 130 30 160
Độ lệch d : -6 +6
d 2
36 36
χ2
36/130 + 36/30 = 1,47 < 3,84 tỉ lệ 13 : 3 chấp nhận được.
- Phép lai II (0,50đ)
Hoa trắng Hoa đỏ Tổng số
Số liệu thực tế : 122 38 160
Số liệu lí thuyết : 130 30 160
Độ lệch d : -8 +8
d 2
64 64
χ2 64/130 + 64/30 = 2,64 < 3,84 tỉ lệ 13 : 3 chấp nhận được.
(Thí sinh có thể làm tắt, nếu kết quả đúng vẫn cho điểm. Ví dụ vận dụng công thức: (O - E)2/E)
b) - Vì kết quả cả 2 phép lai giống nhau, trong đó dòng 2 và dòng 3 có kiểu gen khác nhau, do đó phải
liên quan tới 3 cặp gen.
- P1: AAbbdd (Dòng 1: hoa trắng) x aaBBdd (Dòng 2: hoa đỏ) →F1: AaBbdd (hoa trắng)
F2: (9A-B-dd : 3A-bbdd : 1aabbdd): 13 hoa trắng
3aaB-dd: 3 hoa đỏ
Kiểu tác động của gen: B: hoa đỏ; b: hoa trắng; A át B: hoa trắng; aa không át B.(0,5đ)
- P2: AAbbdd (Dòng 1: hoa trắng) x aabbDD (Dòng 3: hoa đỏ) →F1: AaBbdd (hoa trắng)
F2: (9A-B-dd : 3A-bbdd : 1aabbdd): 13 hoa trắng
3aaB-dd: 3 hoa đỏ
Kiểu tác động của gen: D: hoa đỏ; d: hoa trắng; A át D: hoa trắng; aa không át D. (0,5đ)
c) - P3: aabbDD (Dòng 3: hoa đỏ) x aaBBdd (Dòng 2: hoa đỏ) →F1: aaBbDd (hoa tím)
F2: 9aaB-D-: 9 hoa tím
(3aaBbdd : 3aabbD-): 6 hoa đỏ
1aabbdd: 1 hoa trắng
8
Kiểu tác động của gen: B: hoa đỏ; b: hoa trắng; D: hoa đỏ; d: hoa trắng; B-D-: hoa tím.(0,5đ)
(Thí sinh có thể dùng kí hiệu gen khác và nêu được át chế do gen trội đều cho điểm)

Câu 9:

ĐÁP ÁN:

Câu 10: Cho rằng ở một loài động vật, lông chỉ có hai dạng là lông dài và lông ngắn, trong đó kiểu gen
AA quy định lông dài, kiểu gen aa quy định lông ngắn. Con đực thuần chủng lông dài giao phối với con
cái thuần chủng lông ngắn được F1. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau được F2 có số con lông dài
chiếm 3/4 ở giới đực và 1/4 ở giới cái.
a) Giải thích kết quả phép lai.
b) Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
ĐÁP ÁN:
a) (0,75 đ)
- Tỉ lệ phân bố lông dài không đều ở hai giới tính đực và cái có thể liên quan với di truyền liên kết giới
tính hay ảnh hưởng của giới tính đối với sự hình thành tính trạng.(0,25 đ)

9
- F2 có tỉ lệ phân bố kiểu hình 3 lông dài :1 lông ngắn ở giới đực và ngược lại ở giới cái, nghĩa là sự phân
bố các kiểu hình không đều ở ngay trong cùng một giới tính. Điều này không thể hiện đối với tính trạng
liên kết giới tính mà chỉ có với tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính. (0,25 đ)
- Ở F2 giới đực có tỉ lệ 3 lông dài: 1 lông ngắn chứng tỏ thể dị hợp biểu hiện lông dài từ đó suy ra thể dị
hợp ở giới cái biểu biện lông ngắn.
b) (0,25 đ)
Pt/c ♂ lông dài (AA) x ♀ lông ngắn (aa) => F1 Aa (♀ lông ngắn ; ♂ lông dài).
F1 x F1 ♀ lông ngắn (Aa) x ♂ lông dài (Aa)
F2 : 1 AA : 2 Aa 1 aa
Giới đực (♂): 3 lông dài : 1 lông ngắn
Giới cái (♀): 1 lông dài : 3 lông ngắn

Câu 11: Ở một loài thực vật, có ba kiểu hình cánh hoa khác nhau: Cánh hoa trắng chấm đỏ (TĐ), cánh hoa đỏ sẫm
(ĐS) và cánh hoa đỏ nhạt (ĐN). Có hai dòng thuần TĐ khác nhau (kí hiệu là TĐ1 và TĐ2) khi tiến hành đem lai
với hai dòng thuần ĐS và ĐN thu được kết quả như sau:
Số thứ tự Cặp bố, mẹ đem lai (P) Kiểu hình F1 Kiểu hình F2
phép lai TĐ ĐN ĐS
1 TĐ1 × ĐN 100% TĐ 480 40 119
2 TĐ1 × ĐS 100% TĐ 99 0 32
3 ĐS × ĐN 100% ĐS 0 43 132
4 TĐ2 × ĐN 100% TĐ 193 64 0
5 TĐ2 × ĐS 100% TĐ 286 24 74
Quy luật di truyền chi phối kiểu hình cánh hoa ở loài thực vật này là gì? Hãy cho biết kiểu gen của bốn cây bố, mẹ
(P) được đem lai ở các phép lai trên.
ĐÁP ÁN:
* Kết quả phép lai 1 và 5 cho thấy ở F 2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 12: 3: 1, do vậy tính trạng này do hai
gen quy định theo kiểu tương tác át chế trội. Quy ước: A là alen át chế (B, b) cho ra kiểu hình màu trắng
chấm đỏ; alen a không át chế; B là alen quy định màu đỏ sẫm, alen b quy định màu đỏ nhạt.
* Vì cả bốn dòng đều là dòng thuần nên sơ đồ của mỗi phép lai được tóm tắt như sau:
 Phép lai 1: (P) là AABB (TĐ1) × aabb(ĐN)→ F1 AaBb(TĐ) → F2: 9A-B- (TĐ):3A-bb (TĐ): 3 aaB-
(ĐS):1 aabb (ĐN).
 Phép lai 2: (P) là AABB(TĐ1) × aaBB(ĐS) → F1 AaBB (TĐ) → F2: 3A-BB(TĐ):1aaBB (ĐS).
 Phép lai 3: (P) là aaBB(ĐS) × aabb(ĐN) → F1 aaBb(ĐS) → F2: 3 aaB-(ĐS):1aabb(ĐN).
 Phép lai 4: (P) là AAbb(TĐ2) × aabb (ĐN) → F1 Aabb (TĐ) → F2: 3 A-bb (TĐ):1aabb (ĐN).
 Phép lai 5: (P) là AAbb(TĐ2) × aaBB(ĐS) → F1 AaBb (TĐ) → F2: 9 A-B- (TĐ):3 A-bb
(TĐ):3 aaB-(ĐS):1 aabb (ĐN).

Câu 12: Giả sử ở một loài động vật, khi cho hai dòng thuần chủng lông màu trắng và lông màu vàng giao
phối với nhau thu được F1 toàn con lông màu trắng. Cho các con F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ
kiểu hình: 48 con lông màu trắng : 9 con lông màu đen : 3 con lông màu xám : 3 con lông màu nâu : 1 con
lông màu vàng. Hãy giải thích kết quả của phép lai này.
ĐÁP ÁN:

10
Câu 13:

ĐÁP ÁN:

Câu 14:

ĐÁP ÁN:
11
a. tỉ lệ các loại giao tử ở 2 phép lai là giống nhau trong trường hợp ở phép lai 1 mỗi bên đều có hoán vị
gen với tần số bằng 50%, còn ở phép lai 2 các gen phân li hoàn toàn độc lập và tổ hợp tự do (theo qui
luật phân li).
Trong trường hợp đó, có 4 loại giao tử được tạo ra với số lượng tương đương là: 1AB:1Ab:1aB:1ab.
Vì vậy, số kiểu hình A-B- sẽ chiếm tỉ lệ 9/16=56,25%. 0,5đ.
b. Có 5 kiểu gen cho kiểu hình trội về cả 2 tính trạng trong trường hợp liên kết gen (pl 1) là AB/AB,
AB/Ab, aB/AB, AB/ab và Ab/aB.
Có 4 kiểu gen cho kiểu hình trội về cả 2 tính trạng trong trường hợp phân li (pl 2) là AABB, AaBB,
AABb, AaBb. 0,5đ.

Câu 15:

ĐÁP ÁN:
Vì 1 gen qui định 1 tính trạng , nên kết quả kiểu hình ở F1 cho thấy tính trạng cánh đen là trội, kí hiệu gen
A là cánh đen và gen a là cánh đốm.
Vì tính trạng không phân bố đều ở 2 giới → gen này nằm trên nst giới tính.
Chỉ khi gen này nằm trên vùng tương đồng của X và Y mới thỏa mã kết quả phép lai.
- Viết sơ đồ lai.

Câu 16: Ở ruồi giấm, một đột biến tạo ra màu thân vàng, kiểu dại có thân màu nâu; một đột biến khác
làm cánh bị ngắn (cánh cụt), kiểu dại có cánh dài. Lai ruồi thuần chủng về tính trạng thân vàng, cánh cụt
với ruồi thuần chủng kiểu dại thu được F1. Cho F1 lai với nhau thu được F2. Kết quả các phép lai như sau:
- Phép lai 1:
P: con đực thân vàng, cánh cụt × con cái thân nâu, cánh dài
F1: 420 con cái thân nâu, cánh dài; 426 con đực thân nâu, cánh dài.
F2: 337 con cái thân nâu, cánh dài; 113 con cái thân nâu, cánh cụt; 168 con đực thân nâu, cánh dài;
170 con đực thân vàng, cánh dài; 56 con đực thân nâu, cánh cụt; 58 con đực thân vàng, cánh cụt.
- Phép lai 2:
P: con cái thân vàng, cánh cụt × con đực thân nâu, cánh dài
F1: 504 con cái thân nâu, cánh dài; 498 con đực thân nâu, cánh dài.
F2: 227 con cái thân nâu, cánh dài; 223 con cái thân vàng, cánh dài; 225 con đực thân nâu, cánh dài;
225 con đực thân vàng, cánh dài; 78 con cái thân nâu, cánh cụt; 76 con cái thân vàng, cánh cụt; 74 con
đực thân nâu, cánh cụt; 72 con đực thân vàng, cánh cụt.
a. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng màu thân và chiều dài cánh. Giải thích.
b. Xác định kiểu gen của P và F1 của các phép lai trên.
ĐÁP ÁN:
a - Ở phép lai 1: F1 có 100% thân nâu, cánh dài → Thân nâu (A) trội hơn thân vàng (a); Cánh dài (B)
trội hơn cánh cụt (b).
- Trong cả 2 phép lai, F1 và F2 có tính trạng độ dài cánh phân li đồng đều ở 2 giới → Gen quy định
chiều cánh nằm trên NST thường.
12
- Trong cả 2 phép lai, F1 có tính trạng màu thân phân li không đều ở 2 giới → Gen quy định màu
thân nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.
- Kết luận: 2 cặp gen quy định 2 tính trạng phân li độc lập.
- Phép lai 1: F2 có tỉ lệ 6:2:3:3:1:1
- Phép lai 2: F2 có tỉ lệ 3:3:3:3:1:1:1:1
- Cả 2 phép lai, F2 đều có 16 tổ hợp các giao tử → F1 dị hợp 2 cặp gen.
b Phép lai 1:
P: XAXABB × XaYbb → F1: XAXaBb; XAYBb
Phép lai 2:
P: XaXabb × XAYBB → F1: XAXaBb; XaYBb

Câu 17: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa có 4 tính trạng gồm màu tím, màu xanh, màu đỏ và màu
trắng. Thực hiện phép lai giữa cây có hoa màu trắng với cây có hoa màu tím, thu được F 1 có 100% cây
hoa tím. Cho F1 giao phối với nhau, F2 thu được 145 cây hoa màu đỏ; 150 cây hoa màu xanh; 50 cây hoa
màu trắng và 439 cây hoa màu tím.
a. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng màu hoa. Vẽ sơ đồ chuyển hóa giả định về sự tạo
thành sắc tố hoa ở loài thực vật này, trên đó kí hiệu tên gen mã hóa enzyme xúc tác cho bước chuyển hóa
tạo sắc tố.
b. Hãy sử dụng phương pháp kiểm định 2 để có thể khẳng định giả thiết về sự di truyền màu hoa mà
em đưa ra là đúng hay sai. Biết rằng tại bậc tự do n = 3, giá trị 2 theo bảng tính tại p = 0,05 có giá trị là
7,815.
ĐÁP ÁN:
- F2 có tỉ lệ 9 cây hoa tím: 3 cây hoa đỏ: 3 cây hoa xanh: 1 cây hoa trắng
→ Quy luật tương tác bổ sung giữa 2 gen không alen.
- Quy ước: A-B-: hoa tím; A-bb: hoa đỏ; aaB-: hoa xanh; aabb: hoa trắng.
Chuỗi chuyển hóa: Gen A → enzyme A; Gen B → enzyme B.
a
Enzyme A
Tiền chất (trắng) Đỏ
Tím
Enzyme B
Tiền chất (trắng) Xanh

Kiểm định 2
Các giá trị theo lí thuyết (E) (9:3:3:1) = 441 tím: 147 đỏ: 147 xanh: 49 trắng.
Giá trị theo thực tế (O) = 439 tím: 145 đỏ: 150 xanh: 50 trắng.
- Áp dụng công thức:
b ( số quan sát−số lí thuyết )
2
 =Σ
2
số lí thuyết
- So sánh với bảng tính → 2 = 52/441 = 0,118 < 7,815 → Khác biệt giữa lí thuyết và thực tế chỉ là
ngẫu nhiên → Chấp nhận giả thuyết H0 → Tuân theo quy luật di truyền theo giả thuyết (Tương tác
bổ sung giữa 2 gen quy định màu hoa).

Câu 18:

13
ĐÁP ÁN:

Câu 19:

ĐÁP ÁN:

14
Câu 20: Năm 1919, Calvin Bridges nghiên cứu một đột biến lặn liên kết nhiễm sắc thể (NST) X quy định
màu mắt hồng eosin ở ruồi giấm (Drosophila). Khi nuôi các ruồi mắt màu hồng eosin thuần chủng, ông
phát hiện một tỉ lệ hiếm các cá thể con biến dị có mắt màu hồng nhạt hơn, gọi là mắt màu kem. Cho lai
giữa các cá thể mắt màu kem, ông thu được dòng thuần chủng mắt màu kem. Cho lai các con đực mắt
màu kem từ dòng thuần chủng này với con cái thuần chủng mắt màu đỏ kiểu dại, tất cả các cá thể F1 thu
được đều có mắt màu đỏ. Khi cho F1 lai với nhau, ở F2 Calvin Bridges thu được 104 ruồi cái mắt đỏ, 52
ruồi đực mắt đỏ, 44 ruồi đực mắt hồng eosin và 14 ruồi đực mắt màu kem, tương đương tỉ lệ phân li
8:4:3:1.
a) Giải thích cơ chế di truyền chi phối tính trạng màu mắt ở ruồi giấm. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b) Dự đoán tỉ lệ các kiểu hình ở F1 và F2 khi tiến hành 2 phép lai thuận nghịch giữa ruồi mắt hồng eosin
thuần chủng với ruồi mắt màu kem thuần chủng.
ĐÁP ÁN:
Câu/ý Nội dung Điểm
4a) Phép lai ♀ mắt đỏ (kiểu dại) × ♂ mắt kem → F1: 100% mắt đỏ → F2: 104 ♀ kiểu dại : 0,25
52 ♂ kiểu dại : 44 ♂ hồng eosin : 12 ♂ mắt kem (tỉ lệ 8:4:3:1)
Do có (8 + 4 + 3 + 1 =) 16 tổ hợp giao tử (là biến thể của tỉ lệ 9:3:3:1)  tính trạng do 2
gen qui định mà alen đột biến của mỗi gen là lặn.
Mắt màu kem xuất hiện tần số thấp trong dòng thuần chủng đột biến lặn eosin  đột
biến màu kem làm thay đổi mức biểu hiện của alen đột biến eosin, mà không ảnh hưởng
alen kiểu dại mắt đỏ. Kết quả F1 cho thấy đỏ là trội hoàn toàn so với hồng eosin và mắt
kem,
Kết quả F2 cho thấy gen quy định màu mắt kem phân ly độc lập với gen eosin và nằm
trên NST thường (nếu không sẽ không xuất hiện các con đực màu mắt eosin ở F2).
Kí hiệu XOE là alen quy định kiểu dại liên kết X, tương ứng đột biến mắt hồng eosin là 0,25
Xoe; Alen kiểu dại (trội) K không ảnh hưởng biểu hiện của alen Xoe, còn alen đột biến
(lặn) k ảnh hưởng biểu hiện của alen Xoe tạo kiểu hình màu kem.
Có sơ đồ phép lai: P: ♀XOEXOEKK × ♂XoeYkk  F1 ♀XOEXoeKk x ♂XOEYKk  F2 có
tỉ lệ phân li cho mỗi gen là 1/2 ♀XOE ‒ : 1/4 ♂XOE : 1/4 ♂Xoe : 3/4 K‒ : 1/4kk; tổ hợp lại
ta có 8 ♀ kiểu dại (mắt đỏ) : 4 ♂ kiểu dại (mắt đỏ) : 3 ♂ mắt hồng eosin : 1 ♂ mắt kem
4b) Phép lai thuận ♀mắt hồng eosin thuần chủng × ♂ mắt kem thuần chủng 0,25
 P: X X KK × X Ykk  F1 ♀X X Kk × ♂X YKk (1/2 cái mắt eosin : 1/2 đực
oe oe oe oe oe oe

mắt oesin); tỉ lệ phân li mỗi gen 1/2♀X oeXoe : 1/2 ♂XoeY và 3/4 K‒ và 1/4 kk  F2 3/8
XoeXoeK- (3/8 cái mắt eosin): 3/8X oeYK- (3/8 đực mắt eosin):1/8X oeXoekk (1/8 cái mắt
kem):1/8XoeYkk (1/8 đực mắt kem)
Viết phép lai nghịch đúng (tham khảo phép lai thuận), dẫn đến cùng ra tỉ lệ kiểu hình ở 0,25
F2 đều là 3/8 cái eosin : 3/8 đực eosin : 1/8 cái kem : 1/8 đực kem

Câu 21: Ở ruồi giấm Drosophila, đột biến lặn pal trên nhiễm sắc thể (NST) số 2 ở ruồi đực làm tăng tần
số mất NST nguồn bố trong quá trình phân bào của hợp tử (ở đời con) và chỉ khi mất NST số 1 mới gây
chết. Nếu chỉ xét trường hợp xảy ra mất NST mang gene quy định tính trạng đang xét, ở mỗi phép lai
giữa các dòng thuần dưới đây, kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào?
a. Lai ruồi cái thân vàng do gene đột biến lặn trên NST X quy định với ruồi đực kiểu dại thân xám và
đồng hợp tử pal/pal.

15
b. Lai ruồi cái mắt nhỏ do đột biến gene lặn trên NST số 3 quy định với ruồi đực kiểu dại mắt bình
thường và đồng hợp tử pal/pal.
c. Lai ruồi cái cánh ngắn do đột biến gene lặn trên NST số 1 quy định với ruồi đực kiểu dại cánh dài và
đồng hợp tử pal/pal.
ĐÁP ÁN:
Quy ước: A: thân xám trội so với a: thân vàng.
E: mắt bình thường trội so với e: mắt nhỏ.
B: cánh dài trội so với b: cánh ngắn.
P: không mang đột biến pal trội so với p: mang đột biến pal.
a.
P: ♀ Thân vàng XaXaPP x ♂ XAYpp
F1: XaXA → XA từ bố sẽ bị mất trong một số lần phân bào của hợp tử.
XaY → Y từ bố sẽ bị mất trong một số lần phân bào của hợp tử.
Có 2 trường hợp:
- Hợp tử XaXA → các tế bào phôi có 2 nhiễm sắc thể X với kiểu gene XaXA phát triển thành tế bào ♀
thân xám, các tế bào phôi có 1 nhiễm sắc thể X với kiểu gene XaO phát triển thành các tế bào ♂ quy định
thân vàng.
→ F1 có dạng khảm về màu thân và giới tính. (0,25 điểm)
- Hợp tử X Y → tế bào phát triển thành mô có giới tính đực, thân vàng (nếu không mất NST Y), nếu
a

mất Y → các tế bào phôi có một nhiễm sắc thể X với kiểu gene XaO (♂ thân vàng)
→ F1 luôn là con đực, thân vàng. (0,25 điểm)
(Lưu ý: cũng có khả năng chỉ có một trong 2 loại tế bào trên xuất hiện rất sớm trong quá trình phát triển
phôi dẫn đến các ruồi hoặc có kiểu hình đực, thân vàng hoặc có kiểu hình cái, thân xám tùy thuộc vào
hợp tử xuất phát ở trên).
b.
P: ♀ eePP x ♂ EEpp.
F1: EePp.
Ruồi F1 sẽ phát triển thành thể khảm với một số tế bào có kiểu gene e_, một số tế bào có kiểu gene eE
(NST từ bố không bị mất).
- Nếu trong quá trình phát triển, các tế bào e_ biệt hóa thành các tế bào mắt → ruồi F1 sẽ có kiểu hình
mắt nhỏ.
- Nếu các tế bào Ee biệt hóa thành mắt → ruồi F1 sẽ có kiểu hình mắt bình thường.
(0,25 điểm)
c.
P: ♀ cánh ngắn bbPP x ♂ cánh dài BBpp.
F1: BbPp
Nếu B từ bố bị mất trong những lần nguyên phân của hợp tử → tế bào con bị mất nhiễm sắc thể số 1 →
gây chết (không quan sát được kiểu hình). Nếu sự mất nhiễm sắc thể không xảy ra với xác suất nhất định
→ tế bào con vẫn có kiểu gene Bb → quy định cánh dài kiểu dại.
(0,25 điểm)

Câu 22:

16
ĐÁP ÁN:

Câu 23: Ở ruồi giấm (Drosophila melanogaster), các tính trạng mắt tím (pr),Thân đen (b), cánh cụt(vg)là
lặn tương ứng với các tính trạng trội là mắt đỏ(pr+) thân xám,(b+) và cánh dài (vg+). Người ta tiến hành lai
ruồi cái dị hợp tử 3 cặp gen trên với ruồi đực mắt tím, thân đen, cánh cụt. Kết quả thu được thế hệ con lai
như sau:
411 ruồi mắt đỏ, thân đen, cánh cụt; 65 ruồi mắt đỏ, thân đen, cánh dài; 29 ruồi mắt đỏ, thân xám, cánh
cụt; 32 ruồi mắt tím, thân đen, cánh dài; 399 ruồi mắt tím, thân xám, cánh dài; 2 ruồi mắt đỏ, thân xám,
cánh dài; 59 ruồi mắt tím, thân xám, cánh cụt; 3 ruồi mắt tím, thân đen, cánh cụt.
Hãy lập bản đồ di truyền của 3 gen trên và xác định hệ số nhiễu (nếu có).
ĐÁP ÁN:
- Ruồi đực đem lai có kiểu hình gồm các tính trạng lặn nên kiểu gen của nó là đồng hợp lặn, vì thế cá thể
ruồi cái mang kiểu gen dị hợp 3 cặp gen. Do tỷ lệ kiểu hình thế hệ con phân ly không đồng đều, nên cá
thể ruồi cái có sự liên kết không hoàn toàn, hình thành 8 loại giao tử.
- Theo tỷ lệ kiểu hình 411 cá thể mắt đỏ, thân đen, cánh cụt và 399 mắt tím, thân xám, cánh dài được hình
thành từ các giao tử liên kết. Nhóm cá thể có số lượng ít nhất là mắt đỏ, thân xám, cánh dài và mắt tím,
thân đen, cánh cụt được hình thành từ giao tử do trao đổi chéo kép.
Từ đó ta có:
Trao đổi chéo giữa b-pr =(29+32+2+3)/1000 = 0,066 <=> 6,6%
17
Trao đổi chéo giữa b-pr =(29+32+2+3)/1000 = 0,129 <=> 12,9%
Trao đổi chéo giữa b-pr =(29+32+2+3)/1000 = 0,185 <=> 18,5%
Như vậy, trật tự của 3 gen là : pr nằm giữa b và vg (học sinh tự vẽ sơ đồ)(0,5 điểm)
Tần số trao đổi chéo kép lý thuyết là 6,6% x 12,9% = 0,85%
Trong thực tế, tần số trao đổi chéo kép là :(2+3)/1000 = 0,005 <=> 0,5%. Vậy hệ số trùng hợp là :
0,5/0,85 = 0,6.Từ đó suy ra hệ số nhiễu của phép lai là 0,4 (0,25 điểm)

Câu 24: Ở một loài, alen A quy định lông mượt, còn alen a quy định lông xù. Khi lai con cái thuần chủng
lông mượt với con đực lông xù, được F 1 có tỷ lệ 1 con lông mượt: 1 con lông xù. F 1 giao phối với nhau
được F2 có tỷ lệ 1 con lông mượt: 1 con lông xù. Giải thích kết quả của phép lai và viết sơ đồ lai từ P đến
F2.

ĐÁP ÁN:
Kết quả ở F1 có tỷ lệ 1 con lông mượt: 1 con lông xù phân bố đều ở hai giới tính, do đó không thể giải
thích được bằng di truyền liên kết giới tính và ảnh hưởng của giới tính, Vì cả hai trường hợp này tuy đều
cho F1 có tỷ lệ kiểu hình 1:1 nhưng phân hoá giới tính, ví dụ như 1 cái mắt đỏ: 1 đực mắt trắng ở ruồi
giấm. (0,25đ)
 Kết quả phép lai chỉ có thể giải thích bằng sự di truyền in vết, trong đó alen lặn (a) trong quá trình hình
thành giao tử đã được in vết (a*), nghĩa là nó bị methyl hoá xitozin theo hướng hoạt hoá. Do đó với sự
hiện diện của a* ở thể dị hợp tử có biểu hiện lông xù. (0,25đ)
 Sơ đồ lai
P: ♀ Lông mượt x ♂ Lông xù
AA aa
F1: Aa: Aa* → a*- hoạt hoá (in vết)
1 lông mượt : 1 lông xù

F2: 1 AA: 1Aa: 1Aa*: 1aa*


1 lông mượt : 1 lông xù (0,5đ)

Câu 25: Ở cây ngô, alen A quy định lá màu xanh đậm nằm trên nhiễm sắc thể số 1, alen lặn a quy định lá
màu xanh nhạt; alen B nằm trên nhiễm sắc thể số 5 quy định bắp ngô to, alen lặn b quy định bắp ngô nhỏ.
Cho hai dòng ngô thuần chủng lá màu xanh đậm, bắp to và lá màu xanh nhạt, bắp ngô nhỏ giao phấn với
nhau được F1. Các cây F1 đều có khả năng sinh sản bình thường. Khi một cây ngô F1 tự thụ phấn tạo ra
một số lượng lớn cá thể ở F2, trong đó 1/4 số cá thể lá màu xanh nhạt, bắp nhỏ. Hãy giải thích kết quả ở
F2.
ĐÁP ÁN:
- Hai dòng thuần giao phấn với nhau cho F1 dị hợp tử về hai cặp gen nằm trên hai nhiễm sắc thể khác
nhau. Bình thường một cây F1 khi tự thụ phấn sẽ phải cho ra 1/16 cá thể đời con có lá màu xanh nhạt, bắp
nhỏ (aabb). Nhưng trong trường hợp này cây tự thụ phấn lại cho ra tỉ lệ 1/4 aabb nên ta có thể cho rằng đã
xảy ra đột biến chuyển đoạn qua lại giữa nhiễm sắc thể số 1 và số 5 dẫn đến alen a nằm trên cùng một
nhiễm sắc thể với alen b (0,5 đ).
- Hơn thế nữa alen a và alen b phải nằm rất gần điểm đứt gẫy chuyển đoạn khiến cho alen a và b nằm rất
gần nhau dẫn đến chúng luôn di truyền cùng nhau. Cây ngô mang đột biến này hoàn toàn hữu thụ nên ta

18
có thể cho rằng đó là cây đột biến chyển đoạn đồng hợp vì nếu là chuyển đoạn dị hợp sẽ bất thụ 50%. (0,5
đ)

Câu 26: Một loài thực vật tự thụ phấn có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Màu hoa của cây được qui định bởi
một gen có 2 alen. Alen trội (A) qui định màu hoa đỏ, còn alen lặn (a) qui định hoa màu trắng. Người ta
biết rằng, chỉ những hạt phấn đơn bội (n = 10) của loài cây này mới có khả năng thụ tinh tạo hợp tử, còn
các hạt phấn dư thừa bất kỳ nhiễm sắc thể nào (n+1) đều không có khả năng thụ tinh. Trong khi đó, noãn
dư thừa bất kì một nhiễm sắc thể nào vẫn có khả năng thụ tinh tạo cây 2n+1. Hãy nêu cách thức các nhà
di truyền học sử dụng thể đột biến dị bội kiểu 2n+1 để xác định gen qui định màu hoa thuộc nhiễm sắc thể
nào trong 10 cặp nhiễm sắc thể của loài cây này.
ĐÁP ÁN:
Cách tiến hành:
- Tạo hoặc thu thập đủ 10 dòng cây đột biến tam nhiễm (2n+1) về 10 nhiễm sắc thể khác nhau của loài
cây này. Các dòng này đều thuần chủng về kiểu gen qui định màu hoa đỏ. (0,25đ)
- Tiến hành các phép lai giữa cây mẹ có kiểu hình hoa trắng, bộ nhiễm sắc thể 2n với từng cây bố có
kiểu hình hoa đỏ với bộ nhiễm sắc thể 2n+1 khác nhau để tạo ra F1. (0,25đ)
- Chọn các cây F1 có bộ nhiễm sắc thể là 2n+1 rồi cho chúng tự thụ phấn hoặc giao phấn với nhau, sau
đó tiến hành phân tích tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời F2. (0,25đ)
- Trong tất cả 10 phép lai như trên, chỉ có một phép lai trong đó có gen qui định tính trạng màu sắc hoa
nằm ở nhiễm sắc thể dư thừa, ví dụ nhiễm sắc thể số 2, sẽ cho tỷ lệ phân li kiểu hình là 17 hoa đỏ : 1 hoa
trắng. Vì cây 2n+1 (có kiểu gen AAa) sẽ tạo ra 2 loại hạt phấn (với tỷ lệ 2A : 1a) và 4 loại trứng (1AA :
2Aa : 2A : 1a). Khi thụ tinh sẽ cho ra 18 tổ hợp, trong đó chỉ có 1 cho ra kiểu hình lặn. Khi đó ta có thể
kết luận gen qui định màu hoa nằm trên nhiễm sắc thể số 2.
(0,5đ)
- Ở các phép lai còn lại, gen qui định màu sắc hoa không nằm ở nhiễm sắc thể thừa sẽ có tỉ lệ phân li
kiểu hình là 3 trội : 1 lặn như bình thường. (0,25đ)

Câu 27: Ở một loài côn trùng, gen A qui định màu thân còn gen B qui định hình dạng cánh. Cả hai gen
nằm trên cùng một nhiễm sắc thể và khoảng cách giữa chúng là 10 cM. Khi lai một con cái dị hợp tử có
kiểu gen Ab//aB với một con đực có kiểu gen ab//ab người ta thu được đời con có kết quả như sau:
- 490 cá thể có kiểu gen Aabb có độ hữu thụ bình thường.
- 500 cá thể có kiểu gen aaBb bị bán bất thụ (độ hữu thụ bằng 50% so với bình thường).
- 4 cá thể có kiểu gen aabb có độ hữu thụ bình thường.
- 5 cá thể có kiểu gen AaBb bị bán bất thụ.
Cá thể mẹ trong phép lai trên có điều gì bất thường dẫn đến kết quả lai lại có sự khác biệt nhau về độ hữu
thụ? Giải thích kết quả lai.
ĐÁP ÁN:
- Gen A qui định màu thân còn gen B qui định hình dạng cánh đều không liên quan gì đến khả năng sinh
sản. Tuy nhiên, các cá thể đời con của phép lai lại khác biệt nhau về độ hữu thụ nên con mẹ có kiểu gen
Ab//aB phải là cá thể chuyển đoạn dị hợp tử trong đó gen B đã chuyển sang nhiễm sắc thể không tương
đồng khác. (0,5 đ)
- Khi cá thể cái chuyển đoạn dị hợp tử giảm phân, cặp nhiễm sắc thể chứa gen Ab bắt cặp với cặp nhiễm
sắc thể không tương đồng khác thành hình chữ thập. (0,5 đ)

19
- Sau giảm phân, chỉ giao tử nào chứa các nhiễm sắc thể bình thường hoặc các nhiễm sắc thể tham gia vào
chuyển đoạn mới có sức sống. Vì vậy cá thể chuyển đoạn dị hợp thường bất thụ 50%. (0,5 đ)
- Tần số hoán vị gen bị giảm đi so với bình thường (ít hơn 10cM) là do điểm đứt gẫy gây chuyển đoạn
nhiễm sắc thể nằm gần với gen B. (0,5 đ)
Lưu ý: Xem hình vẽ bên dưới (thí sinh không nhất thiết phải vẽ hình nhưng phải mô tả đúng).

20
Câu 28: Ở cà chua lưỡng bội, alen A chi phối quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a chi phối quả vàng. Hình
dạng quả là một tính trạng phức tạp được chi phối bởi 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác
nhau cùng chi phối. Tiến hành giao phấn giữa 2 cây có cùng kiểu hình được đời con 810 cây quả đỏ, tròn;
690 cây quả đỏ, có múi; 311 cây quả vàng, tròn: 185 cây quả vàng, có múi. Biết rằng quá trình giảm phân
hình thành giao tử đực và cái đều xẩy ra hoán vị với tần số như nhau.
a) Xác định quy luật di truyền đối với mỗi tính trạng?
b) Xác định kiểu gen của các cơ thể đem lai trong phép lai này?
c) Tính tỉ lệ cây quả đỏ, có múi đồng hợp về 3 cặp gen ở F1?
d) Xác định số loại kiểu gen tối đa chi phối kiểu hình cây quả vàng, có múi và kiểu hình cây quả đỏ, có
múi ở F1.
ĐÁP ÁN:
a.
- Đỏ: vàng = 3:1, quy luật phân li Aa x Aa trội lặn hoàn toàn.
- Tròn: có múi = 9:7, tương tác 9:7, mô hình 9B-D- (tròn): 7(3B-dd+3bbD-+1bbdd) (có múi)
- Tỉ lệ chung khác tỉ lệ kì vọng phân li độc lập và khác với tỉ lệ liên kết hoàn toàn nên 3 cặp gen nằm trên
2 cặp NST tương đồng, có hoán vị gen.
- Vì vai trò của B/b và D/d trong việc hình thành kiểu hình là như nhau, để dễ nhận diện chúng ta coi A;a
liên kết với B;b. Phép lai cần tìm [AaBb]Dd x [AaBb]Dd tạo ra kiểu hình vàng, tròn [aaB-]D- = 15,75%
- Do vậy [aaB-] = 15,75%:3/4 = 21%  ab/ab = 4%
b.
Ab Ab
ab/ab = 4%= 20%ab x 20%ab (dị chéo x dị chéo, f = 40%). Phép lai : Dd x Dd
aB aB
Hoặc
AB Ab
= 40%ab x 10%ab (dị đều x dị chéo, f = 20%). Phép lai : Dd x Dd
ab aB
c. Với mỗi phép lai, tỉ lệ cây quả đỏ, có múi đồng hợp về 3 cặp gen có thể được tính :
Phép lai 1 : Đỏ, có múi đồng hợp 3 cặp gen:
AB Ab Ab
dd + DD + dd = 0,2 x 0,2 x 1/4 + 0,3 x 0,3 x 1/4 + 0,3 x 0,3 x 1/4 = 5,5%.
AB Ab Ab
Phép lai 2 : Đỏ, có múi đồng hợp 3 cặp gen:
AB Ab Ab
dd + DD + dd = 0,4 x 0,1 x 1/4 + 0,1 x 0,4 x 1/4 + 0,1 x 0,4 x 1/4 = 3%
AB Ab Ab
d.
- Quả vàng, có múi có thể có các khả năng kiểu gen [aaB-]dd (2 kiểu gen) + [aabb]D- (2 kiểu gen) +
[aabb]dd (1 kiểu gen) = 5 kiểu gen
- Quả đỏ, có múi có thể có các khả năng kiểu gen: [A-B-]dd (5 kiểu gen) + [A-bb]D- (4 kiểu gen) + [A-
bb]dd (2 kiểu gen) = 11 kiểu gen.

Câu 29: Ở loài bọ que, đem lại F1 có cánh dài, mỏng giao phối với cá thể chưa biết kiểu gen thu được F2
có: 78 con cánh ngắn, mỏng; 312 con cánh ngắn, dày; 468 con cánh dài, dày; 702 con cánh dài, mỏng.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Tính trạng cánh
mỏng trội so với cánh dày.
a) Tìm tấn số hoán vị gen giữa hai gen trên.
b) Giải thích tại sao tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
ĐÁP ÁN:
21
a) - Xét tính trạng độ dài cánh:

 Cánh dài là trội so với cánh ngắn.


Quy ước: A – cánh dài; a – cánh ngắn.
 Kết quả phép lại Aa x Aa.
- Xét tính trạng độ dày cánh: Quy ước: B – cánh mỏng; a – cánh dày.

 Kết quả phép lai Bb x bb.

Cơ thể kiểu hình cánh ngắn, dày có KG: = = 0,2

Cơ thể cho giao tử ab với tỉ lệ 0,5  Cơ thể còn lại cho giao tử ab có tỉ lệ = 0,4 > 0,25. Đây
là giao tử liên kết.
Tần số hoán vị gen là: f = (0,5 - 0,4) x 2 x 100% = 20%.
b) Tần số hoán vị gen không vượt quá 50% vì:
- Hoán vị chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 cromatit của cặp NST kép tương đồng.
- Hoán vị gen chỉ xảy ra ở một số tế bào.

Câu 30: Cho giao phối cặp ruồi giấm F1, thu được F2 có kết quả sau:
Ruồi cái: 603 con mắt đỏ, cánh bình thường; 597 con mắt đỏ, cánh xẻ.
Ruồi đực: 361 con mắt đỏ, cánh bình thường; 241 con mắt đỏ, cánh xẻ; 359 con mắt trắng, cánh xẻ; 238
con mắt trắng, cánh bình thường.
Biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định, tính trạng cánh bình thường trội so với cánh xẻ.
Biện luận và viết sơ đồ lai.
ĐÁP ÁN:
- Xét tính trạng màu mắt:
Sự phân bố tính trạng không đều ở hai giới. Do đó, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương
đồng NST giới tính X.

= 3: 1  Màu đỏ - A là trội so với màu trắng - a.


 Kiểu gen F1: x
- Xét tính trạng cánh: B – cánh bình thường; b – cánh xẻ.

= 1:1  Kết quả phép lai Bb x bb.


- F2 thu được tỉ lệ kiểu hình ở ruồi giấm đực là : 0,3 : 0,3 : 0,2 : 0,2 khác tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1. Vì vậy có hiện
tượng hoán vị gen.
 hai gen cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.

Cơ thể con đực kiểu hình mắt trắng, cánh xẻ có kiểu gen: ,
có tỉ lệ : 359 : (361 + 241 + 359 + 238) = 0,3

 Giao tử = 0,3  Giao tử liên kết.


22
 Kiểu gen của cơ thể F1: x
Sơ đồ lai:

F1: x

G: 0,3 : 0,3 : 0,2 : 0,2 0,5 : 0,5


F2:

KG: 0,15 : 0,10 : 0,15 : 0,10

0,15 : 0,15 : 0,10 : 0,10


KH:
Ruồi cái: 0,5 mắt đỏ, cánh bình thường: 0,5 mắt đỏ, cánh xẻ.
Ruồi đực: 0,3 mắt đỏ, cánh bình thường : 0,2 con mắt đỏ, cánh xẻ : 0,3 mắt trắng, cánh xẻ : 0,2 con mắt
trắng, cánh bình thường.

Câu 31: Ở một loài thực vật, gen A qui định cây hoa đơn trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa kép;
gen B qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b qui định quả dài; gen D qui định quả đỏ trội hoàn
toàn so với alen d qui định quả vàng. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực và giao
tử cái giống nhau và không phát sinh đột biến mới. Khả năng sống của các kiểu gen là như nhau.
AB AB
a. Khi cho P: Dd x Dd, đời con F1 có tỉ lệ cây hoa đơn, quả dài, màu quả đỏ chiếm 6,75%. Cho
ab ab
các kết luận sau:
(1). Khoảng cách giữa 2 gen A và B trên một NST là 40 centi Moocgan.
(2). Tỉ lệ kiểu hình hoa đơn, quả tròn, màu quả đỏ chiếm 49,5%.
Ab Ab
b. Khi cho P: Dd x dd, đời con F1 có tỉ lệ cây hoa đơn, quả tròn, màu quả đỏ chiếm 27%. Cho
aB aB
các kết luận sau:
(3). Tỉ lệ kiểu hình hoa đơn, quả dài, màu quả đỏ chiếm 10,5%.
(4). Tỉ lệ kiểu hình có ít nhất 1 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 98%.
Hãy cho biết các kết luận trên đúng hay sai? Vì sao?
ĐÁP ÁN:
- (1) Sai.
- Vì:
AB AB
P: Dd x Dd => F1: A-bbD- = 0,0675; D- = ¾ => A-bb = 0,09
a. ab ab
=> aabb = 0,16 => f= 20%
- (2) Đúng.
- Vì: A-B-D- = (0,5+ 0,16) x ¾= 49,5%.
b. - (3) Đúng.
- Vì:
Ab Ab
P: Dd x dd => A-B-D- = 0,27 => A-B- = 0,27/0,5 = 0,54
aB aB
=> aabb = 0,54 – 0,5 = 0,04 => f = 40%
A-bbD- = (0,25 – 0,04) x 1/2 = 10,5%.
23
- (4) Đúng.
- Vì: Kiểu hình ít nhất 1 TT trội = 100% - 3 lặn = 1 – 0,2 x 0,2 x 1/2 =
98%.

Câu 32: Ở một loài côn trùng, A qui định cánh xẻ, a qui định cánh nguyên; B qui định thân xám, b qui
định thân đen; D qui định mắt đỏ, d qui định mắt trắng. Cho rằng trên vùng tương đồng của cặp nhiễm
sắc thể giới tính chỉ chứa cặp gen qui định màu mắt; cơ chế xác định giới tính của loài là: XX - con cái,
XY - con đực. Tiến hành cho giao phối giữa cá thể cái cánh xẻ, thân xám, mắt đỏ với cá thể đực cánh
nguyên, thân đen, mắt trắng, được F1 toàn các cá thể cánh xẻ, thân xám, mắt đỏ. Cho F 1 giao phối với
nhau được F2 gồm 85000 cá thể với 4 loại kiểu hình khác nhau về kiểu cánh và màu sắc thân, trong đó có
13600 cá thể cánh xẻ, thân đen. Biết rằng mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân của
tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng đều giống nhau.
a) Xác định kiểu gen của P, F1 về 3 tính trạng đang xét.
b) Nếu tiến hành lai phân tích cá thể đực F1 thì kết quả thu được sẽ như thế nào?
ĐÁP ÁN:
Câu hỏi Gợi ý nội dung
Theo đề: P: ♀cánh xẻ, thân xám, mắt đỏ x ♂cánh nguyên, thân đen, mắt trắng, F1: 100% cánh
xẻ, thân xám, mắt đỏ  P có KG đồng hợp (AABBXDXD) x (aabbXdYd), F1 dị hợp về 3 cặp
gen (AaBbXDXd) và (AaBbXDYd).
Xét 2 cặp gen qui định kiểu cánh và màu sắc thân, theo đề: Ở F2 có 13600 cá thể cánh xẻ,
thân đen (A-bb) trong tổng số 85000 cá thể thu được.
a)
Tỉ lệ KG (A-bb) = 13600/85000 = 0,16 0,1875  Hai cặp gen qui định kiểu cánh và
màu sắc thân cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể và có xảy ra hoán vị gen, di truyền theo qui
luật hoán vị gen;

KG của P: x  F1: ,
b) Gọi x là tỉ lệ giao tử (F1) AB = ab Ab = aB = (1/2 - x)
Do F1 giao phối với nhau
 Ở F2 (A-bb) = 1AAbb + 2Aabb = AbxAb + 2Abxab = (1/2 - x)2 + 2(1/2 - x)x = 1/4 - x + x 2
+ x - 2x2 = 1/4 - x2 = 0,16  x2 = 0,09  x = 0,3 = 30%> 25%  AB và ab là giao tử do liên

kết gen tạo ra F1 có KG và TS HVG là:

KG của con đực F1 là (cánh xẻ, thân xám, mắt đỏ)


Sơ đồ lai phân tích đực F1:

(xẻ, xám, đỏ) x (nguyên, đen, trắng)


G: 15%ABX , 15%abX , 10%AbX , 10%aBXD
D D D
abXd
15%ABYd, 15%abYd, 10%AbYd, 10%aBYd

Fb: (30% , 30% , 20% , 20% )(1/2XDXd , 1/2XdYd)

24
= 15% XDXd (xẻ, xám, đỏ) : 15% XDXd (nguyên, đen, đỏ) : 10% XDXd (xẻ, đen,
đỏ) :

10% XDXd (nguyên, xám, đỏ) : 15% XdYd (xẻ, xám, trắng) : 15% XdYd (nguyên,

đen, trắng) : 10% XdYd (xẻ, đen, trắng) : 10% XdYd (nguyên, xám, trắng).

Câu 33:

ĐÁP ÁN:

Câu 34: Một sinh vật có 4 gen A, B, C và D, mỗi gen có 2 alen. Cho một cá thể dị hợp tử về các gen này
giao phối với một cá thể đồng hợp tử lặn. Kết quả lai tạo ra các cá thể con với tỉ lệ kiểu hình được trình
bày trong bảng sau:
Kiểu hình Tỷ lệ % số cá Kiểu hình Tỷ lệ % số cá
thể đời con thể đời con
A-B-C-D- 6,15 aaB-C-D- 6,15
A-B-C-dd 13,85 aaB-C-dd 13,85
A-B-ccD- 1,35 aaB-ccD- 1,35
A-B-ccdd 3,65 aaB-ccdd 3,65
A-bbC-D- 3,65 aabbC-D- 3,65
A-bbC-dd 1,35 aabbC-dd 1,35
A-bbccD- 13,85 aabbccD- 13,85
A-bbccdd 6,15 aabbccdd 6,15
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, không có đột biến xảy ra, tính trạng không phụ
thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra tần số hoán vị gen 50%.
a. Hãy xác định kiểu gen của cá thể đem lai phân tích.

25
b. Nếu hệ số nhiễu = 1 – (tần số trao đổi chéo kép quan sát được/tần số trao đổi chéo kép lý thuyết) thì hệ
số nhiễu là bao nhiêu?
c. Nếu hai dòng thuần chủng được lai với nhau tạo ra cá thể dị hợp tử về tất cả các cặp gen nói trên. Hãy
viết kiểu gen của các cá thể dị hợp tử này.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
a - Nếu 4 gen liên kết (cùng nằm trên 1 NST) thì đời con chỉ có hai lớp kiểu hình có tỷ lệ cao, theo giả
thiết có 4 kiểu hình có tỷ lệ cao => có gen phân ly độc lập.
- 4 lớp kiểu hình cao gồm: A-B-C-dd, A-bbccD-, aaB-C-dd, aabbccD- => A phân ly độc lập còn B, C
và D liên kết.
- Trong đó, B-C-dd và bbccD- có tỷ lệ kiểu hình bé nhất => giao tử trao đổi chéo kép.
CBd
=> Kiểu gen cá thể đem lai: Aa cbD
b 2. - Khoảng cách giữa gen B và gen D:
4(6,15+1,35 ) = 30cM.
- Khoảng cách giữa gen B và gen C:
4(3,65+1,35 ) = 20cM.
=> Hệ số nhiễu: 1 – 4(0,0135)/0,06 = 0,1.
c 3. Kiểu gen của F1:
CBD cbd CBD
- P: AA CBD x aa cbd => F1: Aa cbd .
CBD cbd CBD
- P: aa CBD x AA cbd => F1: Aa cbd .
CBd cbD CBd
- P: AA CBd x aa cbD => F1: Aa cbD .
CBd cbD CBd
- P: aa CBd x AA cbD => F1: Aa cbD .
CbD cBd CbD
- P: AA CbD x aa cBd => F1: Aa cBd .
CbD cBd CbD
- P: aa CbD x AA cBd => F1: Aa cBd .
Cbd cBD Cbd
- P: AA Cbd x aa cBD => F1: Aa cBD .
Cbd cBD Cbd
- P: aa Cbd x AA cBD => F1: Aa cBD .

Câu 35: Tính trạng kiểu dại màu hoa của cây hoa chuông, chi Campanula có màu xanh dương. Dùng
phương pháp chiếu xạ, người ta đã tạo ra 3 chủng đột biến thuần chủng có cánh hoa màu trắng, gọi lần
lượt là trắng 1, trắng 2 và trắng 3. Người ta tiến hành lai các dòng đột biến với cây có tính trạng kiểu dại
màu xanh dương và giữa chúng với nhau, kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Phép lai Bố - mẹ Kiểu hình F1 F2
1 Trắng 1 x xanh dương 100% xanh dương ¾ xanh dương: ¼ trắng
2 Trắng 2 x xanh dương 100% xanh dương ¾ xanh dương: ¼ trắng

26
3 Trắng 3 x xanh dương 100% xanh dương ¾ xanh dương: ¼ trắng
4 Trắng 1 x Trắng 2 100% xanh dương -
5 Trắng 2 x Trắng 3 100% xanh dương -
6 Trắng 3 x Trắng 1 100% trắng -
Hãy biện luận và xác định cơ sở di truyền của tính trạng, tìm kiểu gen của các chủng đột biến đem lai.
ĐÁP ÁN:
- Xét phép lai 4 và 5: Trắng x Trắng  F1 100% xanh dương
=> Tính trạng do sự tương tác bổ sung giữa các alen trội qui định.
- Các chùng đột biến có kiểu gen đồng hợp trội – lặn tương ứng đối lập nhau
- Xét phép lai 4, 5 và 6:
+ Trắng 1 (hoặc 3) x Trắng 2  F1 100% xanh dương
+ Trắng 1 x Trắng 3  100% trắng
=> Trắng 1 và trắng 3 có cùng vai trò hay đột biến xảy ra ở cùng một gen.
- Xét phép lai 1-2-3 : F1 xanh dương  F2 có tỉ lệ 3 : 1
=> F1 dị hợp 1 cặp gen => Các chủng trắng đem lai đồng hợp lặn 1 cặp gen.
=> Có ít nhất hai gen PLĐL hoặc liên kết gen, hoán vị gen cùng tương tác bổ sung qui định màu sắc hoa.
- Qui ước: A-B-: xanh dương, các KG còn lại qui định KH trắng.
- Kiểu gen các cá thể đột biến đem lai:
+ TH1: Hai gen PLĐL qui định: Trắng 1 = Trắng 3 = AAbb, trắng 2 aaBB (hoặc ngược lại)
+ TH2: Di truyền liên kết (có thể xảy ra hoán vị gen): Trắng 1 = Trắng 3 = Ab/Ab, trắng 2 aB/aB (hoặc
ngược lại)

Câu 36: Ở một loài thú, xét tính trạng màu lông do 1 gen quy định: A - lông đen là trội hoàn toàn so với a
- lông trắng. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
a) Cho cá thể lông đen giao phối với cá thể lông trắng (P), thu được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình 1♀ lông
đen: 1♂ lông trắng. Hỏi tính trạng màu lông của loài trên có thể di truyền theo quy luật nào?
b) Khi lai thuận nghịch giữa những cá thể thuần chủng lông đen với lông trắng, F1 thu được tỉ lệ 1♂ lông
đen: 1♀ lông trắng. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, ở F2 có tỉ lệ phân li 1 lông đen: 1 lông trắng thì
quy luật di truyền chi phối phép lai trong trường hợp này là gì? Giải thích.
Ở F2 chọn những cá thể ♂ lông đen cho tạp giao với các cá thể ♀ lông trắng. Theo lý thuyết, tỉ lệ những
cá thể ♀ lông trắng xuất hiện ở đời F3 là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN:
- Tỉ lệ kiểu hình phân phối không đều ở 2 giới gen quy định tính trạng di truyền liên kết giới
tính hoặc tính trạng biểu hiện phụ thuộc giới tính.
+ Trường hợp 1: gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X.
P: ♀ XaXa (lông trắng ) × ♂ XAY (lôngđen )
F1: 1 ♀ XAXa ( lông đen ): 1♂ XaY (lông trắng )
+ Trường hợp 2: Gen nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y.
a
P: ♀ XaXa (lông trắng ) × ♂ XAYa (lông đen )
F1: 1 ♀ XAXa (lông đen ): 1♂ XaYa (lông trắng )
+ Trường hợp 3: Gen nằm trên NST thường, bị ảnh hưởng của giới tính lên sự biểu hiện. Kiểu gen
Aa biểu hiện lông đen ở giới ♀ nhưng lông trắng ở giới ♂ .
P: AA (lông đen) × aa (lông trắng)
F1: 1♀ Aa (lông đen) : 1♂ Aa (lông trắng)
27
+ Tính trạng màu lông do gen nằm trên NST thường qui định và chịu ảnh hưởng của giới tính. Kiểu
gen Aa: cho lông đen ở con ♂ và cho lông trắng ở con ♀.
- Sơ đồ lai:
- P t/c: AA (lông đen) x aa (lông trắng)
- F1: ½ Aa (♂ đen) : ½ Aa (♀ trắng)
- F1 x F1  F2 - 1/4AA : 1/2Aa : 1/4 aa
Kiểu hình ♂ - 1/8 đen : ¼ đen : 1/8 trắng
b
♀ - 1/8 đen : ¼ trắng : 1/8 trắng
→ Tỉ lệ chung: 1 đen : 1 trắng
♂ đen F2 x ♀ trắng F2
1/3AA : 2/3Aa 2/3Aa : 1/3aa
G : 2/3A : 1/3a 1/3 A : 2/3a
F3: 2/9 AA : 5/9 Aa : 2/9 aa
Tỷ lệ ♀ lông trắng F3 = (5/9 +2/9) x 1/2 = 7/18

Câu 37: Ở một loài động vật, chiều dài lông chỉ có hai dạng là lông dài và lông ngắn và được chi phối bởi
1 cặp gen, trong đó kiểu gen AA quy định lông dài, kiểu gen aa quy định lông ngắn. Con đực thuần chủng
lông dài giao phối với con cái thuần chủng lông ngắn được F1 có tỉ lệ 1 lông dài : 1 lông ngắn. Cho F1
giao phối ngẫu nhiên với nhau được F2 có tỉ lệ 1 lông dài : 1 lông ngắn. Trong đó, số con lông dài chiếm
3/4 ở giới đực và 1/4 ở giới cái.
a. Giải thích kết quả phép lai.
b. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
c. Ở một số phép lai khác giữa các cơ thể bố mẹ đều dị hợp tử người ta thu được đời con có tỉ lệ con đực
gấp đôi con cái. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình về chiều dài lông ở đời con.
ĐÁP ÁN:
- Tỉ lệ phân bố lông dài không đều ở hai giới tính đực và cái có thể liên quan với di truyền liên kết
giới tính hay ảnh hưởng của giới tính đối với sự hình thành tính trạng.
a - F2 có tỉ lệ kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa, TLKH 1 lông dài : 1 lông ngắn.Trong đó 3 đực lông dài :1 cái
lông dài  1 đực lông ngắn : 3 cái lông ngắn, nghĩa là sự phân bố các kiểu hình không đều ở ngay
trong cùng một giới tính. Điều này không thể hiện đối với tính trạng liên kết giới tính mà chỉ có với
tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính.
- Ở F2 kiểu gen dị hợp biểu hiện lông dài ở giới đực nhưng lại biểu hiện lông ngắn ở giới cái.
b Pt/c ♂ lông dài (AA) x ♀ lông ngắn (aa) => F1 Aa (♀ lông ngắn ; ♂ lông dài).
F1 x F1 ♀ lông ngắn (Aa) x ♂ lông dài (Aa)
F2 : 1 AA : 2 Aa 1 aa
Giới đực (♂): 3 lông dài : 1 lông ngắn
Giới cái (♀): 1 lông dài : 3 lông ngắn
c Các cặp bố mẹ đều có kiểu gen Aa  ở đời con có tỉ lệ kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa.
Tỉ lệ kiểu hình lông dài = 2/3 x 3/4 + 1/3 x 1/4 = 7/12
 Tỉ lệ kiểu hình lông ngắn = 1 – 7/12 = 5/12

Câu 38: Người ta chiếu tia X cho ruồi giấm đực mắt đỏ sau đó đem lai với ruồi giấm cái mắt đỏ thuần
chủng. Lấy ruồi cái F1 lai với ruồi đực có kiểu hình mắt trắng gây ra bởi alen lặn (a). Các cá thể thu được
ở phép lai thứ hai có hai đặc điểm không bình thường. Một là, số con đực gấp đôi số con cái. Hai là, trong
28
khi tất cả con cái có mắt đỏ thì số con đực có mắt đỏ và mắt trắng. Hãy giải thích kết quả của thí
nghiệm và viết sơ đồ lai kiểm chứng (biết alen trội A quy định mắt đỏ)
ĐÁP ÁN:
Tỷ lệ giới tính 2 đực : 1 cái có gen gây chết.
- Tính trạng di truyền khác nhau ở hai giới gen nằm trên NST X.
- Đực F2 có kiểu hình lặn cái F1 có chứa alen lặn con đực trong phép lai 1 chịu tác động phóng xạ
đột biến cho giao tử X và Y .
a

- Kết quả F2 không xuất hiện tính trạng mắt trắng chứng tỏ tổ hợp gen ở con cái chết khi mang đồng hợp
gen lặn.
Sơ đồ lai minh họa:

P. XAXA x XAY
G: XA Xa, Y
F1. XAXa x XaY

1 ♀ đỏ : 1 ♀ chết : 1 ♂ đỏ : 1 ♂ trắng

Câu 39:

ĐÁP ÁN:

29
Câu 40:
1. Phát biểu nội dung quy luật phân li của Menden và chỉ ra điều kiện đảm bảo cho tính đúng đắn của
quy luật phân li.

30
2. Ở một loài động vật, tính trạng màu mắt được quy định bởi 1 gen nằm trên NST thường với 4 alen,
các alen theo thứ tự trội, lặn hoàn toàn. Để xác định mối tương quan trội – lặn, người ta tiến hành các
phép lai và thu được kết quả theo bảng:
Tỉ lệ kiểu hình ở F1 (%)
Phép lai Thế hệ P
Đỏ Vàng Nâu Trắng
1 Cá thể mắt đỏ x cá thể mắt nâu 25 25 50 0
2 Cá thể mắt vàng x cá thể mắt vàng 0 75 0 25
a. Xác định mối tương quan trội, lặn giữa các alen và chỉ ra tất cả các sơ đồ lai có thể có để giải thích
cho phép lai 1 và phép lai 2.
b. Cho các cá thể mắt vàng dị hợp ở F 1 trong phép lai 1 giao phối ngẫu nhiên với các cá thể mắt vàng
F1 ở phép lai 2. Về mặt lí thuyết, xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2?
ĐÁP ÁN:
1.
Nội dung quy luật phân li của Menden: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong
cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng ban đầu.

- Điều kiện nghiệm đúng: Quá trình giảm phân hình thành giao tử diễn ra bình thường, không có sự rối
loạn phân li NST trong giảm phân.
2.
a.
- Từ phép lai 1: Đỏ x nâu  1 đỏ: 2 nâu: 1 vàng, chứng tỏ nâu (A1) trội hoàn toàn so với đỏ (A2); đỏ (A2)
trội hoàn toàn so với vàng (A 3); Từ phép lai 2: Vàng x vàng  3 vàng: 1 trắng chứng tỏ vàng (A 3) trội
hoàn toàn so với trắng (A4).
- Có thể xuất hiện các sơ đồ lai sau giải thích cho các phép lai:
+ Phép lai 1 gồm có các sơ đồ lai sau:
Sơ đồ 1: A1A3 x A2A3  1A2A3 (đỏ): 1 A1A2 (nâu): 1 A1A3 (nâu): 1A3A3 (vàng)
Sơ đồ 2: A1A3 x A2A4  1A2A3 (đỏ): 1 A1A2 (nâu): 1 A1A4 (nâu): 1A3A4 (vàng)
Sơ đồ 3: A1A4 x A2A3  1A2A4 (đỏ): 1 A1A2 (nâu): 1 A1A3 (nâu): 1A3A4 (vàng)
+ Phép lai 2 có sơ đồ lai sau:
Sơ đồ 4: A3A4 x A3A4  1A3A3 (vàng): 2A3A4 (vàng): 1A4A4 (trắng).
b. Mắt vàng dị hợp ở F 1 phép lai 1 có kiểu gen A 3A4 tạo giao tử (1/2A3: 1/2A4) còn mắt vàng ở F1 phép
lai 2 có 2 kiểu gen với tỉ lệ (1/3A 3A3: 2/3A3A4) tạo giao tử (2/3A3: 1/3A4). Phép lai tạo ra 5/6A3-:
1/6A4A4, tỉ lệ kiểu hình là 5 vàng: 1 trắng

Câu 41:
1. Cho ruồi giấm ♀ thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với ruồi giấm ♂ mắt trắng, cánh xẻ thu
được F1 100% mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thu được F2 với 282 ruồi mắt
đỏ, cánh nguyên; 62 ruồi mắt trắng, cánh xẻ; 18 ruồi mắt trắng, cánh nguyên; 18 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ.
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X.
Giải thích kết quả phép lai.
2. Ở một loài động vật, khi cho lai bố mẹ thuần chủng con ♀ lông trắng với con ♂ lông nâu, thu được
F1 100% lông nâu. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ : 6 ♂ lông nâu, 3♀ lông nâu, 2 ♂ lông
xám, 4♀ lông xám, 1 ♀ lông trắng.
a. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng màu sắc lông ở loài động vật trên.
31
b. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Biết rằng ở loài động vật này cặp NST giới tính của con đực là XY, con cái là XX; tính trạng màu sắc
lông không chịu ảnh hưởng của môi trường và không có đột biến xảy ra.
ĐÁP ÁN:
1.
- Theo giả thiết, mỗi gen quy định 1 tính trạng, P thuần chủng về hai tính trạng tương phản, F1 có 100%
mắt đỏ, cánh nguyên => mắt đỏ trội hoàn toàn mắt trắng, cánh nguyên trội hoàn toàn cánh xẻ.
Quy ước gen: A: mắt đỏ > a: mắt trắng; B: cánh nguyên > b: cánh xẻ.
- Theo đề bài, hai gen nằm trên vùng không tương đồng NST X nên kiểu gen của P t/c: ♀ X ABXAB: ♀
mắt đỏ, cánh nguyên; ♂ XabY: ♂ mắt trắng, cánh xẻ
- Sơ đồ lai: P t/c: ♀ XABXAB x ♂ XabY
(mắt đỏ, cánh nguyên) (mắt trắng, cánh xẻ)
G: X AB
X ;Y
ab

F1: 1X X : 1 X Y (100% mắt đỏ, cánh nguyên)


AB ab AB

- Do ở F2 xuất hiện kiểu hình: ruồi mắt trắng, cánh nguyên và ruồi mắt đỏ, cánh xẻ => con ruồi cái F1
có hiện tượng hoán vị gen xảy ra.
- Gọi tần số hoán vị gen là f (0 ≤ f ≤ 0,5), ta có bảng tỉ lệ kiểu gen ở F2:
(1-f)/2 XAB f/2 XAb f/2XaB (1-f)/2 Xab
1/2XAB (1-f)/4 XAB XAB f/4 XAB XAb f/4 XAB XaB (1-f)/4XAB Xab
18 18
1/2Y (1-f)/4 X YAB
f/4 X Y
Ab
f/4 XaBY (1-f)/ 4XabY
18 đỏ, xẻ 18 trắng,nguyên
Gọi tổng số cá thể ruồi giấm được hình thành theo lý thuyết là y thì:
Ta có: 3 [(1-f)/4] y + 36 = 282
→ ruồi mắt trắng, cánh xẻ F2 là: [(1-f)/4] y = 82 con
Theo đề bài, 62 con ruồi mắt trắng, cánh xẻ, chứng tỏ có hiện tượng gây chết phôi và số ruồi mắt trắng,
cánh xẻ bị chết phôi là 82 – 62 = 20 con
Vậy f/4 = 18/(282 + 18 + 18 + 82) → f = 18%
- Sơ đồ lai: F1 x F1: ♀ XABXab x ♂ XABY (f = 18%)
2. Quy luật di truyền chi phối sự di truyền tính trạng:
a.
- F2 phân tính chung: nâu : xám : trắng = 9 : 6 : 1 = 16 tổ hợp = 4 x 4 → F1 cho 4 loại giao tử → tính
trạng màu lông do 2 cặp gen chi phối và tương tác gen theo kiểu bổ sung.
- Kiểu hình thu được ở F2 phân bố không đều ở hai giới → có hiện tượng di truyền liên kết với giới tính.
Vậy tính trạng màu sắc lông được chi phối đồng thời bởi quy luật di truyền tương tác gen và di truyền
liên kết giới tính.
b.
- Quy ước gen:
A - B - lông nâu; A - bb; aaB - : lông xám; aabb: trắng.
- Tính trạng màu sắc lông được quy định bởi 2 cặp gen, trong đó có một cặp gen nằm trên cặp NST
thường và một cặp gen nằm trên cặp NST giới tính.
- Nếu gen nằm trên NST giới tính X mà không nằm trên Y và ngược lại thì kết quả thu được ở F 1 không
đúng như đề ra .
→ Cặp gen này phải nằm trên vùng tương đồng của X và Y.
32
P: ♀ XaXa bb x ♂ XAYA BB hoặc P: ♀ aa XbXb x ♂ AAXBYB
- Sơ đồ lai: P: ♀XaXa bb x ♂ XAYA BB
(lông trắng) (lông nâu)
G: X b a
XAB; YAB
F1: XAXaBb; XaYABb
(100% lông nâu)
F1 x F1 : ♀ XAXaBb x ♂ XaYABb
(lông nâu) (lông nâu)
G: X B; X b; X B; X b
A A a a
X B; Xab; YB; Yb
a

F2: 6 X-YAB-; 3XAX-B-; 2X-YA bb; 1XAX- bb; 3XaXaB-; 1 XaXabb


6 đực nâu; 3 cái nâu; 2 đực xám; 4 cái xám; 1 cái trắng
(P: ♀ aa X X x ♂ AAXBYB : tương tự)
b b

Câu 42: Cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với ruồi giấm mắt trắng, cánh xẻ thu
được F1 đồng loạt mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, ở F2 thu được 282 ruồi mắt
đỏ, cánh nguyên: 62 ruồi mắt trắng, cánh xẻ: 18 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ: 18 ruồi mắt trắng, cánh nguyên.
Cho biết mỗi tính trạng đều do một gen quy định, các gen đều nằm trên vùng không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X và một số ruồi mắt trắng, cánh xẻ bị chết ở giai đoạn phôi. Tần số hoán vị gen là
bao nhiêu?
ĐÁP ÁN:
Qui ước gen: A: mắt đỏ > a: mắt trắng, B: cánh nguyên > b: cánh xẻ.
Để F1 thu được 100% ruồi mắt đỏ, cánh nguyên thì ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên phải là
ruồi cái (XX).
(P) : X AB X AB  X ab Y  F1 : X BA X ab  X BA Y
Ta có phép lai
Sự hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái nên F2 thu được kết quả sau:
Giới cái Giới đực
X X
AB AB
Mắt đỏ, cánh nguyên X Y
AB
Mắt đỏ, cánh nguyên
X X
AB ab
Mắt đỏ, cánh nguyên X Y
ab
Mắt đỏ, cánh xẻ
X X
AB Ab
Mắt đỏ, cánh nguyên = 18 X Y
Ab
Mắt đỏ, cánh xẻ = 18
X X
AB aB
Mắt X Y
aB
Mắt trắng, cánh nguyên = 18
đỏ, cánh nguyên = 18
Nhận xét:
+ Các kiểu gen được hình thành từ các giao tử liên kết chiếm tỉ lệ lớn bằng nhau.
+ Các kiểu gen được hình thành từ các giao tử t chiếm tỉ lệ nhỏ bằng nhau
Từ bảng trên, ta xét các phát biểu:
Dựa vào bảng, ta có ruồi mắt đỏ, cánh nguyên gồm 3 kiểu gen bằng nhau chiếm tỉ lệ lớn và 2 kiểu gen
bằng nhau chiếm tỉ lệ bé = 282 con, trong đó, mỗi kiểu gen bé gồm 18 con.
- Số lượng cá thể của mỗi kiểu gen lớn là: (282 – 2x18):3=82
- Số lượng ruồi mắt trắng, cánh xẻ theo lý thuyết là 82 con.
Tần số hoán vị gen =(18x2):(18x2+82x2)=18%

Câu 43:

33
ĐÁP ÁN:

Câu 44:

34
ĐÁP ÁN:

Câu 45:
1.Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen quy định khả
năng kháng bệnh Y. Bằng cách gây đột biến người ta có thể tạo ra giống mới có hai gen kháng bệnh X và
Y luôn di truyền cùng nhau. Giải thích cách tiến hành thí nghiệm. Biết rằng, gen quy định bệnh X và gen
quy định bệnh Y nằm trên hai NST tương đồng khác nhau.
2. Ở một loài động vật, khi khảo sát các khoảng cách di truyền giữa 6 gen (đơn vị tính cM) của nhóm gen
liên kết thứ hai, thu được kết quả trình bày ở bảng sau:
Gr Rc S Y P oa
Gr - 25 1 19 7 20
Rc 25 - 26 6 32 5
S 1 26 - 20 6 21
Y 19 6 20 - 26 1
35
P 7 32 6 26 - 27
oa 20 5 21 1 27 -
Hãy xây dựng bản đồ di truyền của nhóm gen liên kết trên.Giải thích.
ĐÁP ÁN:
1      Cách tiến hành thí nghiệm:
- Người ta lai hai giống lúa với nhau rồi sau đó xử lí con lai bằng tác nhân gây đột biến nhằm
tạo ra các đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể chứa cả hai gen có lợi.( HS có thể trình bày : tạo
đột biến bằng các tác nhân gây bệnh hóa chất hay phóng xạ, tạo ra các đột biến chuyển đoạn để
2 gen X, Y luôn di truyền cùng nhau.)
- Lây nhiễm bệnh X, Y cho các cây đã gây đột biến sau đó chọn lọc các cá thể kháng X, Y=>
chọn lọc cây mang 2 gen kháng bệnh X và Y. (kiểu hình mong muốn)
- Tạo dòng thuần chủng.
Thí sinh giải thích đủ 3 bước hợp lí là cho điểm tối đa.
+ Rc – P (32cM) = Rc – oa (5cM) + oa – P (27cM) → oa nằm giữa Rc và P.
+ P – oa (27cM) = P – S (6cM) + S – oa (21cM) → S nằm giữa oa và P.
+ P – oa (27cM) = P – Y (26cM) + Y – oa (1cM) → Y nằm giữa oa và P.
2 + Rc – S (26cM) = Rc - Gr (25cM) + Gr – S (1cM) → Gr nằm giữa Rc và S.
Vậy bản đồ gen là:

Thí sinh làm theo cách khác cho kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa

Câu 46: Ở một loài động vật, xét cơ thể F1 chứa 3 cặp gen dị hợp, khi F1 giảm phân thấy xuất hiện 8 loại
giao tử với thành phần, số lượng như sau:
ABD = AbD = aBd = abd = 20
ABd = Abd = aBD = abD = 180
1.Hãy biện luận và viết kiểu gen của F1.
2.Lập sơ đồ lai phân tích của F1 theo những điều kiện nói trên.
ĐÁP ÁN:
1 - Xét gen 1 và gen 2: AB : Ab: aB : ab = (180 + 20) : (180 + 20) : (180 + 20) : (180 + 20) = 1:
1 :1 :1 => Vậy F1 giảm phân cho 4 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau => 2 cặp gen này nằm trên 2 cặp
NST khác nhau. (1)
- Xét gen 1 và gen 3:
AD : ad: Ad : aD = (20 + 20) : ( 180 + 180) : (180 + 180) : (20 + 20) = 40: 40 : 360 : 360 => F 1
cho 4 loại giao tử chia làm 2 phân lớp: 2 loại giao tử thuộc phân lớp lớn có tỷ lệ bằng nhau, 2 loại
giao tử thuộc phân lớp nhỏ có tỷ lệ bằng nhau => 2 cặp gen này cùng nằm trên một cặp NST và có
hoán vị gen. Vì 2 loại giao tử chiếm tỷ lệ lớn là giao tử liên kết => F1 dị hợp tử chéo (2)
Từ (1) và (2) ta có kiểu gen của F1 là:
Ad
- Các cặp gen đều nằm trên NST thường: aD Bb
- Hai cặp gen Aa và Dd nằm trên cùng cặp NST giới tính: XAd XaD Bb

36
Ad
- Cặp gen Bb nằm trên cặp NST giới tính aD XB Xb
- Tần số hoán vị gen = (40 + 40): ( 360x2 + 40x2) = 10%
2 Sơ đồ lai: viết đủ,đúng 3 SĐL
Ad ad
bb
- Các cặp gen đều nằm trên NST thường: aD Bb x ad
- Hai cặp gen Aa và Dd nằm trên cùng cặp NST giới tính: XAd XaD Bb x Xad Y Bb
Ad ad
- Cặp gen Bb nằm trên cặp NST giới tính aD XB Xb x ad Xb Y

Câu 47: Ở ruồi giấm, khi nghiên cứu tính trạng màu mắt, các nhà khoa học thực hiện các phép lai sau:
Phép lai P (thuần chủng) F1
1 ♀ Đỏ thẫm x ♂ Đỏ tươi 100% Đỏ thẫm
2 ♀ Đỏ tươi x ♂ Đỏ thẫm ♀ Đỏ thẫm; ♂ Đỏ tươi
3 ♀ Đỏ thẫm x ♂Trắng 100% Đỏ thẫm
4 ♀ Trắng x ♂ Đỏ thẫm ♀ Đỏ thẫm; ♂ Trắng
5 ♀ Đỏ tươi x ♂ Trắng 100% Đỏ tươi
6 ♀ Trắng x ♂ Đỏ tươi ♀ Đỏ tươi; ♂ Trắng
7 ♀F1 (phép lai 1) x ♂ (phép lai 4 hoặc 6) F2 1 Đỏ thẫm: 1 Đỏ tươi
Tính trạng màu mắt của ruồi di truyền theo quy luật nào? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
Phép lai 1, 2 là phép lai thuận nghịch, kết quả khác nhau màu mắt có liên quan đến NST giới tính
Tính trạng Đỏ thẫm trội so với tính trạng Đỏ tươi.
Phép lai 3, 4 là phép lai thuận nghịch, kết quả khác nhau Tính trạng Đỏ thẫm trội so với tính trạng
Trắng.
Phép lai 5, 6 là phép lai thuận nghịch, kết quả khác nhau Tính trạng Đỏ tươi trội so với tính trạng
Trắng.
Kết quả phép lai 7: F 2 tạo 4 THGT F1 và con đực trắng giảm phân tạo hai loại giao tử tính trạng do
1 gen chi phối gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X, có 3 alen kiểu tác động của các
alen: Đỏ thẫm > Đỏ tươi > Trắng

Câu 48: Các nhà tạo giống nghiên cứu hai tính trạng về màu hoa và hình dạng quả trong một quần thể bí
đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Hai tính trạng được tổng hợp trong tế bào qua sơ đồ hóa sinh sau:
Gen A Gen B Gen D Gen E

Trắng Trắng Đỏ Dài Dài Tròn


a. Tần số alen A là 0,2 và alen b là 0,4. Biết rằng, hai gen tổng hợp hai enzim thuộc hai locut trên hai NST
khác nhau. Một nhà tạo giống mong muốn có được giống hoa đỏ dung để làm giống. Hãy cho biết ông có
thể thu được giống hoa đó trong quần thể với xác suất bao nhiêu?
b. Hai gen D và E tổng hợp enzim quy định dạng quả thuộc hai locut trên một NST khác. Xác suất để nhà
tạo giống có được giống thuần hoa đỏ và quả tròn (xét về hệ enzim xúc tác tạo ra hai tính trạng) là bao
nhiêu? Biết rằng tần số alen D = 0,7.
ĐÁP ÁN:
37
a A = 0,2 => a = 0,8
b= 0,4 =>B = 0,6
AA = 0,22 = 0,04
BB = 0,62 = 0,36
AABB = 0,04 x 0,36 = 0,0144
Alen D và E nằm trên cùng một nhóm liên kết => tần số alen D bằng tần số alen E.
B
Tần số kiểu gen bằng tần số kiểu gen DD = 0,72 = 0,49

KG: AABB = 0,0144 x 0,49 = 0,007056

Câu 49: Ở 1 loài động vật tính trạng chân cao trội hoàn toàn so với chân thấp, tính trạng lông vằn là hoàn
toàn trội so với lông đen. Trong một phép lai giữa hai 2 cá thể đều chân cao, lông vằn, F 1 phân tính. Khi
dự đoán tỉ lệ phân tính, 2 nhóm học sinh đã đưa ra nhận định kết quả như sau: Nhóm 1: 9 : 3 : 3 : 1;
Nhóm 2: 6: 3 : 3 : 2 : 1 : 1.
Hai nhóm học sinh biện luận như thế nào để cho ra 2 kết quả trên.
ĐÁP ÁN:
Quy ước: A–Cao, a–thấp, B-vằn, b-đen.
Nhóm 1: F1 phân tính 9: 3: 3:1 = (3:1) × (3:1) => PLĐL; 2 gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác
nhau => kiểu gen P: AaBb × AaBb . Viết sơ đồ lai.
Hoặc (3:1) × (3:1) => PLĐL nhưng 1 gen nằm trên NST thường, 1 gen trên NST giới tính có Alen tương
ứng trên cả X và Y => kiểu gen của.
Aa XAXa x AaXAYa hoặc ngược lại.
P
AaXAXa x Aa XaYA hoặc ngược lại.
Nhóm 2: F1 phân tích 6: 3 : 3 : 2 : 1 :1 = (3:1) × (1:2:1).
=> 1cặp nằm trên 1 cặp NST thường.
1 tính trạng nằm trên NST giới tính không có Alen tương ứng trên Y.
=> Kiểu gen của P. AaXBXb × AaXBY hoặc ngược lại. Viết sơ đồ lai
Kết luận: cả hai nhóm đều đúng.

Câu 50:

ĐÁP ÁN:

38
Câu 51:

ĐÁP ÁN:

39
Câu 52: Có ba dòng thực vật thuần chủng và người ta thực hiện các phép lai như sau:
Phép lai 1. V1 (vàng) x N (nâu) → F1: 100% trắng → F2: 9 trắng : 3 nâu : 4 vàng
Phép lai 2. V2 (vàng) x N (nâu) → F1: 100% trắng→ F2: 27 trắng : 9 nâu : 28 vàng
Phép lai 3. V1 (vàng) x V2 (vàng) → F1: 100% trắng→ F2 : 37 vàng: 27 trắng
Em hãy xác định quy luật di truyền về màu sắc và cho biết kiểu gen của ba dòng thực vật trên.
ĐÁP ÁN:
Xét phép lai 3:
Tỉ lệ kiểu hình trắng 27/64 xấp xỉ với tỉ lệ (3/4)3, không có kiểu hình nâu và tỉ lệ kiểu hình vàng 37/64
Suy ra:
- Tính trạng màu trắng do sự tương tác bổ sung của ít nhất 3 gen trội phân li độc lập theo thứ tự A→ B→
D và:
→ F1 dị hợp ít nhất 3 cặp alen AaBbDd
→ V1 và V2 có kiểu gen thuần chủng đối lập ít nhất 3 cặp gen
→ V1 hoặc V2 có cặp alen thứ 3 thuần chủng lặn dd
Mặt khác, ở phép lai 1 và phép lai 2:
Phép lai 1: V1 (vàng) x N (nâu) → F1: 100% trắng.
Phép lai 2: V2 (vàng) x N (nâu) → F1: 100% trắng.
Kết hợp với ở trên suy ra:
→ N (nâu) có kiểu gen chứa đủ 3 cặp alen trội mới bổ sung với kiểu gen của V1 và V2 cho F1 ở 2 phép
lai trên có màu trắng. Vậy N (nâu) do sự tương tác bổ sung của 3 gen trội nhưng không biểu hiện thành
kiểu hình trắng vì thiếu alen trội thứ 4 là E.
→ V1 và V2 đều có gen trội thứ 4 là E chuyển nâu thành trắng.
Vậy ta có thứ tự chuỗi chuyển hóa như sau:

Từ đây ta có kiểu gen của nâu N: AABBDDee


V1 và V2 phải có EE ở cuối chuỗi chuyển hóa (nằm cuối cùng trong kiểu gen)

40
Xét phép lai 1: V1 (vàng) x N (nâu) .
Từ đề bài ta có tỉ lệ F2: 9 trắng : 3 nâu: 4 vàng → F1 dị hợp 2 cặp alen
Mà F1 dị hợp cặp Ee → F1 còn dị hợp 1 trong 3 cặp còn lại → V1 mang 1 trong 3 cặp alen lặn (aa hoặc
bb hoặc dd):
TH1: + Nếu V1 (vàng) có kiểu gen aaBBDDEE → kiểu gen của Vàng V2 là AAbbddEE
TH2: + Nếu V1 (vàng) có kiểu gen AAbbDDEE → kiểu gen của Vàng V2 là
aaBBddEE
TH3: + Nếu V1 (vàng) có kiểu gen AABBddEE → kiểu gen của Vàng V2 là aabbDDEE

Câu 53: Ở một loài ốc, xét cặp gen B, b nằm trên NST thường, alen B quy định vỏ có chiều xoắn phải
trội hoàn toàn so với alen b quy định vỏ có chiều xoắn trái. Tiến hành thí nghiệm lai giữa các dòng thuần
chủng: ♂ xoắn phải x ♀ xoắn trái, F1 thu được 100% cá thể đều xoắn trái.
Cho F1 tự phối, F2 thu được tỉ lệ 100% xoắn phải.
Tiếp tục cho F2 tự phối, F3 thu được tỉ lệ 3 xoắn phải : 1 xoắn trái.
a) Giải thích quy luật di truyền chi phối tính trạng và kiểu gen của các dòng thuần ở P.
b) Nếu cho các cá thể F3 tự phối thì tỉ lệ kiểu hình ở F4 sẽ như thế nào?
ĐÁP ÁN:
a)
- Nhận thấy thế hệ F1 có kiểu hình luôn giống mẹ, khi tự phối cho F2 100% kiểu hình của B, sang F3
mới cho tỉ lệ kiểu hình theo quy luật của Menđen.
 Tính trạng di truyền theo quy luật hiệu ứng dòng mẹ.
Gen quy định tính trạng nằm trong nhân tế bào nhưng sản phẩm hoạt động trong tế bào chất. Tính
trạng biểu hiện ở giai đoạn sớm của sự phát triển cá thể, khi mà các yếu tố quy định sự hình thành
chiều xoắn vỏ ốc được lấy từ tế bào chất của trứng, do gen của mẹ tổng hợp ra. Khi trưởng thành, tế
bào chất của cơ thể trưởng thành lại do gen trong nhân tổng hợp và ảnh hưởng đến kiểu hình của thế
hệ tiếp theo.
- F3 cho tỉ lệ 3 xoắn phải : 1 xoắn trái  Tỉ lệ kiểu gen của F2 là 3B- : 1bb
 Kiểu gen của F1 là Bb  Kiểu gen của P: ♂BB x ♀bb.
b)
- Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 1/4BB : 1/2Bb : 1/4bb
 Tỉ lệ kiểu gen ở F3: 3/8BB : 1/4Bb : 3/8bb
Khi F3 tự thụ tinh, tất cả các con non sinh ra từ các cá thể mẹ có kiểu gen BB và Bb đều có kiểu hình
xoắn phải, tất cả các con non sinh ra từ cá thể mẹ có kiểu gen bb đều có kiểu hình xoắn trái.
 Tỉ lệ kiểu hình ở F4 là: 5/8 xoắn phải : 3/8 xoắn trái.

Câu 54: Ở ngô, để nghiên cứu sự di truyền của tính trạng màu hạt và dạng bắp, người ta cho cây F1 dị hợp
ba cặp gen kiểu hình ngô hạt đỏ, bắp dài tự thụ phấn, thu được kết quả F2 như sau:
11478 cây ngô hạt đỏ, bắp dài; 1219 cây ngô hạt vàng, bắp ngắn;
1216 cây ngô hạt trắng, bắp dài; 3823 cây ngô hạt đỏ, bắp ngắn;
2601 cây ngô hạt vàng, bắp dài; 51 cây ngô hạt trắng, bắp ngắn.
a) Giải thích đặc điểm di truyền các tính trạng trên.
b) Viết kiểu gen của F1 và tỉ lệ các loại giao tử của F1.
c) Nếu cho các cây ngô hạt đỏ, bắp dài ở F2 nói trên tự thụ phấn thì theo lí thuyết, khả năng thu được cây
ngô hạt trắng, bắp ngắn ở đời con F3 là bao nhiêu?
41
ĐÁP ÁN:
a) Giải thích đặc điểm di truyền:
- Xét sự di truyền tính trạng màu sắc hạt ngô: F2 phân li tỉ lệ 12 hạt đỏ: 3 hạt vàng : 1 hạt trắng. Tính
trạng màu sắc hạt ngô di truyền theo quy luật tương tác gen.
Quy ước A-B-, A-bb: hạt đỏ; aaB-: hạt vàng; aabb: hạt trắng.
F1: AaBb × AaBb
- Xét sự di truyền tính trạng dạng bắp F2 phân li tỉ lệ 3 quả dài : 1 quả ngắn. Tính trạng kích thước quả di
truyền theo quy luật phân li.
Quy ước D: quả dài; d: quả ngắn. F1: Dd × Dd
- Xét sự di truyền đồng thời của 2 tính trạng:
Ta thấy tỉ lệ kiểu hình của F2 khác tỉ lệ (12:3:1).(3:1) = 36:12:9:3:3:1 (tỉ lệ của phân li độc lập). Do đó có
hiện tượng 1 trong 2 gen quy định màu hạt và gen quy định dạng bắp cùng nằm trên 1 NST.
b) - Xét tỉ lệ kiểu hình hạt trắng, bắp ngắn ở F2:
bd bd
0,0025 aa =0,25 aa ×0,01
bd bd
bd
0,01 =0,1 bd ×0,1 bd
bd
Vậy đã có hiện tượng hoán vị gen ở 2 bên với tần số f = 20%
Bd
Kiểu gen của F1 là: Aa
bD
Tỉ lệ các loại giao tử của F1 là:
ABd = AbD = aBd = abD = 0,2
ABD = Abd = aBD = abd = 0,05
c) Trong các cây ngô hạt đỏ, bắp dài ở F2, cây tự thụ thu được cây ngô hạt trắng, bắp ngắn ở đời con thì
phải có 1 trong các kiểu gen sau:
BD Bd bD
Aa hoặc Aa hoặc Aa
bd bD bd
Xác xuất thu được các cây ngô có kiểu gen như trên trong các cây ngô hạt đỏ, bắt dài F2 lần lượt là
BD 0,01 Bd 0,16 bD 0,04
Aa = hoặc Aa = hoặc Aa =
bd 0,5625 bD 0,5625 bd 0,5625
Tỉ lệ kiểu hình cây ngô hạt trắng, bắp ngắn khi cho các cây ngô trên tự thụ lần lượt là:
BD bd
+ Aa => F3: aa =0,04
bd bd
Bd bd
+ Aa => F3: aa =0,0025
bD bd
bD bd
+ Aa => F3: aa =0,0625
bd bd
Vậy xác suất thu được cây ngô hạt trắng, bắp ngắn ở đời con F3 khi cho cây ngô hạt đỏ, bắp dài ở F2 nói
trên tự thụ là:
0,01 0,16 0,04 33
.0,04 + .0,0025 + .0,0625 =
0,5625 0,5625 0,5625 5625

Câu 55:

42
ĐÁP ÁN:

Câu 56:

43
ĐÁP ÁN:

Câu 57:
1.
E.coli được nuôi cấy và gây nhiễm một cách lẫn lộn với hai loại phage T4 chứa 3 gen được ghi không
theo thứ tự là: r+ m+ tu+ và r m tu. Sau một thời gian nuôi cấy, thu được các loại phage với số lượng như
sau:
r+ m+ tu+ r+ m+ tu r m tu+ r m tu r+ mtu+ r+ m tu r m+ tu+ r m+ tu Tổng
1243 322 284 1158 175 54 58 160 3454
Biện luận để xác định trình tự và khoảng cách giữa các gen của hai loại phage trên.
2.

44
Ở một loài ruồi quả, hình dạng trứng do 1 cặp gen quy định, màu sắc mắt do 2 cặp gen quy định, thực
hiện phép lai sau:
P t/c: ♂ mắt trắng x ♀ mắt đỏ
F1: 100% trứng tròn; 100% trứng nở thành con mắt đỏ.
F1 x F1 → F2 có 1200 trứng dạng tròn và 400 trứng dạng bầu.
Ấp riêng các trứng ở F2thu được các con non nở ra từ trứng dạng tròn có tỉ lệ kiểu hình 15♀ đỏ: 5♀trắng:
6♂ đỏ: 4 ♂trắng. Các con non nở ra từ trứng có dạng bầu dục có tỉ lệ kiểu hình 3 ♂ đỏ: 17♂trắng. Biện
luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
ĐÁP ÁN:
1.
- Khoảng cách giữa các gen là:
+ RF r/m = (175+54+58+160)/3454 = 0.13 → khoảng cách giữa gen r và m là 13 cM
+ RF r/tu = (322+284+54+58)/3454 = 0.21 → khoảng cách giữa gen r và tu là 21 cM
+ RF m/tu = (322+284+175+160)/3484 = 0.27 → khoảng cách giữa gen m và tu là 27 cM
- Trình tự các gen là: m-r-tu hoặc tu-r-m.
2.
- Xét tính trạng hình dạng trứng F2: Tròn/bầu = 3/1 → Trứng tròn trội hoàn toàn so với trứng bầu dục (A:
trứng tròn; a trứng bầu dục).
21 3 3 1
- Xét tính trạng màu sắc mắt F2:Đỏ = ( 30 x 4 ) + ( 20 x 4 )= 9/16; Trắng = 7/16 → tương tác bổ sung
9:7. QUG: B-D-: mắt đỏ; (B-dd; bbD-; bbdd): mắt trắng.
- Trong số trứng bầu dục không có cái mắt đỏ và cái trắng → xảy ra liên kết giới tính
A A a
P: DdX B Y x Dd X B X b
a
Con đực mắt đỏ nở từ trúng bầu dục D- X B Y= 3/20 x ¼ = 3/80=0,0375
a a
→ X B Y = 1/20→ X B =0,1 → f=0,2
- Sơ đồ lai

Câu 58:

ĐÁP ÁN:

45
Câu 59:

ĐÁP ÁN:

Câu 60:

ĐÁP ÁN:
- Xét phép lai 1 và 5 cho thấy ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 12 : 3 : 1  đời F2 thu được 16 kiểu tổ hợp
giao tử  mỗi cơ thể F1 (phép lai 1 và 5) khi giảm phân cho 4 loại giao tử  F1 (phép lai 1 và 5) có kiểu
gen dị hợp tử về 2 cặp gen  tính trạng màu lông tuân theo quy luật tương tác át chế trội.

46
- Qui ước gen: A_B_ và A_bb: lông trắng (T); aaB_: lông nâu (N); aabb: lông xám (X)
- Sơ đồ lai:
+ Phép lai 1:
P: AAbb (T2) x aaBB (N)
F1: AaBb (T)
F2: 9 A_B_ (T) : 3 A_bb (T) : 3 aaB_ (N) : 1aabb (X)
+ Phép lai 2 :
P: AAbb (T2) x aabb (X)
F1: Aabb (T)
F2: 3 A_bb (T) : 1aabb (X)
+ Phép lai 3:
P: aaBB (N) x aabb (X)
F1: aaBb (N)
F2: 3 aaB_ (N) : 1aabb (X)
+ Phép lai 4:
P: AABB (T1) x aaBB (N)
F1: AaBB (T)
F2: 3 A_BB (T) : 1 aaBB (N) 
+ Phép lai 5:
P: AABB (T1) x aabb (X)
F1: AaBb (T)
F2: 9 A_B_ (T) : 3 A_bb (T) : 3 aaB_ (N) : 1aabb (X)

Câu 61: Ở loài Ong mật, alen A quy định cánh dài, alen a quy định cánh ngắn; alen B quy định cánh
rộng, alen b quy định cánh hẹp. Hai gen qui định 2 tính trạng trên đều nằm trên một cặp nhiễm sắc thể
thường và liên kết hoàn toàn với nhau. Cho ong cái cánh dài, rộng giao phối với ong đực cánh ngắn, hẹp
thu được F1 toàn cánh dài, rộng.
- Hãy xác định kiểu gen của P và F1.
- Nếu cho F1 giao phối với nhau thì tỷ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình của ong cái và ong đực ở F 2 như
thế nào ?
ĐÁP ÁN:
-Ong có hiện tượng trinh sản: trứng được thụ tinh nở thành ong cái có bộ nhiễm sắc thể 2n, trứng không
được thụ tinh nở thành ong đực có bộ nhiễm sắc thể n.
AB
 Kiểu gen P : Ong cái: AB ; Ong đực: ab.
Ở ong, trứng được thụ tinh thì tạo thành ong cái và ong thợ, trứng không được thụ tinh sẽ nở thành ong
đực. Vì vậy ta có sơ đồ lai
P: Ong cái cánh dài, rộng x ong đực cánh ngắn, hẹp
AB
♀ AB ♂ab
GP: AB ab
F1

47
AB
KG: 50% ab 50% AB
KH: 100% ong cái: Cánh dài, rộng ; 100% ong đực cánh dài, rộng
F1: ong cái cánh dài, rộng x ong đực cánh dài, rộng.
AB
♀ ab ♂ AB
GF: AB : ab AB
AB AB
F2: 1 ♀ AB : 1 ♀ ab : 1 ♂AB : 1 ♂ab
Kiểu hình: ong cái: 100% cánh dài rộng; ong đực: 1 cánh dài rộng: 1 cánh ngắn hẹp.

Câu 62: Ở chim, chiều dài lông và dạng lông do hai cặp alen (A, a. B, b) trội lặn hoàn toàn quy định. Cho
P thuần chủng có lông dài, xoăn lai với lông ngắn, thẳng, đời F 1 thu được toàn lông dài, xoăn. Cho chim
trống F1 lai với chim mái (M) chưa biết kểu gen, chim mái ở đời F 2 xuất hiện kiểu hình : 20 chim lông
dài, xoăn : 20 chim lông ngắn, thẳng : 5 chim lông dài thẳng : 5 chim lông ngắn, xoăn. Tất cả chim trống
của F2 đều có lông dài, xoăn. Biết một gen quy định một tính trạng và không có tổ hợp gen gây chết.
Xác định kiểu gen của chim mái (M) và tần số hoán vị gen của chim trống F1.
ĐÁP ÁN:
- Ở chim (♀XY, ♂XX), chiều dài lông và dạng lông do hai cặp alen
(A, a. B, b) trội lặn hoàn toàn quy định.
- Ptc: lông dài, xoăn x lông ngắn, thẳng
F1: 100% lông dài, xoăn
 dài, xoăn là trội so với ngắn, thẳng và F1 dị hợp tử về các gen đang xét.
- Mặt khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới khác nhau  có hoán vị gen.

 2 cặp gen đều nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên Y và chim trống F1 có kiểu gen .
- F1 : ♂ F1 x ♀ X- - (chưa biết KG),
F2 : ♀: 20 chim lông dài, xoăn : 20 chim lông ngắn, thẳng : 5 chim lông dài, thẳng : 5 chim lông ngắn,
xoăn.
♂: 100% lông dài, xoăn

Mà ♂ F2 nhận được giao tử từ chim mẹ


 chim mái đem lai có KG XABY.

- Hoán vị gen đã xảy ra với tần số:

Câu 63: Ở một loài động vật, giới cái mang cặp NST XX, giới đực mang cặp NST XY. Trong một phép
lai giữa hai cá thể P dị hợp thu được F1 có 708 cá thể trong đó số cá thể cái là 469. Giải thích kết quả
phép lai trên.
ĐÁP ÁN:
- Số cá thể đực là 708 – 469 = 239
- Tỉ lệ đực / cái = 239 : 469 = 1: 2  Cá thể bị chết ở giới đực. Vậy có hiện tượng gen lặn gây chết nằm
trên NST giới tính X không có gen tương ứng trên Y.
- Quy ước:

48
XA: dạng hoang dại (bình thường)
Xa: gây chết
- P: XAXa x XAY
G: XA; Xa XA; Y
F1:
XAXA XAXa XAY XaY
Bình thường Bình thường Bình thường Chết

Câu 64: Ở một loài côn trùng, khi khảo sát sự di truyền 2 cặp tính trạng màu mắt và độ dày mỏng của
cánh, người ta đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng, thu được F 1 100% mắt đỏ, cánh dày. Đem lai phân
tích con đực F1 thu được đời con Fb phân li theo số liệu:
25% con cái mắt đỏ, cánh dày;
25% con cái mắt vàng mơ, cánh dày;
50% con đực mắt vàng mơ, cánh mỏng.
Biết độ dày, mỏng của cánh do một cặp gen quy định. Biện luận tìm quy luật di truyền chi phối phép lai
và lập sơ đồ lai.
ĐÁP ÁN:
Xét riêng từng tính trạng:
+ Xét sự di truyền của tính trạng màu mắt: Pt/c => F1: 100% Mắt đỏ, F1 lai phân tích => Fb: Mắt đỏ: Mắt
vàng mơ = 1: 3 => F1 dị hợp tử về 2 cặp gen => tương tác bổ sung (kiểu 9:7), do mắt đỏ chỉ có ở con cái
=> 1 trong 2 alen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.
Quy ước: ♂ A- XBY: Mắt đỏ ♀ A-XB X-: Mắt đỏ
A- XbY, aa XBY, aa XbY: Mắt vàng mơ A- Xb Xb, aa XB X-, aa Xb Xb: Mắt vàng mơ
=> Kiểu gen là: Aa XBY x aa Xb Xb
+ Xét sự di truyền tính trạng độ dày mỏng của cánh: Pt/c => F1: 100% Cánh dày,
Fb: Cánh dày: cánh mỏng = 1:1. Vì tính trạng độ dày mỏng cánh do 1 gen quy định => tính trạng cánh dày
là trội, F1 dị hợp tử về một cặp gen, do chỉ có con đực cánh mỏng => Kiểu gen quy định độ dày, mỏng
cánh nằm trên NST X không có alen trên Y
Quy ước: XDY: đực cánh dày; XDXD, XDXd: cái cánh dày
XdY: đực cánh mỏng ; XdXd: cái cánh mỏng
F1: ♂ XDY x XdXd
Xét sự di truyền chung của hai tính trạng:
Fb có tỉ lệ phân li 2:1:1 khác (1:1)(3:1), số kiểu hình ít => 1 trong 2 cặp quy định màu mắt liên kết hoàn
toàn với gen quy định độ dày mỏng cánh.
D D d
=> Kiểu gen F1: ♂ Aa X B Y, ♀ Aa X B X b
D D d
=> Kiểu gen P: ♀ AA X B X B và ♂ aa X b Y.
D D d
Sơ đồ lai. Pt/c : AA X B X B × aa X b Y
D D d
F1 Aa X B Y: Aa X B X b
D d d
♂ F1 Aa X B Y × aa X b X b
d D d D d d
Fb TLKG: 1/4Aa X b Y: 1/4Aa X B X b : 1/4aa X B X b : 1/4aa X b Y
TLKH: 25% con cái mắt đỏ, cánh dày;

49
25% con cái mắt vàng mơ, cánh dày;
50% con đực mắt vàng mơ, cánh mỏng;

Câu 65: Ở một loài thực vật, sự hình thành màu hoa chịu sự
chi phối của 3 locus A, B và D. Gen D tổng hợp ra protein
D, khi có protein này thì các gen A và B mới có thể tạo ra
enzim. Các enzim do gen A và gen B tổng hợp sẽ tham gia
vào con đường tổng hợp sắc tố cánh hoa như sơ đồ hình 9.
Khi không có sắc tố thì hoa có màu trắng. Các gen lặn a, b, d
đều không tổng hợp được protein.
a) Nêu hai giả thuyết giải thích bằng cách nào protein D
có thể hoạt hóa cùng lúc hai gen A và B.
b) Cho cây dị hợp tử về 3 cặp gen trên tự thụ phấn, xác định tỉ lệ kiểu hình ở đời con. Biết rằng gen A
và D có khoảng cách di truyền là 40cM, gen B phân li độc lập với gen A và gen D.
ĐÁP ÁN:
a Thí sinh có thể nêu hai trong số các giả thuyết sau: (mỗi giả thuyết đúng cho 0,5 điểm)
- Giả thuyết 1: Protein D là yếu tố phiên mã. Gen A và B có trình tự điều hòa (trình tự promoter,
trình tự enhancer…) giống nhau và đều được hoạt hóa bởi protein D.
- Giả thuyết 2: Protein D là enzim cải biến Histon (enzim acetyl hóa, khử metyl hóa, gắn nhóm
phosphat…), các gen A và B cùng chứa các tín hiệu giống nhau để protein D có thể nhận biết, bám
vào thực hiện chức năng.
- Giả thuyết 3: Protein D làm bất hoạt protein ức chế đồng thời gen A và gen B.
Thí sinh nêu các giả thuyết khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa.
b Quy ước kiểu gen:
A-B-D-: Hoa đỏ; A-bbD-: Hoa vàng; aa--D- và ----dd: Hoa trắng
- Trường hợp 1: Cây P có kiểu gen AD/ad Bb.
Sơ đồ lai: P: AD/ad Bb x AD/ad Bb
F1: (59%A-D- : 16% A-dd : 16% aaD- : 9% aadd)(75%B- : 25%bb)
Kiểu hình:
- Hoa đỏ (A-B-D-) = 0,59 x 0,75 = 44,25%.
- Hoa vàng (A-bbD-) = 0,59 x 0,25 = 14,75%
- Hoa trắng: 100% - 44,25% - 14,75% = 41%.
Vậy tỉ lệ kiểu hình ở F1 là: 44,25% hoa đỏ : 14,75% hoa vàng : 41% hoa trắng.
- Trường hợp 2: Cây P có kiểu gen Ad/aD Bb.
Sơ đồ lai: P: Ad/aD Bb x Ad/aD Bb
F1: (54%A-D- : 21% A-dd : 21% aaD- : 4% aadd)(75%B- : 25%bb)
Kiểu hình:
- Hoa đỏ (A-B-D-) = 0,54 x 0,75 = 40,5%.
- Hoa vàng (A-bbD-) = 0,54 x 0,25 = 13,5%
- Hoa trắng: 100% - 40,5% - 13,5% = 46%.
Vậy tỉ lệ kiểu hình ở F1 là: 40,5% hoa đỏ : 13,5% hoa vàng : 46% hoa trắng.

Câu 66:

50
1. Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội
hoàn toàn. Tính theo lý thuyết, ở phép lai P: AaBbDdHh x AaBbDdHh thu được F 1 có kiểu hình mang 2
tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
2. Xét các phép lai dưới đây giữa một dòng nhạn màu đỏ tía thuần chủng và ba dòng nhạn trắng thuần
chủng.

Phép lai
Phép lai 1 Phép lai 2 Phép lai 3
Thế hệ
P đỏ tía × trắng-1 đỏ tía × trắng-2 đỏ tía × trắng-3
F1 19 đỏ tía 19 đỏ tía 18 đỏ tía
F1 x F1  F2 95 đỏ tía 79 đỏ tía 54 đỏ tía
31 trắng 36 trắng 32 trắng
28 đỏ 19 đỏ
17 xanh da trời
6 nâu
a. Biện luận để xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng trên và kiểu gen của mỗi con nhạn trắng.
(Không cần viết sơ đồ lai)
b. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình nhận được nếu F1 của phép lai 2 được lai với nhạn trắng-2.
c. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình nhận được nếu F1 của phép lai 3 được lai với nhạn trắng-3.
ĐÁP ÁN:
Câu Nội dung
1

- Ở đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: × ×

=
2a - Xét phép lai 3:
P: đỏ tía x trắng-3 → F1: 100% đỏ tía.
F1 × F1 → F2: gồm 5 kiểu hình phân li theo tỉ lệ ≈ 27:16:9:9:3 = 64 kiểu tổ hợp.
⇒ Mỗi F1 tạo được 8 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau, tức F1 dị hợp 3 cặp gen phân li độc lập trên
nhiễm sắc thể thường (giả sử F1: AaBbDd).
F1 × F1: AaBbDd × AaBbDd
⇒ F2: ( 3A_:1aa) (3B_: 1bb) (3D_:1dd)
27 A_B_D_: 27 đỏ tía.
9 A_B_dd: 9 đỏ.
9 A_bbD_: 9 xanh da trời.
3 A_bbdd: 3 nâu
9 aaB_D_ + 3 aaB_dd + 3 aabbD_ + 1 aabbdd: 16 trắng.
Vậy tính trạng do tương tác giữa 3 cặp gen phân li độc lập (bổ sung + át chế)
B-D_ : màu đỏ tía; B_ dd: màu đỏ; bbD_ : xanh da trời; bbdd: màu nâu.
A_ : biểu hiện màu.
a: át chế biểu hiện màu và qui định màu trắng.
Do F1: 100% đỏ tía (AaBbDd)
⇒ Trắng-3: aabbdd
51
- Xét phép lai 2:
P: đỏ tía × trắng-2→ F1- 2 : 100% đỏ tía.
F1 × F1 → F2: gồm 3 kiểu hình phân ly theo tỉ lệ ≈ 9 đỏ tía : 4 trắng : 3 đỏ = 16 kiểu tổ hợp.
⇒ F1 dị hợp 2 cặp gen ⇒ trắng-2 đồng hợp trội một trong 2 cặp gen BB hoặc DD.

Mặc khác ở F2 có đỏ (A_B _dd) = A_× 1B_× dd ⇒ F1-2: AaBBDd ⇒ Trắng-2:


aaBBdd.
- Xét phép lai 1:
P: đỏ tía × trắng-2→ F1- 2 : 100% đỏ tía.
F1 × F1 → F2: gồm 2 kiểu hình phân ly theo tỉ lệ ≈ 3 đỏ tía: 1 trắng = 4 kiểu tổ hợp.
⇒ F1 dị hợp 1 cặp gen ⇒ trắng-1 đồng hợp trội 2 cặp gen BB và DD ⇒ F1-1: AaBBDD ⇒
Trắng-1: aaBBDD.
2b Nếu F1 của phép lai 2 được lai với nhạn trắng-2
F1-2 (AaBBDd ) × Trắng-2 ( aaBBdd)
→ F2: (1Aa: 1aa) (1BB) (1Dd: 1dd)
⇒ 1AaBBDd : 1 đỏ tía
1AaBBdd: 1đỏ
1aaBBDd+1aaBBdd: 2 trắng.
2c Nếu F1 của phép lai 3 được lai với nhạn trắng-3
F1-3 : AaBbDd ( đỏ tía) × aabbdd ( trắng-3).
→ F2: ( 1Aa: 1aa) (1Bb: 1bb) (1Dd:1dd)
⇒ 1AaBbDd: 1 đỏ tía
1AaBbdd: 1 đỏ
1AabbDd: 1 xanh da trời
1Aabbdd: 1 nâu
1aaBbDd + 1aaBbdd + 1aabbDd + 1aabbdd: 4 trắng

Câu 67:

52
ĐÁP ÁN:

Câu 68: Có hai dòng ruồi giấm thuẩn chủng (A và B) đều có kiểu hình đột biến – mắt xù xì. Lai ruồi cái
của dòng A với ruồi đực của dòng B, thu được F1 gồm: 100% ruồi cái mắt kiểu dại và 100% ruồi đực mắt
53
xù xì. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 gồm: 256 ruồi cái mắt kiểu dại, 250 ruồi cái mắt xù xì,
64 ruồi đực mắt kiểu dại và 436 ruồi đực mắt xù xì. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.
ĐÁP ÁN:

Câu 69:

ĐÁP ÁN:

54
Câu 70:

ĐÁP ÁN:

55
Câu 71: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; tính
trạng chiều cao cây được quy định bởi hai gen, mỗi gen có hai alen (B, b và D, d) phân li độc lập. Cho
cây hoa đỏ, thân cao (P) dị hợp tử về 3 cặp gen trên lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ
lệ 7 cây thân cao, hoa đỏ: 18 cây thân cao, hoa trắng: 32 cây thân thấp, hoa trắng: 43 cây thân thấp, hoa
đỏ.
a) Xác định kiểu gen của cơ thể đem lai.
b) Nếu cho cây (P) tự thụ phấn, xác định tỷ lệ cây thân cao hoa đỏ đồng hợp trong số những cây thân
cao, hoa đỏ được tạo ra.
ĐÁP ÁN:
a + Cây hoa đỏ (P) dị hợp lai phân tích: Aa x aa =>1 Aa (đỏ): l aa (trắng).
Cây thân cao (P) dị hợp 2 cặp gen lai phân tích: => BbDd x bbdd => 1 đỏ: 3 trắng, chứng tỏ tương
tác 9 đỏ: 7 trắng, hai cặp Bb và Dd phân ly độc lập.
Quy ước B-D- đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng.
Phép lai phân tích BbDd x bbdd => l BbDd (đỏ): 3 (lbbDd + lBbdd + lbbdd) trắng.
+ Nếu 3 cặp gen phân li độc lập, ta sẽ được tỷ lệ kiểu hình (1:1)(1:3) = 1:1:3:3, trái thực tế, do đó
một ữong 2 cặp Bb hoặc Dd liên kết với Aa.
Có sự xuất hiện đủ của 4 lớp kiểu hình, chứng tỏ có hiện tượng hoán vị gen. Vì vai trò của B và D

56
trong việc hình thành kiểu hình là như nhau, do đó việc cặp Aa liên kết với Bb hay Dd đều như nhau.
+ Ta có phép lai [AaBbDd] x [aabbdd], cơ thể đồng hợp lặn chỉ cho 1 loại giao tử [abd], nên kiểu
hình đời con hoàn toàn phụ thuộc vào giao tử của cơ thể [AaBbDd] Cây cao, đỏ [AaBbDd] chiếm tỷ
lệ 7%, chứng tỏ giao tử [ABD] chiếm 7%, giao tử ẠB hoặc ẠD chiếm tỷ lệ 14% < 25%, do đó đây là
giao tử hoán vị.

+ Kiểu gen của cơ thể đem lai hoặc


b - Vì vai trò của B và D là như nhau trong việc tương tác tạo màu hoa, nên ta tính , Ab

toán dựa trên kiếu gen


Tần số hoán vị là 14%x2 = 28%.

- Phép lai: x tạo ra đời sau:

+ x tạo ra đời sau 51,96%A-B-. aB aB


+ Dd X Dd =>3/4D-: l/4dd.
Cây cao, đỏ chiếm tỷ lệ 51,96% x 3/4 = 38,97%.
Trong số đó, cây thuần chủng chiếm: 14%AB x 14%AB x 25%DD = 0,49%.
Tỷ lệ cần tìm là = 0,49%/38,97% = 1,26%.

Câu 72:

ĐÁP ÁN:

57
Câu 73:

ĐÁP ÁN:

Câu 74:

58
ĐÁP ÁN:

59
Câu 75:

ĐÁP ÁN:

Câu 76:

60
ĐÁP ÁN:

Câu 77:

61
ĐÁP ÁN:
a.

b.

62
Câu 78: Ở một loài động vật, khi cho lai con cái thuần chủng lông trắng với con đực thuần chủng lông
nâu, thu được F1 tất cả đều lông nâu. Cho F1 giao phối với nhau, được F2 gồm 238 con đực lông nâu, 124
con cái lông nâu, 82 con đực lông đỏ, 38 con cái lông đỏ, 120 con cái lông xám, 40 con cái lông trắng,
không có con đực lông xám và con đực lông trắng.
Biết rằng ở loài động vật này, cặp NST giới tính của con đực XY, con cái là XX; tính trạng nghiên cứu
không chịu ảnh hưởng của môi trường và không có đột biến mới xảy ra.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
ĐÁP ÁN:
- F2 phân tính : Nâu : Đỏ :Xám :Trắng ≈ 9 :3 :3 :1 => có 16 tổ hợp giao tử => tương tác gen theo kiểu bổ
trợ (1)
- Kiểu hình thu được ở F2 không phân bố đều ở 2 giới suy ra di truyền liên kết với giới tính
(2)
- Từ (1) và (2) => tính trạng màu sắc lông được chi phối đồng thời bởi quy luật di truyền tương tác gen và
di truyền liên kết giới tính.
- Quy ước : A-B- lông nâu ; A-bb lông đỏ ; aaB- lông xám ; aabb lông trắng
Tính trạng màu sắc lông được quy định bởi 2 cặp gen sẽ có 1 cặp gen nằm trên cặp NST thường và 1 cặp
gen nằm trên cặp NST giới tính.
Nếu gen nằm trên NST giới tính X mà không nằm trên Y và ngược lại thì kết quả thu được ở F 1 không
đúng như đề ra. Cặp gen này phải nằm trên đoạn tương đồng của X và Y.
- Sơ đồ lai :......

Câu 79: Trong một công thức lai ở ruồi giấm, người ta thu được các kiểu hình đời F 2 với số lượng cá thể
như sau:
- Ở ruồi giấm ♂: A - B - C -: 27; aaB - C-: 106; A - B- cc: 4; A- bbC-: 12; A- bbcc: 111;
aaB- cc: 11; aabbC-: 3; aabbcc: 26.
- Ở ruồi giấm ♀: A - B - C -: 152; aaB - C-: 148.
Xác định kiểu gen của F1. Tính khoảng cách giữa các gen ở ruồi cái F1.
ĐÁP ÁN:
- Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X vì các kiểu hình phân bố không đồng đều ở hai giới
đực và cái. TLKH ở ruồi đực F2 phụ thuộc vào tỉ lệ giao tử của ruồi cái F1:
63
+ Ruồi đực F2 có 2 kiểu hình: A - B – C và aabbcc → ruồi cái F 1 mang 3 cặp gen: Aa, Bb và Cc. Ruồi
đực F2 có 8 kiểu hình → xảy ra 2 TĐC đơn, 1 TĐC kép ở ruồi giấm cái F1
+ Hai kiểu hình: aaB – C –; A- bbcc chiếm tỉ lệ nhiều nhất, nên được sinh ra từ các giao tử liên kết → các
gen a, B và C cùng nằm trên một NST; A, b và c cùng nằm trên một NST.
+ Hai kiểu hình: A - B – cc; aabbC - chiếm tỉ lệ ít nhất → được sinh ra từ trao đổi chéo kép. Vì chỉ có gen
B bị đổi chỗ → gen B nằm giữa gen a và C.

Vậy kiểu gen của con cái F1 là: .

* Kiểu gen của con đực F1:

Con cái F1: cho các gtử: aBC; Abc; ABC; abc; aBc; AbC; ABc; abC

Để thu được các con cái F2 có 2 kiểu hình: A – B – C –; aaB – C – thì con đực F1 phải có kiểu gen: .
* Khoảng cách giữa các gen:
- Tổng số cá thể đực = 27 + 106 + 4 + 13 + 111 + 10 + 3 + 26 = 300

Khoảng cách giữa gen a và B: = 20cM

Khoảng cách giữa gen B và C: = 10cM

Câu 80: Tính trạng chiều cao thân ở một loài thực vật do một gen gồm hai alen quy định. Cho các cây
thân cao tự thụ phấn, F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 15 cây cao : 1 cây thấp. Lấy ngẫu nhiên 3 cây thân cao
F1, xác suất để trong ba cây đó chỉ có một cây dị hợp là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN:
- P (thân cao tự thụ phấn), F1 được 93,75% cây cao, 6,25% cây thấp = 15:1.
 thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp Gọi A – thân cao, a – thân thấp
- Trong số các cây thân cao P gồm cả cây thân cao đồng hợp và cây thân cao dị hợp (vì cây thân thấp F 1
chỉ có thể sinh ra từ cây thân cao dị hợp tự thụ phấn).
- Gọi x là % cây thân cao dị hợp ở P => x(Aa x Aa) => F1: aa=x. 1/4
 x/4 = 1/16 = 0.0625 => x = 0.25
=> cấu trúc di truyền của quần thể tại P là: 0.75AA : 0.25Aa
 Cấu trúc di truyền của quần thể F1 là:
(0.75 + 1/4.0.25)AA + 1/2.0.25Aa + 1/4.0.25aa
0.8125AA + 0.125Aa + 0.625aa = 1
 13AA : 2Aa : 1aa
 Xác xuất lấy được 3 cây trong ba cây đó chỉ có một cây dị hợp là: (2/15)1 x (13/15)2 x C13 = 338/1125.

Câu 81: Ở một loài thực vật, A quy định thân cao trội hơn a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ, trội
hơn b quy định hoa trắng; hai locus gen này phân li độc lập với nhau. Cho các cây thân thấp, hoa đỏ (P)
giao phấn với các cây thân thấp, hoa trắng, quần thể F1 thu được 87,5% thân thấp, hoa đỏ : 12,5% thân
thấp, hoa trắng.
a. Xác định tỷ lệ kiểu gen của các cây thân thấp, hoa đỏ ở thế hệ P.
64
b. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì tỷ lệ kiểu gen và tỷ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?
c. Cho các cây thân thấp, hoa đỏ ở thế hệ P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì xác xuất để ở thế hệ con
xuất hiện thân thấp, hoa đỏ là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN:
a. Gọi tỷ lệ kiểu gen của các cây thân thấp, hoa đỏ là xaaBB : (1-x)aaBb, vì kiểu gen của cây thân thấp
là aa nên ta chỉ xét locus B,b.
 Tỷ lệ giao tử b trong các cây thân thấp, hoa đỏ P là: (1-x)/2.
Khi cho các cây thân thấp, hoa đỏ P giao phấn với thân thấp, hoa trắng ở đời con là (1-x)/2 x 1 = 12,5%
 1-x = 25%  x = 75%.
Tỷ lệ kiểu gen của các cây thân thấp, hoa đỏ P là: 0,75 aaBB : 0,25aaBb.
b. Ta có tỷ lệ kiểu gen ở F1 là: 0,875 aaBb : 0,125 aabb.
Ta có tần số alen ở thế hệ F1 là: B = 0,4375, b = 0,5625  B = 7/16, b = 9/16
Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỷ lệ kiểu gen của quần thể F 1 tuân theo định luật Hác đi – Vanbéc:
49/256 aaBB: 126/256aaBb: 81/256 aabb.
Vậy tỷ lệ kiểu hình F1 là: 175 thân thấp hoa đỏ: 81 thân thấp hoa trắng.
c. Tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ P: 0,75 aaBB: 0,25 aaBb.
Tần số tương đối của alen B = 7/8, b= 1/8.
- Khi cho các cây thâp thấp, hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì tần số kiểu hình thân thấp, hoa trắng ở
thế hệ con là: 1/8 x 1/8 = 1/64.
Tần số kiểu hình thân thấp, hoa đỏ = 1- 1/64 = 63/64.

Câu 82: Ở một loài thực vật, xét sự di truyền của 3 tính trạng màu sắc hoa, hình dạng quả và vị quả. Tiên
hành phép lai P thuân chủng giữa cây hoa đỏ, quả tròn, vị chua với cây hoa trắng, quả dài, vị ngọt được F 1
có 100% các cây hoa hồng, quả tròn, vị ngọt. Đem gieo các hạt F1 và cho các cây này giao phấn với nhau,
đời sau thu được số lượng cây mỗi loại ở F 2 như sau : 40 hoa hồng, quả tròn, vị ngọt: 20 hoa đỏ, quả tròn,
vị ngọt: 20 hoa hồng, quả tròn, vị chua : 20 hoa hồng, quả dài, vị ngọt: 20 hoa trắng, quả tròn, vị ngọt: 10
hoa đỏ, quả tròn, vị chua : 10 hoa đỏ, quả dài, vị ngọt : 10 hoa trắng, quả tròn, vị chua : 10 hoa trăng, quả
dài, vị ngọt. Biết rằng, không có đột biến xảy ra, hãy:
1) Xác định quy luật di truyền chi phối mỗi tính trạng và kiểu gen của F1.
2) Xác định tỷ lệ kiểu gen và tỷ lệ kiểu hình ở đời con khi đem lai phân tích F1.
3) Có tối đa bao nhiêu kiểu gen và bao nhiêu kiểu hình có thể xuất hiện ở cả ba tính trạng trên.
ĐÁP ÁN:
1) Xác định quy luật di truyền chi phối mỗi tính trạng và kiểu gen của F1.
- Xét tính trạng màu sắc hoa: P thuần chủng, đỏ X trắng -> F1 được 100% hồng, F2 phân ly theo tỷ lệ 1
đỏ: 2 hồng: 1 trắng chứng tỏ hiện tượng trội không hoàn toàn, quy luật phân ly. Quy ước AA - đỏ, Aa -
hồng, aa - trắng. Phép lai F1 X F1 là: Aa x Aa.
- Xét tính trạng hình dạng quả: F2 phân ly theo tỷ lệ 3 tròn: 1 dài, chứng tỏ hiện tượng trội hoàn toàn, quy
luật phân ly. Quy ước B - tròn, b - dài. Phép lai F1 x F1 là Bb x Bb.
- Xét tính trạng vị quả: F2 phân ly theo tỷ lệ 3 ngọt: 1 chua chứng tỏ hiện tượng trội hoàn toàn, quy luật
phân ly. Quy ước D - ngọt, d - chua. Phép lai F1 X F1 là Dd x Dd.
- Nếu 3 cặp gen phân ly độc lập, ta sẽ được đời sau phân ly theo tỷ lệ (1:2:1)(3:1)(3:1), nhưng thực tế thu
được tỷ lệ (1:2:1)(1:2:1), chứng tỏ hai cặp gen chi phối hình dạng quả và vị quả cùng nằm trên 1 căp

NST, F1 dị hợp tử chéo. Kiểu gen của F1 là Aa


65
2) Xác định tỷ lệ kiểu gen và tỷ lệ kiểu hình ở đời con khi đem lai phân tích F1.

- Phép lai phân tích: Aa x aa

Tạo ra đời con có tỷ lệ kiểu gen (lAa: laa) (l :1 ) = 1:1:1:1


- Tạo ra tỷ lệ kiến hình (1 hổng: 1 trắng)(l quả tròn, vi chua: 1 quả dài, vi ngot) = 1:1:1:1.
3) Có tối đa bao nhiêu kiểu gen và bao nhiêu kiểu hình có thể xuất hiện ở cả ba tính trạng trên.
- Có tối đa 30 kiếu gen và 12 kiếu hình từ các cặp gen chi phối tính trạng kế trên.
- Giải thích: Xét cặp gen chi phối tính trạng màu sắc hoa, có tối đa 3 kiếu gen và 3 kiểu hình. Xét 2 tính
trạng hình dạng quả và vị ngọt, có tối đa 10 kiểu gen và 4 kiểu hình. Chung cho cả ba tính trạng có 3x10
= 30 kiểu gen và 3x4 = 12 kiểu hình.

Câu 83:

ĐÁP ÁN:

66
Câu 84:

ĐÁP ÁN:

Câu 85:

67
ĐÁP ÁN:

Câu 86:

ĐÁP ÁN:
a.

b.
68
Câu 87:

ĐÁP ÁN:

Câu 88: Ở một loài thực vật, cho cây cao, hoa trắng thuần chủng lai với cây thấp, hoa đỏ thuần chủng; F1
thu được toàn cây cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu dưực 4 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình cây
cao, hoa trắng chiếm 24%. Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, mọi
diễn biến của nhiễm sắc thề trong gỉam phân ở tế bào sinh noãn vả tế bào sinh hạt phấn là giống nhau và
không có đột biến.
a) Biện luận và xác định quy luật di truyền của các tính trạng trên. Viết sơ đồ lai từ P đến F1 và xác
định tỉ lệ các loại giao tử ở F1?
b) Không viết sơ đồ lai hãy dự đoán ti lệ các loại kiểu hình ở F2.
ĐÁP ÁN:
a) Quy luật di truyền, SĐL, tỉ lệ giao tử
- Pt/c tương phản => F1 dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn, F2 thu được cây cao, hoa trắng chiếm 24% =>khác
với tỉ lệ phân li độc lập và liên kết gen hoàn toàn => Có hoán vị gen xảy ra.
- Sơ đồ lai từ Pt/c đến F1:

69
Pt/c: Cây cao, trắng x cây thấp, đỏ

G: Ab aB

F1: (Cây cao, hoa đỏ)


- Gọi tần số hoán vị gen là f => ta có: [(1 - f)2/4 + 2(f/2)(1 - f)/2)] = 0,24 => f = 0,2
=> Tỉ lệ giao tử của F1 là: Ab = aB = 04; AB = ab = 0,1
b) Tỉ lệ KH:
- Cao, đỏ: A- B- = 50% +1% = 51%
- Cao trắng: A- bb = 25% - 1%= 24%
- Thấp đỏ: aaB- = 25% - l%= 24%
- Thấp trắng: aabb = 1%

Câu 89: Cho biết các câu sau đây là đúng hay sai? Giải thích rõ từng trường hợp.
a) Sự tương tác giữa các gen mâu thuẫn với qui luật phân li của các alen (qui luật Menđen).
b) Hai alen thuộc cùng một gen có thể tương tác với nhau.

c) Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị giữa
alen A và a. Nếu không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết quá trình giảm phân của tế bào trên đã tạo ra 4
loại giao tử với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
d) Lấy nhân tế bào tuyến vú của cừu A chuyển vào tế bào trứng đã loại nhân của cừu B. Tiếp tục nuôi
cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi rồi cấy vào cừu C, sinh ra cừu con D. Cừu D
có mang đặc điểm của A lẫn B.
ĐÁP ÁN:
a) - Sai.
- Sự tương tác giữa các gen không mâu thuẫn với qui luật phân li của các alen (qui luật Menđen) vì
tương tác gen là sự tương tác qua lại giữa các sản phẩm của gen chứ không phải là sự tương tác bản
thân của các gen.
b) - Đúng
- Vì hai alen thuộc một gen có thể tương tác với nhau theo kiểu:
+ Trội lặn hoàn toàn.
+ Trội lặn không hoàn toàn.
+ Đồng trội.
+ Gen đa alen có thứ bậc trội lặn khác nhau...
c) - Sai
- Một tế bào giảm phân có hoán vị tạo 4 loại với tỉ lệ 1:1:1:1
d) - Đúng
- Giống A những tính trạng do gen trong nhân quy định, giống B những tính trạng do gen trong tế bào
chất quy định.

Câu 90:

70
ĐÁP ÁN:

Câu 91:

ĐÁP ÁN:

71
Câu 92:

ĐÁP ÁN:

Câu 93:
1. Giải thích cơ chế xác định giới tính của người và ruồi giấm Drosophila trong các trường hợp dưới
đây:
NST giới tính
Loài XXY XO

Người Nam Nữ

Ruồi giấm Cái Đực

2. Ở một loài động vật, khi thực hiện phép lai giữa 1 cá thể đực lông đen với 2 cá thể cái lông đen (I) và
lông trắng (II), F1 thu được số tổ hợp giữa các loại tinh trùng và các loại trứng của cả 2 phép lai trên là 24.
Cho biết kiểu gen của cá thể đực và kiểu gen của cá thể cái I giống nhau, số loại trứng của cá thể cái II
bằng 50% số loại trứng của cá thể cái I. Biết rằng gen quy định tính trạng màu sắc lông nằm trên nhiễm
sắc thể thường. Hãy biện luận tìm ra quy luật di truyền chi phối tính trạng màu sắc lông và xác định kiểu
gen của 3 cá thể nói trên.
ĐÁP ÁN:
72
Ở người sự xác định giới tính còn do gen quy định: gen SRY xác định nam giới nằm trên NST Y. Gen
SRY sản xuất ra protein hoạt hóa trong hệ thống các nhân tố hoạt hóa các gen điều khiển sự phát triển của
tinh hoàn. Khi thiếu gen này, mô sinh dục sẽ phát triển thành noãn hoàng
- XXY có gen SRY : nam
- XO không có gen SRY: nữ
Ở ruồi giấm: sự xác định giới tính còn do sự cân bằng DT: NST Y rất quan trọng cho sự hữu thụ của ruồi
đực, nhưng nó không xác định giới tính. Các nhân tố xác định giới đực của ruồi giấm nằm trên các NST
thường trong trạng thái “đối trọng” với các nhân tố xác định giới cái nằm trên NST X: Nếu bộ đơn bội
của NST thường mang các nhân tố xác định giới đực có giá trị = 1 thì mỗi NST X mang các nhân tố XĐ
giới cái = 1,5
- Cá thể XXY có các nhân tố xác định giới đực = 2 và các nhân tố xác định giới cái = 3  biểu hiện giới
cái
- cá thể XO có các nhân tố xác định giới đực = 2 và các nhân tố xác định giới cái = 1,5 nên biểu hiện giới
đực.
- Biện luận để xác định được phép lai với cái I, mỗi bên cho 4 loại giao tử
 đực và cái I phải dị hợp 2 cặp gen và 2 cặp gen  Tính trạng màu sắc lông bị chi phối bởi qui luật
tương tác gen và có KG là Aa,Bb.
-Số loại trứng của cái II bằng = 2, màu lông cái II là trắng, dị hợp 1 cặp gen nên có thể có KG là Aa,bb
hoặc aa,Bb
 kiểu tương tác bổ trợ hoặc át chế do gen lặn

Câu 94:
1. Ở ngô, một đột biến gen làm một hạt ngô nẩy mầm ngay khi bắp còn ở trên cây. Hãy cho biết gen này
trước khi bị đột biến có chức năng gì ? Giải thích.
2. Màu thân của 1 loài thực vật sinh sản hữu tính là 1 tính trạng số lượng được điều khiển bởi 5 locut gen
phân li độc lập, mỗi locut có 2 alen được kí hiệu A/a; B/b; C/c; D/d; E/e.Nếu cá thể mang ít nhất 4 alen trội
sẽ có màu nâu sẫm. cá thể có từ 23 alen trội có màu nâu nhạt. Các kiểu gen còn lại có màu xanh. Lai dòng
thuần chủng đồng hợp trội về 5 alen với dòng đồng hợp lặn thì kiểu hình mong đợi ở F1 và F2 như thế nào?
ĐÁP ÁN:
1/- Hạt có nảy mầm hay không phụ thuộc vào tỉ lệ AAB/GA. Bình thường trong hạt ngô già còn trên cây,
hàm lượng axit abxixic (AAB) cao ức chế nảy mầm. – 0,25đ
- Gen trước khi ĐB mã hóa AAB hoặc các yếu tố liên quan đến quá trình tổng hợp, hoạt động của AAB.
Khi gen bị đột biến, AAB không được tạo ra( hoặc không hoạt động), nên hạt nảy mầm sớm ngay khi còn
trên cây – 0,25đ
2/ – 0,5đ
P: AABBCCDDEE x aabbccddee
F1 AaBbCcDdEe ( 100% nâu sẫm)
- Số loại giao tử: 2 , số kiểu tổ hợp giao tử: 45
5

- Tỉ lệ cá thể không có alen trội nào và cá thể có 1 alen trội( màu xanh) là:
C010/ 45 + C110 / 45 = 11/1024
- Tỉ lệ cá thể có 2 - 3 alen trội ( Nâu nhạt) là:
C210/ 45 + C310 / 45 = 165/1024
- Tỉ lệ cá thể có ít nhất 4 alen trội ( Nâu thẫm) là:
1- (11/1024 + 165/ 1024)= 848/1024
73
Vậy kiểu hình mong đợi ở: + F1 là 100% nâu thẫm
+ F2 là 848 nâu thẫm: 165 nâu nhạt : 11 xanh

Câu 95: Khoảng cách giữa 3 lôcut gen A, B và D trên bản đồ di truyền được biểu diễn như hình vẽ dưới
đây.
A (30cM) B (10 cM) D

Biết rằng trong mỗi đoạn giữa A và B, giữa B và D chỉ có một điểm trao đổi chéo duy nhất. Nếu chỉ 1
trong 2 trao đổi chéo xảy ra thì gọi là trao đổi chéo đơn. Nếu 2 trao đổi chéo xảy ra đồng thời thì gọi là
trao đổi chéo kép.
a. Tần số tái tổ hợp giữa 2 lôcut A và D được mong đợi là bao nhiêu?
b. Nếu xảy ra hiện tượng nhiễu (giảm tần số trao đổi chéo lí thuyết) với hệ số bằng 0,2 thì tần số trao đổi
chéo kép trong thực nghiệm là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN:
a. Xác suất tái tổ hợp giữa các alen thuộc lôcut A và D là
(0,3 + 0,1) – 2(0,3 x 0,1) = 0,34
Vậy tần số tái tổ hợp giữa 2 gen A và D là 0,34 hay 34% (0,25 đ)
b. Tái tổ hợp gen B trong nhóm liên kết này thực tế là xảy ra đồng thời 2 trao đổi chéo đơn giữa A với B
và giữa B với D theo nguyên tắc trao đổi chéo kép làm thay đổi gen ở giữa.
Từ công thức tính hệ số nhiễu: L = 1 – (tần số TĐC thực tế/ tần số TĐC kép lí thuyết)
Ta có: tần số TĐC thực tế = (1 – L) x tần số TĐC kép lí thuyết (0,25 đ)
Thay số vào ta có: Tần số TĐC thực tế = (1 – 0,2) x (0,3 x 0,1) = 0,024
 trong thực tế tần số tái tổ hợp của lôcut gen B trong nhóm liên kết này là 2,4%. (0,25 đ)

Câu 96:

ĐÁP ÁN:

74
Câu 97:

ĐÁP ÁN:
a.

75
b.

Câu 98:

ĐÁP ÁN:

76
Câu 99: Ở một loài chuột có một loại đột biến có kiểu hình hoàn toàn bình thường nhưng lại có bất
thường về mặt sinh sản thể hiện qua các số liệu ở bảng dưới đây:
Số phôi trung bình
Làm tổ Chết sau khi Phôi bình Phôi chết
Phép lai trong tử làm tổ thường (%)
cung
♂ Đột biến x ♀ bình thường 8,7 5,0 3,7 57,5
♂ Bình thường x ♀ bình thường 9,5 0,6 8,9 6,3

1. Chuột đực bị đột biến có thể có bất thường gì về mặt di truyền? Giải thích.
2. Làm thế nào người ta có thể xác định được chính xác những bất thường về mặt di truyền ở con
chuột đực bị đột biến này?
ĐÁP ÁN:
a) - Theo bảng số liệu ta thấy chuột đực đột biến bị giảm khả năng sinh sản khoảng chừng 50% (57,5% –
6,3%= 51,2%) chứng tỏ con chuột này hoặc là chuyển đoạn dị hợp tử hoặc là đảo đoạn dị hợp tử. 0,5đ
- Theo lý thuyết cá thể chuyển đoạn dị hợp tử thường bị bất thụ 50% vì do có nhiễm sắc thể tham gia
vào chuyển đoạn bắt đôi với nhau thành hình chữ thập sau đó phân li nhau theo các kiểu khác nhau dẫn
đến tạo ra 50% giao tử mất cân bằng gen, 50% giao tử cân bằng gen. Các giao tử mất cân bằng gen khi
thụ tinh tạo ra hợp tử sẽ bị chết ở các giai đoạn khác nhau. (0,25 điểm)
- Cá thể đảo đoạn dị hợp cũng bị bất thụ chừng 50% vì khi trao đổi chéo xảy ra trong vòng đảo đoạn sẽ
tạo ra 50% giao tử mất cân bằng gen. Các giao tử này khi thụ tinh sẽ tạo ra các hợp tử mất cân bằng gen
và chúng sẽ bị chết ở các giai đoạn phôi thai. (0,25 điểm)

77
b) - Chúng ta có thể nhận biết chính xác chuột đột biến là chuyển đoạn dị hợp tử hay đảo đoạn dị hợp tử
dựa trên quan sát tiêu bản giảm phân của con chuột đực này. (0,5 điểm)
- Nếu trên tiêu bản quan sát thấy các nhiễm sắc thể bắt đôi hình chữ thập thì đó là chuyển đoạn dị hợp.
(0,25 điểm)
- Nếu thấy các nhiễm sắc thể bắt đôi với nhau tạo nên một vòng hình ô mega thì đó là đảo đoạn dị hợp tử.
(0,25 điểm)

Câu 100: Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng quy định;
tính trạng cấu trúc cánh hoa do 1 cặp gen (D, d) quy định. Cho hai cây (P) thuần chủng giao phấn với
nhau, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 49,5% cây hoa đỏ, cánh
kép : 6,75% cây hoa đỏ, cánh đơn : 25,5% cây hoa trắng, cánh kép : 18,25% cây hoa trắng, cánh đơn. Biết
rằng không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử
cái với tần số bằng nhau.
a. Xác định hiện tượng di truyền của phép lai.
b. Số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen ở F2
c. Số loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép.
ĐÁP ÁN:
a. Xác định hiện tượng di truyền của phép lai:
Xét từng tính trạng ở F2:
- Màu sắc: đỏ : trắng = (49,5% + 6,75% : 25,5% + 18,25%) = 56,25% : 43,75% = 9 : 7
 Tính trạng màu sắc di truyền tương tác bổ sung
 F1 dị hợp hai cặp gen (AaBb) quy định màu đỏ. (0,25đ)
Quy ước: A- B- : đỏ; A-bb, aaB-, aabb: trắng.
- Cấu trúc cánh: kép : đơn = (49,5% +25,5% : 6,75% +18,25%) = 75% : 25% = 3 : 1
 F1 dị hợp 1 cặp gen Dd  cấu trúc cánh di truyền theo quy luật phân li.
Quy ước: D: cánh kép; d: cánh đơn  KG F1: Dd x Dd (0,25đ)
Xét chung các tính trạng ở F2: (9 đỏ : 7 trắng) (3 kép : 1 đơn) khác với tỉ lệ đề bài nhưng đều cho 4 tổ hợp
ở F2 nên cặp gen quy định về cấu trúc cánh (D, d) di truyền liên kết không hoàn toàn với một trong hai
cặp gen quy định màu sắc (A, a; B, b). (0,25đ)
Ở F2: Cây hoa đỏ, cánh hoa kép A-B-D- = 49,5% = A-D- (hoặc B-D-) x ¾ = 49,5%
 A-D- (hoặc B-D-) = 0,66  aadd (hoặc bbdd) = 0,66 – 0,5 = 0,16 = 0,4 ad x 0,4 ad
 ad = 0,4 = AD là giao tử liên kết
Ad = aD = [1 – (0,4x2)] : 2 = 0,1, giao tử hoán vị và tần số hoán vị gen f = 0,1 x 2 = 0,2. (0,5đ)

AD
 Kiểu gen F1: Bb (0,25đ)
ad
AD AD
F1: Bb (f = 0,2) x Bb (f = 0,2)
ad ad
F2: A-D- = 0,66; aadd = 0,16; A-dd = aaD- = 0,09
B- = ¾; bb = 1/4 (0,25đ)

b. Số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen ở F2


Số cây hoa đỏ, cánh kép dị hợp tử về 1 trong 3 cặp gen ở F2 là

78
AD AD AD
BB + Bb + BB =
aD AD Ad
0,4 x 0,1 x ¼ x 2 + 0,4 x 0,4 x ½ + 0,4 x 0,1 x ¼ x 2 = 0,02 + 0,08 + 0,02 = 0,12
(0,5đ)
c. Số loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, cánh kép.
Hoa trắng, cánh kép A-D-bb + aaD-B- + aaD-bb =
[(2x2)+1] x 1 + (1x2) x 2 + (1x2) x 1 = 5 + 4 + 2 = 11 loại kiểu gen.

Câu 101: Ở một loài, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng; gen B quy định quả tròn, gen b
quy định quả dẹt; gen D quy định quả ngọt, gen d quy định quả chua. Các gen này cùng nằm trên 1 NST
thường. Đem lai phân tích cây quả đỏ, tròn, ngọt dị hợp tử về 3 cặp gen (cây P). Cho các giả thiết dưới
đây:
a) Giả thiết 1: F1 thu được 110 cây quả đỏ, tròn, ngọt; 108 cây quả vàng, dẹt, chua; 68 cây quả đỏ, tròn,
chua; 66 cây quả vàng, dẹt, ngọt; 18 cây quả đỏ, dẹt, ngọt; 20 cây quả vàng, tròn, chua. Biện luận kiểu
gen của P và lập bản đồ gen.
b) Giả thiết 2: F1 thu được 146 cây quả đỏ, tròn, ngọt; 147 cây quả vàng, dẹt, chua; 69 cây quả đỏ, tròn,
chua; 66 cây quả vàng, dẹt, ngọt; 39 cây quả đỏ, dẹt, chua; 40 cây quả vàng, tròn, ngọt; 8 cây quả đỏ,
dẹt, ngọt; 6 cây quả vàng, tròn, chua. Xác định trình tự sắp xếp, khoảng cách giữa các gen và hệ số trùng
hợp.
ĐÁP ÁN:
a.
- Từ tỉ lệ kiểu hình cơ thể dị hợp P cho 6 loại giao tử với tỉ lệ:

+ ABD = abd = x 100 = 27,95%

+ ABd = abD = x 100 = 17,18%

+ Abd = aBD = x 100= 4,87%


 Cây P xảy ra trao đổi chéo ở 2 điểm nhưng không có trao đổi chéo kép.
- Hai kiểu hình có tỉ lệ lớn cho thấy 3 gen trội A, B, D cùng nằm trên một NST, 3 gen lặn a, b, d cùng
nằm trên 1 NST. Xảy ra trao đổi chéo đơn giữa B và b, giữa D và d.
- Khoảng cách giữa A và B là 9,74 cM
- Khoảng cách giữa A và D là 34,36 cM
Thứ tự các gen và kiểu gen của P:
Pa : BAD/bad x bda/bda
- Vẽ bản đồ gen
b.
- Kết quả phép lai cho 8 kiểu hình. Điều này chứng tỏ có cả trao đổi chéo đơn và trao đổi chéo kép.
- Hai kiểu hình có số lượng lớn nhất cho thấy các gen A, B, D cùng nằm trên 1 NST, tương tự các gen a,
b, d cùng nằm trên 1 NST.
- Các KH quả đỏ, dẹt, ngọt (A-bbD-) và vàng, tròn, chua (aaB-dd) có số lượng ít nhất (8+6) trong 8 KH
thu được, do đó chúng là những tổ hợp được hình thành do trao đổi chéo kép. Từ đó suy ra trình tự các
gen và công thức lai là:
P : ABD/abd x abd/abd
- Khoảng cách giữa các gen:

79
dB-A = (39+40+8+6)/521 x100% = 17,85 cM
dB-D=(69+66+8+6)/521 x 100% = 28,6 cM
- Vẽ bản đồ gen
- Tần số trao đổi chéo kép thực tế là (8+6)/521x 100% = 2,68%
- Tần số trao đổi chéo kép lý thuyết = dB-A x dB-D = 5,1%
 Hệ số trùng hợp: CC = 2,86%/ 5,1%= 0,52

Câu 102: Khi lai hai thứ thực vật thuần chủng cùng loài, người ta thu được kết quả như sau:
- Phép lai 1: P: ♀ thân đứng x ♂ thân bò; F1 và F2 đều hữu thụ.
- Phép lai 2: P: ♀ thân bò x ♂ thân đứng; F1 đều hữu thụ; F 2 có 75% số cây hữu thụ và 25% số cây bất
dục đực (các túi phấn không nở).
a. Nguyên nhân dẫn đến sự sai khác của 2 phép lai trên là gì?
b. Viết sơ đồ lai từ P đến F2 của 2 phép lai trên.
ĐÁP ÁN:
a.
- Nguyên nhân của sự sai khác ở 2 phép lai thuận nghịch trên là do đồng tử về gen lặn( kí hiệu a) quyết
định tính bất dục đực, nhưng gen lặn chỉ gây tính bất dục đực trong trường hợp nó được thống nhất hay
tương tác với tế bào chất từ thứ thân bò.
- Tế bào chất chủ yếu được truyền qua tế bào trứng (noãn)
b.
Nếu đánh dấu hình tròn là tế bào chất của thứ thân bò; hình vuông là tế bào chất của thứ thân đứng thì ta
có sơ đồ lai sau:
- Phép lai 1: P: ♀ thân đứng x ♂ thân bò

F1 (đều hữu thụ)

F2 : : : (đều hữu thụ).

Phép lai 2: P: ♀ thân bò x ♂ thân đứng

F1 (đều hữu thụ)

F2: : :
hữu thụ bất dục đực

Câu 103: Cho hai chim hoàng yến đều thuần chủng lai với nhau: chim trống màu lông vàng, cánh xẻ và
chim mái lông nâu, cánh bình thường. F 1 thu được tất cả chim trống có kiểu hình lông nâu, cánh bình
thường và chim mái lông vàng, cánh xẻ. Cho con trống F 1 lai với chim mái lông nâu, cánh bình thường
thu được F2 : 279 con lông nâu, cánh bình thường; 74 lông vàng, cánh xẻ; 15 lông nâu, cánh xẻ; 15 con
lông vàng, cánh bình thường.
a. Theo lí thuyết thì khoảng cách giữa hai gen là bao nhiêu? Biết mỗi gen quy định một tính trạng, một số
cá thể cái có kiểu gen đồng hợp tử lặn chết trong giai đoạn phôi.
80
b. Nếu dựa vào số lượng kiểu hình thực tế thu được để tìm khoảng cách giữa hai gen thì sai số là bao
nhiêu?
ĐÁP ÁN:
♂P. vàng, xẻ × ♀ nâu, bình thường
F1. ♀ vàng, xẻ; ♂ nâu, bình thường
- P thuần chủng, F1 phân li về kiểu hình =>hai cặp tính trạng di truyền khác nhau ở hai giới →
hai cặp gen nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng với NST Y.
→ P trống mang gen lặn.
- Quy ước: A - nâu; a – vàng; B – bình thường, b – xẻ.

→ kiểu gen P.
X ba X ba × X BAY

X aY X AX a
F1. 1 b : 1 B b
(♀ vàng xẻ; ♂ nâu, cánh bình thường).
- ♂ F1 x ♀ nâu, cánh bình thường:
X BA X ba X BAY
×
X A  Y  0,5
- Chim mái tạo 2 loại giao tử: B
→ Chim trống F1 tạo các loại giao tử với tỷ lệ khác nhau
→ xảy ra trao đổi chéo khi giảm phân tạo giao tử.
aa Đặt tỷ lệ giao tử của chim trống F1:
X BA  X ba  k
X bA  X Ba  0,5  k
Đặt số chim con chết là x
- Tổng số chim con sống sót = 383 => số hợp tử tạo ra 383  x
74  x
X baY 
383  x
74  x
0,5k 
383  x (1)

(2)
- Giải phương trình hệ phương trình ta được: x = 9

Khoảng cách giữa hai gen theo lý thuyết là: 16 cM.


(Cách 2: f = 0,153 => KC = 15,3)
Nếu tính theo số lượng con thu được thì tần số trao đổi chéo là:

b
Suy ra khoảng cách hai gen là 15,6 cM
Sai số: 16 – 15,6 = 0,4 cM
(Theo cách 2 → sai số = 15,6 - 15,3 = 0,3 cM)

81
Câu 104: Ở một loài động vật, cho con đực lông xám giao phối với con cái lông vàng được F 1 toàn lông
xám, tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: Giới đực: 3 lông xám : 1
lông vàng; Giới cái: 3 lông xám : 5 lông vàng. Nếu cho các con lông xám F 2 giao phối với nhau, xác suất
để F3 xuất hiện một con mang toàn gen lặn là bao nhiêu? Cho rằng không xảy ra đột biến và sự biểu hiện
tính trạng không chịu ảnh hưởng của môi trường.
ĐÁP ÁN:
- Nhận thấy ở F2: Tỉ lệ phân li KH chung ở hai giới là: Xám : vàng = 9 : 7 → Tính trạng màu sắc
lông di truyền theo quy luật tương tác bổ sung giữa 2 gen trội không alen.
- Tính trạng màu sắc lông phân bố không đều ở 2 giới → tính trạng liên kết giới tính, gen nằm trên
NST X, không có alen tương ứng trên Y;
Quy ước kiểu gen : A-B- : quy định lông xám
A-bb ; aaB- ; aabb: quy định lông vàng
- Vì trong tương tác bổ sung cho hai loại KH, vai trò của gen A và B là ngang nhau, do đó hai gen A hay B nằm
trên NST X đều cho kết quả đúng.
- TH 1: Gen B nằm trên NST X, để F 1 toàn lông xám → P phải có kiểu gen: AAX BXB (xám) ×
aaXbY (vàng) → XX là đực, XY là cái.
- TH 2: Gen A nằm trên NST X, để F1 toàn lông xám → P phải có kiểu gen: X AXABB(xám)
× XaYbb (vàng)
Tính xác suất:
- Để F3 xuất hiện cá thể mang toàn gen lặn thì dạng lông xám F 2 đem giao phối phải có kiểu gen ♂
AaXBXb × ♀AaXBY.
- Tỉ lệ con ♂ xám có kiểu gen AaXBXb là 1/3;
Tỉ lệ con ♀ xám có kiểu gen AaXBY là 2/3
- Xác suất để F3 xuất hiện một con mang toàn gen lặn là
1/3 × 2/3 × 1/4 x 1/4 = 1/72.

Câu 105:
1. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen người ta phải làm như thế nào?
2. Trình bày thí nghiệm của Moocgan để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết với giới tính.
3. Một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen có cả 2 loại alen trội thì
biểu hiện kiểu hình hoa đỏ; các kiểu gen còn lại biểu hiện kiểu hình hoa trắng. P: cây hoa trắng × cây hoa
trắng, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với các cây hoa trắng (cây M) thu được
đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phù hợp
với kiểu gen cây F1 × cây M? Đó là những phép lai nào? Giải thích.
(1) AaBb × AaBB. (2) AaBb × aaBb. (3) AaBb × aaBB. (4) AaBB × aabb.
(5) aaBb × AAbb. (6) Aabb × AABb. (7) AaBb × aabb. (8) AaBb × AAbb.
4. Nhóm máu ở người do 3 alen I , I , I quy định, trong đó kiểu gen IAIA, IAIO quy định nhóm máu A; IBIB,
A B O

IBIO quy định nhóm máu B; IAIB quy định nhóm máu AB; IOIO quy định nhóm máu O. Tuy nhiên I A, IB chỉ
biểu hiện ra kiểu hình khi trong kiểu gen có cặp alen HH hoặc Hh, còn nếu gặp hh thì đều biểu hiện thành
nhóm máu O. Các gen phân li độc lập. Một cặp vợ chồng: vợ nhóm máu A, chồng nhóm máu O; sinh con
đầu có nhóm máu AB, sinh con thứ 2 có nhóm máu B. Xác định kiểu gen của các thành viên trên.
ĐÁP ÁN:
1 - Tạo ra các cá thể sinh vật có cùng kiểu gen.
- Cho các cá thể này sống trong các điều kiện môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của
82
chúng.
2 Thí nghiệm:
Phép lai thuận Phép lai nghịch
PTC: ♀ Ruồi mắt đỏ × ♂ Ruồi mắt trắng PTC: ♂ Ruồi mắt đỏ × ♀ Ruồi mắt trắng
F1: 100% ruồi mắt đỏ (♀, ♂) F1: 100% ♀ mắt đỏ : 100% ♂ mắt trắng
F1 × F1: Ruồi mắt đỏ × Ruồi mắt đỏ F1 × F1: ♀ Ruồi mắt đỏ × ♂ Ruồi mắt trắng
F2: ♀: 100% ruồi mắt đỏ F2: ♀: 50% ruồi mắt đỏ : 50% ruồi mắt trắng
♂: 50% ruồi mắt đỏ : 50% ruồi mắt trắng ♂: 50% ruồi mắt đỏ : 50% ruồi mắt trắng
3 2 phép lai.
Đó là phép lai 3 và 8. (các phương án khác đều không cho điểm).
Giải thích:
P: AAbb × aaBB
F1: AaBb
F1 × cây hoa trắng
Chỉ có trường hợp 3 và 8 phù hợp kết quả.
(Thí sinh có thể giải thích theo các cách khác nhau, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
4 Nhóm máu A: (IAIA, IAIO) H-;
Nhóm máu B: (IBIB, IBIO) H-;
Nhóm máu AB: IAIBH-;
Còn lại là nhóm máu O.
Quy ước đủ: 0,25 điểm.
Vợ nhóm máu A: (IAIA, IAIO) H- × chồng nhóm máu O
Sinh con nhóm máu AB, B
Vậy người vợ là IAIO H-,
Người chồng nhóm máu O: chứa alen IB, vậy kiểu gen của chồng: (IBIB, IBIO, IAIB) hh
Con nhóm máu AB có kiểu gen IAIBHh, con nhóm máu B: IBIOHh.

Câu 106:
1. Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn;
không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao
tử cái. P: cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn × cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn, thu được F 1 có số cây thân thấp, hoa
trắng, quả dài chiếm 1%; các loại kiểu gen dị hợp 3 cặp gen có tỉ lệ bằng nhau.
a. Biện luận xác định quy luật di truyền, kiểu gen của P.
b. Theo lí thuyết, trong số cây có kiểu hình trội 2 tính trạng, cây dị hợp một cặp gen chiếm tỉ lệ bao
nhiêu?
2. Ở ong, trứng được thụ tinh nở thành ong thợ hoặc ong chúa, trứng không được thụ tinh nở thành ong
đực. Xét hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST thường và cách nhau 20cM. P: ♀
thân xám, cánh dài × ♂ thân đen, cánh ngắn, thu được F1 gồm 100% con thân xám, cánh dài. Cho F 1 × F1,
thu được F2. Cho biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Giả sử tỉ lệ thụ tinh của các loại trứng là như
nhau và tất cả các trứng đều nở thành ong con. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình F2 như thế nào?
ĐÁP ÁN:
1 a. P: cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn × cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn, thu được F1: có cây thân thấp,
hoa trắng, quả dài.
Suy ra: cao trội hoàn toàn so với thấp; đỏ trội hoàn toàn so với trắng; tròn trội hoàn toàn so với dài;
83
P: dị hợp 3 cặp gen
Quy ước: A: cao, a: thấp; B: đỏ, b: trắng; D: tròn, d: dài.
F1: aabbdd = 0,01,
Trường hợp 1: A, a, B, b nằm trên cùng 1 cặp NST, D, d cặp NST khác.
=> aabb = 0,04. Xảy ra hiện tượng hoán vị gen.
Nếu P: cùng kiểu gen: thì ab = 20%. f = 40%.
Ab Ab
=> P: ×
aB aB
Ab AB
= [(1-f)/2]2; = (f/2)2; 2 loại kiểu gen này có tỉ lệ khác nhau => 2 loại kiểu gen dị hợp 3 cặp có
aB ab
tỉ lệ khác nhau. (loại)
Vậy P có kiểu gen khác nhau.
AB Ab
P: ×
ab aB
aabb = 0,04 = (1-f)/2 × f/2 => f = 20%.
AB Ab
P: Dd × Dd
ab aB

b. Kiểu hình trội 2 tính trạng: A-B-dd + (A-bb+aaB-)D- = 0,45.


Kiểu gen dị hợp 1 cặp gen:
AB AB aB aB
( + ) dd + ¿ + ) DD + ¿ + ) Dd = 0,21
Ab aB ab aB
Xác suất cần tìm: 0,21/0,45 = 7/15.

2 Từ F1 suy ra: thân xám trội hoàn toàn so với thân đen; cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Quy
ước: A thân xám; a thân đen; B cánh dài, b cánh cụt.
AB
P: ♀ × ♂ ab
AB
GP: AB ab
AB
F1: ♀ : ♂AB
ab
AB
F1 × F1: ♀ × ♂AB
ab
GF1: AB = ab = 0,4 AB
Ab = aB = 0,1
AB AB AB AB
F2: Ong cái: = = 0,2; = = 0,05
AB ab Ab aB
Ong đực: AB = ab = 0,2; Ab = aB = 0,05
Tỉ lệ kiểu hình: 70% thân xám, cánh dài : 20% thân đen, cánh ngắn : 5% thân xám, cánh ngắn : 5%
thân đen, cánh dài.

Câu 107: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Cho phép
lai: P: ♀ mắt trắng × ♂ mắt đỏ, ở F 1 thu được: 1003 cá thể ruồi cái mắt đỏ, 1005 cá thể ruồi đực mắt
trắng và 1 cá thể ruồi đực mắt đỏ. Cho cá thể ruồi đực mắt đỏ ở F 1 lai với ruồi cái mắt trắng thu được F 2
gồm: 50% ruồi đực mắt đỏ : 50% ruồi cái mắt trắng.

84
a) Biện luận và giải thích kết quả trên.
b) Xác định kiểu gen con đực mắt đỏ ở F1 và tỷ lệ kiểu gen ở F2.
Biết rằng, không xảy đột biến gen và đột biến số lượng NST, sức sống và khả năng sinh sản của các cá
thể như nhau.
ĐÁP ÁN:
a)
- Tỷ lệ kiểu hình đời con F 1 khác nhau ở 2 giới, tất cả ruồi cái đều có mắt đỏ → ruồi cái nhận gen A từ bố
→ Gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen trên Y.
Kiểu gen P: XaXa × XAY.
- Khi lai cá thể ruồi đực mắt đỏ F1 (mang gen A) với ruồi cái mắt trắng (XaXa) thu được đời con F2 có tỷ
lệ 50% ruồi đực mắt đỏ (mang gen A) và 50% ruồi cái mắt trắng (XaXa).
→ gen A ở ruồi đực mắt đỏ F 1 được di truyền cho con đực F2 mà không di truyền cho con cái F2 → gen A
ở ruồi đực mắt đỏ F1 nằm trên nhiễm sắc thể Y → Ở con đực đời P (X AY) đã xảy ra đột biến chuyển đoạn
gen A từ NST X sang NST Y trong giảm phân tạo giao tử YA sinh ra con đực mắt đỏ ở F1.
(Thí sinh giải thích cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
b)
- Kiểu gen của ruồi đực mắt đỏ F1 là XaYA
- F1: XaXa × XaYA → F2: 1XaXa : 1XaYA
→ Tỷ lệ kiểu gen ở F2 là 1XaXa : 1XaYA.

Câu 108:

85
ĐÁP ÁN:

86
Câu 109:

ĐÁP ÁN:

87
Câu 110:

ĐÁP ÁN:

88
Câu 111: Ở một loài thú, cho P thuần chủng, con đực lông xám giao phối với con cái lông vàng được F 1
toàn lông xám, tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:
Ở giới đực: 3 con lông xám: 1 con lông vàng.
Ở giới cái: 3 con lông xám: 5 con lông vàng.
Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện tính trạng không chịu ảnh hưởng của môi trường, trong loài
số lượng cá thể đực và cái tương đương nhau. Xác định:
a) Quy luật di truyền chi phối sự biểu hiện tính trạng màu sắc lông của loài nói trên.
b) Kiểu gen của P và F1.
c) Cho các con lông xám F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, xác suất xuất hiện một cá thể mang toàn gen
lặn ở F3 là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN:
a) Quy luật di truyền:
- Ở F2: Tỉ lệ phân li KH chung ở hai giới là: lông xám : lông vàng = 9:7 → Tính trạng màu sắc lông di
quy luật tương tác bổ sung giữa 2 gen không alen (phân li độc lập).
- Mặt khác, tính trạng màu sắc lông phân bố không đều ở giới đực và giới cái → có hiện tượng di truyền
liên kết với giới tính.
→ 1 gen nằm trên cặp NST thường, gen còn lại nằm trên NST giới tính.
b) Quy ước kiểu gen: A-B- : quy định lông xám
A-bb ; aaB- ; aabb: quy định lông vàng
- Kiểu gen của P và F1:
+ Ở F2 có 16 kiểu tổ hợp → F1 dị hợp 2 cặp gen → Pt/c khác nhau về cả 2 cặp gen.
(Tỷ lệ ở F2: 9 : 7 → Vai trò của 2 gen tương đương nhau, giả sử xét gen A nằm trên NST thường, gen B
89
nằm trên NST giới tính).
+ Giả sử gen B nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y:
Pt/c: ♂ xám (AAXBY) x ♀ vàng (aaXbXb) → F1: 1 ♀ xám AaXBXb : 1 ♂ vàng AaXbY (Không phù hợp
với bài ra).
+ Giả sử gen B nằm trên NST Y không có alen tương ứng trên X:
Pt/c: ♂ xám (AAXYB) x ♀ vàng (aaXX) → F1: 1 ♀ vàng AaXX : 1 ♂ xám AaXYB
(Không phù hợp với bài ra)
→ Gen B nằm trên vùng tương đồng của NST XY.
→ P có kiểu gen: ♂ AAXBYB x ♀ aaXbXb
F1: ½ AaXBXb : ½ AaXbYB (1 ♀ lông xám : 1 ♂ lông xám)
(Thí sinh có thể xét 2 trường hợp:
Nếu gen A nằm trên NST thường → Pt/c: ♂AAXBYB x ♀aaXbXb → F1: ½AaXBXb:½ AaXbYB
Nếu gen B nằm trên NST thường → Pt/c: ♂XAYABB x ♀XaXabb → F1: ½BbXAXa:½ BbXaYA)
c) Xác suất xuất hiện một cá thể mang toàn gen lặn ở F3
- Để F3 xuất hiện cá thể mang toàn gen lặn thì dạng lông xám F 2 đem giao phối phải có kiểu gen ♂
AaXbYB × ♀AaXBXb.
- Ở F2: ♂ lông xám có kiểu gen AaXbYB là 1/3; con ♀ xám có kiểu gen AaXBXb là 2/3
- Xác suất để F3 xuất hiện một con mang toàn gen lặn là: 1/3 × 2/3 × 1/4 x 1/4 = 1/72 (≈ 1,39%).
(Thí sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)

Câu 112: Ở một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có tác động của hai gen A và B theo sơ đồ

Gen a và b không có hoạt tính, hai cặp gen này nằm trên hai cặp NST khác nhau và không xảy ra đột
biến.
1. Hãy viết kiểu gen có thể có của cây hoa đỏ.
2. Cho cây hoa trắng lai với cây hoa trắng thu được F1 đồng loạt hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn được F2.
Cho các cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn, theo lý thuyết cây hoa trắng đồng hợp F3 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
3. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng, có bao nhiêu phép lai cho đời con phân li tỉ lệ kiểu
hình (3:1)?
ĐÁP ÁN:
1.AABB,AABb,AaBB,AaBb
(HS viết đủ và đúng cả 4 kiểu gen mới cho điểm)

90
2.P: AA bb x aaBB F1 AaBb F2: 9 (A-B) :3( A-bb):3(aaB-): 1bbbb
9 đỏ: 7 trắng
Đỏ F2( 1/9/AABB: 2/9 AABb:2/9AaBB:4/9AaBb) (0,25đ)
Tự thụ
F3:Trắng đông hợp : AAbb =2/9x1/4 +4/9 x1/16=3/36
aaBB=2/9 x1/4 +4/9x1/16 =3/36 7/36
aabb=4/9 x 1/16=1/36
3.
-TH1 : (3đỏ : 1 trắng)  2 phép lai :AABb x aaBb và AaBB x Aabb
-TH2:( 1Đỏ: 3 trắng ) 1 phép lai : AaBb x aabb
3 phép lai

Câu 113: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ
phấn, F1 thu được 4 loại kiểu hình. Biết rằng không trường hợp hoán vị gen bằng 50%,hãy xác định:
1.Kiểu gen của (P), nếu đời F1 thu được tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm 18,75%.
2. Kiểu gen của (P), nếu đời F1 thu được kiểu hình thân thấp, hoa trắng chiếm 25%.
3. Kiểu gen của (P), nếu đời F1 thu được tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm 54%.
4. Số kiểu gen của cây hoa đỏ, nếu đời F1 có 10 kiểu gen.
ĐÁP ÁN:
P: Cao đỏ( A-B-) tự thụ F1: 4 kiểu hìnhxuất hiện aabbCây cao đỏ P dị hợp về 2 cặp
gen(Aa,Bb) (0,25đ)
1. Cao, trắng (A-bb) =18,75% PLĐL P: AaBb (0,25đ)
2.thấp,trắng aabb=1/4 Các gen liên kết hoàn toàn P :AB/ab
3.Cao,đỏ( A-B-)=54% aabb= 0,04 Hoán vị gen với f=40% P: Ab/aB
4.F1 có 10 kiểu gen Có hoán vị gen 2 bên  F1 có 5 kiểu gen qui định kiểu hình cây cao,đỏ.

Câu 114:
a. Sử dụng các cây đậu F1 cùng có các cặp gen dị hợp trong hai phép lai riêng lẻ:
+ Phép lai thứ nhất thu được F2 720 cây cao trong tổng số 1280 cây cao và thấp.
+ Phép lai thứ hai: khi cho cây F1 có kiểu hình cây cao, hoa đỏ giao phấn thu được F 2 phân ly theo tỉ lệ: 9
cao - đỏ : 4 thấp - trắng : 3 thấp - đỏ. Hãy giải thích kết quả các phép lai trên.
b. Ở ruồi giấm, màu thân vàng và mắt trắng đều do gen lặn liên kết với nhiễm sắc thể X quy định (nhiễm
sắc thể Y không mang alen tương ứng). Phép lai giữa ruồi đực kiểu dại với ruồi cái thân vàng, mắt trắng
thu được F1. Trong khoảng 1500 con F1 có 1 con ruồi cái thân vàng, mắt trắng, 2 con ruồi đực kiểu dại.
Hãy giải thích cơ chế tạo ra ruồi cái thân vàng, mắt trắng và ruồi đực kiểu dại ở F 1. Biết rằng không xảy
ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
ĐÁP ÁN:
a.
+ Xét phép lai thứ nhất: tỉ lệ cây cao: cây thấp = 720 : (1280 – 720) = 9 : 7 ⇔F2 có 16 kiểu tổ hợp ⇒ cơ
thể F1 mỗi bên cần tạo 4 loại giao tử ⇔F1 dị hợp 2 cặp gen alen nhưng chỉ quy định 1 tính trạng ⇒ di
truyền tương tác gen.

91
 Qui ước kiểu gen: A-B- : cây cao
A-bb, aaB-, aabb: cây thấp.
+ Xét phép lai thứ hai:
cao 9 9
- tỉ lệ = = → tương tác gen, F1 dị hợp hai cặp gen alen (1)
thấp 3+ 4 7
hoa đỏ 9+ 3 3
- tỉ lệ = = → đỏ (gen D) > trắng (gen d)
hoa trắng 4 1
 cây F1 có kiểu gen là Dd x Dd (2).
- Từ (1) và (2)  cây F1 có 3 cặp gen dị hợp: Aa, Bb, Dd mà kết quả lai F 2 có 16 kiểu tổ hợp giao tử 
gen quy định màu hoa (Dd) phải liên kết hoàn toàn với gen quy định chiều cao cây.
- Vì F2 không xuất hiện cây cao - trắng ⇒ không có trường hợp A liên kết với d (hay B liên kết với d) chỉ
có A liên kết với D (hoặc B liên kết với D)
AD BD
 F1 cao - đỏ có kiểu gen là Bb hoặc Aa
ad bd
b.
* Giải thích cơ chế tạo ra ruồi cái thân vàng, mắt trắng và ruồi đực kiểu dại ở F1:
- Quy ước gen: A - kiểu dại, a - thân màu vàng.
B - kiểu dại, b - mắt trắng.
A a a
 KG P: ruồi đực kiểu dại X B Y , ruồi cái thân vàng, mắt trắng X b X b
a A a
 Bình thường, F1 chỉ xuất hiện ruồi đực thân màu vàng, mắt trắng ( X b Y ¿và ruồi cái kiểu dại ( X B X b).
- Kết quả thí nghiệm xuất hiện cả ruồi đực kiểu dại và ruồi cái thân vàng, mắt trắng
A a a
 F1 ruồi đực kiểu dại có kiểu gen X B X b Y và ruồi cái thân vàng, mắt trắng phải có kiểu gen X b 0
A
 Ở ruồi đực P cặp NST X B Y không phân ly trong giảm phân I (hoặc giảm phân II) xảy ra ở một số tế
A
bào sinh dục sơ khai  tạo ra tinh trùng dị bội: X B Y , 0.
Ruồi cái thân vàng, mắt trắng ( X ab X ab) giảm phân bình thường.
- Qua thụ tinh:
a a
+ Trứng X b x tinh trùng 0 → Hợp tử X b0 (cái thân vàng, mắt trắng);
+ Trứng X abx tinh trùng X AB Y → Hợp tử X AB X abY (đực kiểu dại).
* Sơ đồ lai:
P : ♂ X AB Y (kiểu dại) x ♀ X ab X ab (thân vàng, mắt trắng)
A a
G: X B Y, 0 Xb
F1 : X AB X ab Y (♂ kiểu dại) : X ab 0 (♀ thân vàng, mắt trắng)

Câu 115: Một loài thực vật xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với
alen a quy định thân thấp; alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không
có khả năng chịu mặn; cây có kiểu gen bb không có khả năng sống trong đất ngập mặn và hạt có kiểu gen
bb không nảy mầm trong đất ngập mặn. Để nghiên cứu và ứng dụng trồng rừng phòng hộ ven biển, người
ta cho 2 cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau để tạo ra các cây F 1 ở vườn ươm không nhiễm mặn;
sau đó chọn tất cả các cây thân cao F1 đem trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển, các cây này giao phấn
ngẫu nhiên tạo ra F2. Biết rằng không xảy ra đột biến.
a. Xác định tỉ lệ số cây trồng đồng hợp tử về cả 2 cặp gen trong tổng số cây thu được ở F2.

92
b. Dựa vào thực tế, người ta thấy rằng các cây thân cao có khả năng cản gió tốt hơn các cây thân thấp,
phù hợp với việc trông rừng phòng hộ ven biển. Để tạo ra dòng thực vật có độ thuần chủng cao về các
tính trạng mong muốn, người ta cho tự thụ phấn các cây (P) ban đầu qua nhiều thế, đồng thời chọn lọc
loại bỏ các đặc tính không mong muốn ở mỗi đời con. Theo lí thuyết, để thu được đời con có tỉ lệ hạt
thuần chủng chịu mặn, thân cao đạt hơn 90% thì cần phải tiến hành tự thụ phấn bao nhiêu thế hệ?
ĐÁP ÁN:
a.
P: AaBb x AaBb
F1 = (1/4 AA : 2/4 Aa : ¼ aa)(1/4 BB : 2/4 Bb: ¼ bb) (0.5đ)
 Chọn các cây thân cao (A-) trồng ở môi trường đất ngập mặn, các cây sống sót (B-) có TLKG:
(1/3 AA : 2/3 Aa)(1/3 BB : 2/3 Bb)
 Cho ngẫu phối thu được hợp tử F2 có TLKG:
(2/3 A : 1/3 a)2 x (2/3 B : 1/3 b)2
= (4/9 AA : 4/9 Aa: 1/9 aa)(4/9 BB : 4/9 Bb : 1/9 bb) (0.25đ)
 Các cây F2 có thể sống sót:
(4/9 AA : 4/9 Aa : 1/9 aa)(1/2 BB : ½ Bb)
 Tỉ lệ đồng hợp tử 2 cặp gen ở F2 = 4/9 x ½ = 2/9 (0.25đ)
b.
Đặt n là số thế hệ tự thụ phấn (0.5đ)
P : 100% AaBb
- Xét riêng tính trạng độ cao thân, qua các thế hệ tự thụ phấn, loại bỏ cây thân thấp, tỉ lệ kiểu gen có
dạng (0.25đ)

( ) = 1 − 1 1 ; (0.25đ)
n
1
1−

2 2(2)
n
- Fn : AA = 2
2

()
n
1
Aa =
2

Aa = ( )
n
1 1
2 2

Câu 116: Cho P là một cặp ruồi giấm: Ruồi mắt đỏ giao phối với ruồi mắt trắng, thu được F 1 đồng loạt
ruồi mắt đỏ. Tiến hành lai phân tích ruồi F1 theo hai phép lai sau:
Phép lai 1: F1 × mắt trắng được Fb1 có tỉ lệ 3 ruồi mắt rắng : 1 ruồi mắt đỏ ( tính trạng mắt đỏ và mắt trắng
có cả ở ruồi đực và ruồi cái).
Phép lai 2: F1 × mắt trắng được Fb2 có tỉ lệ 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng : 2 ruồi đực mắt trắng.
a) Biện luận và tìm quy luật di truyền chi phối tính trạng màu mắt. Viết sơ đồ lai từ P → F1 → Fb1, Fb2.
b) Nếu cho ruồi F1 giao phối với nhau, không kẻ bảng, hãy cho biết tỉ lệ ruồi cái đồng hợp tử mắt đỏ, tỉ lệ
ruồi cái đồng hợp tử mắt trắng ở F2.
Cho rằng: Không có quá trình đột biến xảy ra trong các phép lai đang xét và tính trạng màu mắt biểu hiện
không phụ thuộc vào môi trường.
ĐÁP ÁN:

93
a. Kết quả lai phân tích tỉ lệ kiểu hình 3 trắng : 1 đỏ chứng tỏ tính trạng do tương tác bổ trợ giữa 2 gen trội
không alen. Nếu có 2 gen trội cho mắt đỏ, thiếu 1 trong 2 gen trội hoặc thiếu cả 2 gen trội thì cho mắt
trắng. Tính trạng liên quan với giới tính, 1 gen nằm trên X. Vì vai trò 2 gen như nhau nên gen nào nằm
trên X cũng đều thỏa mãn.
Quy ước: A-B- cho mắt màu đỏ; A-bb, aaB-, aabb cho mắt màu trắng.
Giả sử B nằm trên X, theo giả thiết ta có phép lai:
P AAXBXB (đỏ) × aaXbY (trắng)
F1 ♀ AaXBXb (đỏ) ♂ AaXBY (đỏ)
Trường hợp 1.
F1 × mắt trắng: ♀ AaXBXb (đỏ) × ♂ AaXbY (trắng)
FB 1 AaXBXb; 1 AaXbXb; 1 aaXBXb; 1 aaXbXb
1 AaXBY; 1 AaXbY; 1 aaXBY; 1 aaXbY
KH: 1 mắt đỏ : 3 mắt trắng (mắt đỏ và mắt trắng có ở cả đực và cái)
Trường hợp 2.
F1 × mắt trắng: ♂ AaXBY (đỏ) × ♀ aaXbXb (trắng)
FB 1 AaXBXb; 1 aaXBXb; 1 AaXbY; 1 aaXbY
KH: 1♀ đỏ: 1♀ trắng : 2 ♂ trắng
b. F1 × F1 ♀ AaXBXb (đỏ) × ♂ AaXBY (đỏ)
Không lập bảng,
Tỉ lệ cái đồng hợp tử mắt đỏ ở F2: 1/4 AXB ♂ ×1/4AXB ♀ = 1/16 AAXBXB.
Tỉ lệ cái đồng hợp tử mắt trắng ở F2: 1/4 aXb ♂ ×1/4 aXb ♀ = 1/16 aaXbXb.
(Trường hợp gen A liên kết với X giải tương tự)

Câu 117:
3. Ở mèo, gen D quy định màu lông đen, gen d quy định màu lông hung, kiểu gen Dd quy định màu lông
tam thể. Các gen quy định này nằm trên NST giới tính X (không có gen tương ứng trên Y).
a. Khi không có đột biến xảy ra. Hãy xác định:
- Các kiểu gen quy định tính trạng màu lông ở mèo.
- Kết quả kiểu gen, kiểu hình của F1 khi cho mèo cái lông tam thể giao phối với mèo đực lông hung.
b. Giải thích tại sao trong thực tế mèo đực tam thể lại rất hiếm?
4. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ, alen
b quy định hoa trắng; alen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài.
Lai hai cây (P) tạo ra F1 gồm 180 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn; 180 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài; 45
cây thân cao, hoa đỏ, quả dài; 45 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn; 60 cây thân cao, hoa trắng, quả tròn; 60
cây thân thấp, hoa trắng, quả dài; 15 cây thân cao, hoa trắng, quả dài; 15 cây thân thấp, hoa trắng, quả
tròn. Biện luận xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng trên và xác định kiểu gen của thế hệ P.
ĐÁP ÁN:
3.
94
Khi không có đột biến xảy ra:
- Các kiểu gen qui định tính trạng màu lông ở mèo
Mèo cái : (0,25đ) XDXD: màu lông đen ; XDXd: màu lông tam thể; XdXd: màu lông hung
Mèo đực : (0,25đ) XDY: mèo đực lông đen; XdY: mèo đực lông hung
Kết quả kiểu gen, kiểu hình của F1 khi cho mèo cái lông tam thể giao phối với mèo đực lông hung
Sơ đồ lai :
P: XDXd (Lông tam thể) X XdY (lông hung) (0,25đ)
GP : XD, Xd Xd, Y
F1 : XDXd ; 1XdXd ; 1XDY 1XdY
Tỉ lệ kiểu gen: 1XDXd :1XdXd :1XDY :1XdY (0,25đ)
Tỉ lệ kiểu hình : 1♀ tam thể : 1 ♀ lông hung : 1 ♂ lông đen : 1 ♂ lông hung (0,25đ)
Mèo tam thể rất hiếm vì :
- Khi giảm phân bình thường thì mèo cái chỉ tạo ra 2 loại giao tử XD, Xd. Khi thụ tinh mèo đực nhận X từ
mẹ nhận Y từ bố (0,25đ)  chỉ tạo ra 2 loại mèo đực là : XDY (Lông đen) và XdY (Lông hung) nên
không có mèo đực tam thể (0,25đ)
- Mèo đực lông tam thể phải có kiểu gen XDXdY chỉ có thể được tạo ra do đột biến số lượng ở cặp NST
giới tính mà trong thực tế đột biến ít xảy ra nên mèo đực lông tam thể rất hiếm (0,25đ)
4.
Theo đề : A: thân cao, a: thân thấp, B: hoa đỏ, b: hoa trắng, D: quả tròn , d: quả dài
- Xét từng cặp tính trạng:
Cao : thấp = 1:1  F1: Aa x aa Đỏ : trắng = 3:1  F1: Bb x Bb
Tròn : Dài = 1:1  F1 : Dd x dd (0,25đ)
- Xét chung 3 tính trạng ở F1 : (1:1) (3:1) (1:1) khác tỉ lệ đề bài 3 cặp gen này không phân li độc lập có
xảy ra hiện tượng liên kết gen. (0,5đ)
- Xét tính trạng chiều cao và màu sắc hoa:
P: (Aa,Bb) x (aa,Bb) -> F1 : (1:1)(3:1) = 3:3:1:1 giống tỉ lệ đề bài  2 cặp gen qui định chiều cao, màu
sắc hoa di truyền theo qui luật PLĐL (0,25đ)
- Xét tính trạng chiều cao và hình dạng quả:
P: (Aa,Dd) x (aa,dd) hoặc P: (Aa,dd) x (aa,Dd)  F1 : (1:1)(1:1) = 1:1:1:1 khác tỉ lệ đề bài  hai cặp gen
qui định chiều cao và hình dạng quả liên kết trên cùng 1 NST (0,25đ)
TH1: P: (Aa,Bb,Dd) x (aa,Bb,dd)
F1 thấp trắng dài có KG ad/ad bb = 10%  ad = 40% -> f = 20% (0,25đ)
KG của P: AD/ad Bb x ad/ad/Bb
TH2: P : (Aa,Bb,dd) x (aa,Bb,Dd)
P: Ad/ad Bb x aD/ad Bb
F1 thấp trắng dài có KG ad/ad bb = ad b x ad b = 1/4 x 1/4 = 1/16 khác tỉ lệ đề bài (10%)  loại .
KG của P: AD/ad Bb (cao đỏ tròn) x ad/ad Bb (thấp đỏ dài) (f=20%). (0,25đ)

Câu 118: Cho lai chuột thuần chủng khác nhau bởi các cặp gen tương ứng được F 1 đồng loạt là chuột
lông trắng, dài. Cho chuột đực F1 lai với chuột cái có kiểu hình lông nâu, dài không thuần chủng được thế
hệ lai F2 phân ly theo tỉ lệ:
50% chuột lông trắng, dài : 12,5% chuột lông trắng, ngắn : 25% chuột lông nâu, dài : 12,5% chuột lông
nâu, ngắn.

95
Cho biết gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường và tính trạng kích thước lông do một cặp
gen quy định.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai của F1 để giải thích sự di truyền về màu lông.
b. Biện luận và viết sơ đồ lai của F1 để giải thích sự di truyền về kích thước lông.
c. Xác định các kiểu gen của P, F1 và cơ thể lai với F1.
d. Viết một sơ đồ lai của F1 để minh họa sự di truyền của cả 2 loại tính trạng nói trên.
ĐÁP ÁN:
P thuần chủng khác nhau bởi các cặp gen tương phản. F1 đồng tính, dị hợp về các cặp gen đang xét.
a. Sự di truyền về màu lông:
Lông trắng/ lông nâu = 62,5%/ 37,5% = 5 : 3 là kết quả của 8 kiểu tổ hợp giữa các giao tử đực và cái và
bằng 4 loại giao tử 2 loại giao tử
TH1: F1: Lông trắng Lông nâu
AaBb aaBb
GF1: AB, Ab, aB, ab aB, ab
F2: 1AaBB : 2 AaBb : 1aaBB : 2 aaBb : 1 Aabb :1 aabb
Kiểu hình: 5 trắng : 3 nâu
TH2: F1: Lông trắng Lông nâu
AaBb Aabb
GF1: AB, Ab, aB, ab Ab, ab
F2: 1AaBB : 2 AaBb : 2Aabb : 1 aaBb : 1 AAbb :1 aabb
KH: 5 trắng : 3 nâu
Kết quả 2 sơ đồ trên: A-B-: lông trắng
A-bb: lông trắng hoặc nâu
aaB-: lông trắng hoặc nâu
aabb: lông trắng
Màu lông di truyền theo quy luật tương tác gen át chế.
Theo trường hợp 1 gen B quy định màu nâu, gen b quy định màu trắng, gen A át chế gen B, gen a không
át chế. (Nếu theo trường hợp 2 thì ngược lại).
b. Sự di truyền về kích thước lông
Lông dài/ lông ngắn = 3:1, đó là tỉ lệ của định luật phân tính của MĐ.
Quy ước gen: D : lông dài, d: lông ngắn
SĐL: F1: Dd Dd
GF1: D, d D, d
F2: 1DD : 2Dd : 1dd
KH: 3 dài : 1 ngắn
c. Kiểu gen của P, F1 và cơ thể lai với F1:
F1 (AaBb, Dd) (aaBb, Dd) hoặc (Aabb, Dd)
- Nếu cả 3 cặp gen hoặc 2 loại tính trạng màu lông và kích thước lông phân li riêng rẽ thì F 2 phải phân
tính theo tỉ lệ: (5:3) (3:1) = 15:9:5:3 = 32 kiểu tổ hợp. Nhưng tỉ lệ rút gọn của F 2 ở đề bài là 4: 1: 2 : 1 = 8
tổ hợp. Suy ra Dd phải liên kết với Aa hoặc Bb (cặp gen quy định kích thước lông liên kết với một trong
hai gen quy định màu lông).
- Căn cứ kiểu hình lông nâu, ngắn ở F 2 với thành phần các gen là (aaB-, dd) thì gen B có thể liên kết với
gen d; với thành phần các gen là (A-bb, dd) thì gen A có thể liên kết với gen d.

96
Một trong hai cá thể (F1 và cơ thể lai với F1) phải có dạng liên kết gen: Một gen trội liên kết với một gen
lặn, còn cá thể kia có thể ở một trong 2 dạng liên kết gen (dạng gen trội liên kết với gen lặn hoặc gen trội
liên kết với gen trội, gen lặn liên kết với gen lặn)
* Trường hợp: Dd liên kết với Bb: Quy ước: aaB-: lông nâu; A-B-, A-bb, aabb: lông trắng
Kiểu gen của P và F1:

+ P: AA aa hoặc aa AA
Kiểu gen của F1 và cá thể lai với F1:

F1: Aa aa

+ P: AA aa hoặc aa AA
Kiểu gen của F1 và cá thể lai với F1:

F1: Aa aa
* Trường hợp: Dd liên kết với Aa: Quy ước: A-bb: lông nâu; A-B-, aaB-, aabb: lông trắng
Kiểu gen của P và F1:

+ P: hoặc
Kiểu gen của F1 và cá thể lai với F1:

hoặc

+ P: hoặc
Kiểu gen của F1 và cá thể lai với F1:

d. Sơ đồ lai của F1: (Chỉ cần viết SĐL cho 1 trường hợp)

F1: Aa aa
GF1: A , A ,a , a a , a

F2: Tỉ lệ kiểu gen: 1Aa : 2Aa : 1Aa : 1aa : 2aa : 1aa


Tỉ lệ kiểu hình: 4 trắng dài : 1 trắng ngắn : 2 nâu dài : 1 nâu ngắn
Lưu ý: Nếu thí sinh làm cách khác nhưng lập luận hợp lý, kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa

Câu 119: Khi tiến hành lai lặp lại nhiều lần giữa hai cá thể lợn có chiều dài đuôi 25cm, người ta thu được
nhiều cá thể lợn con có chiều dài đuôi khác nhau như sau:

97
Chiều dài đuôi 15cm 20cm 25cm 30cm 35cm
Số lợn con 9 37 57 34 12
a. Kết quả lai này có thể bị chi phối bởi các cơ chế di truyền nào? Tính trạng chiều dài đuôi được quy
định bởi tối thiểu bao nhiêu cặp gen? Tại sao?
b. Từ cơ chế di truyền với số gen tối thiểu xác định bởi mục (a), hãy cho biết: Tỷ lệ lý thuyết giữa các
kiểu gen tương ứng với các nhóm kiểu hình thu được từ kết quả lai trên như thế nào? Nếu lai giữa lợn có
đuôi dài 15cm với lợn đuôi dài 30cm, tỷ lệ kiểu hình ở lợn con được mong đợi như thế nào? Giải thích.
ĐÁP ÁN:
a.
Tình trạng đa gen (di truyền học số lượng) hoặc tương tác gen do cộng gộp: trong đó mỗi alen trội bổ
sung thêm 5cm vào chiều dài đuôi. Vì phân bố của quần thể con lai theo phân bố hình chuông. (0,5đ)
-Số gen tối thiểu qui định tính trạng này là 2 (trong trường hợp cộng gộp), khi đó cả 2 cá thể bố/mẹ đều dị
hợp tử ví dụ có kiểu gen A1a1A2a2. (0,5đ)
b.
- 1/16 a1a1a2a2 = 15cm , 4/16 với 1 alen trội = 20cm , 6/16 với 2 alen trội = 25cm (0,5đ)
- a1a1a2a2 x A1A1A2a2  ½ A1a1A2a2 (25cm) và ½ A1a1a2a2 (20cm) (0,25đ)
- Tương tự với a1a1a2a2 x A1a1A2A2…. (0,25đ)

Câu 120:
1. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa đỏ do 2 cặp gen không alen chi phối. Nếu trong kiểu gen có
cả hai alen trội sẽ cho kiểu hình màu hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình màu hoa trắng. Các phân
tích di truyền cho thấy khi lai hai cơ thể dị hợp khác nhau, đời sau (F 1) thu được 53,75% số cây hoa trắng,
còn lại là hoa đỏ. Biện luận và viết sơ đồ lai để giải thích?
2. Ở một loài thực vật. Xét ba cặp alen nằm trên ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau:
Cặp alen thứ nhất: AA: Lá rộng, Aa: Lá vừa, aa: Lá hẹp.
Cặp alen thứ hai: BB: Hoa đỏ, Bb: Hoa hồng, bb: Hoa trắng.
Cặp alen thứ ba: DD, Dd: Quả ngọt, dd: Quả chua.
Không tính đến vai trò của bố mẹ. Hãy xác định số phép lai cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 : 3 : 1 : 1.
ĐÁP ÁN:
1.
- 53,75% số cây hoa trắng Cây đỏ là 100% - 53,75% = 46,25% (46,25%đỏ : 53,75% trắng)
- Tỉ lệ hoa màu đỏ chiếm 46,25% 9/16 3/4 1/2 3/8 Có hiện tượng hoán vị gen.
- Cây đỏ (A -; B -) ở F1 chiếm 46,25% nhỏ hơn 50% Một trong hai bên P dị hợp 2 cặp gen, bên còn lại
dị hợp 1 cặp gen (A-;bb) hoặc (aa;B-)
- P: (Aa, Bb) x Ab/ab
GP: xAB; xab, yAb, yaB (x + y = 50%) (1/2Ab; 1/2ab)
F1: A-B- = xAB(1/2Ab + 1/2ab) + yaB.1/2Ab = 46,25% x + y/2 = 46,25% 2x + y = 92,5% mà x +
y = 50% x = 92,5% - 50% = 42,5%
Như vậy P có kiểu gen (Aa, Bb) cho giao tử AB và ab chiếm tỷ lệ 42,5% Đây là giao tử liên kết
kiểu gen của P là AB/ab và f = 15%
- Sơ đồ lai:
P: AB/ab với f = 15% x Ab/ab
GP: 0,425AB; 0,425ab, 0,075Ab, 0,075aB 0,5Ab; 0,5ab
98
F1: Hoa đỏ (A-B-) chiếm tỷ lệ: 0,425 + 0,075.0,5 = 0,4625 (tức 46,25%)
Cây hoa trắng có kiểu gen (A-, bb) hoặc (aa, B-) hoặc ab/ab chiếm tổng tỉ lệ 1 – 0,4625 = 0,5375 (tức
53,75%) (phú hợp với giả thuyết)
2.
- Ba cặp gen nằm trên ba cặp NST thường khác nhau chúng phân li độc lập với nhau.
- TLKH (3 : 3 : 1 : 1) về cả 3 cặp tính trạng ở đời con = (100%)x(1 : 1)(3 :1) = (1 : 1)x(100%)(3 : 1)
trong đó 100% và (1: 1) là của tính trạng dạng lá hoặc màu hoa còn (3 : 1) là của tính trạng vị quả.
- Xét các trường hợp:
+ TH 1: (3 : 3 : 1 : 1) = (100%)x(1 : 1)(3 :1) tức là:
100% là của tính trạng dạng lá Có 3 phép lai (AA x AA, AA x aa, aa x aa)
(1 : 1) là của tính trạng mau hoa Có 2 phép lai (BB x Bb, Bb x bb)
(3 : 1) là của tính trạng vị quả Có 1 phép lai (Dd x Dd)
Số phép lai thảo mãn là 3 x 2 x1 + 2 = 8
+ TH 2: (3 : 3 : 1 : 1) = (1 : 1)(100%)(3 :1) tức là:
(1 : 1) là của tính trạng dạng lá Có 2 phép lai (AA x Aa, Aa x aa)
(100%) là của tính trạng mau hoa Có 2 phép lai (BB x BB, BB x bb, bb x bb)
(3 : 1) là của tính trạng vị quả Có 1 phép lai (Dd x Dd)
Số phép lai thảo mãn là 2x 3 x1 + 2 = 8
- Vậy tổng số phép lai thõa mãn là 8 + 8 = 16

Câu 121: Có những con chuột rất mẫn cảm với ánh sáng mặt trời. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời,
chúng có thể bị đột biến dẫn đến ung thư da. Người ta chọn lọc được hai dòng chuột thuần chủng, một
dòng mẫn cảm với ánh sáng và đuôi dài, dòng kia mẫn cảm với ánh sáng và đuôi ngắn. Khi lai chuột cái
mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn với chuột đực mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài thu được các chuột F 1
không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 phân li như sau:
Chuột cái Chuột đực
Mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn 42 21
Mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài 0 20
Không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi ngắn 54 27
Không mẫn cảm với ánh sáng, đuôi dài 0 28
Nếu cho con chuột đực F1 lai phân tích, theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình thu được Fa sẽ như thế nào?
ĐÁP ÁN:
* Xét sự di truyền riêng rẽ từng cặp tính trạng:
- Sự di truyền tính trạng mẫn cảm với ánh sáng:
+ PTC: chuột cái mẫn cảm với ánh sáng x chuột đực mẫn cảm với ánh sáng→ F1 100% không mẫn cảm
với ánh sáng, F2: không mẫn cảm với ánh sáng : mẫn cảm với ánh sáng = 109 : 83 ≈ 9 : 7→tính trạng
mẫn cảm với ánh sáng chịu sự chi phối bởi quy luật tương tác bổ sung.
+Qui ước: A-B-: Không mẫn cảm với ánh sáng
A-bb + aaB- + aabb: Mẫn cảm với ánh sáng
+ Xét với giới tính, tính trạng phân bố đồng đề ở cả hai giới→gen quy định tính trạng nằm trên NST
thường.
+ SĐL riêng: Ptc: ♂(♀)AAbb (mẫn cảm với ánh sáng) x ♀(♂)aaBB (mẫn cảm với ánh sáng) →F1:AaBb
99
(không mẫn cảm với ánh sáng)→F2: 9A-B- không mẫn cảm với ánh sáng : 7 (3A-bb + 3aaB- + 1aabb)
mẫn cảm với ánh sáng.
- Sự di truyền tính trạng kích thước đuôi:
+ PTC: chuột cái đuôi ngắn x chuột đực đuôi dài→ F1 100% đuôi ngắn, F2: Đuôi
ngắn : đuôi dài = 144 : 48 = 3 : 1→tính trạng kích thước đuôi chuột chịu sự chi phối bởi quy luật phân
li→ Đuôi ngắn trội hoàn toàn so với đuôi dài.
+ Qui ước: D- đuôi ngắn
dd- đuôi dài
+ Xét với giới tính: F2 phân li theo tỉ lệ ≈1♂đuôi ngắn : 2♀ đuôi ngắn : 1 ♂đuôi dài →gen quy định tính
trạng kích thước đuôi chuột nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định.
+ SĐL riêng: P ♀XDXD x ♂XdY→F1: ♀XDXd; ♂XDY (100% đuôi ngắn)→F2:
1♂XDY : 2 ♀(XDXD + XDXd) : 1♂XdY.
KL: Gen quy định tính trạng mẫn cảm với ánh sáng và gen quy định tính trạng kích thước đuôi phân li
độc lập với nhau.
- Sơ đồ lai: Ptc: AAbb XDXD x aaBBXdY hoặc aaBBXDXD x AAbbXdY
→F1: AaBbXDXd; AaBbXDY.
Cho F1 ♂AaBbXDY x ♀aabbXdXd
SĐL......
Fa:
1♀AaBbXDXd (không mẫn cảm ánh sáng, đuôi ngắn)
3♀(AabbXDXd + aaBbXDXd + aabbXDXd) (mẫn cảm ánh sáng, đuôi ngắn)
1♂AaBbXdY (không mẫn cảm ánh sáng, đuôi dài)
3♂(AabbXdY + aaBbXdY + aabbXdY) (mẫn cảm ánh sáng, đuôi dài)

Câu 122: Ở một loài động vật có vú, cho một con ♂ mắt bình thường giao phối với một con ♀ mắt dị
dạng, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình như sau: 98 con ♀mắt bình thường : 101con ♂ mắt bình thường : 102
con ♀ mắt dị dạng : 99 con ♂ mắt dị dạng. Kết quả của phép lai trên phù hợp với các quy luật di truyền
nào? Viết sơ đồ lai minh họa. Biết rằng hình dạng mắt do một gen có hai alen quy định, tính trạng trội là
trội hoàn toàn.

ĐÁP ÁN:
- TH1: Gen nằm trên NST giới tính X.
+ Nếu mắt bình thường là trội thì không thỏa mãn đề ra.
+Mắt dị dạng là trính trạng trội hoàn toàn so với mắt bình
thường.
Qui ước: A- mắt dị dạng, aa: mắt bình thường
P ♀ XAXa (dị dạng) x ♂XaY (bình thường)
GP XA, Xa Xa, Y
F1: 1♀XAXa : 1♀XaXa : 1♂XAY : 1♂XaY (thỏa mãn)
- TH2: Gen nằm trên NST thường:
+ Tính trạng nào trội hoàn toàn cũng phù hợp với kết quả phép
lai.
+ P ♀Aa (dị dạng) x ♂aa (bình thường)
F1: 1♀bình thường : 1♀dị dạng : 1 ♂bình thường : 1♂dị dạng
100
Hoặc
+ P ♀aa (dị dạng) x ♂Aa (bình thường)
F1: 1♀bình thường : 1♀dị dạng : 1 ♂bình thường : 1♂dị dạng
- TH3: Gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và
Y:
+ P ♀ XAXa (dị dạng) x ♂XaYa (bình thường)
GP XA, Xa Xa, Ya
F1: 1♀XAXa : 1♀XaXa : 1♂XAYa : 1♂XaYa (thỏa mãn)

Câu 123: Ở một loài động vật, khi cho lai con cái thuần chủng lông trắng với con đực thuần chủng lông
nâu, thu được F1 tất cả đều lông nâu. Cho F1 giao phối với nhau, được F2 gồm: 179 con đực lông nâu, 91
con cái lông nâu, 62 con đực lông đỏ, 29 con cái lông đỏ, 92 con cái lông xám, 31 con cái lông trắng,
không có con đực lông xám và con đực lông trắng.
a. Tính trạng màu sắc lông ở loài động vật trên được chi phối bởi những quy luật di truyền nào.
b. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Biết rằng ở loài động vật này cặp NST giới tính của con đực là XY, con cái là XX; tính trạng nghiên
cứu không chịu ảnh hưởng của môi trường và không có đột biến xảy ra.
ĐÁP ÁN:
a. Quy luật di truyền chi phối sự di truyền tính trạng:
- F2 phân tính: nâu : đỏ : xám : trắng 9 : 3 : 3 : 1 → F2 có 16 tổ hợp giao tử → tương tác gen theo kiểu
bổ sung (1)
- Kiểu hình thu được ở F2 không phân bố đều ở hai giới → di truyền liên kết với giới tính (2).
- Từ (1) và (2 ) → tính trạng màu sắc lông được chi phối đồng thời bởi quy luật di truyền tương tác gen
và di truyền liên kết giới tính.
b. Sơ đồ lai
- Quy ước gen:
A - B - lông nâu; A - bb: lông đỏ; aaB - : lông xám; aabb: trắng.
- Tính trạng màu sắc lông được quy định bởi 2 cặp gen, trong đó có một cặp gen nằm trên cặp NST
thường và một cặp gen nằm trên cặp NST giới tính.
- Nếu gen nằm trên NST giới tính X mà không nằm trên Y và ngược lại thì kết quả thu được ở F 1 không
đúng như đề ra
→ Cặp gen này phải nằm trên đoạn tương đồng của X và Y.
- Sơ đồ lai: P: ♀XaXa bb x ♂ XAYA BB
GP: Xab XAB; YAB
F1: XAXaBb; XaYABb
F2: 6 X-YAB-; 3XAX-B-; 2X-YA bb; 1XAX-bb; 3XaXaB-; 1 XaXabb
6 đực nâu; 3 cái nâu; 2 đực đỏ: 1 cái đỏ: 3 cái xám; 1 cái trắng
( Trường hợp cặp gen BB nằm trên cặp NST giới tính không cho ra kết quả đúng do không xuất hiện con
đực lông xám và con đực lông trắng.)

Câu 124:
1. Ở bướm tằm, alen A quy định tính trạng kén tròn là trội so với alen a quy định tính trạng kén bầu dục.
Alen B quy định tính trạng kén trắng là trội so với alen b quy định tính trạng kén vàng. Biết các gen nằm
trên cùng một cặp NST thường và có hoán vị gen chỉ xảy ra ở tằm đực.
101
Ab
Xét 500 tế bào sinh tinh có kiểu gen tham gia quá trình giảm phân trong đó có 150 tế bào xảy ra hoán
aB
vị gen.
a. Xác định tần số hoán vị gen.
b. Cho tằm đực có kiểu gen dị hợp như trên lai phân tích thì kết quả thu được như thế nào?
2. Hãy dùng tiêu chuẩn χ2 (chi bình phương) để kiểm định sự phù hợp hay không phù hợp giữa số liệu
thực tế với số liệu lý thuyết trong trường hợp sau: Khi lai hai thứ lúa mì thuần chủng hạt đỏ và hạt trắng
với nhau thu được F1 toàn hạt đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau được F2 có 760 hạt đỏ và 40 hạt trắng. Tỷ lệ
phân tính ở F2 có phù hợp với quy luật tương tác cộng gộp không? Cho biết với (n – 1) = 1.p0,05 thì χ 2 lý
thuyết = 3,814.
3. Những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen?
ĐÁP ÁN:
1.
a. 1 tế bào sinh tinh khi giảm phân cho 4 tinh trùng.
Ab
Ta có 350 tế bào sinh tinh không hoán vị → kiểu gen cho 2 loại tinh trùng với số lượng là
aB
Ab=aB= 700
150 tế bào sinh tinh giảm phân xảy ra hoán vị → cho 4 loại tinh trùng với số lượng là Ab = aB
= AB= ab = 150
Vậy tổng số tinh trùng tạo ra là:
Ab = aB = 850
AB= ab = 150
Tần số hoán vị gen là 300/2000 x 100% = 15% ( 0,5 điểm)
b.
Lai phân tích là lai với những cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn
Ab ab
P: x
aB ab
Ab = aB =42,5%
AB= ab = 7,5% x ab
Kết quả
Ab aB AB ab
Tỉ lệ kiểu gen: = =42,5 % (0,25 điểm) = =7,5 % ( 0,25 điểm)
ab ab ab ab
Tỉ lệ kiểu hình: (0,5 điểm)
42,5% kén tròn, màu vàng
42,5% kén bầu dục, màu vàng
7,5 % kén tròn, màu trắng
7,5% kén bầu dục, màu vàng

2.
Màu hạt di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp (15 hạt đỏ: 1 hạt trắng) Lập bảng: (0,75
điểm)
Tỷ lệ kiểu hình O( thực tế) E( LT) (O-E)2 (O-E)2/E
Hạt đỏ 760 750 100 0,13
Hạt trắng 40 50 100 2

102
∑ 800 800 X2= 2,13
Theo bảng thì X2= 2,13< 3,84. Ta suy ra số liệu phù hợp. Sự sai khác số liệu giữa thực nghiệm
và lý thuyết là do các yếu tố ngẫu nhiên. (0,5 điểm)
3.
- Gen trong các báo quan (ty thể, lạp thể) nằm trong tế bào chất (0,25 điểm)
- Tế bào mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, XO → Gen trên X không có alen trên Y hoặc
gen trên Y không có alen trên X. (0,25 điểm)
- Cơ thể lệch bội, tế bào mất một nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng → Gen trên nhiễm sắc thể
còn lại không có alen tương ứng. (0,25 điểm)
- Tế bào bị mất đoạn ở một nhiễm sắc thê, đoạn tương ứng còn lại trên nhiễm sắc thể tương
đồng mang gen không có cặp alen. (0,25 điểm)
- Trong tế bào đơn bội n  Các gen không có cặp alen. (0,25 điểm)

Câu 125: Một học sinh yêu thích Sinh học câu được một con cá chép hoàn toàn không có vảy trên thân,
một kiểu hình hiếm gặp. Học sinh đó quyết định nghiên cứu cơ chế di truyền chi phối tính trạng này bằng
cách tiến hành các phép lai sau:
Phép lai 1: Cho cá chép không vảy lai với cá chép có vảy kiểu dại thuần chủng. Thế hệ F 1 thu được 50%
cá kiểu dại và 50% cá có một hàng vảy chạy dọc thân.
Phép lai 2: Cho lai cá chép F1 một hàng vảy với nhau thì được F2 có 4 kiểu hình: một hàng vảy, kiểu dại,
không vảy và vảy phân tán với tỷ lệ tương ứng 6 : 3 : 2 : 1.
Phép lai 3: Cho lai những con cá có vảy kiểu dại thu được từ F 1 với nhau, tạo ra thế hệ cá con với tỷ lệ 3
vảy kiểu dại : 1 vảy phân tán.
Phép lai 4: Cho lai cá có vảy phân tán thu được từ phép lai 3 với cá kiểu dại thuần chủng.
Phép lai 5: Nhằm tạo dòng cá chép không vảy thuần chủng, bạn học sinh đã lai những con cá chép
không vảy với nhau. Tuy nhiên, sau nhiều lần thí nghiệm, bạn học sinh không thu được kết quả mong đợi,
vì chỉ thu được kết quả phân li 2 cá không vảy : 1 cá vảy phân tán.
a. Từ kết quả phép lai 2 và 3, hãy xác định số gen và số alen tối thiểu tham gia quy định tính trạng vảy
cá chép.
b. Hãy viết sơ đồ lai và dự đoán tỷ lệ phân ly kiểu hình từ P đến F2 ở phép lai 4.
c. Từ các kết quả của các phép lai, hãy giải thích cơ chế di truyền và viết sơ đồ lai của phép lai 2 và 5.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
- Phép lai 2 thu được 4 loại kiểu hình → Có 2 gen kiểm soát tình trạng vảy cá chép.
a
- Phép lai 3 có tỉ lệ phân li 3 : 1 → Có 2 alen của cùng 1 gen quy định kiểu hình vảy cá chép.
Căn cứ theo kết quả phân li 3 : 1, giả sử tính trạng vảy phân tán là tính trạng lặn (bb) so với kiểu dại
(BB).
Ta có sơ đồ lai:
b
P: bb (vảy phân tán) x BB (kiểu dại)
→ F1: Bb (kiểu dại)
→ F2: 3/4 B- (kiểu dại) : 1/4 bb (vảy phân tán)
c - Kết quả không thể tạo ra dòng thuần chủng không vảy gợi ý rằng kiểu hình này do kiểu gen dị hợp
Aa tạo nên và kiểu gen đồng hợp trội AA bị chết.
Do đó, kết quả lai Aa (không vảy) x Aa (không vảy)
→ 1AA (bị chết) : 2Aa (không vảy) : 1aa (vảy phân tán)
103
- Tỷ lệ phân ly kiểu hình 6 : 3 : 2 : 1 ở phần (11.1) gợi ý rằng có 2 gen tham gia kiểm soát kiểu hình
vảy cá chép. Tỷ lệ này tương tự như tỷ lệ 9 : 3 : 3 : 1 nhưng có một số kiểu hình bị mất đi, như đã
giải thích rằng kiểu gen AA bị chết.
- Từ đó có thể kết luận: bố mẹ có một hàng vảy có kiểu gen AaBb, kiểu gen AA gây chết dẫn đến
kết quả sau: AaBb (một hàng vảy) x AaBb (một hàng vảy)
→ 6AaB- (một hàng vảy) : 3aaB- (kiểu dại) : 2 Aabb (không vảy): 1 aabb (vảy phân tán)

Câu 126: Ở một loài thực vật (có cơ chế xác định giới tính: XX là giống cái, XY là giống đực), alen A
quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn
so với alen b quy định hoa trắng (hai gen cùng nằm trên một cặp NST thường); alen C quy định hoa đơn
trội hoàn toàn so với alen c quy định hoa kép (gen này nằm trên một cặp NST thường khác); alen D quy
định có tua cuốn trội hoàn toàn so với alen d quy định không có tua cuốn (gen nằm trên NST X, không có
alen tương ứng trên Y). Khi cho lai hai cơ thể thân cao, hoa đỏ, đơn, có tua cuốn mang kiểu gen dị hợp về
các gen đang xét, đời con thu được cây đực thân thấp, hoa đỏ, đơn và không tua cuốn chiếm tỉ lệ
4,265625%. Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình giảm phân ở các cây đực, cái là như nhau. Các phát
biểu sau đây đúng hay sai? Giải thích.
I. P có kiểu gen dị hợp đều về gen quy định chiều cao thân và màu hoa.
II. Trong quá trình giảm phân ở P, hoán vị gen đã xảy ra với tần số 30%.
III. Tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ, kép, có tua cuốn thu được ở đời F1 là 9,796875%.
IV. Nếu cho cây đực ở (P) lai phân tích và xảy ra hoán vị gen xảy ra với tần số tương tự như phép
lai trên thì tỉ lệ cây mang toàn tính trạng lặn ở đời con là 3,75%.
ĐÁP ÁN:
Ý Nội dung
Sai

Cây đực thân thấp, hoa đỏ, đơn và không tua cuốn có kiểu gen dạng
- Theo bài ra, ta có:

được tạo ra ở mỗi bên đực, cái là:

có kiểu gen dị hợp chéo về các gen quy định chiều cao thân và màu
hoa
Đúng
II
Hoán vị gen đã xảy ra với tần số: đúng
Đúng
III - Tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ, kép, có tua cuốn thu được ở đời F1 là

đúng
IV Đúng

- Cây đực ở thế hệ (P) có kiểu gen là , khi cho cây đực lai phân tích (lai với cây mang

104
kiểu gen ) tỉ lệ cây mang toàn tính trạng lặn ở đời con là:

đúng

Câu 127: Một loài thực vật, màu hoa do hai cặp gen A, a; B, b quy định. Kiểu gen có cả A và B cho hoa
đỏ; chỉ có A hoặc B cho hoa vàng và aabb cho hoa trắng. Hình dạng quả do gen D, d quy định. Thế hệ P:
Cây hoa đỏ, quả dài tự thụ phấn thu được 56,25% hoa đỏ, quả dài: 18,75% cây hoa vàng, quả dài: 18,75%
cây hoa vàng, quả ngắn: 6,25% cây hoa trắng, quả ngắn. Cho cây P thụ phấn với cây khác trong cùng loài,
đời con lai F1 ở mỗi phép lai đều cho 25% cây hoa vàng, quả dài. Tính theo lí thuyết, không có đột biến
xảy ra, biện luận và xác định có thể có tối đa bao nhiêu phép lai thỏa mãn.
ĐÁP ÁN:
Tỉ lệ F1: 9 đỏ: 6 vàng: 1 trắng; 3 dài:1 ngắn.
Nếu các gen PLĐL thì đời con sẽ có tỉ lệ kiểu hình (9:6:1)(3:1) đề bài 1 trong 2 cặp gen quy
định màu sắc liên kết với cặp Dd.
Giả sử cặp Aa và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST.
F1 xuất hiện trắng, ngắn P dị hợp 2 cặp gen.

Đời F1 phân li tỉ lệ chung là 9:3:3:1 = (3:1)(3:1) các gen không có HVG, kiểu gen của P:
Cho cây P lai với các cây khác, xuất hiện 25% hoa vàng, quả dài (A-bbD- hoặc aaB-D-)
TH1: Hoa vàng quả dài có kiểu gen A-bbD
Ở F2 xuất hiện bb, mà cây P có kiểu gen Bb cây đem lai với cây P phải có kiểu gen Bb hoặc bb.
Có 2 trường hợp có thể xảy ra:

+ Bb x Bb 25%bb A-D- = 100% Có 1 phép lai:

+ Bb x bb 50%bb A-D- = 50% Có 6 phép lai:


có 7 phép lai thỏa mãn.
TH2: Hoa vàng quả dài có kiểu gen aaB-D-
Có 2 trường hợp có thể xảy ra:

+ Bb x (BB, Bb) 1B- aaD- = 25% Có 2 phép lai:

+ Bb x bb 50%bb aaD- = 50% Có 1 phép lai:


Có 3 phép lai.
Vậy sẽ có tối đa 7 + 3 = 10 phép lai.

Câu 128: Trong các phép lai phân tích giữa các cá thể dị hợp tử về hai cặp gen (AaBb) với các cá thể
đồng hợp lặn aabb kết quả luôn cho thấy hai cặp gen này phân li độc lập nhau với tỉ lệ phân li xấp xỉ
1:1:1:1. Tuy nhiên với các phương pháp khác nhau người ta biết được rằng hai gen A và B đều nằm trên
cùng một NST.
a. Hãy giải thích tại sao hai gen cùng nằm trên 1 NST lại cho tỉ lệ phân li trong phép lai phân tích là
1:1:1:1?
105
b. Mô tả một phương pháp để khẳng định hai gen A và B nằm trên cùng một NST.
ĐÁP ÁN:
a.
Mặc dù nằm trên cùng một NST nhưng hai gen A và B nằm quá xa nhau (có thể ở hai đầu của NST dài)
nên trao đổi chéo thường xuyên xảy ra (tần số hoán vị gen lên đến 50%) nên tỉ lệ phân li ở đời con giống
với tỉ lệ phân li độc lập.
b.
Dùng phép lai phân tích 3 cặp gen AaBbCc x aabbcc rồi xem xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con. Nếu tỉ
lệ ở đời con có các kiểu hình A-B-C- và aabbcc xấp xỉ bằng nhau và chiếm trên 50% số con và tần số
hoán vị gen giữa A với C nhỏ hơn 50% (ví dụ 20%) và tần số hoán vị gen giữa B với C cũng nhỏ hơn
50% (ví dụ 30%) thì suy ra A với B phải liên kết với nhau.

Câu 129: Ở một loài thực vật, cho lai giữa một cặp bố mẹ thuần chủng cây cao, hoa vàng và cây thấp,
hoa đỏ thu được F1 gồm 100% cây cao, hoa đỏ. Cho F 1 tự thụ phấn thu được F2 gồm: 40,5% cây cao, hoa
đỏ; 34,5% cây thấp, hoa đỏ; 15,75% cây cao, hoa vàng; 9,25% cây thấp, hoa vàng. Trong phép lai trên, tỉ
lệ cây thấp, hoa đỏ thuần chủng ở F 2 là bao nhiêu? Biết rằng mọi diễn biến của tế bào sinh hạt phấn và
sinh noãn như nhau.
ĐÁP ÁN:

Câu 130:

106
ĐÁP ÁN:

107
Câu 131:

ĐÁP ÁN:

108
Câu 132: Một chủng ruồi giấm rất mẫn cảm với CO2. Tính trạng mẫn cảm CO2 này được di truyền cho
thế hệ sau nhưng không liên kết với giới tính. Thực hiện phép lai giữa các con cái của chủng ruồi giấm
mẫn cảm này với con đực kiểu dại thu được 100% con lai F1 mẫn cảm với CO2. Tiếp tục thực hiện phép
lai nghịch giữa con cái đồng hợp kiểu dại với con đực mẫn cảm với CO2 thu được 100% con lai có kiểu
hình kiểu dại.

109
Nêu các giả thuyết có thể giải thích kết quả trên. Phép lai nào có thể xác định chính xác cơ chế di truyền
của tính trạng này?
ĐÁP ÁN:

Câu 133:

ĐÁP ÁN:

Câu 134: Phân lập được 2 dòng đột biến ở một loài côn trùng (gọi là dòng I và dòng II) đều bị mất khả
năng nhận biết mùi ethanol và có đốt chân ngắn, riêng tính trạng đốt chân ngắn do đột biến ở hai gen khác
nhau cùng gây nên. Dạng kiểu dại nhận biết được mùi ethanol và có đốt chân bình thường. Người ta tiến
hành các phép lai sau:
- Phép lai 1: lai ruồi cái kiểu dại thuần chủng với ruồi đực thuần chủng dòng I, F1 thu được 100% ruồi bị
mất khả năng nhận biết mùi ethanol.
- Phép lai 2: lai ruồi cái kiểu dại thuần chủng với ruồi đực thuần chủng dòng II, F 1 cũng thu được 100%
ruồi bị mất khả năng nhận biết mùi ethanol.
- Phép lai 3: lai phân tích ruồi đực thu được từ phép lai 1, F 1 thu được 337 ruồi kiểu dại, 62 ruồi đốt chân
ngắn, 58 ruồi không nhận biết được mùi ethanol và 343 ruồi đột biến ở cả hai tính trạng

110
- Phép lai 4: lai ruồi đực kiểu dại thuần chủng với ruồi cái thuần chủng dòng I, thu được 100% ruồi kiểu
dại
- Phép lai 5: lai giữa dòng I và dòng II thuần chủng, F 1 thu được 100% ruồi đột biến về cả hai tính trạng.
Cho F1 giao phối ngẫu nhiên ở F2 thu được tổng số 10000 con, trong đó 100% đều không nhận biết mùi
ethanol và có 591 con chân bình thường.
Hãy xác định quy luật di truyền chi phối các tính trạng và lập bản đồ di truyền các đột biến quy định các
kiểu hình có thể giải thích cho kết quả trên.
ĐÁP ÁN:
- Xét tính trạng khả năng nhận biết mùi ethanol:
+ Dựa vào phép lai 1, 2 và phép lai 4, ta nhận thấy kết quả lai thuận và lai nghịch không giống nhau
chứng tỏ gen quy định khả năng nhận biết mùi không tuân theo quy luật di truyền Menđel thông thường.
Tỷ lệ kiểu hình phân bố đồng đều ở cả hai giới nên không thể liên quan đến gen nằm trên NST giới tính
mà chỉ có thể do hiện tượng in vết gen, bởi vì 1/2 cá thể dị hợp tử ở phép lai 1 và 2 đều mang kiểu hình
đột biến (0,25 điểm)
+ Từ phép lai 4 thu được 100% ruồi kiểu dại chứng tỏ alen nhận từ bố đã được “xoá” in vết. Do vậy đột
biến mất khả năng nhận biết mùi ethanol in vết theo dòng mẹ, là lặn.
+ Quy ước gen: kiểu dại – A, đột biến – a, in vết – A’
- Xét tính trạng độ dài đốt chân:
+ Từ phép lai 1, 2 và 4 suy ra cả hai đột biến đều là lặn, kiểu dại là trội. Kết quả phép lai 5 ở F 1 cho thấy
hai đột biến không bổ sung cho nhau. Vì vậy chúng cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
+ Quy ước gen: kiểu dại – B1, B2; đột biến tương ứng – b1, b2
- Từ phép lai 3 có kiểu hình khác tỉ lệ 1: 1: 1: 1, phân bố thành 2 nhóm kiểu hình có tỉ lệ cao, 2 nhóm kiểu
hình có tỉ lệ thấp. Do đó, A và B1 (alen lặn tương ứng a và b1) liên kết không hoàn toàn
→ Khoảng cách giữa a và b1 = (62+58)/(343+337+62+58) = 0,15 = 15 cM
- Từ phép lai 5:
ab 1 B 2 aB 1b 2
P: dòng I x dòng II
ab 1 B 2 aB 1b 2
ab 1 B 2
F1: (100% không nhận biết được mùi, đốt chân ngắn)
aB 1 b 2
- Đời con F2 có 1110 ruồi chân bình thường trong kiểu gen phải có B1B2 hình thành từ trao đổi chéo giữa
b1 và B2. Gọi khoảng cách giữa B1 và B2 là x, ta có: 1/2.x + (1-x).x = 1128/5000 = 0.03 → x = 0.06 = 6
cM
- Do đó bản đồ di truyền của các đột biến có thể là:
a_____________15cM________________b1__6cM__b2
hoặc a_____________9cM_________________b2__6cM__b1 (0,25 điểm)

Câu 135:

111
ĐÁP ÁN:

Câu 136:

ĐÁP ÁN:

112
Câu 137:

ĐÁP ÁN:

113

You might also like