You are on page 1of 2

Pseudomonas aeruginosa (P.

aeruginosa hay được biết đến là trực khuẩn mủ xanh)


là vi khuẩn gram âm có hình que thẳng hoặc hơi cong, không xoắn và có chiều
rộng khoảng 0,5 - 1,0 μm, chiều dài 1,5 - 5,0 μm. P. aeruginosa di chuyển bằng roi
và dễ dàng phát triển trên các loại thạch thông thường như thạch dinh dưỡng, thạch
máu hoặc môi trường và hiếu khí tuyệt đối. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp của
chúng trong khoảng 5 - 42oC ở pH 4,5 - 9,0 và điều kiện tốt nhất là 37 oC ở pH 7,2 -
7,5 [1]. P. aeruginosa từ môi trường bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể qua các
vết thương hở, đặc biệt là do bỏng. Tại vị trí xâm nhập, chúng thường gây viêm
mủ và có mủ xanh. Theo báo cáo từ Hệ thống Giám sát Nhiễm trùng Bệnh viện
Quốc gia (NNIS) từ tháng 1 năm 1990 đến tháng 3 năm 1996 [2], đây là nguyên
nhân hàng đầu của các bệnh nhiễm trùng và xếp thứ hai trong số các mầm bệnh
gram âm. Theo một số nghiên cứu, khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, vi
khuẩn P. aeruginosa thậm chí có thể xâm nhập và gây viêm các cơ quan nội tạng
(xương, đường tiết niệu, tai giữa, phế quản, màng não, ...) hoặc gây ra các vẫn đề
toàn thân (nhiễm trùng máu, viêm màng trong tim. , ...). Trong số đó, nhiễm trùng
đường máu được ghi nhận là loại bệnh nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong rất cao.
Weinstein và cộng sự [3] đã phân tích các báo cáo của NNIS từ năm 1986 đến năm
2003 để xác định dịch tễ học của trực khuẩn gram âm trong các đơn vị chăm sóc
đặc biệt (ICU). Kết quả cho thấy các loại nhiễm trùng bệnh viện thường gặp nhất
là viêm phổi, nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng
máu. Từ đó, để ngăn ngừa nhiễm trùng do P. aeruginosa từ vết thương hở hoặc từ
hệ thống hô hấp của con người, nghiên cứu và cho ra loại vật liệu kháng khuẩn là
một trong những ý tưởng quan trọng mà khoa học cần quan tâm.

[1] Palleroni N J 2015, Bergey's manual of systematics of archaea and bacteria 1-1
[2] Carmeli Y, Troillet N, Karchmer A W and Samore M H 1999 Arch. Intern.
Med. 159(10) 1127-1132.

[3] Weinstein R A, Gaynes R, Edwards J R and NNIS System 2005 Arch. Clin.
Infect. Dis. 41(6) 848-854.

You might also like