You are on page 1of 17

Bài 8

Chiến lược kinh doanh của


doanh nghiệp Đông Á

------------------------- Kinh tế thị trường mới nổi (EMEs) -------------------------


Nội dung chính

Môi trường kinh doanh và Chiến lược cạnh tranh


Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Đông Á
Mô hình Nhóm doanh nghiệp (Business Group) tại Đông Á
1. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CHIẾN
LƯỢC CẠNH TRANH
Quản lý Chiến lược

Chiến lược kinh doanh


Quản lý Chiến lược
• là nỗ lực của ban lãnh đạo doanh nghiệp theo ủy nhiệm của cổ đông
(chủ sở hữu) nhằm
• Xác định và triển khai những mục tiêu chủ chốt trong từng thời kỳ
Mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp
• Tạo ra lợi nhuận (sáng tạo giá trị mới cao hơn chi phí sản xuất)
• Tăng trưởng lợi nhuận bền vững (lợi nhuận kỳ sau > lợi nhuận kỳ trước)
Mục tiêu doanh nghiệp dựa trên sự kết hợp giữa …
• (1) Nguồn lực và Năng lực nội bộ của doanh nghiệp, và
• (2) Môi trường kinh doanh bên ngoài có ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh kỳ vọng của doanh nghiệp
Quản lý Chiến lược

Áp lực cạnh tranh toàn cầu (VUCA)


• Đa dạng, phức tạp, và gay gắt (từ mọi hướng, mọi cấp độ, mọi đối tượng
có quan hệ mạng lưới đan xen)
• Thay đổi rất nhanh, mạnh, và có thể đột ngột (do thay đổi công nghệ,
thay đổi tâm lý thị hiếu của số đông khách hàng trên thị trường toàn cầu,
thay đổi can thiệp chính sách của nhà nước, …)
• Khả năng nhận thức hữu hạn của doanh nghiệp về biến đổi của môi
trường và hành động của các bên liên quan (do thiếu thông tin, do chi
phí tiếp cận thông tin quá cao, do thông tin bất cân xứng, do doanh
nghiệp thiếu năng lực tiếp cận và xử lý thông tin)
• VUCA (Volatility-Uncertainty-Complexity-Ambiguity)
Hướng áp lực cạnh tranh
• Áp lực về hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
• Áp lực về địa phương hóa / cá biệt hóa sản phẩm và hoạt động kinh
doanh cho phù hợp với yêu cầu khách hàng và địa điểm cụ thể
Quản lý Chiến lược

Lợi thế cạnh tranh  Lựa chọn chiến lược kinh doanh
Ba chiến lược kinh doanh cơ bản
• Giảm chi phí (hiệu quả)
• Khác biệt hóa (theo nhu cầu
của khách hàng)
• Trọng tâm (ngách đặc thù)
Lợi thế cạnh tranh (LTCT)
• Thế mạnh vượt trội so với
đối thủ về (1) chi phí, và/hoặc
(2) đáp ứng nhu cầu đa dạng

Nguồn của LTCT


• Lợi thế riêng của doanh nghiệp
• Lợi thế từ địa điểm kinh doanh
• Năng lực kết hợp các lợi thế
Quản lý Chiến lược

Áp lực cạnh tranh Các lựa chọn chiến lược

Traditional  Chiến lược truyền thống (không thay đổi)


Global Standardization  Chiến lược Chuẩn hóa toàn cầu (sản phẩm, quy trình,…)
Localization  Chiến lược Địa phương hóa (đáp ứng yêu cầu đa dạng)
Hybrid  Chiến lược Hỗn hợp (kết hợp đồng thời các chiến lược trên)
Quản lý Chiến lược

Hướng phát triển năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khai thác Lợi thế kinh tế theo địa điểm (Location economies)
•  lựa chọn và bố trí hoạt động phù hợp với lợi thế của địa điểm
Nâng cao Hiệu quả kinh doanh (tiết giảm chi phí)
•  tận dụng hiệu ứng Đường cong kinh nghiệm (experience curve)
•  áp dụng công nghệ hiện đại và nâng cấp công nghệ
•  lợi thế kinh tế theo quy mô (economies of scale)
•  lợi thế kinh tế theo phạm vi (economies of scope)
Phát triển Năng lực cốt lõi (Core competencies)
•  phát triển nền tảng kiến thức, kỹ năng, văn hóa tổ chức
•  năng lực quản lý, năng lực thích nghi linh hoạt và đổi mới sáng tạo
•  bảo vệ năng lực cốt lõi (trở nên khó sao chép, khó tiếp cận)
Phát triển Năng lực phối hợp toàn hệ thống
•  gắn kết các yếu tố bộ phận, các đơn vị con, và những LTCT rời rạc
thành một khối tổng thể thống nhất (hiệu ứng cộng hưởng – synergy)
2. LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP ĐÔNG Á
Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Đông Á

Hiểu rõ đặc điểm thị trường nội địa

Hiểu rõ đặc điểm môi trường kinh doanh nội địa

Giàu kinh nghiệm xử lý các rào cản và rủi ro đặc


thù của môi trường kinh doanh nội địa

Lợi thế mạng lưới quan hệ rộng rãi

Lợi thế người đi sau (Latecomer advantages)


Bất lợi cạnh tranh của doanh nghiệp Đông Á

Năng lực công nghệ tiên tiến

Năng lực marketing hiện đại

Năng lực quản lý và tổ chức phối hợp

Năng lực đổi mới toàn hệ thống mạng lưới quan hệ


để thích nghi với môi trường biến đổi nhanh

Năng lực hấp thụ và học hỏi kinh nghiệm mới, kiến thức
mới, và xử lý thông tin để có giải pháp tối ưu
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Đông Á

Các chiến lược phổ biến


Lách tránh (Dodger)
• Áp lực cạnh tranh toàn cầu quá lớn trong khi LTCT của doanh nghiệp
quá nhỏ và lệ thuộc địa điểm kinh doanh
Phòng thủ (Defender)
• Áp lực cạnh tranh toàn cầu khá lớn, nhưng doanh nghiệp có lợi thế
mạnh về am hiểu tường tận hị trường nội địa (địa phương), mặc dù
không có khả năng mở rộng thêm lợi thế này
Thách thức (Contender)
• Có thể nâng cấp NLCT mau chóng trong thị trường toàn cầu rộng lớn
Phát triển (Extender)
• Có thể phát triển nhiều LTCT và NLCT tại thị trường nội địa cũng như
toàn cầu
Phát triển quốc tế của doanh nghiệp Đông Á

Động lực thúc đẩy phát triển kinh doanh quốc tế


Tìm kiếm thị trường
Tìm kiếm nguồn lực tài nguyên
Tìm kiếm hiệu quả
Tìm kiếm tài sản chiến lược

Hướng phát triển kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp EA


Quốc tế hóa các doanh nghiệp nhà nước
Phát triển kinh doanh Nam-Nam
Phát triển kinh doanh Nam-Bắc
3. MÔ HÌNH NHÓM DOANH NGHIỆP TẠI CÁC
NƯỚC ĐÔNG Á
Mô hình Nhóm doanh nghiệp

Nhóm doanh nghiệp (Business Group model)


• tập hợp các doanh nghiệp độc lập pháp lý có quan hệ gắn kết với nhau
–Quan hệ chính thức (thỏa thuận hợp tác, liên minh chiến lược) hoặc
–Quan hệ phi chính thức (quan hệ thân tộc, lợi ích chung),
• Mỗi thành viên thường hoạt động trong các ngành khác nhau

Cách thức mở rộng/phát triển của nhóm doanh nghiệp


• Hướng mở rộng/phát triển nhóm
–Mở rộng theo chiều dọc (trong ngành hiện tại)
–Mở rộng theo chiều ngang (sang ngành khác không liên quan),
• Hình thức mở rộng/phát triển nhóm
–Đầu tư mới;
–Thâu tóm, hợp nhất, sáp nhập,
–Hợp tác liên kết kinh doanh,
• Với sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính cũng là thành viên của nhóm
Mô hình Nhóm doanh nghiệp

Mô hình tổ chức Nhóm doanh nghiệp


Hai mô hình tổ chức phổ biến
• Kiểu Mạng lưới quan hệ nội bộ (network-type): quan hệ hàng ngang
–Keiretsu (Nhật), Chaebol (Hàn)
• Kiểu Cấp bậc (hierarchy-type): quan hệ hàng dọc,
–có một/một vài doanh nghiệp đầu đàn (lead firms) kiểm soát các
doanh nghiệp thành viên hoặc cty con thông qua sở hữu chéo (cross-
holding) hoặc quan hệ gia đình (family-ties)
Hình thức pháp lý (dạng quan hệ chính thức)
–Tổ hợp (syndicate),
–Tập đoàn đa ngành (conglomerats),
–Tập đoàn đầu tư (holding corporations)
–Tập đoàn gia đình (family corporations)
Lợi thế cạnh tranh của Nhóm doanh nghiệp

Những lợi thế chủ chốt


Mạng lưới quan hệ cá nhân và tổ chức sâu rộng
• Uy tín nhân thân (tên tuổi cá nhân) của các thành viên nhóm
• Quan hệ cá nhân với bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị (lãnh đạo
đảng phái, quan chức nhà nước)
Lợi thế vượt trội về năng lực tiếp cận thông tin, tri thức, tài
nguyên, nguồn lực kinh tế quan trọng
Lợi thế chung toàn nhóm
• Kinh doanh theo quan hệ  giảm xung đột lợi ích và chia sẻ rủi ro
–Chia sẻ nền tảng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng “ruột”
–Bán chéo sản phẩm giữa các doanh nghiệp thành viên nhóm
–Chia sẻ nguồn lực (vốn, lao động, công nghệ), kinh nghiệm, kiến thức,
và các mối quan hệ thân hữu trong hoạt động kinh doanh
• Quan hệ với bên ngoài: mỗi thành viên hưởng lợi nhờ uy tín và vị thế
thương lượng chung của cả nhóm

You might also like