You are on page 1of 87

CHƯƠNG 5

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ CẤU TRÚC TỔ CHỨC


CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ

TS. BÙI QUÝ THUẤN


NỘI DUNG
1. Chiến lược và chiến lược cạnh tranh

2. Chiến lược kinh doanh và Chiến lược kinh doanh quốc tế

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh quốc tế

4. Các cấp chiến lược Công ty

5. Các chiến lược kinh doanh quốc tế

6. Quy trình xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh quốc tế

7. Cấu trúc tổ chức và nguyên tắc quản lý của các Công ty kinh doanh quốc tế
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH


QUỐC TẾ CỦA VINFAST
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
VINFAST CÔNG BỐ CHIẾN LƯỢC THUẦN ĐIỆN VÀ DẢI SẢN PHẨM HOÀN THIỆN TẠI CES 2022
Tại sự kiện VinFast Global EV Day, trong khuôn khổ Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2022 (Las Vegas), VinFast công bố chiến
lược phát triển mới và dải sản phẩm xe điện hoàn thiện, phủ đủ 5 phân khúc. Tiếp nối Tương lai của Di chuyển khởi hành từ LA
Auto Show 2021, VinFast đã tiến thêm bước mới với việc dừng sản xuất xe xăng từ cuối năm 2022, tập trung hoàn toàn cho việc
nghiên cứu, phát triển và sản xuất các dòng xe thuần điện. Đây là quyết định bước ngoặt, đưa VinFast trở thành một trong những
hãng xe xăng đầu tiên trên thế giới chuyển hẳn sang thuần điện, khẳng định dấu ấn tiên phong, thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách
mạng xe điện toàn cầu.
Cùng với kế hoạch trở thành hãng xe thuần điện, VinFast cũng chính thức công bố dải SUV điện hoàn chỉnh. Trong đó, 3 mẫu xe
lần đầu tiên ra mắt thuộc phân khúc A-B-C là VF 5 (phân khúc A), VF 6 (phân khúc B) và VF 7 (phân khúc C). 2 mẫu còn lại
thuộc phân khúc D và E là VF e35 và VF e36 (từng được giới thiệu tại LA Auto Show 2021) cũng được đổi tên thành VF 8 và
VF 9. Việc bỏ tiền tố “e” (electric - điện) trong tên gọi của các mẫu xe khẳng định định hướng thuần điện nhất quán của hãng.
“VinFast mang đến tầm nhìn về một tương lai bền vững cho con người và hành tinh thông qua việc di chuyển xanh, sạch và
an toàn. Đây là một tương lai được xây dựng trên nền tảng dịch vụ thông minh, trải nghiệm khách hàng xuất sắc và sự quan
tâm sâu sắc đối với hành tinh và các thế hệ tương lai. VinFast cam kết luôn mang đến công nghệ và thiết kế xe mang tính đột
phá, mới mẻ, cùng với dịch vụ chăm sóc khách hàng vượt trội. Chúng tôi còn khao khát vươn tới những thành tựu cao hơn
nữa - trở thành một trong những hãng xe điện hàng đầu trên thế giới, đồng thời truyền cảm hứng cho khách hàng cùng bứt
phá giới hạn và chung tay kiến tạo một tương lai xanh bền vững cho tất cả mọi người.” - Bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch
Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng Giám đốc VinFast Toàn cầu chia sẻ
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi:
1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện của Vinfast?
2. Chiến lược mà Vinfast theo đuổi khi thực hiện chiến lược sản xuất và kinh doanh xe điện là gì?
3. Tại sao Vinfast chuyển sang theo đổi chiến lược mới?
1. CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH

1.1 Bàn về khái niệm chiến lược

1.2 Chiến lược cạnh tranh


1.1 BÀN VỀ KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC
- Từ Strategy (Chiến lược) xuất phát từ tiếng Hy Lạp
(Strategos) có nghĩa là “một vị tướng”. Theo nghĩa đen,
nó đề cập đến nghệ thuật lãnh đạo
- Ngày nay, người ta dùng thuật ngữ này để mô tả những
việc mà bất cứ tổ chức nào cũng phải thực hiện nhằm đạt
được mục tiêu và nhiệm vụ của nó
- Theo Alfred Chandler (ĐH Harvard): Chiến lược là
xác định mục tiêu cơ bản dài hạn của một doanh nghiệp,
chọn lựa tiến trình hoạt động và phân bổ các nguồn lực
cần thiết để thực hiện mục tiêu đó
- Theo James B.Quinn: Chiến lược là nối kết các mục
tiêu, chính sách, các chuỗi hoạt động của DN thành một
tổng thể
1.1 BÀN VỀ KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC

- Theo William Glueck: Chiến lược là một kế hoạch


thống nhất dễ hiểu, tổng hợp được soạn thảo để đạt được
mục tiêu hoặc Chiến lược là một kế hoạch mang tính
thống nhất, tính toàn diện và phối hợp được thiết kế để
đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của DN sẽ được thực
hiện
- Theo Fred R. David: Chiến lược là những phương tiện
đạt tới những mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh
có thể gồm có: phát triển theo lãnh thổ, chiến lược đa
dạng hóa hoạt động, sở hữu hàng hóa, phát triển sản
phẩm, thâm nhập thị trường, giảm chi phí, thanh lý, liên
doanh,…
1.1 BÀN VỀ KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC
Tóm lại, Chiến lược là tập hợp các quyết định (đường
hướng, chính sách, phương thức, nguồn lực,…) và hành
động để hướng tới mục tiêu dài hạn, để phát huy được
những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của DN, giúp
DN đón nhận được những cơ hội và vượt qua các nguy cơ
từ bên ngoài một cách tốt nhất.
MỘT SỐ QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ CHIẾN LƯỢC (THEO M. PORTER)
• Chiến lược là hành động hay không?
- “Chiến lược của chúng tôi là sáp nhập với….”
- “…quốc tế hóa..” => bán hàng ra thị trường quốc tế Đây không phải là CHIẾN LƯỢC
- “…thống trị ngành…” mà là cách thức HÀNH ĐỘNG
- “…thuê ngoài….”
- “…tăng gấp đôi ngân sách R&D…”
• Chiến lược là khát vọng hay không?
- “Chiến lược của chúng tôi là trở thành người số 1 hay số 2…”
- “Chiến lược của chúng tôi là tăng trưởng…”
- Chiến lược của chúng tôi là trở thành công ty số 1 thế giới…” Đây không phải là CHIẾN LƯỢC
- “Chiến lược của chúng tôi là tạo ra siêu lợi nhuận cho cổ đông…” mà là HY VỌNG
• Chiến lược là tầm nhìn, hoài bão hay không?
- “Chiến lược của chúng tôi là thấu hiểu và thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng..”
- “…cung cấp sản phẩm và dịch vụ thượng hạng…”
- “…phát triển công nghệ cho nhân loại….” Đây không phải là CHIẾN LƯỢC
=> Chiến lược là cách công ty bạn phải làm để trở lên khác biệt hay chiến lược là vị trí mà là TẦM NHÌN
công ty bạn muốn đạt được
CHIẾN LƯỢC VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ

• Chiến lược, các hoạt động và cơ cấu tổ chức của Công ty phải nhất quán với nhau
để đạt được lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận
- Các hoat động của Công ty có thể coi như là một chuỗi giá trị bao gồm các hoạt
động tạo ra giá trị khác biệt gồm sản xuất, tiếp thị và bán hàng, quản lý vật tư,
R&D, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin và cơ sở hạ tầng,..
CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP
CHIẾN LƯỢC VÀ CƠ CẤU TỔ CÔNG TY

- Cơ cấu tổ chức: Đề cập đến cách thức tổ chức của Công ty như:
+ Cấu trúc tổ chức
+ Hệ thống kiểm soát và các chính sách khuyến khích
+ Văn hóa tổ chức, quy trình và con người
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA CHIẾN LƯỢC
1. Công ty cần đưa ra một nhóm giá trị cho khách hàng là độc nhất/ khác biệt so với
các tổ chức/đối thủ cạnh tranh khác
=> Nhóm giá trị này trả lời cho 3 câu hỏi: khách hàng nào mà công ty muốn phục vụ?
Nhu cầu nào của nhóm khách hàng mà Cty đáp ứng? Mức giá ?
2. Chiến lược là một chuỗi giá trị khác biệt điều chỉnh theo khách hàng
3. Chiến lược liên quan đến lựa chọn của công ty => hãy lựa chọn những điều công ty
nên làm và tập trung vào công việc đó hay chọn lựa những điều không làm
4. Chiến lược liên quan đến các hoạt động trong chuỗi giá trị kết hợp và củng cố lẫn
nhau (gắn chặt sản phẩm của mình với marketing, sản xuất, dịch vụ,…)
5. Chiến lược phải có tính liên tục => Cty phải luôn theo sát chiến lược và thực hiện nhất
quán (không thay đổi) trong một thời gian xác định
1.2. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH

- Theo M.Porter: Chiến lược cạnh tranh là sự tìm kiếm vị thế


cạnh tranh thuận lợi trong ngành – đấu trường chính của các
cuộc cạnh tranh
- Chiến lược cạnh tranh nhằm mục đích tạo lập một vị thế thuận
lợi hơn và bền vững trước những sức ép quyết định sự cạnh
tranh trong ngành
=> Nền tảng của chiến lược cạnh tranh?
+ Nhu cầu khách hàng và sự khác biệt hóa sản phẩm
+ Nhóm khách hàng và phân khúc thị trường
+ Năng lực đặc biệt của Công ty (Sức mạnh và năng lực cốt lõi
của doanh nghiệp)
1.2. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH

Mô hình 05 lực lượng cạnh tranh

2 • Yêu cầu về vốn, kinh


• Số lượng đối thủ cạnh nghiệm để gia nhập
tranh? Đối thủ tiềm
ẩn ngành?
• So sánh quy mô giữa • Khả năng tiếp cận
các đối thủ? nguồn cung ứng hoặc
• Tốc độ tăng trưởng phân phối?
của ngành?
5 4
• Số lượng và mức độ Nhà cung Khách hàng
tập trung của nhà ứng • Số lượng và mức độ tập trung của khách
phân phối? Sản phẩm hàng?
• Mức độ dễ dạng cho thay thế • Mức độ dễ dàng cho khách hàng chuyển
doanh nghiệp thay 3 sang sản phẩm khác, sản phẩm thay thế?
đổi nhà phân phối?
1.2. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH

Assets

Nguồn lực: chúng ta có gì? Năng lực: chúng ta có thể làm gì?

Vật lý

Tài chính

Con người
1.2. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH

- M.Porter (1980) đã xác định hai lực lượng quan trọng nhất tạo
nên lợi thế cạnh tranh, đó là sự khác biệt về sản phẩm và tối thiểu
hóa chi phí. Từ đó, ba loại chiến lược được xác định như sau:
Chiến lược chi phí thấp

- Bản chất: Chiến lược chi phí thấp (cost leadership strategy)
nhấn mạnh tính hiệu quả => Làm sao đạt được tổng mức chi
phí (sản xuất & điều hành) thấp nhất trong ngành => dẫn đầu
về giá
- Mục tiêu: Tạo ra sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp nhất để
vượt qua đối thủ cạnh tranh => tồn tại và phát triển
- Đặc điểm:
+ Mức độ khác biệt hóa sản phẩm thấp
+ Phân khúc thị trường thấp
+ Thế mạnh tập trung ở khâu quản trị sản xuất và cung ứng
nguyên vật liệu
Ví dụ: Các Công ty bán lẻ (Wallmart, Bách Hóa xanh,
Winmart), hay Viettel
Ưu và nhược điểm của chiến lược chi phí thấp

- Ưu điểm:
+ Giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn giữ được mức lợi
nhuận theo mục tiêu
+ Mức chi phí thấp sẽ nâng cao sức chịu đựng của công ty nếu xảy ra
chiến tranh về giá cả hay có sức ép về giá từ phía nhà cung cấp
+ Nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo nên rào cản gia nhập ngành
đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Nhược điểm:
+ Nguy cơ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh hiệu quả hơn về chi phí
+ Đối mặt với sự thay đổi của công nghệ => sản xuất ra sản phẩm
nhiều và rẻ hơn
+ Đối thủ cạnh tranh bắt chước?
+ Không đầu tư vào R&D, marketing, không đáp ứng thay đổi về thị
hiếu của khách hàng
Chiến lược khác biệt hóa

- Bản chất: Là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo
ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ có sự khác biệt rõ so với đối
thủ cạnh tranh về kiểu dáng, chất lượng, nhãn mác, thương
hiệu, dịch vụ khách hàng,..
- Mục tiêu: Tạo ra sản phẩm độc nhất, độc đáo với khách
hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đối thủ không làm được
=> khả năng định giá ‘vượt trội”
- Đặc điểm:
+ Mức độ khác biệt hóa sản phẩm cao
+ Phân khúc thị trường cao
+ Thế mạnh tập trung ở khâu R&D, marketing và bán hàng
Ví dụ: Các Công ty công nghệ, Ôtô,..
Ưu và Nhược điểm của Chiến lược khác biệt hóa
- Ưu điểm:
+ Khả năng áp đặt mức giá vượt trội so với đối thủ cạnh tranh => tối đa hóa
lợi nhuận thu được
+ Sản phẩm được khác biệt hóa sẽ dễ dàng lấy được lòng trung thành của
khách hàng hơn với ít nỗ lực marketing hơn
+ Tạo nên một rào cản gia nhập nhất định với các đối thủ muốn gia nhập
ngành
- Nhược điểm:
+ Chi phí lớn, giá bán cao
+ Sản phẩm dễ bị làm giả, làm nhái ảnh hưởng đến doanh thu và thương hiệu
của công ty
+ Sự trung thành của khách hàng dễ bị đánh mất khi thông tin ngày càng nhiều
và chất lượng của các sản phẩm cạnh tranh ngày càng tăng
+ Nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thay đổi nhanh, nếu doanh nghiệp tụt
hậu quá nhiều sẽ để mất thị trường vào tay doanh nghiệp dẫn đầu chi phí thấp
Chiến lược tập trung
- Bản chất: Là là chiến lược tập trung vào thị trường mà doanh
nghiệp có ưu thế vượt trội hơn so với các đối thủ khác trên cơ sở
ưu thế chi phí thấp nhất hay khác biệt hoá sản phẩm trên phân
đoạn thị trường ngách mục tiêu.
=> Tập trung vào một ngách thị trường đặc biệt được phân định
theo địa lý, theo hạng khách hàng hoặc theo phân khúc nhỏ trên
một tuyến sản phẩm đặc thù
- Mục tiêu: Tập trung đáp ứng cầu của 1 nhóm hữu hạn người tiêu
dùng hay đoạn thị trường
- Đặc điểm:
+ Mức độ khác biệt hóa sản phẩm thấp hoặc cao tùy thuộc vào chiến
lược lựa chọn
+ Phân khúc thị trường thấp
 Ví dụ: Các Công ty thuộc ngành tiêu dùng như Coca Cola, Pepsi
2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

2.1 Chiến lược kinh doanh

2.2 Chiến lược kinh doanh quốc tế


2.1. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

• Chiến lược là tổng thể chương trình hành động tổng quát bao gồm các
mục tiêu dài hạn và các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu đó
nhằm đưa công ty phát triển lên trạng thái cao hơn.
• Thông thường, chiến lược tập trung vào khả năng sinh
lời (Profitability) và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (Rate of
profit growth) theo thời gian.
+ Khả năng sinh lời hay tỷ suất lợi nhuận là khả năng thu hồi vốn của
doanh nghiệp => khả năng sinh lời cần thể hiện lợi nhuận thực trên số
tiền đầu tư.
+ Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là % tăng trưởng của lợi nhuận thuần
(net profits) theo thời gian.
=> Tỷ suất lợi nhuận cao, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao sẽ làm gia
tăng giá trị Công ty.
2.1. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CÁC YẾU TỐ CỦA GIÁ TRỊ CÔNG TY
CÂU HỎI THẢO LUẬN

• Theo Anh/Chị các Công ty tăng lợi nhuận bằng cách nào?
• Trả lời: Tạo ra giá trị cho khách hàng hoặc giảm chi phí
1. Tạo ra giá trị cho khách hàng
Giá trị tạo ra được đo lường bằng sự khác biệt giữa giá trị (V)
sản phẩm (đối với khách hàng) và chi phí sản xuất (C) sản
phẩm đó
Công ty tạo ra giá trị sản phẩm bằng cách nào?
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
- Thiết kế mẫu mã, kiểu dáng
- Dịch vụ khách hàng
- Nâng cao (xây dựng) thương hiệu
2. Giảm chi phí (Chi phí tối ưu)
Theo Anh/Chị Công ty giảm chi phí bằng cách nào?
- Kiểm tra quá trình sản xuất, phân tích chúng và tìm ra phương pháp
sản xuất mới cho phép giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng
sản phẩm.
- Tăng cường ứng dụng tự động hoá/ công nghệ vào quá trình sản
xuất.
- Thực hiện tốt hoạt động quản trị nguồn nhân lực sẽ làm tăng hiệu
quả của các hoạt động sản xuất, marketing, bán hàng, và các dịch vụ
sau bán hàng của doanh nghiệp.
- Quản trị khâu mua sắm => nó ảnh hưởng đến việc phát hiện các
nguyên liệu thô hoặc các sản phẩm trung gian chất lượng cao, rẻ và
bảo đảm cung cấp kịp thời cho hoạt động sản xuất.
- Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn.
4.2.2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

• Chiến lược KDQT là một bộ phận của chiến lược doanh nghiệp gồm
các mục tiêu dài hạn mà công ty cần phải đạt được thông qua các
hoạt động KDQT, các chính sách và giải pháp lớn nhằm đưa hoạt
động kinh doanh hiện tại của công ty phát triển lên một trạng thái
mới cao hơn về chất ở thị trường nước ngoài.
• Chiến lược KDQT bao gồm các kế hoạch và bước đi của Công ty
trên thị trường quốc tế nhằm tối đa hóa giá trị công ty
• Chiến lược KDQT là cách thức các Công ty lựa chọn việc giành và
sử dụng các nguồn lực khan hiếm ở nhiều quốc gia khác nhau nhằm
đạt được mục tiêu của Công ty trên thị trường quốc tế
Tóm lại: Chiến lược KDQT có vai trò quan trọng trong việc định
hướng phát triển và hoạt động cho các công ty quốc tế để có khả
năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
GÌ? TRẢ LỜI CÂU HỎI NÀO?

- Quyết định sẽ cung cấp sản phẩm và dịch vụ nào?


- Bán cho thị trường nào? Mở rộng thị trường?
- Và làm thế nào để cạnh tranh quốc tế?
2.3. VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
1. Chiến lược KDQT giúp cho DN nhận rõ được mục đích, hướng đi của mình trong tương
lai, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp
2. Chiến lược KDQT giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh,
đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe dọa trên thương
trường kinh doanh
3. Chiến lược KDQT góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường vị thế
của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững
4. Chiến lược KDQT tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra các quyết định
phù hợp với sự biến động của thị trường
5. Chiến lược KDQT là công cụ chia sẻ tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp đối với các cấp
quản lý trực thuộc có thẩm quyền liên quan
6. Cơ sở để xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, có khả năng
tự vận hành hướng tới các mục tiêu chiến lược đặt ra
7. Nền tảng để xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
3.1. Yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
3.2. Yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
3.2. Yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp (Môi trường ngành)
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
3.2. Yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng từ sức ép về liên kết toàn cầu, nâng cao hiệu quả, giảm chi
phí và sức ép về việc địa phương hóa

Sức ép về liên kết


toàn cầu, Sức ép về địa phương
nâng cao hiệu quả, hóa
giảm chi phí
SỨC ÉP VỀ LIÊN KẾT TOÀN CẦU, NÂNG CAO HIỆU QUẢ, GIẢM CHI PHÍ

QUÁ TRÌNH TOÀN


TỰ DO HÓA THƯƠNG
CẦU HÓA THỊ
MẠI QUỐC TẾ
TRƯỜNG
Tạo ra sức ép đối với
các DN KDQT trong
điều kiện cạnh tranh
mới
KHAI THÁC HIỆU QUẢ
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ LỢI ÍCH TỪ VIỆC
TOÀN CẦU HÓA SP
SỨC ÉP VỀ LIÊN KẾT TOÀN CẦU, NÂNG CAO HIỆU QUẢ, GIẢM CHI PHÍ

1. Sức ép giảm chi phí đòi hỏi DN phải luôn cố gắng cắt giảm chi phí mà vẫn tạo ra
giá trị
2. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin tạo ra sự đồng nhất thị hiếu
người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau
3. Sức ép giảm chi phí có thể đặc biệt lớn ở những ngành sản xuất các hàng hóa đặc
biệt
4. Sức ép giảm chi phí khá lớn trong những ngành mà phần lớn đối thủ cạnh tranh
có được những địa điểm chi phí thấp; ngành có công suất vượt quá liên tục;
ngành mà khách hàng có quyền chi phối lớn
SỨC ÉP VỀ LIÊN KẾT TOÀN CẦU, NÂNG CAO HIỆU QUẢ, GIẢM CHI PHÍ

Chi phí cho Tự do hóa Nhiều DN


nguồn nhân lực, Sức ép giám
TM và Đầu kinh doanh
nguồn lực đầu chi phí lớn
tư quốc tế cùng ngành
vào thấp
SỨC ÉP VỀ ĐỊA PHƯƠNG HÓA

Nhu cầu,
thị hiếu
Doanh nghiệp cần
điều chỉnh sản
Yêu cầu
của Chính
Cơ sở hạ phẩm và chiến
tầng
phủ Sự khác lược marketing
biệt theo mỗi quốc
gia, thị trường

Hệ thống Văn hóa


phân phối kinh doanh
4. CÁC CẤP CHIẾN LƯỢC

CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY

CHIẾN LƯỢC CẤP KINH DOANH

CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG


4.1. CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY

Trả lời câu hỏi: DN cần quản lý sự tăng trưởng và phát triển của công
ty như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn?

Chiến lược đa Chiến lược Chiến lược thị


dạng hóa tích hợp trường

Chiến lược Liên minh


đầu tư chiến lược
4.2. CHIẾN LƯỢC CẤP KINH DOANH

Trả lời câu hỏi: Chiến lược kinh doanh cạnh tranh bằng cách nào?

Chiến lược chi Chiến lược


phí thấp khác biệt hóa
4.3. CHIẾN LƯỢC CHỨC NĂNG

Chiến lược chức năng là những chiến lược hướng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt
động của các bộ phân chức năng trong công ty

Chiến lược Chiến lược Chiến lược


sản xuất marketing nguồn nguyên
vật liệu

Chiến lược Chiến lược tài Chiến lược


R&D chính nhân sự
5. CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

5.1 Chiến lược quốc tế

5.2 Chiến lược đa quốc gia

5.3 Chiến lược toàn cầu

5.4 Chiến lược xuyên quốc gia


5. CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
5.1. CHIẾN LƯỢC QUỐC TẾ - INTERNATIONAL STRATEGY
• Công ty theo đuổi chiến lược quốc tế bằng cách trước tiên sản xuất sản phẩm
đáp ứng nhu cầu trong nước và bán các sản phẩm của mình ra thi trường
nước ngoài với một ít điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phương.
• Công ty có xu hướng tập trung hoạt động phát triển sản phẩm mới như R&D
ở trong nước, thiết lập hoạt động sản xuất và marketing tại mỗi nước chủ chốt
hoặc các vùng địa lý mà Công ty có hoạt động kinh doanh --> tăng chi phí do
có các hoạt động trùng lắp nhưng không gặp sức ép lớn về việc phải giảm chi
phí
• Trụ sở chính của Công ty vẫn giữ quyền kiểm soát tương đối chặt về
marketing và chiến lược sản phẩm.
Ví dụ: Microsoft và McDonald’s
=> Microsoft phát triển sản phẩm ở trụ sở chính tại Washington DC nhưng điều
chỉnh sản phẩm chủ yếu là về ngôn ngữ
5.2. CHIẾN LƯỢC ĐA QUỐC GIA- LOCALIZATION STRATEGY
• Chiến lược đa quốc gia là chiến lược mà theo đó các quyết
định mang tính chiến lược và tác nghiệp được chuyển giao
cho các đơn vị kinh doanh chiến lược tại mỗi quốc gia để
các đơn vị kinh doanh này điều chỉnh sản phẩm cho phù
hợp với thị trường nội địa.
• Cơ sở thực hiện chiến lược đa quốc gia:
1. Áp lực thích nghi với địa phương cao + áp lực giảm chi
phí thấp
2. Tập trung vào việc tăng giá trị sử dụng bằng cách làm cho
sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng với nhu cầu của địa
phương
3. Công ty hoạt động kinh doanh trên nhiều thị trường, độc
lập với nhau
4. Các quyết định chiến lược và hoạt động được phân quyền
về các đơn vị kinh doanh chiến lược ở các quốc gia
5.2. CHIẾN LƯỢC ĐA QUỐC GIA- LOCALIZATION STRATEGY

5. Tập trung vào cạnh tranh trên từng khu vực thị
trường/ quốc gia
6. Giúp Công ty mở rộng được thị phần ở mỗi thị
trường vì chú ý đến nhu cầu địa phương
7. Khó khai thác lợi thế theo quy mô
Ví dụ: KFC tại Trung Quốc
=> KFC đang rất phổ biến vì họ nắm được và thay đổi
giá trị, tiêu chuẩn để thích nghi với các cửa hàng/ sản
phẩm tương tự tại thị trường Trung Quốc
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHIẾN ĐA QUỐC GIA

Stt Ưu điểm Nhược điểm


1 Cho phép các Công ty nghiên cứu kỹ Không cho phép các Công ty khai thác lợi
sở thích của người tiêu dùng ở thị thế kinh tế nhờ quy mô trong việc phát
trường các quốc gia khác nhau => triển, sản xuất hay marketing sản phẩm =>
Đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả Làm tăng chi phí
nhu cầu của họ
2 Chiến lược đa quốc gia giúp tăng sức Tính độc lập cao trong hoạt động của các
ép về phản ứng địa phương và sức ép chi nhánh ở các thị trường khác nhau =>
về giảm chi phí giảm cơ hội chia sẻ các kinh nghiệm trong
công ty
5.3. CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU - GLOBAL STRATEGY

• Là chiến lược mà các Công ty đưa ra các sản phẩm


giống nhau và sử dụng cùng một chiến lược
marketing trên tất cả các thị trường khác nhau
• Các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu tập trung
vào tăng lợi nhuận (tỷ suất & tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận) bằng cách giảm các chi phí từ tính kinh tế
nhờ quy mô, hiệu ứng đường cong kinh nghiệm và
tính kinh tế từ địa điểm bằng cách sản xuất toàn bộ
sản phẩm hoặc linh kiện ở địa điểm tốt nhất.
TÍNH KINH TẾ NHỜ QUY MÔ

• Hiệu ứng kinh tế quy mô phản ánh chi phí của một đơn vị
sản phẩm hay dịch vụ sản xuất giảm đi khi số lượng sản xuất
tăng lên được Wright (1936) phát triển áp dụng vào lĩnh vực
sản xuất trên cơ sở hiệu ứng đường cong kinh nghiệm hay
học hỏi (experience/learning curve) của Ebbinghaus (1885)
• Bản chất của kinh tế quy mô:
Do tính không thể chia nhỏ được trong quá trình sản
xuất: khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp
buộc phải đầu tư một lượng chi phí cố định tối thiểu bất
kế doanh nghiệp có tiến hành sản xuất hay không. Khi
sản lượng sản xuất càng lớn thì chi phí cố định trên một
sản phẩm giảm dần
TÍNH KINH TẾ NHỜ QUY MÔ

• Bản chất của tính kinh tế quy mô:


Phân công lao động hay chuyên môn hóa sản xuất ở mức cao:
tạo cho người lao động những kỹ năng chuyên sâu khi thực
hiện 1 nhiệm vụ, nhờ đó đạt năng suất cao và giảm chi phí bình
quân
Quy mô sản xuất càng lớn, doanh nghiệp cần sử dụng máy móc
tốt hơn, từ đó tăng năng suất sản xuất => giảm chi phí trên một
đơn vị sản phẩm
• Tuy nhiên, sau một mức sản lượng nhất định, đường chi phí
trung bình lại tăng lên, điều này càng ngày càng phức tạp khi quy
mô ngày càng phình to dẫn đến chi phí trên đơn vị sản phẩm tăng
khi quy mô sản xuất tăng, điều này gọi là tính phi kinh tế theo
quy mô
=> Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tính phi kinh tế quy mô là do
(1) đầu tư cố định lớn trong dài hạn vượt ngưỡng cho phép; và (2)
quy mô càng lớn, khả năng quản lý càng bộc lộ nhiều điểm yếu
kém do trình độ và năng lực của đội ngũ quản lý là có hạn
ĐƯỜNG CONG KINH NGHIỆM

• Đường kinh nghiệm (experience curve) là quá trình


trong đó các nhà quản lý và người lao động học hỏi
thông qua kinh nghiệm để vận hành công nghệ mới
ngày càng có hiệu quả hơn
• Khi Công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất
hàng hóa và cung cấp dịch vụ thì chi phí sản xuất
hoặc cung ứng ngày càng giảm đi
=> Điều này hàm ý việc làm quen và lặp lại nhiều lần
một công nghệ mới tạo điểu kiện cắt giảm chi phí của
sản phẩm ngày càng nhiều hơn
LỢI ÍCH TỪ ĐỊA ĐIỂM

• Các doanh nghiệp sẽ theo đuổi chiến lược KDQT nào sẽ


cho phép doanh nghiệp khai thác được lợi thế từ các địa
điểm trên toàn cầu - lợi thế có được khi thực hiện một
hoạt động tạo lập giá trị tại địa điểm tối ưu nhất cho hoạt
động đó, địa điểm này có có thể ở bất kỳ đâu trên thế giới
(sau khi đã tính tới rào cản thương mại và chi phí vận
chuyển)
=> Điều này cho phép Công ty:
- Hạ thấp chi phí
- Khác biệt hóa sản phẩm của mình với công ty khác
MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU LÀ GÌ?

• Chi phí thấp trên quy mô toàn cầu, dựa vào:


Hoạt động sản xuất, marketing và R&D tập
trung tại một sô địa điểm thuận lợi
Chuỗi giá tri toàn cầu của doanh nghiệp được
thiết kế hiệu quả trên phạm vi toàn cầu
Nhiệm vụ chính của trụ sở chính là đảm bảo cho
hệ thống toàn cầu hoạt động hiệu quả thông qua
các quy trình tiêu chuẩn hóa
Các chi nhánh của từng quốc gia ít được tham
gia vào quá trình quyết định mang tính hoạch
định chiến lược
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

• Ưu điểm:
 Tiết kiệm được chi phí do sản phẩm được
tiêu chuẩn hóa
 Sử dụng cùng một chiến lược marketing
 Cho phép nhà quản lý chia sẻ được kinh
nghiệm và kiến thức có được ở một thị
trường với các nhà quản lý ở các thị trường
khác
 Phù hợp ở những quốc gia có sức ép lớn về
giảm chi phí và yêu cầu thích nghi ở địa
phương là rất nhỏ
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

• Nhược điểm:
 Công ty không chú ý đến sư khác biệt quan
trọng trong sở thích của người mua giữa các thị
trường khác nhau
 Không cho phép Công ty thay đổi sản phẩm -->
tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh nhảy vào và
đáp ứng nhu cầu đang bị bỏ trống của người tiêu
dùng và tạo ra một thị trường mới
 Không thích hợp với những nơi đòi hỏi tính
thích nghi địa phương và nội địa hóa cao
Ngành phù hợp: Các sản phẩm công nghệ cao
như Intel, Samsung, TSMC,..
5.4. CHIẾN LƯỢC XUYÊN QUỐC GIA - TRANSNATIONAL STRATEGY
• Công ty thực hiện chiến lược xuyên quốc gia khi cố gắng
đạt đồng thời chi phí thấp thông qua lợi ích về địa điểm,
lợi ích về quy mô và hiệu ứng học hỏi trong khi cũng khác
biệt hóa các sản phẩm theo yêu cầu của từng thị trường do
sức ép cao về sự thích nghi địa phương và sự khác biệt
giữa các quốc gia
• Sức ép về thích nghi địa phương + giảm chi phí => tạo ra
những nhu cầu xung đột nhau trong 1 công ty
• Các công ty phát triển những năng lực và các kỹ năng
khác nhau. Sau đó liên kết và chia sẻ những tri thức có
được trên toàn bộ hệ thống toàn cầu của Công ty
=> Chiến lược xuyên quốc gia = Chiến lược địa phương
hóa + chiến lược toàn cầu
https://thesaigontimes.vn/vinfast-xuat-khau-1-879-xe-vf-8-
tiep-theo-toi-bac-my/
Làm thế nào để công ty có thể áp dụng chiến lược xuyên quốc gia ?
Tính thích nghi, nội địa Mức độ hiệu quả cạnh tranh của
hóa các sản phẩm quá trình liên kết toàn cầu.

Điểm đặc thù của chiến lược xuyên quốc gia và toàn cầu
Đi vào bản chất của quá trình toàn cầu hóa để liên tục học hỏi,
phát triển.
Phát triển các kỹ năng mới, sáng tạo và hiệu quả từ bất kỳ một
nơi vận hành nào trong hệ thống toàn cầu của mình
Top-down
Công Công
ty mẹ ty con
Bottom-up
Học hỏi toàn cầu – Global learning.
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHIẾN LƯỢC XUYÊN QUỐC GIA
• Ưu điểm:
 Năng lực cốt lõi và kỹ năng được phát triển từ bất kỳ
một nơi vận hành nào trong hệ thống KD toàn cầu của
DN
 Quy trình quản lý, vận hành và hoạt động, thực hiện các
ý tưởng chiến lược được kết hợp tốt từ bằng cả 2 cách:
Từ dưới lên và từ trên xuống
 Tiêu chuẩn hóa 1 số liên kết trong chuỗi giá trị của hệ
thống để tối đa hóa tính hiệu quả và xây dựng các liên
kết để đáp ứng chiến lược địa phương hóa (nhu cầu nội
địa)
• Nhược điểm:
 Khó khăn trong việc thực hiện do các vấn đề tổ chức
 Nhiều công ty thất bại với chiến lược này như General
Motor, Acer,…
TÓM LẠI: CÁC CÔNG TY LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ NÀO?

Cao
Chiến lược
Chiến lược
xuyên quốc
Áp lực giảm chi phí
toàn cầu
gia

Chiến lược Chiến lược


quốc tế đa quốc gia

Thấp Áp lực nội địa hóa


Thấp Cao
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TOÀN CẦU?

• Đánh giá một cách thật cẩn thận khả năng của Công ty
• Phải chủ động tìm kiếm và lựa chọn thị trường
• Phải chuẩn bị một loạt các chiến lược thâm nhập thị trường khác
nhau
• Phải năng động, sáng tạo, nhưng đồng thời phải cẩn trọng và bền
bỉ
• Sắp xếp các nguồn lực một cách khoa học, hợp lý (nhân lực, vật
lực và tài lực)
• Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho hoạt động logistics
• Chuẩn bị những điều kiện cần thiết về ngân hàng, thanh toán
• Hãy thường xuyên rút kinh nghiệm
Discussion: THẢO LUẬN NHÓM

• Ngày 25/2/24, chỉ hơn 1 tháng sau khi ký MOU với bang Tamil Nadu (Ấn Độ),
VinFast đã làm lễ động thổ xây nhà máy ở Ấn độ, đây là nhà máy thứ 3 của VF kể
cả nhà máy ở VN (1 NM tại Mỹ đã khởi công https://vnexpress.net/vinfast-khoi-
cong-nha-may-san-xuat-xe-dien-tai-my-4635412.html)
• Câu hỏi:
1. Theo các Bạn ý đồ đằng sau động thái đăng ký dự án đầu tư nhà máy ở một
số quốc gia đông dân này của VF là gì? Vinfast đang thực hiện chiến lược
nào? Vì sao?
2. Tại sao trong giai đoạn tài chính rất khó khăn, tiêu thụ sản phẩm thì lại rất
chậm mà VinFast lại muốn xây dựng hàng loạt nhà máy mới để làm gì? Và
tại sao VF lại phải triển khai lễ động thổ gấp gáp như vậy?
64
Practice /Thực hành: Chuẩn bị bài ở nhà
và thuyết trình trên lớp vào cuối kỳ

• Các nhóm chọn một Công ty trong nước hoặc


quốc tế có hoạt động kinh doanh quốc tế
• Hãy tìm hiểu và trình bày về chiến lược kinh doanh
của Công ty đó;
• Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế (1 trong
4 chiến lược đã học) và đánh giá chiến lược kinh
doanh của Công ty đó

65
6. QUY TRÌNH XÂY DỰNG & TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH QUỐC TẾ
B1. Phân tích môi trường kinh doanh

Môi trường
vĩ mô

Môi trường
ngành Môi trường
bên trong
B2. Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp

Là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong
tương lai, là những điều doanh nghiệp muốn đạt tới hoặc trở thành

1. Chúng ta muốn sẽ trở thành gì, như thế nào trong dài hạn?
2. Chúng ta muốn đạt được gì, ở mức nào và trong thời hạn nào?

Chỉ đạo hành động, cung cấp cho bạn những điều để bạn hướng nỗ lực của bạn
vào đó, mục tiêu được sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá để đo lường mức
độ thành công của công việc kinh doanh
B3. Xác định chiến lược
B4. Thiết lập cấu trúc tổ chức
B5. Xác lập chính sách và cơ chế quản lý trong triển
khai chiến lược

Chính sách và cơ chế quản lý là những


nguyên tắc chỉ đạo, những phương pháp,
thủ tục, quy tắc, hình thức và những công
việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ và
thúc đẩy công việc nhằm đạt được các mục
tiêu đã đề ra
B6. Phân bổ nguồn lực để triển khai chiến lược
B7. Văn hóa doanh nghiệp để thực thi chiến lược

Văn hóa DN là hệ thống các giá trị, chuẩn mực, các


quan niệm và hành vi của DN, chi phối hoạt động của
mọi thành viên trong DN và tạo lên bản sắc kinh doanh
riêng của DN

Văn hóa DN là nhằm xây dựng một phong cách quản trị hiệu quả đưa
hoạt động của DN vào nề nếp và xây dựng mối quan hệ hợp tác than
thiện giữa các thành viên của DN, làm cho DN trở thành một cộng
đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến
thủ
=> Hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của DN
B7. Văn hóa doanh nghiệp để thực thi chiến lược

DN cần ít
chỉ thị,
Càng định
Văn hóa mệnh lệnh,
hướng thị
DN mạnh sơ đồ tổ
trường
chức, chỉ
dẫn

Sự thống
nhất, tuân Thực hiện
Văn hóa thủ cao đối thành công
DN mạnh với giá trị, chiến lược
niềm tin của tổ chức
của tổ chức
7. CẤU TRÚC TỔ CHỨC VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CỦA CÁC CÔNG TY
KINH DOANH QUỐC TẾ

7.1 Cấu trúc tổ chức là gì?

Các yếu tố cơ bản của cấu trúc tổ chức KDQT


7.2
và các hình thức cấu trúc tổ chức

7.3 Nguyên tắc quản lý và kiểm soát


7.1. CẤU TRÚC TỔ CHỨC

• Là cách thức phân chia hoạt động hay sắp xếp vai trò,
trách nhiệm và những mối quan hệ trong một tổ chức/
Công ty => là công cụ quan trọng trong việc triển khai
các chiến lược của DN
• Cơ cấu tổ chức phải phù hợp và nhất quán với chiến lược.
Đồng thời, phù hợp cả môi trường cạnh tranh
• Mục tiêu: Xác định cơ cấu tổ chức và cơ chế kiểm soát
nội bộ để quản lý và giao dịch kinh doanh toàn cầu
7.2. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CẤU TRÚC TỔ CHỨC
CẤU TRÚC

Sự khác biệt theo chiều • Tập trung


dọc • Phân cấp

Sự khác biệt theo chiều • Mức độ phân chia nhỏ các bộ phận
ngang nhỏ thành công ty cụ thể
MÔ HÌNH QUẢN LÝ THEO CHIỀU DỌC

1. Quản lý tập trung (Centralization)


- Là quyết định được ban hành tập trung tại cấp cao nhất trong
hệ thống quản lý và tại một địa điểm, thường là trụ sở chính
2. Quản lý phân cấp (Decentralization)
- Là việc ra quyết định được thực hiện ở cấp thấp hơn trong hệ
thống quản lý, thường là ở các công ty con

Câu hỏi thảo luận: Các bạn hãy cho biết lợi thế và hạn chế
của 2 mô hình quản lý này là gì? Phù hợp với chiến lược
KDQT nào?
LỢI THẾ
Quản lý tập trung Quản lý phân cấp
Đảm bảo các quyết định phù hợp với mục Có khả năng đưa ra những quyết định phù
tiêu hợp hơn
Dễ thực hiện trong sự thay đổi lớn về chiến Chủ động, linh hoạt đối phó với thay đổi
lược
Tránh trùng lắp trong hoạt động Tinh thần trách nhiệm và động cơ làm việc
cao hơn, lãnh đạo không bị quá tải khi ra
quyết định
Tạo điều kiện phối hợp các hoạt động Gia tăng sự kiểm soát
HẠN CHẾ

Quản lý tập trung Quản lý phân cấp


Không khuyến khích ý tưởng của các Rủi ro nếu cấp dưới có quyết định sai
công ty con/ chi nhánh/ nhân viên cấp lầm
dưới
Không tạo động lực cho nhân viên cấp Hạn chế việc phối hợp chéo giữa các
dưới công ty con/chi nhánh/ phòng ban,…
Hạn chế sáng tạo từ dưới lên
MÔ HÌNH QUẢN LÝ THEO CHIỀU NGANG

Mô hình theo Mô hình theo Mô hình ma


chức năng bộ phận trận
Mô hình theo chức năng

Mô hình theo bộ phận


Mô hình theo bộ phận phụ trách khu vực địa lý

Theo bộ phận phụ trách sản phẩm toàn cầu


Mô hình ma trận
7.3. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT

Kiểm soát nhân sự

Kiểm soát hành chính

Kiểm soát đầu ra


KẾT THÚC

You might also like