You are on page 1of 3

Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý GV: Nguyễn Thị Thu Hiền

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP – KIỂM TRA HKI – SINH HỌC 9


A. Lý thuyết
Bài 9: Nguyên phân
Diễn biến chu kì tế bào:
- Kì trung gian: NST dạng sợi duỗi xoắn và nhân đôi từ NST đơn sang kép
- Nguyên phân:
+ Kì đầu: thoi phân bào hình thành nối liền 2 cực tế bào, màng nhân và nhân con tiêu biến; NST
kép đóng xoắn và co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động dính sợi tơ của thoi phân bào
+ Kì giữa: NST đóng xoắn tới khi đóng xoắn cực đại giúp kì sau thuận lợi hơn và tập trung thành 1
hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
+ Kì sau: 2 chromatids trong từng NST kép tách nhau ở tâm động và được phân li về 2 cực nhờ sự
co rút của sợi tơ của thoi phân bào (do được đóng xoắn cực đại, nên các NST di chuyển trong
trạng thái gọn và không bị vướng hoặc gãy)
+ Kì cuối: NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh; xuất hiện màng nhân và nhân con, sợi tơ của
thoi phân bào dần tiêu biến; xuất hiện vách ngăn tách 2 tế bào ra (mỗi tế bào mang 2n NST)
Ý nghĩa:
- Tăng số lượng tế bào nhằm giúp sinh trưởng các mô và cơ quan ở cơ thể đa bào, từ đó giúp cơ
thể lớn lên và hồi phục
- Truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào cơ thể
Bài 18: Protein
Cấu trúc:
- Cấu tạo: hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố chính là C, H, O, N
- Thuộc loại: đại phân tử
- Khối lượng và kích thước: 0,1 μm (micro mét), hàng triệu đvC
- Nguyên tắc đa phân: gồm hàng trăm đơn phân
- Đơn phân trong protein: axit amin (có hơn 20 loại)
- Tính đa dạng và đặc thù biểu hiện qua cấu trúc không gian đặc thù: để thực hiện các chức năng
khác nhau
Chú thích:
- Cấu trúc bậc 1: trình tự sắp xếp các axit amin
trong chuỗi axit amin
- Cấu trúc bậc 2: chuỗi axit amin tạo thành các
vòng xoắn lò xo đều đặn, chúng bện lại với nhau
kiểu dây thừng cho sợi chịu lực khoẻ hơn
Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý GV: Nguyễn Thị Thu Hiền

- Cấu trúc bậc 3: hình dạng không gian 3 chiều, do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc
trưng cho từng loại protein
- Cấu trúc bậc 4 (phân tử hemoglobin): hình dạng không gian 3 chiều, gồm 2 hoặc nhiều chuỗi
axit amin cùng hoặc khác loại kết hợp với nhau
Chức năng:
1. Chức năng cấu trúc
- Thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh
- Hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất
=> Hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể
- VD:
+ Protein histone tham gia vào cấu trúc NST
+ Protein collagen và elastin (dạng sợi) là thành phần chủ yếu của da và mô liên kết
+ Protein keratin có ở trong móng, sừng, tóc và lông
2. Chức năng xúc tác quá trình trao đổi chất
- Quá trình trao đổi chất trong tế bào diễn ra qua nhiều phản ứng hoá sinh, được xúc tác bởi enzim
(bản chất là protein)
- Có 3500 loại enzim (đã biết), mỗi loại tham 1 phản ứng nhất định
- VD:
+ Ezim lactase và sucrase giúp tiêu hoá đường
+ Enzim polymerase tham gia quá trình tổng hợp phân tử ARN
+ Enzim ribonuclease xúc tác quá trình phân giải ARN thành nucleotides
3. Chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất
- Các hoocmôn có vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể
- Các hoocmôn phần lớn là là protein (có hoạt tính sinh học cao)
- VD:
+ Insulin điều hoà hàm lượng đường trong máu
+ Thyroxine điều hoà sức lớn của cơ thể
4. Chức năng khác
- Bảo vệ cơ thể (các kháng thể)
- Vận động của tế bào và cơ thể
- Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống (nhờ tế bào phân giải protein)
B. Bài tập
1) Viết cấu trúc của gen, mRNA đã tổng hợp nên chuỗi axit amin cho trước.
Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý GV: Nguyễn Thị Thu Hiền

VD:
Đề: Gly – Asp – Ala – Val – Ser – Pro – Lys
Axit amin: Gly – Asp – Ala – Val – Ser – Pro – Lys
mRNA: GGG – GAC – GCC – GUU – UCA – CCC – AAG
mạch gốc DNA: CCC – CTG – CGG – CAA – AGT – GGG – TTC
mạch bổ sung DNA: GGG – GAC – GCC – GTT – TCA – CCC –
TTC

2) Tính số nucleotide mỗi loại của gen => xác định dạng đột biến gen.
VD:
Đề: Một gen cấu trúc chứa 200 chu kì xoắn (mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu) và có %T =
35% số nucleotit của gen. Sau đột biến, gen có 1398A và 602C. Hãy xác định dạng đột biến.
Tính chiều dài gen sau đột biến và gen trước đột biến.

Nđầu = số chu kì xoắn . số nu 1 chu kì xoắn = 200 . 20 = 4000 nu


Số nu loại T = Nđầu . 35% = 4000 . 35% = 1400 nu
Số nu loại A = Nđầu . 35% = 4000 . 35% = 1400 nu
Số nu loại C = G = (N . 30%)/ 2 = 600 nu
Dạng đột biến: mất A, T và thêm C, G
3) Tính chiều dài gen.
Nsau = Số A + Số T + Số C + Số G = 1398 + 1398 + 602 + 602 = 4000 nu
Lsau = (Nsau/ 2) . 3,4 = (4000/ 2) . 3,4 = 6800 Å
Lđầu = (Nđầu/ 2) . 3,4 = (4000/ 2) . 3,4 = 6800 Å
C. Hình thức kiểm tra
Tự luận: đề mở - câu hỏi đọc hiểu.
D. Tỉ lệ các mức độ nhận biết theo thang tư duy Bloom.
- Biết: 40%
- Hiểu: 30%
- Vận dụng: 20%
- Vận dụng cao: 10%

You might also like