You are on page 1of 7

THẬP TỰ CHINH

Động cơ sâu xa:


+ Việc thánh chiến được hậu thuẫn bởi thay đổi quan trọng trong phong trào cải cách
Giáo hội đang diễn ra. “Chính nghĩa không chỉ là chịu đựng tội lỗi trong thế giới mà
còn phải cố gắng chỉnh sửa chúng’’: các đạo quân thập tự chinh là tiêu biểu cho tinh
thần ấy
Kinh tế - chính trị, xã hội: trong thời kì dân số Châu Âu phát triển mạnh mẽ -> chiếm
giữ vùng đất mới để mở rộng sự bành trướng của phương Tây với các quốc gia Địa
Trung Hải.
Đối tượng tham gia: tầng lớp hiệp sĩ và nông dân du cư ở Palestine. Tầng lớp hiệp sĩ
đặc biệt nhạy cảm với sự tăng trưởng của dân số Châu Âu. Họ được khuyến khích đi
viễn chinh để giành đất.
- Thập tự chinh 1: (1096 – 1099)
Ngày 27/11/1095, tại hội nghị Giám mục, Giáo hoàng Urbano II kêu gọi các hiệp sĩ,
hoàng tử phương Tây và tín đồ Kito giáo đi giúp đỡ hoàng đế Byzantine chống lại
quân xâm lược người Hồi giáo, giải phóng vùng đất Thánh, giải thoát những tín đồ
Công Giáo khỏi người Hồi Giáo. Thành phần chủ yếu: các nông dân và hiệp sĩ.
Những người lính trong đoàn viễn chinh Công Giáo này đều mang huy hiệu chữ thập
ở phía trước ngực và phía sau lưng nên được gọi là Thập tự quân. Thập tự quân dễ
dàng chiếm được Jerusalem do ở đây có ít quân Hồi phòng thủ. Họ tàn sát 30000
người đàn ông Do Thái và Hồi Giáo Ả rập, đồng thời thành lập các thành bang thập tự
quân bao gồm:
- Thập tự chinh 2: (1147 – 1149)
Năm 1144, tướng lĩnh Hồi Giáo Imaddeddin Zangi đã tập hợp người Hồi Giáo từ
các nước Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập tấn công vương quốc Jerusalem của người Công
Giáo. Tuy không chiếm được Jerusalem nhưng họ đã chiếm được lãnh địa Edessa.
Quyết tâm phục thù, giáo hoàng Eugenio III đã phát động cuộc thập tự chinh 2.
Hai vị vua Louis VII – Pháp và Conrad III – Đức dẫn đầu thập tự quân, lên đường
chiếm lại lãnh địa Edessa nhưng thất bại khi đi ngang qua Thổ Nhĩ Kỳ. 1 năm sau
họ đến được Gierusalem và quyết định tấn công vào __ để bù đắp cho việc mất
Edessa tuy nhiên vẫn thất bại. Cuộc thập tự chinh 2 kết thúc. Hồi giáo thắng.
- Thập tự chinh 3: (1189 – 1192) – Cuộc thập tự chinh của các vị vua (Anh,
Pháp, Đức), hoàng đế La Mã thần thánh – Barbarossa.
Hoàng đế Barbarossa lúc này đã quá già nhưng vẫn hưởng ứng lời kêu gọi kháng
chiến, đưa 1 cánh quân đánh ngược qua Antonia nhưng đã bị chết đuối, trước khi quân
của ông qua được đất Thánh. Rất nhiều chiến sĩ của ông đã nản chí và trở về nhà.
Sau khi giành được 1 số thắng lợi ban đầu, vua Philip II – Pháp đã rời bỏ đất Thánh
do xung đột tranh giành chiến lợi phẩm với Richard I – Anh vào 1191. Nhiều cuộc
viễn chinh không thể chiếm lại Jerusalem, nhưng Richard I đã thỏa thuận thành công
với Saladin về việc mở đường cho khách hành hương của Thiên Chúa giáo tới
Jerusalem.
- Thập tự chinh 4 (1202 – 1204):
Không thể để mất Jerusalem, Giáo hoàng Innocente III phát động cuộc thập tự
chinh 4 năm 1199 nhưng bị hầu hết hoàng đế Châu Âu bỏ ngoài tai. Vào thời
điểm đó, Anh đang chiến tranh với Pháp, Đức đang đấu tranh chống lại quyền
lực Giáo hoàng và các quốc gia khác không muốn tham gia sau thất bại của
cuộc thập tự chinh 3. Cuối cùng lời căn dặn của ông đến được 1 đội thập tự
quân đến từ Pháp. Thập tự quân này có 1 chiến thuật khác: chèo thuyền từ phía
nam tới Ai Cập, sau đó đổ bộ vào Jerusalem. Năm 1202, Thập tự quân tới
Venice để nhận tàu đưa họ đến Ai Cập nhưng họ không đủ tiền để trả cho
Venise thế là họ phải giúp Venise chiếm cảng Byzantine __ 1 thời gian ngắn
sau đó, thập tự quân rơi vào 1 cuộc đấu tranh vì gây màn ở Byzantine thay vì
đoạt lại Jerusalem như Giáo hoàng mong đợi. Cuộc thập tự chinh thứ 4 kết thúc
với việc chinh phục Consstatinople và thành lập Đế quốc La Tinh (1204 –
1261)

- Thập tự chinh 5: (1217 – 1221).


Giáo hoàng thuyết phục thành công Vua Andrew II của Hungary và bá tược
Leopold VI của Áo dẫn đầu cuộc thập tự chinh. Giống như lần trước, Ai Cập là
nơi họ bắt đầu chiến dịch. Năm 1219, thập tự quân chiếm được cảng ___
Người Ai Cập nhân danh Hồi giáo thân thiết với Andrew II nếu chịu trả lại ___
thì Hồi giáo sẽ trả lại Jerusalem. Thập tự quân bởi vì quá kiêu hãnh nên đã bác
bỏ đề nghị, cuối cùng họ thất bại khi tiến vào Cairo và buộc phải trở về tay
không.

- Thập tự chinh 6 (1228 – 1229):


Hoàng đế Frederic II của Đế quốc La Mã thần thánh dẫn đầu nhưng ông phải
nhanh chóng trở về và đã bị Giáo hoàng rút phép thông công. 1 thời gian sau,
Frederic II đàm phán với vua Hồi Giáo Ai Cập, đạt được hiệp ước hòa bình 10
năm, khôi phục quyền kiểm soát Jerusalem, ____ thiết lập hành lang từ
Jerusalem ra biển cho những người Kito giáo.

- Thập tự chinh 7: (1248 – 1254)


Vua Pháp Loui IX khởi xướng chiếm lại Đất Thánh bằng con đường xâm lược
Ai Cập trước tiên. Giống như thủ lĩnh thập tự chinh 5, vua Loui IX chiếm được
Damietta Ai Cập nhưng lại thất bại khi chiếm thủ đô Cairo năm 1249. Sau đó,
ông bị bắt làm tù binh khi cố gắng quay lại cảng Damietta và được thả sau khi
trả tiền chuộc.
- Thập tự chinh 8 (1270):
Vua Louis IX quyết định khởi xướng cuộc Thập tự chinh thứ 2 của mình. Mục
tiêu của cuộc viễn chinh lần này nhắm đến Tounis (?) nhưng ông đã chết gần
Tounis (?) vì bệnh dịch hạch. Anh trai của Louis IX đã kịp đến thương lượng
với đoàn quân __ (?) của Tounis (?) để đảm bảo cho quân thập tự quay về nước
an toàn.

- Thập tự chinh 9 (1271 – 1272): cuộc TTC cuối cùng chiếm lại Đất Thánh
khỏi tay người Hồi Giáo.
Hoàng tử Edward – Anh khởi xướng, người cũng từng tham gia cuộc TTC thứ
8. Sau khi vua Pháp qua đời và rời khỏi thập tự quân Pháp, hoàng tử Anh đã
quyết định lãnh đạo cuộc thập tự chinh của riêng mình. Năm 1271, hoàng tử
Edward đã dẫn quân đến vùng đất ___ và cố gắng thuyết phục mọi người ủng
hộ ông nhưng vì cách thuyết phục chưa hấp dẫn + Cha ông đang bị bệnh nặng
nên ông nhanh chóng quay về. Với cuộc viễn chinh của Edward, những nỗ lực
của người Châu Âu Công Giáo chiếm lại Đất Thánh cuối cùng đã kết thúc.

- Ngoài những cuộc viễn chinh tới Đất Thánh, một số hoạt động quân sự trong
giai đoạn này cũng được gọi là Thập tự chinh

- Ảnh hưởng của Thập tự Chinh:


Mặc dù các thuộc TTC không tạo ra sự hiện diện thường xuyên và vật chất của
phương Tây từ Tiểu Á nhưng sự tiếp xúc giữa văn hóa phương Đông và
phương Tây đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến 2 nền văn hóa này.

Sau những cuộc TTC đầu tiên, về quân sự: kỹ thuật phòng vệ, kỹ thuật xây
dựng lâu đài phát triển, kỹ thuật phòng thủ các phương tiện công thành (máy
bắn đá, máy phá thanh bằng những khúc gỗ lớn trở nên tinh vi và hiệu quả
hơn), kỹ thuật đào đất, đặt chất nổ.. đều có bước phát triển.
Về kinh tế dù không có số liệu thống kê nhưng có 1 điều chắc chắn: chiến tranh
đã làm cạn kiệt dần nguồn lực của phương Tây dẫn đến họ phải áp dụng thuế ở
mức độ cao. Thuế cũng kéo theo sự phát triển của các kĩ thuật quản lý thu thuế,
chuyển tiền. Mặt khác, thập tự chinh đã kích thích thương mại giữa phương
Đông và Tây. TTC đã kích thích những cuộc thăm dò của người phương Tây
đến những nền văn hóa phương Đông. Khởi phát từ các vương quốc có thập tự
quân (các tu sĩ, thương gia) đã thâm nhập sâu vào lục địa Châu Á sau đó đến
Trung Hoa. Những chuyến đi của họ, đặc biệt là của ___ đã cung cấp cho Châu
Âu nguồn thông tin đa dạng và quý báu, tạo tiền đề cho những nhà hàng hải tìm
kiếm những lộ trình mới. Các cuộc TTC đã truyền cảm hứng cho chủ nghĩa đế
quốc sau này
CUỘC CHIẾN TRĂM NĂM
https://nghiencuulichsu.com/2020/11/13/chien-tranh-tram-nam-mot-the-ky-dam-
mau/
HOÀN CẢNH:
Người kế vị nước Pháp là ai:
- Cái chết của Vua Pháp Charles IV. Charles IV đám cưới với Jeanne d’Evreux
nhưng bà lại sanh con gái và vấn đề người kế thừa rốt cuộc càng trở nên trầm
trọng. -> không có người nam nối dõi nào, triều đại Capet có nguy cơ phải chấm
dứt.

- Họ hàng gần nhất được lên ngôi lại là Vua nước Anh, Edward III (Vì có mẹ là
Isabella nước Pháp) => Không được chấp nhận vì:
+ Lý do 1: Quý tộc Pháp và người dân mà không chịu bị cai trị bởi một vị vua
ngoại quốc.
+ Lý do 2: Luật Salic: luật này không cho phép người nam thừa kế ngai vàng
thông qua mẹ của họ (do vua Clovis ban hành năm 500)

=> Ngai vàng được trao lại cho Phillip VI - Công tước Valois (người anh em thân
thiết với Vua Charles. Gia tộc Valois là nhánh cao cấp cuối cùng của vương triều
Capet)
2 ngòi nổ:
1/ Nước Anh và Scotland đang chuẩn bị đối mặt với một cuộc xung đột mới.
Nhưng Phillip tỏ ý ủng hộ David Bruce xứ Scotland => châm ngòi nổ.
2/ Nước Anh vào thời điểm đó đang cai trị Công quốc Aquitaine. Phillip VI quyết
định tịch thâu lại Công quốc Aquitaine vì Vua nước Anh đã chứa chấp Robert III
d’Artois — kẻ thù của người Pháp. Edward III thách thức quyền hợp pháp của
Phillip đối với ngai vàng nước Pháp. => châm ngòi lần 2.
DIỄN BIẾN:
1. Edward sử dụng chiến lược “chia để trị”, một mặt ủng hộ giới quý tộc Pháp
chống lại đối thủ của họ, đồng thời cố gắng móc nối liên minh trong lòng nước
Pháp, để làm suy yếu thêm tình hình chánh trị ở Pháp.

2. Sự kiện quan trọng nhất của Chiến Tranh Trăm Năm — Trận Hải chiến Sluys:
- người Anh liên tục tổ chức các cuộc hành quân dọc theo bờ biển nước Pháp
để cướp phá.
- Hải quân của Pháp tập hợp một hạm đội khổng lồ đe dọa nước Anh từ bên kia
eo biển
- Diễn biến: Anh đè bẹp Pháp: Thương vong của quân Pháp lên tới 2 vạn người
trong khi bên Anh chỉ hy sinh 600 mạng. Hơn nữa, người Anh còn tịch thâu
được 166 thuyền Pháp, đánh đắm 24 thuyền. Với chiến thắng này, người Anh
không còn lo sợ hạm đội Pháp nữa, và toàn tâm toàn trí cho các trận đánh trên
đất liền. => Anh thắng

3. Năm 1346, Edward dẫn dắt một cuộc tấn công chớp nhoáng vào đất Pháp từ
dọc theo kênh đào. Caen bị chiếm trọn trong vòng 1 ngày, khiến người Pháp
mất cảnh giác. => Anh thắng

4. Vua Pháp Phillip VI tập hợp quân đội và tấn công Edward. Hai đội quân đụng
độ tại Trận Crécy vào ngày 26 tháng 8 năm 1346. Đối với người Pháp, trận
này hoàn toàn là một thảm họa. Edward cho quân đội sử dụng chủ yếu là nỏ
dài, và trong suốt trận chiến vũ khí này đã được chứng minh chánh là nhân tố
quyết định. => Anh thắng. (Thương vong bên Pháp rất lớn, đến hàng ngàn
nhân mạng, trong đó có gần 4000 hiệp sĩ tử trận, có cả Công tước xứ Loraine.
Bên kia chiến tuyến, người Anh chỉ thiệt hại có 300 người.)

5. 1347, Edward III cho tấn công thành Calais, là một vị trí chiến lược. Nhưng
cuộc chiến bị dừng lại một cách đột ngột vì vào năm 1348, Châu Âu bị hoành
hành bởi dịch Cái Chết Đen, diễn ra đến tận năm 1355. Trong thời kỳ này, vào
năm 1350, Vua Phillip VI qua đời, và con trai của ông nối ngôi, John II. =>
dịch bệnh, không xảy ra gì hết

6. Sau khi cơn đại dịch qua đi, con trai của Edward III, Édouard de Woodstock,
dit le « Prince Noir », dẫn đầu một vài chiến dịch tấn công khắp nước Pháp ở
Limousin, Auvergne, Carcassonne, Avignonet, và nhiều nơi khác nữa. Một
trong những chiến dịch này, Prince Noir đụng độ với đội quân của Vua John II,
là tiền đề dẫn đến Trận Đánh Poitiers. => Anh thắng

7. Trận Đánh Poitiers (thất bại thảm hại của người Pháp): Ngày 19/9/1356, lực
lượng của họ đã bị bao vây bởi một cuộc tấn công bất ngờ từ quân đội Anh,
với đường rút lui hoàn toàn bị cắt đứt và đường tiến quân của họ bị dừng lại.
Thương vong nặng nề cho người Pháp, ngay cả Vua John II cũng bị bắt,
cùng với một số quý tộc khác. Sau thất bại tan nát này cộng với việc nhà vua bị
bắt, nước Pháp rơi vào hỗn loạn. => Anh thắng

8. Edward đã không thành công chiếm các thành lớn: Reims và Paris. Và quân
đội Anh bị kẹt trong một trận bão khủng khiếp vào Lễ Phục Sinh năm 1360.
Trận bão tàn khốc gồm lốc xoáy, sấm sét, và mưa đá này gây hỗn loạn lên các
doanh trại quân đội Anh, làm thiệt hại khoảng 1000 người. => Edward phải ký
Hiệp định Brétigny vào tháng 5 năm 1360 để hòa hoãn. Hòa bình kéo dài từ
năm 1360 đến năm 1369. => Anh thua.

9. Trong cuộc chiến tranh giành vương miện Castille đang diễn ra, Anh và
Pháp ra mặt ủng hộ các phe đối lập. Anh sau đó đánh thuế vùng Aquitaine
nhiều hơn bình thường, với hy vọng trang trải các khoản nợ. Người dân
Aquitaine phản ứng gay gắt với việc đánh thuế và giới quý tộc của họ đã
chuyển hướng sang Pháp để cầu giúp đỡ. Pháp một lần nữa tịch thâu Công
quốc Aquitaine, khơi lại cuộc chiến vào năm 1369. => Anh thua

10. John II chết => Charles V kế vị. Ông là một vị chỉ huy tài ba cùng với
Bertrand du Guesclin xứ Breton, một bậc thầy về chiến tranh du kích và chiến
tranh tiêu thổ. Họ cùng nhau giành lại nhiều lãnh địa bị mất của Pháp. =>
Anh thua

11. Prince noir qua đời vào năm 1376, và cha của ông là Vua Edward III qua đời
vào năm sau đó, truyền ngôi lại cho Richard II, một cậu bé chỉ mới 10 tuổi.
Sự cai trị ban đầu của ông đã gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là ở Anh, khiến
cuộc chiến với Pháp tạm thời yên ắng. => không xảy ra gì hết

12. Năm 1380, Charles V và vị chỉ huy Du Guesclin đều lần lượt qua đời. Vua
Pháp truyền ngôi cho Charles VI lúc đó mới 11 tuổi. Điều này cũng dẫn đến
việc tạm dừng cuộc chiến với nước Anh lại. Tình hình tạm thời yên ắng cho
cả hai bên. => không xảy ra gì hết

13. Pháp và Anh đều phụ thuộc vào việc thu thuế để có quân phí cho chiến tranh.
Đánh thuế cao -> bất bình trong dân chúng. => sự hòa bình tương đối giữa các
bên tham chiến. => không xảy ra gì hết

14. Richard II thoái vị vào năm 1399, Henry IV dành lên ngai vàng, để rồi qua đời
vào năm 1413. Henry V thừa kế ngai vàng và trở thành vị vua mới của Vương
quốc Anh. Việc đầu tiên khi Henry nắm quyền chính là khai chiến.

Vua Henry V đầy tham vọng dẫn dắt một đạo quân khổng lồ băng qua eo biển
và xâm lược nước Pháp một lần nữa. Sau một vài chiến thắng nhỏ ban đầu,
quân đội Anh thấy mình bị áp đảo bởi quân số khi với quân đội Pháp tại
Agincourt.

Trận Đánh Agincourt: bắt đầu vào ngày 25 tháng 10 năm 1415, là ngày Lễ
Thánh Crispin. Người Anh tập hợp được một đội hình đông hơn rất nhiều, và
quân đội của họ gần như 80% là lính bắn cung. Tuy nhiên, thật bất ngờ, họ có
một số lợi thế chính, chủ yếu là ở cách bố trí địa hình. Những cánh đồng mới
cày trên chiến trường nhanh chóng biến thành bùn nhớp nháp, và khiến việc
tiến quân trở nên rất khó khăn đối với binh lính Pháp, những người đã bị tiêu
diệt hàng loạt bởi tầm bắn vượt trội của cung tên Anh. Agincourt là một chiến
thắng áp đảo khác cho người Anh. => Anh thắng
15. Pháp: quý tộc xứ Burgundy và Orleans tranh giành quyền lực, còn Vua
Charles VI thì phát điên (vì hầu hết các con trai của ông đều chết trẻ). Không
còn một nhà cai trị tài ba nào, Pháp đã không thể chống lại các cuộc chinh
phục của người Anh trên đất của họ.

Vào năm 1422, Charles VI và Henry V đều qua đời. Đứa con mới 9 tháng tuổi
của Henry thừa kế ngai vàng, là Henry VI. Vì thế nên Công tước xứ
Bedford là người dẫn dắt cuộc chiến trên đất Pháp.

16. Năm 1429, người Anh bao vây thành Orleans và họ đã bị quân Pháp đánh bại.
Với sự xuất hiện của nữ anh hùng Jeanne d'Arc, người Pháp đã dành được
chiến thắng quân sự lớn đầu tiên. => Anh thua

17.  Cô được ra lệnh khôi phục các vùng đất của Pháp và đặt Charles VII lên
ngai vàng. Sau chiến thắng quyết định tại Orleans, Jeanne d'Arc dẫn đầu quân
đội tham gia Trận Patay trong cùng năm -> chiến thắng. Lực lượng Anh dần
trở nên yếu hơn. Pháp từ từ dành lại lãnh thổ của mình. => cuối cùng chấm
dứt Chiến Tranh Trăm Năm. => Anh thua

CHIẾN TRANH TÔN GIÁO

You might also like