You are on page 1of 2

KIỂM TRA 15 PHÚT

THỜI GIAN LÀM BÀI: 20 PHÚT

Đọc đoạn trích dưới đây:


Những người sớm nổi bật hơn đám đông từ lâu đã lên kế hoạch cho bốn năm đại học, mỗi bước tiến
đều tạo nên dấu ấn đẹp đẽ trên bản lý lịch của mình. Họ tận dụng kỳ nghỉ hè năm nhất và năm hai đại học
để tiếp xúc, cọ sát với môi trường làm việc. Tôi yêu thích nghề này, vậy thử sức xem, dù sao cũng còn trẻ,
mức lương thấp bởi năng lực của tôi còn kém, tranh thủ tích lũy kinh nghiệm sẽ tốt cho tương lai sau này.
Họ đã thử, nếu sai coi như mở rộng tầm mắt, có được kinh nghiệm, cũng thêm thấu hiểu bản thân. Sau khi
nhập học, họ sẽ điều chỉnh môn học, lựa chọn phương hướng cuộc đời…
Mọi người thường than vãn: “Công ty nào tuyển dụng cũng yêu cầu kinh nghiệm làm việc, sinh viên
mới ra trường thì lấy đâu kinh nghiệm?”. Thế nhưng sinh viên trước khi đi tìm việc đều có bốn năm để
chuẩn bị, nếu tốn bốn năm chỉ đổi lại một tờ lý lịch trắng, vậy còn trách ai được? Đi học, người khác học,
bạn lại chơi điện tử. Nghỉ hè, người khác đi thực tập theo giờ hành chính, bạn về quê nằm điều hòa mát
lạnh. Bốn năm, người khác tranh thủ thời gian rèn luyện bản thân, còn bạn tận dụng quãng thời gian đi học
cuối cùng để hưởng thụ cuộc sống. Đến khi tốt nghiệp, thế giới này không đào thải bạn thì còn đào thải ai?
Cho nên, dù giỏi giang ở kỳ thi đại học vẫn chưa thể nói lên điều gì. Quan trọng không phải bạn học
trường đại học nào mà là mỗi ngày ở trường bạn làm được những gì? Quá khứ dù huy hoàng tới đâu, tồi tệ
đến mấy, chỉ cần con người còn sống, mọi thứ sẽ chẳng bao giờ bất biến. Con đường tương lai dựa vào đôi
chân bạn bước từng bước về phía trước ở hiện tại.
(Trích từ cuốn sách: Ước mơ cần thực hiện mỗi ngày- Phan Lưu Ly dịch; NXB Thế Giới)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (Nhận biết = 0.5 đ)
Nghị luận
Câu 2. Em hiểu người sớm nổi bật hơn đám đông là người như thế nào? (Thông hiểu = 0.75 đ)
- Họ có kiến thức
- Họ có kĩ năng
- Họ có thái độ, ý chí phấn đấu, rèn luyện từng ngày
 NĂNG LỰC
- Kế hoạch rèn luyện + tích lũy kinh nghiệm từ sớm (năm thứ 1 ĐH)

Câu 3. Theo em, tại sao Quan trọng không phải bạn học trường đại học nào mà là mỗi ngày ở trường bạn
làm được những gì ? (Thông hiểu = 0.75)

- Đại học là con đường, là cách thức, môi trường để mỗi người học tập, rèn luyện. Đó là nơi để
mỗi người có tiền đề tốt đẹp hình thành và trau dồi được năng lực.
- Nhưng “mọi lí thuyết chỉ là màu xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Vậy nên nếu ta chỉ học lí
thuyết trong trường lớp mà ko thực hành thì ta sẽ ko có được năng lực (là khả năng bạn làm
được 1 việc gì đó).

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Con đường tương lai dựa vào đôi chân bạn bước từng bước
về phía trước ở hiện tại.”? Vì sao? (Vận dụng: 1.0)
- Quan điểm: Nên đồng tình (0.25)
- Lí giải: Lí giải và khẳng định quan điểm của tác giả là đúng đắn
+ Thứ 1, đường đi đến tương lai là 1 hành dài, bền bỉ. Nó ko phải ngẫu nhiên đến với mỗi chúng ta mà nó
phải được kiến tạo từ những tháng ngày của hiện tại. Vậy nên, muốn có tương lại thì phải kiến tạo hiện tại
hôm nay.
+ Thứ 2, nếu ngày hôm nay chúng ta không nỗ lực phấn đâu thì kết quả của những ngày sau sẽ là 1 con số 0
tròn trĩnh.
…………………………………………………………………………………………………………………..
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
(1) Tư duy phản biện (Critical thinking) là khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng
đắn về niềm tin bạn tin vào hay những gì bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ
độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking). Tư duy phản biện không
phải chỉ là tích lũy thông tin. Người có trí nhớ tốt và biết nhiều thứ về cơ bản không hẳn là sẽ có tư
duy phản biện tốt. Người có tư duy phản biện có thể suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết
và biết cách sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên
quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó (...)
(2) Không nên nhầm lẫn tư duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ trích người khác.
Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những thiếu sót và cách lập
luận sai lầm, nhưng tư duy phản biện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp để đưa ra
các cách lập luận đúng đắn và có tính xây dựng. Tư duy phản biện giúp chúng ta thu nạp kiến thức,
tăng mức độ thấu hiểu lý thuyết đã biết, củng cố các lập luận, nâng cao hiệu quả xử lý công việc và
giải quyết vấn đề.
(3) Một vài người tin rằng tư duy phản biện cản trở khả năng sáng tạo bởi vì trong khi tư duy
phản biện đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắc logic và lập luận nhất định thì khả năng sáng tạo có
lẽ cần đến nhiều hơn việc “phá luật” (breaking the rules). Đây là quan điểm sai lầm. Tư duy phản
biện khá hòa hợp với cách suy nghĩ “ngoài chiếc hộp” (thinking out-of-the-box), thử thách các
nhận thức chung và theo đuổi những hướng đi ít người biết. Tư duy phản biện là một phần cơ bản
của sáng tạo bởi vì chúng ta cần tư duy phản biện để đánh giá và cải thiện các ý tưởng sáng tạo.
(https://www.formyoursoul.com/tu-duy-phan-bien-critical thinking-4)
Thực hiện những yêu cầu:
Câu 1. Tác giả định nghĩa như thế nào về tư duy phản biện:
Câu 2. Thao tác lập luận nào được sử dụng trong đoạn (3) của văn bản?
Câu 3. Theo anh/chị, người thích tranh cãi hay chỉ trích người khác là người như thế nào?
Câu 4. Cho biết nhận xét của anh/chị về ý kiến của tác giả: “Tư duy phản biện là một phần cơ bản
của sáng tạo bởi vì chúng ta cần tư duy phản biện để đánh giá và cải thiện các ý tưởng sáng tạo”.

You might also like