You are on page 1of 7

- Khởi nguồn tên Hàn lâm

Theo sách Dật Châu Thư, quyển sách ghi chép biên niên sử triều Tây
Chu Trung Hoa, Hàn nguyên là danh từ Đại Hàn, được dùng để chỉ
về một giống gà thần Thiên Kê có lông đỏ 5 màu do người Thục cống
nạp cho Chu Thành Vương. Về sau, danh từ Hàn còn có nghĩa là lông
chim dài và cứng, tức bút viết vì thời xưa bút viết được làm từ những
lông chim dài và cứng. Danh từ Lâm nghĩa là rừng. Hàn Lâm (翰林)
nghĩa đen là rừng bút với nghĩa bóng chỉ văn đàn, học thuật. Hàn lâm
viện có ý nghĩa là viện học thuật, nơi văn đàn mà các học sĩ tụ họp.
Hàn lâm viện còn được biết đến với tên là Ngọc Đường hoặc Ngọc
Đường viện do từ tích vua Tống Thái Tông (976-978) viết bốn chữ
màu trắng là Ngọc Đường chi thự (玉堂之署, Jade Hall Office) trên
tấm lụa hồng ban tứ cho Hàn lâm học sĩ Tô Dịch Giản.
- Tên chức Hàn lâm hay Hàn lâm viện
Trong các bài viết hoặc sách vở, khi viết về một vị quan Hàn lâm,
chức thường được viết tắt là Hàn lâm + tên chức vụ như Hàn lâm học
sĩ (翰林學士) hoặc Hàn lâm thị độc (翰林侍讀) dùng trong câu như
"quan Hàn lâm học sĩ, quan Hàn lâm thị độc, hoặc quan Hàn lâm hiệu
lý".
Thời Minh, khi các Trực học sĩ viện tại các học viện khác được bổ
vào Hàn lâm viện, chức Trực học sĩ được đổi thành chức Trực học sĩ
viện (直學士院, Auxiliary Hanlin Academician).
Nhưng trong sách sử Việt, ngoại trừ một vài trường hợp viết như trên,
phần lớn chức trong Hàn lâm viện đều được viết với tên đầy đủ
là Hàn lâm viện + tên chức vụ ví dụ Hàn lâm viện học sĩ (翰林院學
士) hoặc Hàn lâm viện kiểm thảo (翰林院檢討), ví dụ Hàn lâm viện
Biên tu Phan Huy Chú. Vì vậy, trong tiếng Việt văn nói, ta có thể viết
hoặc nói "quan Hàn lâm Biên tu Phan Huy Chú", nhưng trong văn
viết, nhất là khi viết về sử Việt từ thời Hồng Đức trở về sau, cần viết
cùng chữ viện, như dùng trong câu "Phan Huy Chú được phong chức
Hàn lâm viện biên tu" hoặc "quan Hàn lâm viện Biên tu là Phan Huy
Chú...".
Ngoài ra, trong sách báo, đôi khi danh từ "Hàn lâm học sĩ" được dùng
để chỉ chung tất cả các quan viên đương hoặc trước đây được sung
vào Hàn lâm viện. Việc này có thể gây khó khăn trong việc nghiên
cứu, tìm hiểu vì danh từ Hàn lâm học sĩ còn là một chức đã tồn tại, rồi
lại bị bãi bỏ, rồi lại được phục hồi trong các triều đại Việt Nam. Ví dụ
như trong câu "...có bề tôi cũ của họ Mạc là Hàn lâm học sĩ Nguyễn
Thì Dự" có thể gây ngộ nhận Nguyễn Thì Dự được bổ chức Hàn lâm
học sĩ thời Mạc nhưng thời này Hàn lâm viện mô phỏng biên chế thời
Hồng Đức, nên không có chức vị Hàn lâm học sĩ. Vì vậy, khi nghiên
cứu về thời Mạc, câu văn trên có thể dẫn đến ngộ nhận đây là câu văn
chứng minh thời Mạc đặt chức Hàn lâm học sĩ, khác với thời Hồng
Đức về sau. Để tránh sự ngộ nhận, nếu viết để đại khái cho độc giả
biết vị quan đương hoặc trước đây được sung vào Hàn lâm viện mà
không biết rõ là chức gì, cần tránh dùng danh từ Hàn lâm học sĩ như
trên, mà nên dùng câu ví dụ như "có bề tôi cũ của họ Mạc là thuộc
viên Hàn lâm viện Nguyễn Thì Dự", hoặc nếu biết rõ tên chức "có bề
tôi cũ của họ Mạc là Hàn lâm viện thị độc Nguyễn Thì Dự ", hoặc nếu
chỉ chung các vị học sĩ thuộc Hàn lâm viện, dùng "...là các quan học
sĩ thuộc Hàn lâm viện", tránh dùng "...là các Hàn lâm học sĩ thời..." để
tránh việc ngộ nhận sau này khi bài viết, sách báo được dùng để tham
khảo. Dùng Hàn lâm học sĩ như một danh từ thậm xưng để độc giả
hiểu vị quan ấy là học sĩ thì không cần thiết vì Hàn lâm viện vốn đã là
chốn văn đàn của các học sĩ.
- Ngộ nhận về Hàn Lâm
Ngày nay, khi nói hoặc viết về danh từ Hàn lâm tại các triều đại quân
chủ Á Đông xưa, Hàn lâm thường được hiểu là một danh từ dùng để
chỉ Hàn lâm viện tức nhóm văn đàn trong triều đình gồm các quan
Hàn lâm học sĩ là những vị quan văn hay chữ tốt, uyên thâm kinh
truyện, chuyên soạn thảo văn kiện triều đình. Tuy vậy, trong rất nhiều
những bài viết, sách, hoặc thảo luận hiện thời, Hàn lâm còn được biết
đến là danh từ để chỉ những chức quan tầm thường, như hầu trà, bói
toán, y sĩ, v.v. Đây là một ngộ nhận.
Thật ra, từ khi bắt đầu được dùng vào những năm 700 thời Đường,
danh từ Hàn lâm thường được hiểu là một danh từ dùng để chỉ các
chức vụ, cơ quan với ý nghĩa là các thuộc viên hoặc người giữ chức
Hàn lâm có trình độ cao hoặc có tay nghề chuyên môn uyên thâm, dù
các chuyên môn này có thể không liên quan đến văn học, nghệ thuật,
kinh truyện. Vì lý do trên mà tên Hàn lâm còn được gắn trước các
chức không thuộc văn học như Hàn lâm y khoa viện (翰林醫官院,
Medical Institute). Năm Khai Nguyên 26 (738), vua Đường Huyền
Tông lệnh đặt Hàn lâm viện với các Hàn lâm học sĩ để phân biệt với
các hạng Hàn lâm hoặc học sĩ khác. Hàn lâm học sĩ là các vị học sĩ
văn hay chữ tốt, uyên thâm kinh truyện, chuyên soạn thảo văn kiện
triều đình, không liên quan đến các chuyên ngành khác như y dược,
bói toán, binh bị, v.v. Danh từ Hàn lâm với ý nghĩa uyên thâm kinh
sách, văn hay chữ tốt thường được hiểu ngày nay là chức Hàn lâm học
sĩ này.
Ngoài ra, thời Tống, Hàn lâm viện còn được biết là cơ quan chuyên
trách các thú vui tao nhã triều đình (xem thêm tại mục Lịch sử - thời
Tống). Việc này đã gây nên ngộ nhận Hàn lâm không còn là nơi văn
đàn với các Hàn lâm học sĩ uyên thâm. Đây lại là một ngộ nhận khác.
Thời Tống, Hàn lâm viện (翰林院, Artisans Institute) thuộc Nội sử
sảnh (內侍省, Department of Service) không liên quan đến Hàn lâm
viện (翰林院, Hanlin Academy) thuộc Học sĩ viện (學士院, Institute
of Academicians). Các vị Hàn lâm học sĩ thời Tống thuộc về Hàn lâm
viện (翰林院, Hanlin Academy) thứ 2 này.
- Ngộ nhận về Học Sĩ
Trái lại với ngộ nhận về Hàn Lâm, danh từ Học sĩ lại được hiểu là
danh từ chỉ giới hạn trong Hàn lâm viện. Đây là một ngộ nhận. Học sĩ
nguyên là danh từ đã được đặt thời Chiến Quốc, khi nước Tề triệu tập
các học giả giảng dạy học trò, thảo luận học thuật, tham gia chính sự.
Thời Ngụy Tấn, triều đình triệu tập những quan có học vấn cao để
định chế điển lễ, biên soạn quốc sự, thực lục, gọi chung là Học sĩ.
Năm Khai Nguyên 26 (738), vua Đường Huyền Tông lệnh đặt Học sĩ
viện để điều hành các quan học sĩ, nhưng đồng thời, lập riêng Hàn
lâm viện là tổ chức gồm các học sĩ thật uyên thâm trong triều đình,
chuyên soạn thảo các văn kiện quan trọng, khác với các chức học sĩ
khác do Học sĩ viện điều hành. Vì vậy, danh từ Học sĩ bao gồm cả
Hàn lâm học sĩ tại Hàn lâm viện lẫn các chức học sĩ khác như Tường
chính học sĩ (詳正學士, Academician Editor) tại Hoằng văn quán (弘
文館, Institute for the Advancement of Literature). Tất cả các chức
học sĩ đều liên quan đến việc soạn thảo văn kiện triều đình và có các
cấp bậc khác nhau. Riêng Hàn lâm học sĩ chuyên trách việc soạn thảo
văn kiện quan trọng trong triều đình. Hàn lâm học sĩ là một chức vụ
chưởng quan như thời Minh, Thanh hoặc là nhóm học sĩ đứng đầu
Hàn lâm viện với các thuộc quan Trực học sĩ, Thị độc học sĩ, Thị
giảng học sĩ, Thị thư học sĩ, Tu soạn, Biên soạn, v.v. Các học sĩ khác
ngoài Hàn lâm học sĩ được sử dụng trong Trung thư sảnh (中書省,
Secretariat), Tập hiền viện (集賢院, Academy of Scholarly Worthies),
Chiêu văn quán (昭文館, Institute for the Glorification of Literature)
hoặc các bộ như Binh bộ phụ trách việc soạn thảo văn thư.
Tại các triều đại Trung Hoa, trong quan chế Hàn lâm viện, Học sĩ là
một hàm cao quý nên một chức được gắn hàm Học sĩ cao quý hơn
chức không được gắn hàm này và có thể có phẩm trật cao hơn. Ví dụ,
chứcThị độc học sĩ (侍讀學士, Academician Reader-in-waiting) là
chức cao quý hơn Thị độc (翰林, Reader-in-waiting). Tại các triều đại
Việt Nam, trước thời Hồng Đức, việc phong hàm Học sĩ được áp
dụng tương tự như tại Trung Quốc. Từ thời Hồng Đức (1470) đến thời
Nguyễn Minh Mạng (1820), chức Học sĩ được bãi bỏ như Hàn lâm
học sĩ thừa chỉ được đổi thành Hàn lâm thừa chỉ, mặc dù vẫn thấy
trong sử Việt có 1 lần nhắc đến chức này thời chúa Trịnh

Hàn Lâm Viện thời Thanh năm 1744, sau một cuộc tân trang dưới
triều Càn Long, (tranh vẽ)

Khuôn viên Hàn lâm viện Trung Quốc (hình chụp năm 2016)
- Các thay đổi tại Hàn lâm viện
Thời Thanh là thời mà số thuộc viên Hàn lâm viện tăng đáng kể. Tổng
số thuộc viên làm việc tại Hàn lâm viện thời Thanh được biết đến là
6472 người.
Thời này, Hàn lâm viện vẫn là một cơ quan học thuật danh vọng,
nhưng không còn tham gia nhiều vào các việc quốc gia đại sự. Hàn
lâm viện thời Thanh được giao giữ việc biên soạn quốc sử, ghi chép
các câu, lời nói vua, điều hành việc giảng kinh truyện, thảo văn kiện
liên quan đến nghi lễ. Như thời Minh, Hàn lâm viện thời Thanh là nơi
mà các tiến sĩ bắt đầu xuất thân trên quan trường và hầu hết các trọng
thần đều xuất thân từ Hàn lâm viện. Đến nỗi thời Đạo Quang, Hàm
Phong, các quan thuộc Hàn lâm viện có thể từ chức Biên tu, Kiểm
thảo và trong vòng 10 năm có thể thăng đến chức Thị lang (侍郎,
Vice Minister) là chức điều hành một viện hoặc phủ, chỉ đứng
dưới Thượng thư.

Vào thời Thanh, Hàn lâm học sĩ được chia cho 2 quan thay vì chỉ một
quan như thời Minh. Chức Hàn lâm học sĩ thời Thanh được biết đến
nhiều hơn với tên gọi chính thức là Hàn lâm viện Chưởng viện học sĩ
(翰林院掌院學士, Academicians in Charge)
Hai quan học sĩ này được lựa chọn từ Đại học sĩ hoặc Thượng thư,
chọn 1 quan người Mãn, 1 quan người Hán, bổ chức Học sĩ kiêm
hàm Lễ bộ Thị lang, trật Chánh nhị phẩm. Chức Học sĩ này được
thành lập năm 1644, rồi lại nhập vào với Nội các đến 1670 đồng
nghĩa với việc không có chức Học sĩ hoặc Chưởng viện học sĩ trong
những năm này. Năm 1670,chức Chưởng quan được lập lại cho đến
khi Hàn lâm viện bị bãi bỏ.
Dưới 2 quan Hàn lâm học sĩ vẫn là các thuộc viên như Thị độc học sĩ,
Thị giảng học sĩ, Thị độc, Tu soạn, Kiểm thảo, Điển bạ, Thự các sĩ,
v.v.
Thời này, cũng như thời Minh, Hàn lâm viện là nơi mà các tiến sĩ có
thể thăng chức mau chốc trên quan trường. Theo luật
thời Minh, Thanh:

 Các vị tiến sĩ đệ nhất giáp kỳ thi Đình được trao ngay những


chức vụ trong Hàn lâm viện, như Trạng nguyên được bổ chức
Hàn lâm viện Tu soạn trật Tòng lục phẩm, Bãng
nhãn và Thám Hoa được bổ chức Hàn lâm viện Biên tu, trật
Chánh thất phẩm.
 Đối với các vị tiến sĩ khác đậu nhị hoặc tam giáp trong kỳ thi
Đình, họ được triều đình bổ chức Thự các sĩ (庶吉士, Hanlin
Bachelor) là các chức được làm tạm thời trong Hàn lâm viện.
Sau 3 năm các vị Thự các sĩ này sẽ được khảo lại, nếu đậu,
triều đình sẽ bổ vào các chức trong Hàn lâm viện hoặc tại các
cơ quan khác trong triều đình. Các chức vụ này phần lớn đều
liên quan đến bộ Lễ, và dần dần từ bộ Lễ, được bổ vào Nội
các trong tương lai.
Chức Thị độc học sĩ thường được khảo lại sau 4 hoặc 5 năm. Những
quan Thị độc học sĩ rớt sẽ bị xóa tên khỏi Hàn lâm viện.
- Hàn lâm viện xưa và nay
Tại các triều đại quân chủ Á Đông xưa, với Nho giáo là rường cột
trong thể chế chính trị quốc gia, Hàn lâm viện là chốn văn đàn tượng
trưng cho tinh hoa Nho học toàn quốc. Vì vậy, Hàn lâm viện tại các
triều đại này là một tổ chức Nho học với các quan Hàn lâm uyên thâm
kinh truyện, Tứ thư, văn hay chữ tốt chuyên trách việc soạn thảo văn
kiện triều đình, phụ trách việc biên soạn quốc sử, thực lục, điển lễ,
giảng dạy kinh sử cho vua, hoàng tử và triều đình, là mẫu quan viên
mà mọi tầng lớp trong xã hội xưa đều trọng vọng. Các lãnh vực khác
như thiên văn, y tế, khoa học, kỹ thuật thường do các viện hoặc các cơ
quan chuyên môn khác chuyên trách.
- Trách nhiệm
1) Soạn thảo văn từ, sắc mệnh
Phàm những việc biên soạn, ngành từ hàn[10], thảo luận kinh điển,
cùng hết thảy mọi sự văn từ, sắc mệnh, đều thuộc vào viện Hàn lâm
cả. Chưởng viện Học sĩ coi về việc văn từ chế cáo, ra vào chầu hầu
nhà vua để phòng khi vua hỏi. Trực học sĩ làm việc sự vụ trong viện,
nhưng quyền cũng như chưởng viện học sĩ. Thị độc học sĩ, Thị giảng
học sĩ, Thị độc, Thừa chỉ và Thị giảng, đều coi về việc biên soạn,
trước thuật để giúp vào việc từ hàn. Tu soạn, Biên tu, Kiểm thảo đều
coi về việc phiên duyệt thư tịch, và kiểm duyệt từ hàn. Điển bạ coi
việc phát, nhận văn thư. Đãi chiếu coi việc hiệu đính và đối chiếu văn
sử.
2) Giảng dạy, thảo luận kinh điển
Thị độc học sĩ, Thị giảng học sĩ, Thị độc, Thừa chỉ và Thị giảng đều
là các quan uyên thâm Nho học, nên còn chuyên trách việc thảo luận
kinh truyện cùng vua, cùng Kinh diên giảng quan trong các buổi thiết
triều giảng dạy kinh sử cho các quan cấp cao trong triều đình. Đôi khi,
chuyên trách việc giảng dạy kinh sử cho Thái tử (nếu Đông cung cần
phụ quan) và các hoàng tử.
3) Biên soạn quốc sử, thực lục, điển lễ
Cùng Quốc sử quán biên soạn quốc sử, thực lục, điển lễ theo lệnh vua
hoặc triều đình
4) Đảm nhận trách nhiệm Khâm sai
Khi cần, vua bổ các vị quan cấp cao trong Hàn lâm viện giữ chức
Khâm sai, giúp vua và triều đình giải quyết các vấn đề ngoại giao
hoặc nội chính trong một thời gian ngắn

You might also like