You are on page 1of 3

Lê Hữu Trác là một danh y nổi tiếng vào thời vua Lê - chúa Trịnh, ông là

một tác giả được biết đến là một người toàn tài: không chỉ giỏi về y thuật mà
còn viết một số sách y thuật để truyền bá nghề y mà mở trường dạy học, ngoài
ra ông còn là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho nền
văn học nước nhà. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” được trích trong cuốn
“Thượng kinh kí sự” – cuốn thứ sáu mươi sáu nằm ở cuối bộ “Hải thượng y tông
tâm lĩnh”. Đây cũng chính là một trong những tác phẩm gây được tiếng vang lớn
nhất của tác giả. Đoạn trích đã ghi lại sự việc tác giả lên tới kinh đô, được dẫn
vào phủ chúa để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Qua đó phản ánh giá tri hiện
thực cũng như tài năng và nhân cách cao đẹp của Lê Hữu Trác.

Lê Hữu Trác, hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, ông là người làng Liêu Xá,
huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng
Yên). Ông sinh ra vào khoảng khoảng thế kỉ thứ XVIII trong một gia đình có
truyền thống khoa bảng, nhiều người đỗ tiến sĩ làm quan. Đây là thời kì xã hội
phong kiến khủng hoảng, suy sụp cùng với sự phân tranh giữa các tập đoàn
phong kiến để giành quyền lợi, vua quan chỉ biết ăn chơi sa đoạ, chính vì vậy
đời sống nhân dân vô cùng khổ cực. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” nằm
trong cuốn “Thượng kinh kí sự” thuộc bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh” – công
trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời kì trung đại. Tác phẩm thuộc thể
loại kí sự do đó có độ tin cậy cao đồng thời có giá trị hiện thực hết sức đậm đặc.
Mở đầu đoạn trích là lời kể lại của tác giả khi ông nhận được thánh chỉ triệu vào
phủ để chữa bệnh cho thế tử. Điều đầu tiên khi bước vào phủ, tác giả phải đi qua
rất nhiều lần cửa với “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”, ở mỗi
cửa đều có vệ sĩ canh gác, ai muốn ra vào đều phải có thẻ. Tiếp đó ông nhìn thấy
những vườn hoa cây cối um tùm, chim kêu ríu rít cùng với khuôn viên rộng lớn
có những điểm túc trực để Chúa sai phái đi truyền lệnh. Với sự quan sát của
mình, tác giả đã cho người đọc thấy được chốn phủ Chúa đầy quyền uy, lộng lẫy
mà không phải ai cũng có cơ hội được nhìn thấy. Khung cảnh phủ Chúa càng trở
nên xa hoa hơn khi tác giả chứng kiến bên trong phủ chúa. Những kiệu son võng
điếu, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy, đồ dùng tiếp khách toàn là mâm
vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ mà lần đầu tiên tác giả được nhìn,
được biết đến cái phong vị của nhà đại gia. Nhưng chính cái phong vị giàu sang
ấy lại khiến cho thế tử, người tưởng chừng như phải khoẻ mạnh lại mắc bệnh,
trở nên ốm yếu, gầy gò. Thế tử là một người mặc áo lụa đỏ, độ năm, sáu tuổi,
ngồi trên sập. Để vào được đây ông đã phải đi qua năm, sáu lần trường gấm.
Trước khi vào bắt mạch, khám bệnh cho thế tử ông phải hành lễ lạy tạ thế tử.
Phòng của thế tử được tác giả miêu tả rất kĩ lưỡng “Trong phòng thắp nến, đèn
sáp chiếu sáng“ sập thếp vàng, nệm gấm, xung quanh lấp lánh hương hoa ngào
ngạt.” Chốn phủ chúa lộng lẫy, tráng lệ, thâm nghiêm nhưng tù đọng, bí bách là
nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của thế tử, lối sống cung cấm khiến con người
hao mòn, thương tổn, tính khí khô hết, da mặt khô, chân tay gầy gò. Qua đó, tác
giả đã ngầm phê phán cuộc sống no đủ, xa hoa nơi nhưng thiếu khí trời, tự do
nơi phủ Chúa. Không chỉ là nơi có khung cảnh tráng lệ, đồ dùng, đồ ăn xa hoa
mà cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cũng vô cùng đặc biệt. Khi bước vào phủ
Chúa phải có thánh chỉ, có lính hét đường cho người được triệu vào cung, chỉ
với điều ấy chúng ta có thể thấy được sự quyền uy nơi đây. Nơi đây còn có rất
nhiều kẻ hậu người hạ, chúa Trịnh luôn có phi tần đứng chầu trực xung quanh .
Không những vậy thế tự bị bệnh có đến bảy, tám thầy thuốc đứng phục dịch và
lúc nào cũng có người hầu đứng hai bên. Điều bắt buộc rong phủ Chúa là luôn
phải nói năng phải chuẩn mực, nhắc đến vua chúa và thế tử cần phải cung kính,
đồng thời phải giữ khuôn phép lễ nghi bởi vậy Lê Hữu Trác luôn khéo léo trong
hành động và lời nói của mình. Ông không được thấy mặt của chúa mà chỉ làm
theo mệnh lệnh do quan thành đường truyền tới, trước khi xem bệnh ông phải
lạy thế tử bốn lạy thậm chí muốn xem thân hình thế tử phải phái viên quan nội
thần đến xin phép. Với sự quan sát và miêu tả kĩ lưỡng của tác giả, ta thấy được
cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa thể hiện sự cao sang, quyền uy cùng với cuộc
sống hưởng thụ xa hoa đến tột đỉnh và sự lộng quyền của nhà chúa. Cuộc sống
sinh hoạt nơi phủ chúa đã được tác giả khắc hoạ chân thực theo những điều mắt
thấy tai nghe, phản ánh đúng cung cách sinh hoạt của vua chúa thời bấy giờ,
khiến tác giả phải thốt lên rằng “Cả trời Nam sang nhất là đây” điều này đã cho
ta thấy sự giàu có, lộng lẫy của phủ Chúa mà không nơi đâu trên đất nước Nam
có thể sánh bằng đồng thời thấy được sự uy quyền và lộng hành của chúa Trịnh
lấn át cả vua. Bên cạnh đó, ngoài việc miêu tả khung cảnh lộng lẫy của phủ
Chúa tác giả còn kể lại quá trình mình chữa bệnh cho thế tử. Ông xem mạch cho
thế tử, bắt mạch cả ở lưng, bụng và chân tay một cách rất kĩ càng và cẩn thận.
Lê Hữu Trác là một vị danh y nổi tiếng, bởi vậy với khả năng của mình ông đã
sớm hiểu ra căn nguyên của bệnh, biết cách chữa trị nhưng ông sợ rằng nếu có
hiệu quả ngay sẽ được tin dùng, bị công danh trói buộc và không thể về núi chữa
bệnh cho mọi người được nữa, ông muốn chữa bệnh cầm chừng nhưng lại sợ trái
với lương tâm, phụ lòng cha ông. Cuối cùng với phẩm chất lương tâm cuả một
người thầy thuốc, ông đã gạt bỏ cái tôi cá nhân để hoàn thành trách nhiệm của
một người thầy thuốc đó là chữa bệnh cứu người. Khoảnh khắc kê đơn là lúc
trong lòng ông thoáng có chút mâu thuẫn, sự giẳng co của lí trí nhưng cũng
chính bởi khoảnh khắc này ta đã thấy được tấm lòng của một thầy thuốc giỏi,
không màng danh lợi, tiền bạc, sẵn sàng bỏ qua bản thân để làm tròn nhiệm vụ
của mình. Đối với Hải Thượng Lãn Ông, tiền tài danh vọng chỉ là những thứ
phù phiếm, quan trọng chính là giữ cho tâm hồn, nhân cách của mình được trong
sạch, hết lòng phục vụ nhân dân. Chính điều đó đã cho ta thấy tấm lòng đức độ
của một vị lương y xứng danh “lương y như từ mẫu” đồng thời chứng tỏ Lê Hữu
Trác là một người khinh thường lợi danh, quyền quý, thích tự do và nếp sống
giản dị nơi quê nhà. Qua đoạn trích này ta đã thấy sự quan sát tỉ mỉ quang cảnh
phủ chúa, nơi thế tử Trịnh Cán ở của tác giả, ông ghi chép một cách trung thực
đồng thời kết hợp với bộc lộ cảm xúc và cách kể khéo léo, thu hút sự chú ý của
người đọc từ đó đã làm nổi bật những nét nghệ thuật đặc sắc trong bút pháp kí
sự của tác giả.

Tác phẩm “Vào phủ chúa Trịnh” là một trong những tác phẩm độc đáo, đặc
sắc của văn học trung đại Việt Nam ở thể loại ký, bài ký đã khắc hoạ bức tranh
chân thực, sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, phản ánh
giá trị hiện thực sâu sắc đồng thời làm nổi bật nhân cách sáng ngời của một vị
lương y tài năng, đức độ.

You might also like