You are on page 1of 1

Nguyễn Tuân – một tác giả viết truyện mà ai ai cũng biết,

nhưng không mấy ai biết ông còn là một diễn viên kịch nói và
là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam. Con người ông
quá đỗi tài hoa, xuất chúng, ông còn nổi danh là một “tín đồ”
suốt đời đi tìm lý tưởng về “cái đẹp”, nhưng “cái đẹp” của
ông quan niệm không “tầm thường” như cái mà ta biết. Với
ông, “vẻ đẹp” thật sự xuất phát tự trong tâm, là khí phách đẹp
đẻ toát ra qua từng cử chỉ hành động. Quan niệm lạ lẫm này
của Nguyễn Tuân được thể hiện qua một câu truyện xuất xứ
từ tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” (1940) của chính
ông viết, được biết đến với tên “Chữ người tử tù” – hay
“Dòng chữ cuối cùng”. Trong câu chuyện có một cảnh tượng
vô cùng đặc sắc: “cảnh cho chữ”; Khi ấy có ba con người
(Huấn Cao, viên quản ngục, thầy thơ lại) “tỏa sáng” trong
ngục giam tăm tối như bông hoa quỳnh nở trong đêm. Đây
chính là cảnh “đẹp” mà Nguyên Tuân muốn truyền đạt và còn

You might also like