You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC


KHOA MÔI TRƯỜNG
--------------------

BÀI TIỂU LUẬN


HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

ĐỀ TÀI: Trình bày tóm lược các biểu hiện và hậu quả của biến đổi
khí hậu. Sinh viên có thể làm gì để chung tay ứng phó với biến đổi
khí hậu?

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thanh Hường


Mã sinh viên : 21F7560115
Chuyên ngành : Ngôn ngữ Hàn Quốc
Trường : Đại học Ngoại ngữ- Đại học Huế
Giảng viên hướng dẫn : Đường Văn Hiếu

Huế, tháng 11 năm 2022


Các biểu hiện và hậu quả của biến đổi khí hậu:
a) Biểu hiện của biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu đang là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn
thế giới, thế nhưng để hiểu rõ hơn còn có các biểu hiện sau:

- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung:


+ Trong thời kỳ 1880-2012, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái Đất đã tăng
lên 0,85℃; dự báo đến năm 2100 sẽ tăng lên 1,5℃ so với bình quân thời
kỳ 1850-1900.
+ Trong 5 thập kỷ gần đây (1956-2005), nhiệt độ tăng 0,64℃, gấp đôi thế
kỷ XX, xu thế biến đổi nhiệt độ ngày càng nhanh hơn.
+ WMO cho biết giai đoạn 2015-2019 nhiệt độ trung bình toàn cầu có xu
hướng cao kỷ lục, cao hơn 0,2℃ so với giai đoạn từ năm 2011-2015.

- Sự thay đổi bất thường của lượng mưa:


+ Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng gây lũ lụt ở khu vực
vĩ độ trên 30°, tuy nhiên lại có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới khiến
nguồn nước tưới tiêu trở nên khan hiếm.
+ Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều nơi trên thế giới.

- Sự gia tăng mực nước biển toàn cầu, axit hóa đại dương:
+ Trong một thế kỷ qua mực nước biển toàn cầu trung bình tăng
1,7mm/năm; giai đoạn 1993-2010 mực nước biển tăng trung bình
3,2mm/năm.
+ Bên cạnh đó, sự phát thải khí CO₂ của con người vào tầng khí quyển
cũng khiến lượng CO₂ bị hấp thụ ở đại dương tăng dẫn đến hiện tượng
axit hóa đại dương. Hiện nay mỗi năm tỷ lệ CO₂ bị hấp thụ vào đại
dương tăng 2 tỷ tấn.

- Liên tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan:
+Thấy rõ ở sự gia tăng đột biến về cả số lượng và cường độ của những
cơn bão, mưa đá, lốc xoáy, động đất,...

b) Hậu quả của biến đổi khí hậu:


* Ảnh hưởng đến con người:
Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người:
+ Nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kinh hoàng xảy ra ở nhiều nơi trên thế
giới đã đe dọa đến tính mạng của nhiều người, đặc biệt là nhóm người
già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có cơ địa yếu, có tiền sử mắc bệnh
thần kinh, tim mạch.
VD: Đợt nóng năm 2003 kéo dài 2 tháng đã cướp đi tính mạng của
70.000 người trên toàn Châu Âu, trong đó Pháp chiếm 13.000 người.
Năm 2018 tại Đức cũng có 1000 người thiệt mạng.
Tháng 7/2019 gần 3000 người Hà Lan cũng đã mất vì thời tiết quá
khắc nghiệt.
+ Biến đổi khí hậu cũng khiến bão lụt gia tăng tạo điều kiện cho các laoij
muỗi, kí sinh trùng, những sinh vật có hại phát triển, làm tăng nguy cơ
mắc bệnh lây truyền như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, dịch hạch,...

*Ảnh hưởng đến kinh tế:


- Lũ lụt và hạn hán gia tăng tàn phá hàng triệu công trình kiến trúc, hoa
màu; nước biển dâng cao nhấn chìm nhiều nhà cửa, đất đai tại khu vực
trũng thấp gây thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm.
- Những tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống con
người: lương thực thực phẩm trở nên khan hiếm, người dân phải chịu
cảnh vật giá leo thang, chính phủ mất đi nguồn thu từ ngành du lịch và
công nghiệp.

* Ảnh hưởng đến nông nghiệp:


- Lũ lụt và nước biển dâng cao sẽ làm mất đi nhiều diện tích đất canh tác
nông nghiệp, đất bị nhiễm mặn, năng suất giảm ở những vùng nhiệt đới,...

* Ảnh hướng đến nguồn nước:


- Làm nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt trở nên khan hiếm hơn, nguồn
nước nhiễm phèn, nhiễm mặn gia tăng, nguồn nước ngầm suy giảm,...

* Ảnh hưởng đến mối quan hệ dân tộc, an ninh quốc gia:
- Đất đai ngày càng thu hẹp trong khi dân số ngày càng tăng, lương thực
cùng nguồn nước ngọt ngày càng khan hiếm, vật giá leo thang,... do tác
hại của biến đổi khí hậu; làm nguyên nhân dẫn đến xung đột, tranh chấp
giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ
VD: - Ở Darfur (Sudan) suốt 20 năm chỉ có mưa nhỏ giọt, thậm chí
không mưa.
- Vấn đề an ninh quốc gia bất ổn, khó kiểm soát hơn, dễ xảy ra tệ nạn xã
hội, ẩu đả giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức,...

* Ảnh hưởng đến hệ sinh thái:


- Tài nguyên rừng trên thế giới bị suy thoái do diện tích rừng bị ngập mặn
ngày càng gia tăng, cùng với các vụ cháy rừng tự phát do trái đất không
ngừng nóng lên.
- Bên cạnh đó, những loài sinh vật, động vật quý hiếm sống trong rừng
cũng suy kiệt dần, thậm chí còn đối diện với nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Nước biển dâng làm ngập các vùng đất thấp, các đảo nhỏ → biến mất
các hệ sinh thái
- Thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, vòng
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
Để chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu việc sinh viên có thể làm:
Biến đổi khí hậu có nguyên nhân chủ yếu từ những hoạt động kinh tế
của con người. Nó không đơn giản chỉ là doanh nghiệp này xả thải gây ra
biến đổi khí hậu, doanh nghiệp kia khai thác quá mức gây ra biến đổi khí
hậu; mà nó là hệ quả tổng hợp một chuỗi tương quan đa tác nhân, cả về tự
nhiên lẫn nhân tạo.

Là một sinh viên với những hành động dù nhỏ nhưng có tác động tích
cực đến môi trường và nhận thức của những người xung quanh:
+ Không xả rác bừa bãi, tái chế các loại rác thải nhựa,...
+ Khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, ưu tiên mua các thiết bị có dán
nhãn tiết kiệm năng lượng.
+ Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc bảo vệ
rừng và biển.
+ Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng khi đi học, đi làm.
+ Hạn chế sử dụng túi ni lông, tái chế các loại túi vải canvas.
+ Tuyên truyền cho bạn bè, người thân nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường, chung tay ứng phó biến đổi khí hậu.
+ Tham gia các cuộc thi về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
+ Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và sửa dụng các bóng đèn tiết
kiệm điện.
+ Hạn chế sử dụng các sản phẩm, hóa chất tổng hợp.

- HẾT -

You might also like