You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM

BÀI TIỂU LUẬN


QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

Chủ đề: QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA GLUCOSE


TRONG CƠ THỂ

GVHD : Ths. Bùi Phạm Thanh Hương

Bộ môn : Hóa sinh và Dinh dưỡng người

Lớp : Thứ ba – ca 1

Khóa : 2020

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ

- Tổng quan giới thiệu


1 Trần Long Ẩn 20125314 glucose.
- Làm PowerPoint.

- Vai trò của glucose đối


2 Trần Thị Thanh Hà 20125387 với con người và trong
CNTP.

3 Nguyễn Thị Thu Thủy 20125729 - Đường phân.

- Tiêu hóa, hấp thụ của


4 Phạm Thị Ánh Tài 20125661
glucose.

- Sự chuyển hóa của


5 Nguyễn Thị Kiều Trinh 20125766 glucose theo con đường
Pentose phosphate.

- Kết luận (các nguy cơ


khi ăn thừa/thiếu, các
6 Huỳnh Thị Hằng Vy 20125173 bệnh liên quan và khuyến
nghị lượng sử dụng).

- Thuyết trình bài tiểu


7 Trương Quốc Bửu 20125334
luận.

- Tổng hợp tài liệu.


- Làm bài báo cáo tiểu
8 Trần Thị Nữ 20125613
luận

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................3
1. Tổng quan giới thiệu.................................................................................................................4
1.1. Khái niệm:...............................................................................................................................................4
1.2. Cấu tạo:...................................................................................................................................................4
1.3. Trạng thái tự nhiên của của Glucose......................................................................................................5

2. Quá trình chuyển hóa đường Glucose......................................................................................6


2.1. Tiêu hóa và hấp thụ................................................................................................................................6
2.2. Đường phân..........................................................................................................................................10
2.3. Con đường Pentose phosphate: (hay còn gọi là hexose monophosphate).......................................13

3. Vai trò và ứng dụng của Glucose.............................................................................................16


3.1. Vai trò....................................................................................................................................................16
3.2. Ứng dụng...............................................................................................................................................16

4. Kết luận..................................................................................................................................17
4.1. Tác dụng phụ của dư thừa đường Glucose.........................................................................................17
4.2. Tác dụng phụ của thiếu hụt đường Glucose........................................................................................17
4.3. Khuyến nghị lượng sử dụng.................................................................................................................18
4.4. Các bệnh liên quan đến sử dụng dư thừa glucose..............................................................................18
4.5. Các biện pháp khắc phục giảm lượng đường huyết trong máu.........................................................19

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................22

2
LỜI MỞ ĐẦU
Glucose (còn gọi là Dextrose) là một loại monosaccharide với công thức phân
tử C6H12O6 và phổ biến nhất. Glucose chủ yếu được tạo ra bởi thực vật và
hầu hết các loại tảo trong quá trình quang hợp từ nước và CO2, sử dụng năng
lượng từ ánh sáng mặt trời. Ở đó, nó được sử dụng để tạo ra cellulose trong
thành tế bào và tinh bột. Trong chuyển hóa năng lượng, Glucose là nguồn
nguyên liệu quan trọng nhất trong tất cả các sinh vật để tạo ra năng lượng
trong quá trình hô hấp tế bào. Trong thực vật nó được lưu trữ chủ yếu ở dạng
cellulose và tinh bột (hỗn hợp gồm thành phần chính là amylose mạch đơn và
amylopectin ở dạng mạch phân nhánh), còn ở động vật nó được lưu trữ trong
glycogen. Dạng Glucose xuất hiện trong tự nhiên là D-glucose, trong khi đó L-
glucose được sản xuất tổng hợp với số lượng tương đối nhỏ và có tầm quan
trọng thấp hơn. Bên cạnh đó, Glucose (đường) là nguồn năng lượng chính để
đi nuôi dưỡng cơ thể. Khi chúng ta ăn thực phẩm vào hàng ngày (bánh mì,
cơm, bún, trái cây, sữa…) thì cơ thể bắt đầu phân hủy carbohydrate có trong
các thực phẩm này để chuyển hóa thành năng lượng Glucose đi nuôi các tế
bào trong cơ thể. Glucose lưu thông trong máu (đường huyết), do đó sau khi
tiêu thụ thức ăn, nồng độ đường trong máu tăng lên. Các tế bào muốn tiếp
nhận Glucose đòi hỏi tuyến tụy phải sản xuất đủ insulin để “mở khóa vạn
năng” chỉ đường cho Glucose đến gặp tế bào. Khi nhiều tế bào nhận được
Glucose, lượng đường trong máu sẽ trở lại bình thường. Lượng Glucose dư
thừa sẽ được dự trữ ở gan dưới dạng Glycogen. Glycogen đóng vai trò giúp
cơ thể hoạt động khi đói. Cụ thể, nếu chúng ta không ăn uống trong thời gian
ngắn, nồng độ Glucose trong máu sẽ giảm xuống. Tuyến tụy tiết ra hormone
Glucagon, kích hoạt sự phân hủy Glycogen thành Glucose, giúp nồng độ
đường trong máu trở lại mức bình thường. Vì thế, sự thiếu hụt hay dư thừa
glucose đều gây ra nhiều vấn đề lớn cho sức khỏe: tăng đường huyết, hạ
đường huyết, biến chứng lên thận, mắt, tim, mạch máu… Do đó, duy trì mức
Glucose ổn định là điều rất quan trọng.

3
1. Tổng quan giới thiệu
1.1. Khái niệm:
Glucose (Dextrose) là đơn vị cơ bản của carbohydrate, hay còn gọi là một
monosaccharide. Không chỉ có riêng Glucose, các monosaccharide khác còn
bao gồm Fructose, Galactose và Ribose. Đây là một loại đường có trong thực
phẩm mà cơ thể sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng. Khi Glucose đi
qua dòng máu đến các tế bào, thì được gọi là đường huyết hoặc đường trong
máu.

Hình 1.1: Vòng tuần hoàng của glucose


1.2. Cấu tạo:
Glucose có công thức phân tử là C 6H12O6, tồn tại ở dạng mạch hở và mạch
vòng.

Hình 1.2: Ảnh minh hoạ glucose ở dạng mạch hở và mạch vòng
4
1.2.1. Dạng mạch hở
Viết gọn là: CH2OH[CHOH]4CHO
1.2.2. Dạng mạch vòng
- Nhóm –OH ở C5 cộng vào nhóm C = O tạo ra hai dạng vòng 6 cạnh
α và β.
- Nếu nhóm –OH đính với C1 nằm dưới mặt phẳng của vòng 6 cạnh là
α, ngược lại nằm trên mặt phẳng của vòng 6 cạnh là β –
- Nhóm –OH ở vị trí C số 1 được gọi là OH – hemiaxetal.
1.3. Trạng thái tự nhiên của của Glucose
- Chúng tồn tại trong hầu hết các bộ phận của thực vật, nhiều nhất là ở
các loại quả chín. Đặc biệt là trong quả nho nên Glucose còn được gọi
là đường nho.
- Glucose chiếm khoảng 30% trong thành phần của mật ong.
- Con người và động vật đều có một lượng Glucose nhất định trong cơ
thể.

Hình 1.3: Thành phần mật ong với hàm lượng glucose cao nhất

5
Hình 1.4: Các loại trái cây chứa nhiều glucose nhất

2. Quá trình chuyển hóa đường Glucose


2.1. Tiêu hóa và hấp thụ
2.1.1. Tiêu hóa
- Các men tiêu hoá các chất đường gồm: Amylase trong nước bọt, dịch
tụy, lactase, maltase, sucrase, galactase... được tiết ở tế bào niêm mạc
ruột.
- Khi ăn chất bột đường, các men này sẽ thủy phân chuỗi dài thành chuỗi
ngắn hơn, chuỗi ngắn thành disaccharide và cuối cùng thành
monosaccharide, glucose sẽ được giải phóng, quá trình này bắt đầu ở
miệng.
+ Khi nhai chậm, thức ăn giàu chất bột đường sẽ kích thích tiết amylase
trong nước bọt. Trong nước bọt có chứa các chất nhầy, enzyme amylase,
enzyme khử khuẩn và một số ít enzyme maltase. Alpha-amylase có nhiệm
vụ phân cắt các liên kết glucose trong tinh bột, glycogen, oligosaccharide
và polysaccharide thành các đoạn ngắn hơn và maltose. Enzyme maltase
sẽ phân giải lactose thành glucose.
+ Do trong dạ dày không có men tiêu hóa nên hầu như glucose vẫn chưa
được tiêu hóa. Bởi vậy, tại dạ dày là bước đệm cho giai đoạn tiêu hóa ở
ruột non.
+ Ruột non là nơi tiêu hóa chủ yếu của chất bột đường nhờ các dịch tiêu
hóa như dịch mật, dịch tụy, dịch ruột, thức ăn sẽ được phân giải tới mức
đơn giản nhất để cơ thể có thể hấp thu và đào thải chất thừa ra ngoài dễ
dàng. Enzyme amylase của tụy sẽ tiếp tục tiêu hóa chất bột đường thành
polysaccharide, rồi thành disaccharide. Bước cuối cùng, tế bào niêm mạc
ruột non sẽ tiết ra các men tiêu hóa disaccharide thành các
monosaccharide:
(Maltase)
Maltose Glucose + Glucose
(Sucrase)
Sucrose Fructose + Glucose
(Lactase)
Lactose Galactose + Glucose

6
- Hỗn hợp của maltotriose, maltose, glucose và oligomer (isomaltose và
alpha-limit dextrins) chứa cả liên kết 1,4- và 1,6-α-d-glucosidic.
+ Maltose-glucoamylase thủy phân các gốc glucose 1,4-α-d-glucosidic.
+ Phức hợp sucrase/isomaltase thủy phân các liên kết 1,6-α-d-
glucosidic của các oligomer phân nhánh, cũng như 1,6-α-d-glucosidic
liên kết trong maltose và sucrose.

Hình 2.1: Quá trình chuyển hoá chất đường bột trong đó có glucose

2.1.2. Sự hấp thu


- Glucose là chất duy nhất có thể hấp thu với một lượng giới hạn qua
niêm mạc miệng nhưng trong quá trình hấp thu, glucose sẽ được vận
chuyển tích cực vào tế bào ruột non.
- Glucose được hấp thu chủ yếu dưới dạng monosaccarid và một phần
rất nhỏ dưới dạng disaccarid. Các monosaccarid được hấp thu theo cơ
7
chế vận chuyển tích cực thứ phát (đồng vận chuyển với Na +) và khuếch
tác được tăng cường (faciltated diffusaion, còn dịch là khuếch tán thuận
hóa).
- Sự hấp thu của glucose: từ lòng ruột, glucose được vận chuyển qua bờ
bàn chải (vi nhung mao) vào tế bào biểu mô theo cơ chế vận chuyển
tích cực thứ phát. Chỉ khi cả glucose và ion Na+ đã được gắn vào
protein mang thì protein này mới thay đổi hình dạng để đưa cả Na + và
glucose vào bên trong tế bào. Năng lượng để vận chuyển (tức là năng
lượng cần cho sự thay đổi hình dạng của protein mang) là do sự chênh
lệch nồng độ ion Na+, giữa lòng ruột và tế bào biểu mô. Có nghĩa là khi
Na+ khuếch tán từ lòng ruột vào tế bào, nó sẽ kéo theo glucose đi cùng
với nó, như vậy, nó cung cấp năng lượng để vận chuyển ngược bậc
thang. Cơ chế này được gọi là sự đồng vận chuyển với Na+ của glucose
hoặc cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát. Khi nồng độ glucose ở trong
tế bào tăng cao, glucose sẽ khuếch tác qua màng đáy bên của tế bào
biểu mô để vào máu theo cơ chế khuếch tán được tăng cường
(facilitated). Tốc độ hấp thu tối đa của glucose vào khoảng 120 g/giờ.

8
Hình 2.2: Sự hấp thụ glucose qua ruột vào máu

2.1.3. Sự chuyển hóa của glucose

Hình 2.3: Sơ đồ chuyển hoá glucose cho năng lượng và dự trữ

- Glucose, fructose và galactose được chuyển hóa thành glycogen và dự


trữ trong
- gan.
- Hoặc chuyển hóa thành glucose đưa đến các mô rồi bị ôxy hóa cho
năng lượng.
- Ở cơ thể bình thường khi nhịn ăn: lượng glucose trong máu là
70 – 100mg/100ml máu. Sau bữa ăn có nhiều bột đường thì sẽ tăng lê:
140 – 150mg/100ml máu. Còn nếu lượng này vượt quá 170 mg/100ml
máu → vượt quá ngưỡng ở thận → bài tiết qua nước tiểu biểu hiện ở
bệnh nhân tiểu đường.
- Khi nhịn ăn mà hàm lượng vượt quá 140 mg/100ml máu:
hyperglycaemia (tăng đường huyết). Còn hàm lượng dưới 70 mg/100ml
máu: hypoglycaemia (hạ đường huyết).
- Cơ thể có cơ chế điều hòa lượng đường huyết:

9
Lượng đường huyết trong cơ thể tăng lên, khi đó tuyến tụy sẽ giải phóng
insulin để đưa glucose vào các tế bào để giảm lượng đường trong máu trở về
mức bình thường. Lượng glucose dư thừa sẽ được lưu trữ ở gan dưới dạng
glycogen, glycogen đóng vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng cơ thể lúc

đói. Khi đói lượng đường huyết sẽ giảm, khi đó tuyến tụy sẽ tiếp tục tiết ra
một loại hormone là glucagon để phân hủy glycogen thành glucose, giúp bù
lại lượng đường cần thiết cho cơ thể hoạt động. Khi bị suy giảm insulin: lượng
glucose trong máu sẽ tăng và hormone khác là hormone tuyến giáp cũng làm
tăng đường huyết.

Hình 2.4: Các tác nhân làm tăng và giảm đường huyết trong máu

2.2. Đường phân


2.2.1. Đường phân là gì ?
- Đường phân (tiếng Anh là Glycolysis) có nghĩa là “tách đường”. Đây là
quy trình giải phóng năng lượng trong đường.
- Đường phân xảy ra trong bào tương. Trong quá trình đường phân, một
loại đường 6 carbon (glucose) được tách thành 2 phân tử axit piruvic (3
carbon).

10
Hình 2.5: Quá trình chuyển hoá 1 đường 6 cacbon thành 2 axit piruvic
3 cacbon

- Đây là con đường phổ biến nhất dùng phân giải glucose thành pyruvate
trong giai đoạn hai của dị hoá. Đường phân gặp ở tất cả các nhóm chủ
yếu của vi sinh vật và hoạt động trong sự có mặt cũng như vắng mặt
của oxy. Quá trình này diễn ra trong phần nền tế bào chất của cơ thể.

2.2.2. Đường phân


Đường phân có thể chia thành 2 giai đoạn chính:
 Giai đoạn “đầu tư” năng lượng: 2 phân tử ATP sẽ bị phân hủy thành
ADP và nhóm phosphate (PO4)3 – vô cơ.

11
 Giai đoạn “thu hồi” năng lượng: 4 phân tử ATP được sinh ra từ ADP và
Pi từ môi trường.

Hình 2.6: Sơ đồ quá trình đường phân

12
Các giai đoạn của quá trình đường phân:
- 6-carbon glucose được phosphoryl hoá hai lần được chuyển thành
fructo-1,6-bisphosphate. Giai đoạn này sử dụng 2ATP cho 1 phân tử
glucose.
- Dưới sự xúc tác của enzyme fructo-1,6-bisphosphate aldolase, fructo-
1,6-bisphosphate bị phân giải thành glyceraldehyde-3-phosphate và
dihydroxyacetone-phosphate (dihydroxyacetone-phosphate có thể dễ
dàng chuyển thành glyceraldehyde-3-phosphate).
- Glyceraldehyde-3-phosphate bị oxy hoá nhờ NAD+ là chất nhận
electron, đồng thời một nhóm phosphate được gắn vào để tạo thành
1,3-bisphosphate glycerate. Sau đó nhóm phosphate ở carbon số 1
được chuyển cho ADP tạo thành 3-phosphoglycerate và ATP.
- Nhóm phosphate trên 3-phosphoglycerate được chuyển sang carbon số
2 tạo thành 2-phosphorusglycerate và phân tử này bị loại nước để tạo
thành một phân tử cao năng thứ hai là phosphoenol pyruvate. Phân tử
này chuyển nhóm phosphate sang ADP tạo thành ATP và pyruvate là
sản phẩm cuối cùng của con đường.
Tóm lại, quá trình đường phân tạo ra được:
- 2 phân tử axit pyruvate
- 2 phân tử ATP (adenosine triphosphate)
- 2 phân tử NADH (nicotinamide adenine dinucleotide)
- 2 phân tử nước
2.3. Con đường Pentose phosphate: (hay còn gọi là hexose
monophosphate)
2.3.1. Mô tả quá trình chuyển hóa con đường pentose phosphate
- Sự oxy hoá glucose theo con đường pentose phosphate xảy ra trong
bào tương của tế bào song song với con đường đường phân, nhưng
chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều (7-10%).
- Tuy nhiên ở một số tế bào như hồng cầu, gan, mô mỡ, tuyến sữa thời
kỳ hoạt động, con đường này chiếm ưu thế.
- Con đường pentose phosphate được chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Oxy hoá glucose-6-phosphat tạo sản phẩm NADPH và
pentose phosphat.
- Trước hết G6P oxy hoá bởi NADP+ tạo thành 6-phosphoglucono--
lacton dưới tác dụng của glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PDH),
- Dưới tác dụng của 6-phospho-gluconolactonase 6-phosphoglucono--
lacton hợp H2O mở vòng tạo thành 6-phosphogluconat.

13
- Oxy hoá 6-phosphogluconat bởi NADP+ giải phóng CO2 và tạo thành
ribulose-5-phosphat dưới tác dụng của 6-phosphogluconat
dehydrogenase.
+ Giai đoạn 2: Sự biến đổi tiếp tục của pentose-5-phosphat.
- Trước hết ribulose-5-phosphat đồng phân hoá thành ribose-5-phosphat
nhờ ribose-5-phosphat isomerase và thành xylulose-5-phosphat nhờ
ribose-5-phosphat epimerase (ribose-5-phosphat cũng là nguồn nguyên
liệu tổng hợp các base purin và pyrimidin).
- Nếu như nhu cầu chuyển hoá bằng ribose-5-phosphat và xylulose-5-
phosphat đã đầy đủ, phần dư thừa sẽ chuyển thành glyceraldehyd-3-
phosphat và fructose-6- phosphat.
- Glyceraldehyd-3-phosphat và fructose-6-phosphat đi vào con đường
đường phân hoặc tân tạo glucose. Như vậy chu trình pentose phosphat
có thể viết:
6 G6P + 12 NADP+ + 6 H2O  5 G6P + 12 NADPH + 6 CO2 + Pi
- Hai enzyme đặc trưng, đóng vai trò trung tâm trong những sự chuyển
hoá này là:
 Transketolase xúc tác chuyển nhóm ketol 2 carbon.
 Transaldolase xúc tác chuyển nhóm 3-carbon từ sedoheptulo-7-
phosphate với glyceraldehyde-3-phosphate.

Hình 2.7: Sơ đồ tóm tắt con đường chuyển hóa pentose phosphate

14
- Con đường pentose phosphate không cung cấp năng lượng dưới dạng
ATP nhưng nó cung cấp NADPH và ribose-5-phosphat. NADPH được
sử dụng như dạng năng lượng cho quá trình tổng hợp acid béo,
cholesterol và các steroid. Ribose-5- phosphat cung cấp cho quá trình
tổng hợp base purin và pyrimidin.

15
Sự chuyển hóa glucose bằng con đường pentose phosphate chi tiết

ADP + Pi
ATP
NADP
NADPH

Glucose-6-photphate
dehyrogenase
hexokinase
6-Phospho-gluconolactone

Glucono-
H
Glucose
Glucose-6-photphate
2O

lactonase
H+

NADPH NADP
+CO2

6-phosphoglucoate
dehydrogenase

D-Ribulose-5-phosphate 6-Phospho-gluconate

Ribose-5-phosphate
D-Xylulose-
5-phosphate
Transketolase
(TPP)

Glucose-6-
phosphate
D-Glyceradehyde-3-phosphate

Glycolysis
D-Sedoheptulose-
Transketolase
7-phosphate
(TPP)
Glucose-6-
phosphate
isomeraes

Fructose-6-
Erythrose
4-phosphate
phosphate
D-glyceradehyde-
Transketolase (TPP)
3-phosphate

16
2.3.2. Đặc điểm của chu trình pentose
- Phosphoryl hoá một lần từ G  G6P.
- Xảy ra ở dịch bào tương (cytosol) của tế bào. Xảy ra mạnh ở một số
mô: vỏ thượng thận, tuyến sữa, hồng cầu, mô mỡ.
2.3.3. Ý nghĩa của chu trình pentose
- Cung cấp nhiều NADPH+ cho các quá trình tổng hợp acid béo, các
hormon steroid.
- Con đường thay thế này để chuyển hóa glucose đặc biệt quan trọng vì
tạo ra ribose 5-phosphate, là tiền chất đường để tổng hợp DNA và RNA,
và NADPH, được sử dụng bởi nhiều con đường sinh tổng hợp.
3. Vai trò và ứng dụng của Glucose
3.1. Vai trò
3.1.1. Đối với con người:
Glucose là thành phần có vai trò khá quan trọng đối với cơ thể chúng ta.
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Khi đi vào cơ thể, Glucose sẽ chuyển
hóa thành năng lượng và các dưỡng chất cần thiết khác. Đặc biệt,
đường còn có tác dụng kích thích sản sinh insulin giúp làm giảm cảm
giác thèm ăn, hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Đường Glucose khi được hấp thụ vào trong cơ thể sẽ được dự trữ ở
gan, trở thành nguồn năng lượng dự trữ dưới dạng Glycogen. Chúng sẽ
được huy động sử dụng khi cơ thể người bị thiếu hụt năng lượng.
- Là thành phần tham gia vào cấu trúc của tế bào (RNA và DNA).
3.1.2. Đối với ngành công nghệ thực phẩm
- Glucose được dùng để sản xuất ancol etylic từ nguyên liệu tinh bột
hoặc xenlulozơ.
- Trong công nghiệp thực phẩm, glucose được sử dụng làm chất bảo
quản.
- Glucose giúp các hỗn hợp có pha đường không bị “lại đường” - hiện
tượng nổi lên những hạt đường nhỏ khi để lâu. Đồng thời, Glu cũng
giúp bánh kẹo lâu bị khô và giữ được độ mềm. 
- Glucose cũng được sử dụng trong quá trình làm kem để giữ hỗn hợp
nước và đường mịn.
3.2. Ứng dụng
3.2.1. Trong y học
- Glucose có chứa chất dinh dưỡng cơ bản giúp tạo ra năng lượng để cơ
thể hoạt động tốt hơn nên được sử dụng để làm thuốc tăng lực dành
cho trẻ em, người già và cả người suy nhược cơ thể.
17
- Glucose được sử dụng để pha huyết thanh (ứng dụng trong tiêm truyền
y tế).
- Glucose được dùng để sản xuất vitamin C.

3.2.2. Trong công nghiệp


Dùng để tráng gương, tráng ruốt phích (thay cho anđehit vì anđehit độc hại
cho sức khoẻ con người.

Hình 3.1: Các ứng dụng của glucose

4. Kết luận
4.1. Tác dụng phụ của dư thừa đường Glucose
+ Lượng đường trong máu tăng cao.
+ Tăng huyết áp, tăng lipid trong máu.
+ Đái tháo đường.
+ Ăn quá nhiều đường có thể gây sâu răng.
+ Góp phần tăng trọng lượng cơ thể.
+ Có thể dẫn đến nhịp tim không đều.
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh về thận.
+ Đẩy nhanh quá trình suy giảm nhận thức.
4.2. Tác dụng phụ của thiếu hụt đường Glucose
+ Đói, đổ mồ hôi, chóng mặt.

18
+ Cơ thể run rẩy, mặt tái.
+ Nhịp tim đập nhanh.
+ Hạ đường huyết.
+ Hôn mê và tổn thương các cơ quan.
4.3. Khuyến nghị lượng sử dụng
Nên cung cấp ít nhất 130 g/ngày để có chế độ ăn uống lành mạnh.
4.4. Các bệnh liên quan đến sử dụng dư thừa glucose
Dư thừa lượng glucose trong cơ thể gây ảnh hưởng đến cơ thể rất nhiều.
Thừa cân, béo phì: Thừa đường gây ức chế tế bào đốt chất béo và tăng
lượng insulin gây rối loạn trao đổi chất trong cơ thể. Bên cạnh đó, đường
cũng là tác nhân làm tăng hormone gây cảm giác đói (hormone Ghrelin) khiến
cơ thể thèm ăn và tích tụ chất béo, đây là nguy cơ chính gây béo phì, thừa
cân, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Tình trạng thừa đường ức chế sản xuất hormone
Leptin, là hormone báo hiệu cho bộ não chúng ta đã đủ đường và dừng ăn
uống nên sau khi ăn nhiều đồ ngọt chúng ta có cảm giác thèm ăn hơn nữa.
Bệnh tiểu đường: Lượng đường tăng dẫn tới hàm lượng insulin trong máu
tăng là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường. Lượng đường thừa dẫn
đến tích tụ chất béo trong gan, gây ảnh hưởng đến các tế bào beta trong
tuyến tụy làm mất khả năng sản xuất đủ insulin.
Bệnh tim mạch: Thừa đường tác động rất xấu đến sức khỏe tim mạch, thậm
chí có hại hơn cả chất béo. Đường có thể gây thương tổn cho tim và động
mạch, tăng mức insulin, tăng nhịp tim, huyết áp và kích hoạt hệ thống thần
kinh giao cảm. Người thường xuyên ăn nhiều đường có nguy cơ mắc các
bệnh tim mạch, đột quỵ, động mạch vành cao hơn so với những người có chế
độ ăn uống cân bằng.
Suy giảm hệ thống miễn dịch: Dư thừa đường khiến cơ thể dễ bị mắc các
bệnh nhiễm trùng, cảm cúm, cảm lạnh...do suy giảm hệ thống miễn dịch.
Bệnh gan nhiễm mỡ: Đường được chuyển hóa trong gan thành lipid, khi cơ
thể dư thừa đường đồng nghĩa gan sẽ sản xuất lipid thừa, ảnh hưởng chức
năng gan. Hàm lượng insulin tăng cao do ăn nhiều đường dẫn đến tích tụ
chất béo trong gan. Thừa đường là một trong các nguyên nhân gây ra các
bệnh lý về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ.
Trầm cảm: Não cần một lượng nhất định glucose và insulin để hoạt động
bình thường, tuy nhiên nếu bạn thừa đường trong cơ thể thì sẽ khiến não bị
quá tải glucose và insulin, dẫn đến tình trạng lo lắng, bồn chồn, là nguyên
nhân gây bệnh trầm cảm.

19
4.5. Các biện pháp khắc phục giảm lượng đường huyết trong máu
- Tập thể dục thường xuyên: khi đó các tế bào sẽ sử dụng lượng đường có
sẵn trong máu một cách tốt hơn. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng giúp cơ bắp
sử dụng lượng đường trong máu để tạo năng lượng và co cơ.
- Giới hạn lượng tiêu thụ carb: cơ thể phân hủy carbs thành đường (chủ
yếu là glucose), sau đó insulin sẽ giúp cơ thể sử dụng và lưu trữ đường để
tạo năng lượng. Khi ăn quá nhiều carbs hoặc chức năng insulin gặp vấn đề,
lượng đường trong máu có thể tăng lên.
- Tăng tiêu thụ chất xơ: chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carb và hấp thụ
đường, nhờ đó giúp lượng đường trong máu tăng ổn định chứ không đột
ngột. Có hai loại chất xơ là chất xơ không hòa tan và hòa tan. Mặc dù, cả hai
đều quan trọng nhưng chất xơ hòa tan đã được chứng minh là có tác dụng
cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu. Chất xơ làm chậm quá trình tiêu
hóa carb và hấp thụ đường, nhờ đó giúp lượng đường trong máu tăng ổn
định chứ không đột ngột. Có hai loại chất xơ là chất xơ không hòa tan và hòa
tan. Mặc dù, cả hai đều quan trọng nhưng chất xơ hòa tan đã được chứng
minh là có tác dụng cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu. Ngoài ra,
chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 1 tốt hơn.
Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:
 Rau
 Trái cây
 Cây họ đậu
 Các loại ngũ cốc

20
Lượng chất xơ hàng ngày theo khuyến nghị là khoảng 25 gam đối với phụ nữ
và 38 gam đối với nam giới. 14 gam chất xơ cần thiết cho chế độ ăn 1.000

calo.
Hình 4.1: các thực phẩm giàu chất sơ làm giảm lượng đường huyết

- Uống đủ nước: uống đủ nước có thể giúp bạn giữ lượng đường trong
máu luôn nằm trong giới hạn cho phép. Ngoài việc ngăn ngừa mất nước,
uống nhiều nước còn giúp thận thải lượng đường dư thừa ra ngoài qua
nước tiểu, giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh đái
tháo đường. Một nghiên cứu quan sát thấy những người uống nhiều nước
ít có nguy cơ phát triển lượng đường trong máu cao.
- Chọn loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Chỉ số đường huyết phản ánh cách cơ thể hấp thụ hoặc tiêu hóa thức ăn,
ảnh hưởng đến tốc độ đường huyết tăng cao. Ăn thực phẩm có chỉ số
đường huyết thấp đã được chứng minh là làm giảm đường huyết trong
máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Ví dụ, về những thực phẩm có chỉ số đường huyết từ thấp đến trung bình
bao gồm:
 Lúa mạch
 Sữa chua
 Yến mạch
 Đậu, đậu lăng và cây họ đậu
 Mì ống lúa mì

21
 Rau củ không tinh bột

Hình 4.2: Bảng chỉ số đường huyết của một số thực phẩm

22
Hình 4.3: Bảng tra cứu chỉ số “GI – GL” của thực phẩm

Dựa vào hình 4.3 mà ta có thể kiểm soát được lượng thức ăn ta ăn vào mà
xây dựng một chế độ ăn phù hợp với tình trạng lượng đường huyết của mỗi
người để không làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Tránh các rủi ro
không mong muốn về sức khoẻ có thể xảy ra.

- Ngủ đủ giấc: thiếu ngủ làm ức chế giải phóng các hormone tăng trưởng và
tăng nồng độ cortisol. Cả hai đều đóng vai trò thiết yếu trong việc kiểm soát

23
lượng đường trong máu. Bạn cần đảm bảo có được giấc ngủ chất lượng cao
mỗi đêm, đủ cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Bổ sung thêm thực phẩm giàu crom và magie
Lượng đường huyết cao và bệnh tiểu đường cũng liên quan đến vấn đề thiếu
hụt vi chất dinh dưỡng, trong đó có thiếu hụt khoáng chất crom và magie.
Crom có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carb và chất béo, giúp
cân chỉnh lượng đường trong máu. Thiếu crôm có thể khiến bạn không dung
nạp carb.
Một số nghiên cứu về những người mắc bệnh tiểu đường cho thấy crom có lợi
trong kiểm soát lượng đường máu lâu dài. Thực phẩm giàu crom bao gồm:
 Các loại thịt
 Ngũ cốc nguyên hạt
 Trái cây
 Rau
 Quả hạch
Magiê cũng đã được chứng minh là có lợi cho lượng đường trong máu, trong
khi thiếu magiê có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn.
Theo nghiên cứu, những cá nhân có lượng magiê cao sẽ có nguy cơ mắc
bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn tới 47%.
Thực phẩm giàu magiê bao gồm:
 Rau lá xanh đậm
 Bí và hạt bí
 Cá ngừ
 Các loại ngũ cốc
 Sô cô la đen
 Chuối
 Bơ
 Đậu
- Sử dụng thực phẩm chức năng: có thể sử dụng các sản phẩm chức năng
để làm giảm lượng đường huyết cũng như hỗ trợ bệnh tiểu đường có thành
phần như: nha đam, quế, nhân sâm Hoa Kỳ, men vi sinh, berberine, dây thìa
canh, magie, crom, axit anpha-lipoic,…

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Glucose là gì? Vai trò của glucose đối với sức khỏe, hoạt động sống:
https://bom.so/LzzpUl
2. Ths. Bùi Phạm Thanh Hương, Bài giảng Quá trình chuyển hóa chất dinh
dưỡng, Khoa Công nghệ hóa học và thực phẩm, Trường đại học Nông
Lâm Tp.HCM.
3. Ths. Huỳnh Ngọc Trung Dung, Nguyễn Thanh Huy, Giáo trình hóa sinh
(Dùng cho sinh viên cao đẳng Dược), 2016.
4. Thanh Hoa Tourism Trade (2022) Quá Trình đường Phân Là Gì? 10
Bước Của Quá Trình đường Phân https://bom.so/70iAah
5. SCIENCE AND TECHNOLOGY, Sự phân giải glucose thành pyruvate:
https://bom.so/dlIVRh
6. TS.Huỳnh Tiến Đạt, Bài giảng môn Dinh dưỡng cơ sở, Khoa Công nghệ
Hóa học và Thực Phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
7. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinme, thông tin sức khoẻ: cơ thể sẽ ra sao
nếu thừa đường?: https://bom.so/3DKNlO
8. Bác Sĩ Sơn (2022), Sức khoẻ 123: Thực phẩm chức năng giảm lượng
đường trong máu: https://bom.so/iDdoFY

25

You might also like