You are on page 1of 2

Dòng điện trong bán dẫn

Câu 1. Điện trở suất của chất bán dẫn giảm mạnh khi
A. nhiệt độ của bán dẫn giảm xuống. B. chiếu ánh sáng thích hợp vào bán dẫn.
C. tác động ngoại lực lên bán dẫn. D. đặt bán dẫn trong điện trường.
Câu 2. Hạt tải điện trong bán dẫn là
A. ion âm và electron tự do. B. ion dương và ion âm.
C. electron tự do và ion dương. D. electron tự do và lỗ trống.
Câu 3. Điện trở suất của chất bán dẫn giảm mạnh khi
A. nhiệt độ của bán dẫn giảm xuống. B. pha tạp chất vào bán dẫn.
C. tác động ngoại lực lên bán dẫn. D. đặt bán dẫn trong điện trường.
Câu 4. Bản chất dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển động có hướng của
A. các ion âm và electron tự do ngược chiều điện trường.
B. các ion dương cùng chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
C. các electron tự do ngược chiều điện trường và các lỗ trống cùng chiều điện trường.
D. các electron tự do và lỗ trống ngược chiều điện trường.
Câu 5. Cách nào sau đây không làm giảm điện trở suất của chất bán dẫn?
A. Tăng nhiệt độ của bán dẫn giảm xuống. B. Pha tạp chất vào bán dẫn.
C. Chiếu ánh sáng thích hợp vào bán dẫn. D. Đặt bán dẫn trong điện trường.
Câu 6. Cách nào sau đây có thể tạo ra bán dẫn loại n?
A. Pha tạp chất có hóa trị 5 vào silic. B. Pha tạp chất hóa trị 3 vào silic.
C. Nung nóng khối silic. D. Chiếu ánh sáng vào khối silic.
Câu 7. Khi nhiệt độ của bán dẫn tăng lên thì
A. mật độ hạt tải điện trong bán dẫn giảm.
B. điện trở suất của bán dẫn tăng.
C. có càng nhiều liên kết bị phá vỡ và giải phóng các electron tự do kèm theo lỗ trống.
D. mật độ lỗ trống tăng lên nhưng mật độ electron tự do không đổi.
Câu 8. Cách nào sau đây có thể tạo ra bán dẫn loại p?
A. Pha tạp chất có hóa trị 5 vào silic. B. Pha tạp chất hóa trị 3 vào silic.
C. Nung nóng khối silic. D. Chiếu ánh sáng vào khối silic.
Câu 9. Hạt tải điện chủ yếu trong bán dẫn loại n là
A. lỗ trống. B. ion dương. C. ion âm. D. electron tự do.
Câu 10. Hạt tải điện chủ yếu trong bán dẫn loại p là
A. lỗ trống. B. ion dương. C. ion âm. D. electron tự do.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở nhiệt độ thấp, bán dẫn dẫn điện rất kém.
B. Ở nhiệt độ cao bán dẫn dẫn điện khá tốt.
C. Ở nhiệt độ cao, trong bán dẫn xuất hiện các electron và lỗ trống.
D. Dòng điện trong bán dẫn tuân theo định luật Ôm giống kim loại.
Câu 12. Bản chất của dòng điện trong bán dẫn loại n chủ yếu là dòng chuyển động có hướng của
A. các electron tự do ngược chiều điện trường. B. các ion dương cùng chiều điện trường.
C. các ion âm ngược chiều điện trường. D. các lỗ trống cùng chiều điện trường.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mật độ hạt tải điện tại lớp tiếp xúc p-n rất nhỏ.
B. Điện trở của lớp tiếp xúc n-p rất lớn.
C. Lớp tiếp xúc p – n chỉ cho dòng điện qua nó chủ yếu theo một chiều từ p sang n.
D. Lớp tiếp xúc p – n chỉ cho dòng điện qua nó chủ yếu theo một chiều từ n sang p.
Câu 14. Bản chất của dòng điện trong bán dẫn loại p chủ yếu là dòng chuyển động có hướng của
A. các electron tự do ngược chiều điện trường. B. các ion dương cùng chiều điện trường.
C. các ion âm ngược chiều điện trường. D. các lỗ trống cùng chiều điện trường.
Câu 15. Điốt bán dẫn được cấu tạo từ
A. một lớp tiếp xúc p – n. B. hai lớp tiếp xúc p – n.
C. một mẫu bán dẫn loại n. D. một mẫu bán dẫn loại p.
Câu 16. Khi pha tạp chất hóa trị 5 vào bán dẫn hóa trị 4 thì
A. mật độ electron tự do trong bán dẫn tăng lên nhưng không làm thay đổi mật độ lỗ trống.
B. mật độ electron tự do và mật độ lỗ trống trong bán dẫn đều tăng lên đáng kể.
C. mật độ lỗ trống trong bán dẫn tăng lên nhưng không làm thay đổi mật độ electron tự do.
D. mật độ electron tự do và mật độ lỗ trống trong bán dẫn đều giảm đi đáng kể.
Câu 17. Transitor bán dẫn được cấu tạo từ
A. một lớp tiếp xúc p – n. B. hai lớp tiếp xúc p – n.
C. một mẫu bán dẫn loại n. D. một mẫu bán dẫn loại p.
Câu 18. Thiết bị nào sau đây không phải là ứng dụng của điốt bán dẫn?
A. Thiết bị chỉnh lưu dòng xoay chiều thành dòng một chiều.
B. Pin mặt trời.
C. Pin nhiệt điện bán dẫn.
D. Thiết bị tạo tia lửa điện đốt cháy nhiên liệu ở động cơ đốt trong.
Câu 19. Khi pha tạp chất hóa trị 3 vào bán dẫn hóa trị 4 thì
A. mật độ electron tự do trong bán dẫn tăng lên nhưng không làm thay đổi mật độ lỗ trống.
B. mật độ electron tự do và mật độ lỗ trống trong bán dẫn đều tăng lên đáng kể.
C. mật độ lỗ trống trong bán dẫn tăng lên nhưng không làm thay đổi mật độ electron tự do.
D. mật độ electron tự do và mật độ lỗ trống trong bán dẫn đều giảm đi đáng kể.
Câu 20. Thiết bị nào sau đây không phải là ứng dụng của điốt bán dẫn?
A. Phôtôđiốt. B. Pin mặt trời. C. Điốt phát quang. D. Mạch khuếch đại.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong bán dẫn loại n, mật độ electron và mật độ lỗ trống bằng nhau.
B. Trong bán dẫn loại p, mật độ electron lớn hơn rất nhiều so với mật độ lỗ trống.
C. Trong bán dẫn loại n, mật độ electron lớn hơn rất nhiều so với mật độ lỗ trống.
D. Trong bán dẫn loại p, mật độ electron và mật độ lỗ trống bằng nhau.
Câu 22. Transitor được ứng dụng trong thiết bị nào sau đây?
A. Phôtôđiốt. B. Pin mặt trời. C. Điốt phát quang. D. Mạch khuếch đại.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi pha tạp chất hóa trị 3 vào bán dẫn hóa trị 4 ta được bán dẫn tạp chất loại n.
B. Khi pha tạp chất hóa trị 5 vào bán dẫn hóa trị 4 ta được bán dẫn tạp chất loại p.
C. Trong bán dẫn loại n, mật độ electron tự do rất nhỏ so với mật độ lỗ trống.
D. Trong bán dẫn loại p, hạt tải điện chủ yếu là các lỗ trống.

You might also like