You are on page 1of 3

Câu 1: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính

A. Al(NO3)3. B. Al(OH)3. C. Al2(SO4)3. D. NaAlO2.


Câu 2: Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % của
A. P. B. H3PO4. C. P2O5. D. PO43-.
Câu 3: Chất nào sau đây là amin bậc hai?
A. Đimetylamin. B. Anilin. C. Etyl amin. D. Isoproylamin.
Câu 4: Phản ứng xảy ra giữa 2 cặp Fe2+/Fe và Cu2+/Cu là
A. Cu2+ + Fe → Cu + Fe2+. B. Cu2+ + Fe2+ → Cu + Fe.
C. Cu + Fe → Cu2+ + Fe2+. D. Cu + Fe2+ → Fe + Cu2+.
Câu 5: Cho dung dịch Fe(NO3)3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu
A. xanh thẫm. B. trắng xanh. C. trắng. D. nâu đỏ.
Câu 6: Dung dịch NaOH không phản ứng với chất nào sau đây?
A. SO2. B. H2S. C. CO2. D. H2.
Câu 7: Để điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm người ta cho dung dịch HCl tác dụng với CaCO 3
trong bình kíp. Do đó CO2 thu được thường có lẫn một ít hiđroclorua và hơi nước. Có thể dùng
hoá chất theo thứ tự nào sau đây để thu được CO2 tinh khiết?
A. NaOH và H2SO4 đặc. B. NaHCO3 và H2SO4 đặc.
C. H2SO4 đặc và NaHCO3. D. H2SO4 đặc và NaOH.
Câu 8: Saccarozơ có nhiều trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt,. Công thức phân tử của saccarozơ là
A. C12H24O12. B. C12H22O11. C. C11H22O11. D. C6H12O6.
Câu 9: Một trong những nguyên nhân gây tử vong của nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào
cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí X là
A. N2. B. H2. C. CO. D. CO2.
Câu 10: Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây?
A. CrO3. B. Cr(OH)2. C. Cr(OH)3. D. Cr2O3.
Câu 11: Xà phòng hóa triolein trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là
A. C17H33COONa. B. C17H31COONa. C. C17H35COONa. D. C17H29COONa.
Câu 12: Chất ứng với công thức cấu tạo nào sau đây là đipeptit?
A. H2N-CH2-CH2-CONH-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH2-COOH.
C. H2N-CH(CH3)-CONH-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH.
Câu 13: Điện phân KCl nóng chảy với điện cực trơ ở catot thu được
A. K. B. HCl. C. Cl2. D. KOH.
Câu 14: Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Hiđro hóa X, thu được chất hữu cơ Y.
Hai chất X, Y lần lượt là:
A. glucozơ, sobitol. B. fructozơ, sobitol.
C. saccarozơ, glucozơ. D. glucozơ, axit gluconic.

Trang 1/4 – Mã đề 027


Câu 15: Cho 6,0 gam glyxin tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận chung dịch sau phản ứng
được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 8,73. B. 8,19. C. 8,23. D. 8,92.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai?
A.
Cho lượng nhỏ Ca vào dung dịch NaHCO3, thu được kết tủa trắng.
B.
Dung dịch NaOH tác dụng với lượng dư khí CO2 tạo thành muối axit.
C.
Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch muối.
D.
Một vật bằng gang (hợp kim Fe-C) để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa.
Câu 17: Cho các phản ứng sau:
A + dung dịch NaOH (t°) → B + C
B + NaOH (CaO, t°) → khí D + E
D (1500°C, làm lạnh nhanh) → F + H2
F + H2O (HgSO4, t°) → C
Các chất A và C có thể là:
A. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO. B. CH3COOC2H5 và CH3CHO.
C. CH3COOCH3 và CH3CHO. D. HCOOCH=CH2 và HCHO.
Câu 18: Chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa hai muối. X là chất nào
trong các chất sau:
A. Phenyl fomat. B. Vinyl fomat. C. Benzyl fomat. D. Metyl axetat.
Câu 19: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a)
Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.
(b)
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(c)
Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Fe(NO3)3.
(d)
Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch AlCl3.
(e)
Cho kim loại Cu vào dịch FeCl3 dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 20: Trường hợp nào sau đây kim loại bị ăn mòn điện hóa?
A. Thép cacbon để trong không khí ẩm. B. Kim loại Cu trong dung dịch HNO3.
C. Kim loại Zn trong dung dịch HCl. D. Đốt dây sắt trong khí oxi.
Câu 21: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 là:
A. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu.
B. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
C. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.
Câu 22: Cho dãy các chất: Fe2O3, FeS, Fe(OH)2, Fe3O4, FeCO3, Fe(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng
với H2SO4 đặc nóng, dư không tạo khí SO2 là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất xà phòng
(b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
(c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường

Trang 2/4 – Mã đề 027


(e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm

Trang 3/4 – Mã đề 027

You might also like