You are on page 1of 29

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TUYỀN

KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH


----------

BÀI TẬP CUỐI KÌ


MÔN: LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT THÔNG ĐIỆP


TRUYỀN THÔNG TRONG MỘT NHÓM ĐỐI TƯỢNG
CỤ THỂ.
VẤN ĐỀ: BÌNH ĐẲNG GIỚI

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PSG,TS. NGUYỄN VĂN DỮNG


HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ THU TRANG
LỚP: BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ K42
MÃ SV: 2256070051
MỤC LỤC

MỤC LỤC
Chương 1: Nhận thức lý thuyết, lý luận...............................................2
1. Thông điệp là gì?............................................................................2
2. Một thông điệp truyền thông hay, hấp dẫn công chúng.............3
a.Thế nào là hay?...............................................................................3
b. Thế nào là hấp dẫn?......................................................................3
c.Thế nào là một thông điệp truyền thông hay, hấp dẫn công
chúng ?...............................................................................................4
3. Làm thế nào để có được một thông điệp truyền thông hay, hấp
dẫn công chúng?.....................................................................................6
a. Các loại thông điệp...........................................................................6
b. Để có được một thông điệp truyền thông hay và hấp dẫn công
chúng.....................................................................................................7
c. Những lưu ý khi thiết kế thông điệp............................................10
Chương 2: Thử phân tích một số thông điệp truyền thông..............11
Chương 3: Đề xuất thông điệp truyền thông về “Bình đẳng giới”...22
Chương 4: Kết luận..............................................................................23
a. Vị trí, vai trò của thông điệp truyền thông................................23
b. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp truyền
thông....................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................26

1
Chương 1: Nhận thức lý thuyết, lý luận

1. Thông điệp là gì?


- Thông điệp là nội dung được thể thức dưới dạng văn bản hoặc
hành động của chủ thể, chứa đựng nội dung có ý nghĩa hướng vào
đối tượng cụ thể với mong muốn đối tượng hiểu được điều đó.
( Theo Thông điệp - Ngày 14 tháng 1 năm 2017)
- Thông điệp là thông tin chứa đựng một ý nghĩa nào đó, nó thúc đẩy
hành động của con người để đạt tới mục tiêu xã hội
(Nguyễn Thị Oanh - Ngày 04 tháng 6 năm 2019)
-  Thông điệp là những cụm từ, câu hoàn chỉnh, các biểu hiện, biểu
tượng hay phương tiện truyền tải ý nghĩa thông tin cụ thể từ group
người, tổ chức, cộng đồng này đến group người, tổ chức, cộng
đồng khác.
- Thông điệp là bất kì suy nghĩ, ý tưởng được diễn đạt ngắn gọn bài
bản hay kín đáo, được thiết kế biên soạn với hình thức phù hợp để
truyền tải đến đối tượng bằng những phương tiện marketing không
giống nhau.
- Thông điệp là sự phối hợp và tổng hợp các yếu tố như ngôn ngữ,
hình ảnh, màu sắc, âm thanh nhằm truyền đạt ý đồ của chủ thể đến
công chúng nhận tin.
- Thông điệp (message) : Tập hợp các biểu tượng mà bên gửi truyền
đi.

2
- Thông điệp là một hệ thống ký hiệu hàm chứa nội dung thông tin
cụ thể. Hệ thống ký hiệu này là quy ước giữa đầu phát và đầu
nhận. Trong truyền thông, thông điệp được hiểu là một phát ngôn
hoàn chỉnh cả về mặt nội dung và hình thức dành cho công chúng,
nhóm đối tượng truyền thông trong hoàn cảnh cụ thể nhằm hướng
tới mục tiêu của chiến dịch truyền thông.
( Theo Sách Truyền thông, Lý thuyết và kỹ năng cơ bản – PGS.TS
Nguyễn Văn Dững )
 Mỗi khái niệm nêu trên đều hàm chứa nội dung thông tin nhất
định, thể hiện lối tư duy, suy nghĩ đa dạng, khác nhau về khái niệm
“thông điệp”. Có bao nhiêu người trên Trái Đất, là có bấy nhiêu
người có lối tiếp cận khác nhau về khái niệm của một phạm trù,
vấn đề nào đó.
 Bên trên, là tập hợp của vài khái niệm “thông điệp” tiêu biểu, tuy
nhiên, đối với riêng cá nhân tôi, “Thông điệp là hệ thống những
suy nghĩ, ý tưởng được đúc kết ngắn gọn, hiểu đơn giản hơn, là
một phát ngôn cụ thể hoàn chỉnh về cả mặt nội dung và hình thức
để truyền tải đến đối tượng trong từng hoàn cảnh cụ thể”.

2. Một thông điệp truyền thông hay, hấp dẫn công chúng

a.Thế nào là hay?


- Là một tính từ, chỉ một tính chất của sự vật thể hiện mức độ ủng
hộ của đa số người, được đánh giá là có tác dụng gây được hứng
thú hoặc cảm xúc tốt đẹp, dễ chịu; trái với dở. Với nghĩa này, từ
này thường được sử dụng trong các phạm trù liên quan đến nghệ
thuật.

3
b. Thế nào là hấp dẫn?
- Là có sức lôi cuốn, làm cho người ta ham thích, cảm thấy thích
thú, bị thu hút về mặt cảm nhận, cảm xúc.

c.Thế nào là một thông điệp truyền thông hay, hấp dẫn công
chúng ?
- Thứ nhất, thông điệp phải phù hợp với công chúng/ nhóm đối
tượng truyền thông và thể hiện rõ mục tiêu của chiến dịch/ kế
hoạch truyền thông. Yêu cầu cao nhất, trong bản thân thông điệp
phải thể hiện rõ và hài hòa giữa mục tiêu truyền thông, tuyên
truyền vận động của chủ thể với nhu cầu, mong đợi của nhóm đối
tượng. Thiết kế thông điệp cần dựa vào kết quả nghiên cứu ban đầu
công chúng/ nhóm đội tượng truyền thông.

- Thứ hai, thông điệp phải phù hợp với chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây là yêu cầu có tính nguyên
tắc với tất cả các thông điệp- từ thông điệp của chiến dịch truyền
thông đến thông điệp quảng cáo nói chung.

- Thứ ba, thông điệp phải phù hợp với các quy tắc và giá trị xã hội,
với văn hóa, lối sống cộng đồng, dân tộc và đáp ứng nhu cầu phát
triển bền vững, đề phòng những hệ quả ngoài ý muốn đối với
nhóm đối tượng không thuộc phạm vi gây ảnh hưởng, nhất là đối
với trẻ em.

Ví dụ: Nếu ở các nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc
màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc thì ở châu Phi lại

4
đại diện cho sự mất mát, nỗi buồn. Hay trong đám cưới ở châu Âu
họ chọn màu trắng đại diện cho sự tinh khôi, lãng mạn thì tại Việt
Nam, Trung Quốc vẫn ưa thích màu đỏ cho sự hạnh phúc, viên
mãn. 

- Thứ tư, thông điệp phải phù hợp với tâm lý, tâm trạng xã hội và
thể hiện lợi ích của công chúng/ nhóm đối tượng truyền thông. Do
đó, cần làm thế nào để công chúng biết được rằng, thực hiện thông
điệp thì họ có lợi ích.

- Thứ năm, thông điệp phải phù hợp với tính chất, đặc thù các kênh
truyền thông.

Đối với báo in và các ấn phẩm in ấn, thông điệp chú ý tính chặt
chẽ, lôgic, và gợi cảm thông qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình
ảnh, màu sắc.. nhằm khơi gợi tình cảm và hướng mạnh vào nhận
thức lý trí của nhóm đối tượng.
Đối với phát thanh, với chất liệu chính được sử dụng là lời nói,
tiếng động và âm nhạc để tái hiện bức tranh hiện thực sinh đông
cho nên cần khai thác tối đa ấn tượng mạnh từ âm thanh, giọng
điệu.
Đối với truyền hình, cùng với những thế mạnh như phát thanh còn
có thế mạnh vượt trội nhờ sự kết hợp hài hòa, khá hoàn hảo với
màu sắc, hình ảnh (tĩnh và động),… tạo nên cảm giác tiếp xúc trực
tiếp. Tuy nhiên, việc sản xuất thông điệp phải tiến hành công phu
và tốn kém hơn.

5
- Thứ sáu, thông điệp phải ngắn gọn, hàm súc, sinh động, dễ nhớ, dễ
hiểu, dễ làm theo.
Nếu muốn rõ ràng thì hãy ngắn gọn. Và để giữ cho thông điệp
ngắn gọn thì phải rõ ràng trong nội dung truyền tải. Một thông điệp
hiệu quả chỉ nên bao trọn 1-2 ý tưởng cụ thể và kết thúc trong một
câu ngắn gọn. Và trong một quảng cáo chỉ nên có đến 2 thông điệp
về sản phẩm để tránh gây rối, trở nên phức tạp và mơ hồ. Khi ấy
khách hàng cũng khó có thể tiếp thu thông tin và chọn lựa xem đâu
mới là thông điệp chính. Do vậy, họ cũng sẽ dễ dàng quên luôn
thông điệp của bạn.
Ví dụ: “Đi để trở về” – thông điệp truyền thông của Biti’s làm
đúng nguyên tắc này, hay  như “Just do it” của Nike, nhắc đến
Nike là nhớ đến thông điệp, nhắc đến thông điệp biết ngay đó là
Nike.

- Thứ bảy, yếu tố tạo nên tính hấp dẫn và khả năng thuyết phục của
thông điệp chính là sự khác biệt.
Nếu một thông điệp truyền thông không tạo được dấu ấn, sự nhớ
nhung và ấn tượng đặc biệt trong lòng của công chúng, khi đó,
không được chấp nhận đó là thông điệp hay.

6
3. Làm thế nào để có được một thông điệp truyền thông hay, hấp
dẫn công chúng?

a. Các loại thông điệp.


Có rất nhiều các loại thông điệp truyền thông khác nhau:
- Thông điệp đích là thông điệp của cả chiến dịch/kế hoạch/chương
trình truyền thông hướng tới.
- Thông điệp cụ thể (có thể gọi là thông điệp bộ phận,..) là loại
thông điệp cấu thành thông điệp đích của chiến dịch truyền thông.
Căn cứ thông điệp cụ thể để hoạch định các hoạt động hướng tới
hiện thực hóa thông điệp hay mục tiêu cụ thể.
- Thông điệp tài liệu là loại thông điệp ấn chứa trong các tài liệu, dữ
liệu…loại thông điệp này dễ nhận biết, vì nó biểu hiện cụ thể, có
thể nhìn thấy bằng trực quan, bằng văn bản, hình ảnh, clip, files âm
thanh, đồ họa;…,
- Thông điệp ẩn là loại thông điệp mà nhận biết nó cần phải tư duy
tích cực, khả năng trừu tượng hóa, cảm nhận tinh tế và thậm chí sự
liên tưởng với những quan hệ đang hiện hữu.

b. Để có được một thông điệp truyền thông hay và hấp dẫn công
chúng.
- Để có được khả năng thuyết phục trong hoạt động truyền thông, từ
đó giúp đối tượng thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi, theo quan
điểm của William McGuire, cần phải trải qua nhiều các bước khác
nhau:
Bước 1: Tiếp cận thông điệp

7
Lúc này, nhà truyền thông, bằng các phương tiện và các kênh
truyền thông, tạo một môi trường truyền thông trong đó công
chúng/ nhóm đối tượng có khả năng tiếp cận với thông điệp đã
thiết kế. Nói cách khác, đây là bước giới thiệu để tăng khả năng
tiếp cận thông điệp trong các hoạt động truyền thông.
Bước 2: Chú ý tới thông điệp
Sẽ mất khả năng tác động, nếu công chúng tiếp cận thông điệp,
nhưng vì thông điệp kém hấp dẫn nên họ bỏ qua. Khả năng thuyết
phục trong truyền thông chỉ có thể có được khi nhà truyền thông có
khả năng thu hút công chúng/ nhóm đối tượng để họ chú ý đến
thông điệp.
Bước 3: Có mối quan tâm hoặc mối liên hệ của cá nhân với thông
điệp
Nếu công chúng/ đối tượng tìm thấy mối quan tâm hoặc liên quan
đến nhu cầu, lợi ích, sở thích, thói quen… của họ, họ sẽ tiếp tục bị
“dẫn dắt” để chịu tác động của truyền thông.
Ví dụ: Thông điệp “Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con để nuôi
dạy cho tốt” là một thông điệp tốt, vì vừa thể hiện rõ lợi ích cá
nhân của mỗi cặp vợ chồng, vừa thể hiện lợi ích của nhóm những
cặp vợ chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ.
Bước 4: Hiểu thông điệp
Đây là giai đoạn trong đó đối tượng/công chúng nhận thức để hiểu
thông điệp. Hiểu thông điệp là vấn đề có ý nghĩa làm thay đổi nhận
thức và thái độ của công chúng/ nhóm đối tượng một cách bền
vững.
Bước 5: Cá nhân hóa điều chỉnh hành vi phù hợp với đời sống.

8
Các đối tượng tiếp nhận suy nghĩ kỹ hơn về thông điệp. Họ liên hệ
với những vấn đề liên quan đến đời sống của chính họ. Khi đó, nội
dung thông điệp đã bắt đầu có tác dụng điều chỉnh suy nghĩ và
định hướng hành vi của từng cá nhân.
Bước 6: Chấp nhận thay đổi
Chấp nhận thay đổi (nhận thức và hành vi, thái độ) là một bước
ngoặt quan trọng trong kết quả của chiến dịch truyền thông. Nhà
truyền thông cần chủ động chú ý theo dõi, quan sát và chọn thời
điểm “bấm nút” cho bước chuyển đổi này thì hiệu lực, hiệu quả
truyền thông sẽ cao hơn.
Bước 7: Ghi nhớ thông điệp và không ngừng ủng hộ thông điệp.
Khi đối tượng/ công chúng đã chấp nhận sự thay đổi hành vi
( chẳng hạn, từ chỗ hút thuốc lá ở nơi công cộng, nay họ đã chấp
nhận thay đổi không hút nữa), việc tiếp theo mà nhà truyền thông
cần làm để thuyết phục được họ là phải làm cho họ ghi nhớ thông
điệp và không ngừng ủng hộ thông điệp. Các nhóm tài liệu, các
hoạt động truyền thông trong giai đoạn này cần đa dạng, phong
phú, độc đáo, cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Bước 8: Có khả năng tư duy về thông điệp
Việc chuyển đổi tận gốc thái độ và hành vi liên quan đến lĩnh vực
truyền thông phụ thuộc vào việc đối tượng/ công chúng tư duy về
thông điệp như thế nào. Các tài liệu, các sản phẩm truyền thông,
thông qua các kênh truyền thông khác nhau, phải chú ý khuyến
khích, kích thích khả năng tư duy về thông điệp cho đối tượng/
công chúng, định hướng quá trình tư duy về thông điệp.
Bước 9: Ra quyết định trên cơ sở tiếp thụ thông điệp

9
Trên cơ sở tiếp thụ thông điệp, chuyển đổi tận gốc thái độ (dựa
trên cơ sở hiểu biết và tư duy về thông điệp), đối tượng/ công
chúng là người ra quyết định cho chính họ về việc chuyển đổi hành
vi gì, mức độ nào và như thế nào.
Bước 10: Tích cực củng cố hành vi và chấp thuận hành vi trong
đời sống.
Hành vi của đối tượng/ công chúng đã biến đổi, nhưng nếu không
được củng cố, nhất là không được dư luận xã hội hỗ trợ, củng cố
thì nó chỉ thay đổi vài lần rồi dừng lại. Truyền thông trong giai
đoạn này hướng vào việc khẳng định tính đúng đắn của hành vi,
nêu kết quả tích cực, các mô hình, điển hình có thực hiện các hành
vi mong muốn thay đổi, từ đó tác động đến đối tượng/công chúng,
giúp cho họ thường xuyên duy trì và củng cố hành vi, là cơ sở cho
sự biến đổi hành vi có tính bền vững.

c. Những lưu ý khi thiết kế thông điệp.


Thiết kế thông điệp nhằm vào nhận thức lý trí cần chú ý một số
yêu cầu sau:
- Tính lôgic của lập luận, những luận điểm, luận cứ, luận chứng phải
rõ ràng.
- Do chủ yếu tác động vào lí trí, nên lời lẽ, ngôn từ, các phạm trù,
khái niệm phải chuẩn xác, các số liệu chứng minh phải có sức
thuyết phục cao. Tức là thông điệp cần phải hình thành những luận
điểm, luận cứ, luận chứng xác thực.
- Bố cục thông điệp phải rành mạch, khoáng đạt. Nên chia ngắt các
ý thành những đoạn ngắn để có thể làm cho bài viết nhẹ nhàng và
dễ tiếp thu.

10
Thiết kế thông điệp nhằm chủ yếu vào tình cảm, cần chú ý:
- Chú trọng đến tình huống, hoàn cảnh, ngoại cảnh truyền thông.
Tình cảm thường được hình thành do những tình huống và hoàn
cảnh xác định.
- Chú ý sự kế thừa, “có đi có lại”, nhằm gợi mở khả năng tiếp nhận,
tăng tính thuyết phục.
- Lời lẽ, ngôn từ, cách thức diễn đạt gần gũi, thân thuộc với nhóm
đối tượng.
Chú ý đến năm giai đoạn của thông điệp:
- Làm cho nhóm đối tượng nhận biết thông điệp
- Nhóm đối tượng nhận thức, hiểu biết thông điệp
- Nhóm đối tượng chấp nhận thông điệp
- Làm cho đối tượng tin tưởng thông điệp
- Đối tượng hành động theo mục đích, yêu cầu của thông điệp.

Chương 2: Thử phân tích một số thông điệp truyền thông.


Nội dung đề tài lựa chọn:
THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI.
Thông điệp 1: Phụ nữ và nam giới đều bình đẳng tham gia và quyết
định mọi công việc trong gia đình và xã hội. ( trích dẫn Website Hội
LHPN Việt Nam).
Phân tích thông điệp:
Chủ sở hữu thông điệp: Hội LHPN Việt Nam.

11
Mục đích khi tạo ra thông điệp: Mong muốn kêu gọi, ủng hộ, tuyên
truyền, và quan trọng hơn là nhằm khẳng định cho quyền lợi, sự bình
đẳng, công bằng của người phụ nữ trong hai môi trường tiêu biểu:trong
gia đình và trong toàn xã hội. Phụ nữ có quyền tương đương, ngang
hàng, bình đẳng với người nam giới trong quyền quyết định mọi việc ở
gia đình, và ngay cả khi ra ngoài xã hội, họ cũng có vai trò, vị thế, quyền
lợi tương đương để khẳng định mình.
“Tại sao lại là thông điệp này trong bối cảnh hiện nay?”: Mặc dù xã
hội ngày nay đã văn minh, hiện đại và công bằng hơn rất nhiều so với
trước kia, tuy nhiên, vẫn còn ở đâu đó, những hoàn cảnh trớ trêu người
phụ nữ, phận nữ nhi bị đối xử không công bằng, bất bình đẳng, bị coi rẻ,
coi khinh, và thường bị cho là kém hơn so với nam giới một bậc trong
tất cả mọi việc. Vì vậy, trước tiên muốn có những thay đổi về hành
động, phải làm rõ và làm mới nhận thức cũng như tư duy của mỗi người,
những thông điệp, kế hoạch truyền thông từ đó mà ra đời.
Thông điệp này có hữu ích gì cho tôi/ hay cho những người tiếp nhận
khác hay không?
Thông điệp được nói ra một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất để cho mọi đối
tượng đều có thể tiếp cận và tiếp nhận nó. Trực tiếp đánh thẳng vào đối
tượng để làm rõ vấn đề liên quan đến công bằng, bình đẳng giới, và đề
cập rõ nhất, mới nhất, cũng như rộng nhất những môi trường họ yêu cầu
đối tượng cần nhận được sự công bằng, bình đẳng. Thông qua thông
điệp, một lần nữa khẳng định lại vị thế của phụ nữ, sự công bằng, bình
đẳng, sự kiêu hãnh mà phụ nữ đáng nhận được, nó ngang hàng, công
bằng với nam giới.

12
Thông điệp 2: Phụ nữ và trẻ em gái có quyền và cơ hội học tập, nâng
cao hiểu biết như nam giới và trẻ em trai. ( trích dẫn Website Hội LHPN
Việt Nam )
Phân tích thông điệp:
Chủ sở hữu thông điệp: Hội LHPN Việt Nam.
Mục đích khi tạo ra thông điệp: Mong muốn kêu gọi, ủng hộ, tuyên
truyền, và quan trọng hơn là nhằm khẳng định cho quyền lợi, sự bình
đẳng, công bằng về cơ hội học tập, nâng cao tri thức và hiểu biết của phụ
nữ và các trẻ em gái giống như nam giới và các trẻ em trai. Việc học,
việc được nâng cao hiểu biết là quyền của mọi công dân, không phân
biệt tuổi tác, giới tính, màu da, tôn giáo, hay sắc tộc… Không có quyền
được ngăn cấm cũng như phân biệt, thể hiện bất bình đẳng giới ở lĩnh
vực này.
“Tại sao lại là thông điệp này trong bối cảnh hiện nay?”: Xã hội hiện
nay đã văn minh và hiện đại hơn trước rất nhiều, các cơ hội để nâng cao
hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau vô cùng đa dạng, trong đó có việc
học tập và rèn luyện, là quyền của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, quyền được
học tập và rèn luyện đó, ở nhiều nơi, nhiều hoàn cảnh, lại bị tước đi do
những suy nghĩ cổ hủ, bất công về bình đẳng giới, chính vì lẽ đó, phụ nữ
và các trẻ em gái không được có cơ hội nâng cao tri thức và hiểu biết.
Thông điệp này có hữu ích gì cho tôi/ hay cho những người tiếp nhận
khác hay không?
Thông điệp được nói ra một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất để cho mọi đối
tượng đều có thể tiếp cận và tiếp nhận nó. Trực tiếp đánh thẳng vào đối
tượng để làm rõ vấn đề liên quan đến công bằng, bình đẳng giới, và đề
cập rõ nhất, mới nhất, cũng như rộng nhất về cơ hội của con người. Phụ
nữ và nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai đều công bằng và bình đẳng

13
như nhau về mọi mặt, trong đó có quyền được rèn luyện, học tập và
nâng cao kiến thức. Không một ai được có quyền tước đi quyền lợi đó
của con người, đó là sự bình đẳng nhất thiết phải có trong đời sống hiện
đại ngày nay.

Thông điệp 3: Không khoan nhượng với hành vi ngược đãi phụ nữ và
trẻ em gái. ( trích dẫn Website Hội LHPN Việt Nam )
Phân tích thông điệp:
Chủ sở hữu thông điệp: Hội LHPN Việt Nam.
Mục đích khi tạo ra thông điệp: Lên án và tố cáo tội ác man rợ mang
tên ngược đãi phụ nữ và trẻ em gái, lợi dụng phái yếu để ra tay bạo lực,
bạo hành là hành vi không thể khoan nhượng, không nên được che giấu,
dung túng, hay tha thứ. Đối với những hành vi như vậy, ngoài việc lên
án, tố cáo, còn cần thẳng tay trừng trị về mặt hành động
“Tại sao lại là thông điệp này trong bối cảnh hiện nay?”: Mặc dù xã
hội ngày nay đã văn minh, hiện đại và công bằng hơn rất nhiều so với
trước kia, tuy nhiên, vẫn còn ở đâu đó, những hành vi ngược đãi, bạo lực
vẫn chưa chấm dứt, đặc biệt, ghê tởm và man rợ hơn khi những hành
động đó nhắm vào phái yếu, những người không thể kháng cự và có sức
mạnh đủ để bảo vệ chính mình. Chính vì vậy, phải có những người lên
tiếng bảo vệ cho họ, bảo vệ cho quyền, lợi ích, thậm chí cao cả hơn,
chính là sinh mạng, quyền được sống một cách công bằng của họ.
Thông điệp này có hữu ích gì cho tôi/ hay cho những người tiếp nhận
khác hay không?
Thông điệp được nói ra một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất để cho mọi đối
tượng đều có thể tiếp cận và tiếp nhận nó. Không ngần ngại mà thẳng

14
thắn lên án tội ác tày trời, vạch mặt và lên tiếng cho tiếng nói, quyền
được sống và quyền được đối xử văn minh, bình đẳng, công bằng của
người phụ nữ.

Thông điệp 4: Bình đẳng giới là chìa khoá để chấm dứt bạo lực đối với
phụ nữ và trẻ em. ( Khẩu hiệu, thông điệp tuyên truyền: Chủ đề Tháng
hành động năm 2022 )
Phân tích thông điệp:
Chủ sở hữu thông điệp: Sở Y tế Tỉnh Lạng Sơn, trung tâm y tế huyện
Hữu Lũng.
Mục đích khi tạo ra thông điệp: Cội nguồn của bạo lực đối với trẻ em
và phụ nữ, chính là bất bình đẳng, chính là sự không công bằng, coi rẻ,
và thiếu tôn trọng, chính vì vậy, thông điệp này như một lời thức tỉnh và
khẳng định lại về nhận thức cho toàn thể mọi người, bạo lực đã là bất
công, nhưng đối tượng của bạo lực lại là trẻ em và phụ nữ, lại càng thêm
kinh hoàng, chính vì vậy cần nâng cao nhận thức, muốn chấm dứt bạo
lực, trước tiên trong tư duy, phải coi trọng và công bằng, bình đẳng với
chính nhau.
“Tại sao lại là thông điệp này trong bối cảnh hiện nay?”:
Mặc dù xã hội ngày nay đã văn minh, hiện đại và công bằng hơn rất
nhiều so với trước kia, tuy nhiên, vẫn còn ở đâu đó, những hoàn cảnh trớ
trêu người phụ nữ, phận nữ nhi bị đối xử không công bằng, bất bình
đẳng, bị coi rẻ, coi khinh, và thường bị cho là kém hơn so với nam giới
một bậc trong tất cả mọi việc. Không dừng lại trong suy nghĩ, sự bất
bình đẳng còn thể hiện ra bằng hành động khi có không ít những hành vi
bạo lực nhắm vào phái yếu là phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, trước tiên muốn
có những thay đổi về hành động, phải làm rõ và làm mới nhận thức cũng

15
như tư duy của mỗi người, những thông điệp, kế hoạch truyền thông từ
đó mà ra đời.
Thông điệp này có hữu ích gì cho tôi/ hay cho những người tiếp nhận
khác hay không?
Thông điệp được nói ra một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất để cho mọi đối
tượng đều có thể tiếp cận và tiếp nhận nó. Không ngần ngại mà chỉ rõ để
thay đổi nhận thức trong tư duy của mỗi người về cội nguồn của những
hành vi bạo lực man rợ và tàn ác đều xuất phát từ tư duy, suy nghĩ cổ hủ,
một trong số đó chính là sự bất bình đẳng, sự coi khinh đối với phái nữ.
Thông điệp này chính là hồi chuông cảnh tỉnh dành cho tất cả mọi
người, từ những suy nghĩ mới bắt đầu nảy sinh hành vi, phải chấm dứt
ngay những suy nghĩ eo hẹp, kém hiểu biết và có phần cổ hủ, thấp kém
như vậy cần được đào thảo khỏi xã hội văn minh, hiện đại này.

Thông điệp 5: Xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em là tội ác nghiêm trọng.
( Khẩu hiệu, thông điệp tuyên truyền: Chủ đề Tháng hành động năm
2022 )

Phân tích thông điệp:


Chủ sở hữu thông điệp: Sở Y tế Tỉnh Lạng Sơn, trung tâm y tế huyện
Hữu Lũng.
Mục đích khi tạo ra thông điệp: Khẳng định và làm rõ tội ác tày trời
của các đối tượng khi nhắm đến đối tượng là phái yếu. Lên án để làm rõ
trong nhận thức của mỗi người về tội ác bất nhân bất nghĩa này, cùng
với đó là hồi chuông thức tỉnh về việc nên giảm thiểu và đào thải những
hành vi, việc làm và tội ác này ra khỏi xã hội.

16
“Tại sao lại là thông điệp này trong bối cảnh hiện nay?”:
Mặc dù xã hội ngày nay đã văn minh, hiện đại và công bằng hơn rất
nhiều so với trước kia, tuy nhiên, vẫn còn ở đâu đó, những hoàn cảnh trớ
trêu người phụ nữ, những trẻ em bị đối xử không công bằng, bất bình
đẳng, bị coi rẻ, coi khinh, và thường bị cho là kém hơn so với nam giới
một bậc trong tất cả mọi việc. Không dừng lại trong suy nghĩ, sự bất
bình đẳng còn thể hiện ra bằng hành động khi có không ít những hành vi
bạo lực nhắm vào phái yếu là phụ nữ và trẻ em. Đây được coi là tội ác
ghê rợn nhất, đặc biệt còn ghê rợn hơn khi nó xuất hiện trong một cuộc
sống đã văn minh và hiện đại hơn trước rất nhiều thế này.
Thông điệp này có hữu ích gì cho tôi/ hay cho những người tiếp nhận
khác hay không?
Thông điệp này chính là hồi chuông cảnh tỉnh dành cho tất cả mọi
người, từ những suy nghĩ mới bắt đầu nảy sinh hành vi, phải chấm dứt
ngay những suy nghĩ eo hẹp, kém hiểu biết và có phần cổ hủ, thấp kém
như vậy cần được đào thảo khỏi xã hội văn minh, hiện đại này.

Thông điệp 6: Bình đẳng giới góp phần đầu tư cho tương lai, công bằng
xã hội và phát triển bền vững. ( Khẩu hiệu, thông điệp tuyên truyền: Chủ
đề Tháng hành động năm 2022 )
Phân tích thông điệp:
Chủ sở hữu thông điệp: Sở Y tế Tỉnh Lạng Sơn, trung tâm y tế huyện
Hữu Lũng.
Mục đích khi tạo ra thông điệp: Đưa ra cái nhìn đúng đắn cho tất cả
mọi người, nếu muốn xã hội, tương lai của chúng ta có sự xuất hiện đầy

17
đủ của công bằng, của sự phát triển bền vững thì từ trong nhận thức của
tất cả mọi người, đều phải có suy nghĩ tôn trọng, bảo vệ vấn đề “bình
đẳng giới”, chính từ những vấn đề rất nhỏ này, tái tạo, hình thành và đưa
đến một xã hội, một thế giới văn minh, hiện đại và tốt đẹp hơn.
“Tại sao lại là thông điệp này trong bối cảnh hiện nay?”:
Trong bối cảnh hiện đại ngày nay, có rất nhiều yếu tố to lớn chi phối tư
duy, suy nghĩ và hành động để con người tin rằng phải có những điều
lớn lao thì xã hội và thế giới mới có thể trở nên tốt đẹp hơn được. Tuy
nhiên, chính từ những ý nghĩ, tư duy hẹp hòi mới đóng khép sự phát
triển của xã hội và con người. Vì vậy, một vấn đề là khía cạnh nhỏ trong
xã hội, “bình đẳng giới” cần được chấm dứt, để xã hội và thế giới xóa bỏ
đi được một vấn nạn nan giải, nhỏ bé thôi nhưng cũng vô cùng phức tạp,
khó khăn và dai dẳng.
Thông điệp này có hữu ích gì cho tôi/ hay cho những người tiếp nhận
Thông điệp này chính là hồi chuông cảnh tỉnh dành cho tất cả mọi
người, từ những suy nghĩ mới bắt đầu nảy sinh hành vi, phải chấm dứt
ngay những suy nghĩ eo hẹp, kém hiểu biết và có phần cổ hủ, thấp kém
như vậy cần được đào thảo khỏi xã hội văn minh, hiện đại này. Muốn
cho xã hội được tốt đẹp hơn, thế giới ngày một văn minh và phát triển,
ngay cả những vấn đề nhỏ cũng cần được bài trừ và đã bài trừ là phải tận
gốc.

Thông điệp 7: Hãy hành động vì cộng đồng an toàn, bình đẳng, không
bạo lực, xâm hại. ( Khẩu hiệu, thông điệp tuyên truyền: Chủ đề Tháng
hành động năm 2022 )
Phân tích thông điệp:

18
Chủ sở hữu thông điệp: Sở Y tế Tỉnh Lạng Sơn, trung tâm y tế huyện
Hữu Lũng.
Mục đích khi tạo ra thông điệp: Lên tiếng và kêu gọi mọi người hành
động cho con người, cho xã hội, cho thế giới, và hơn hết còn cho sự an
toàn của chính bản thân mình. Vì một cộng đồng không còn sự hiểm
nguy, bất bình đẳng, bạo lực và xâm hại, chúng ta không chỉ cần lên
tiếng, mà còn cần hành động, hành động thiết thực nhất.
“Tại sao lại là thông điệp này trong bối cảnh hiện nay?”:
Xã hội này chưa bao giờ thật sự “sạch” những vấn nạn cả, mỗi một
ngày, lại càng nhiều những vấn đề làm cho con người thêm hoang mang,
lo lắng..Chính vì vậy, những thông điệp này ra đời để kêu gọi ý thức
cũng như hành động của mỗi chúng ta trên hành trình sống của chính
mình, để loại bỏ những vấn nạn, một xã hội tốt đẹp, hiện đại và văn
minh hơn.
Thông điệp này có hữu ích gì cho tôi/ hay cho những người tiếp nhận
khác hay không?
Thông điệp này chính là hồi chuông cảnh tỉnh dành cho tất cả mọi
người, từ những suy nghĩ mới bắt đầu nảy sinh hành vi, vậy nên để một
xã hội sạch đẹp và văn minh, những mầm mống của cái ác không được
phép nảy sinh. Phải được bài trừ tất cả, từ bạo lực, bất bình đẳng, xâm
hại… tất cả những vấn nạn đều phải được bài thải. Từ thông điệp, mỗi
người nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của chính bản thân mình với xã
hội và cuộc sống an toàn cũng như tốt đẹp của mình.

Thông điệp 8: Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại tình dục phụ nữ và
trẻ em ( Khẩu hiệu, thông điệp tuyên truyền: Chủ đề Tháng hành động
năm 2022 )

19
Phân tích thông điệp:
Chủ sở hữu thông điệp: Sở Y tế Tỉnh Lạng Sơn, trung tâm y tế huyện
Hữu Lũng.
Mục đích khi tạo ra thông điệp: Rất nhiều người vì e ngại, lo sợ “vạ
lây” mà im lặng trước những hành vi, hành động bạo lực và xâm hại tình
dục phụ nữ và trẻ em, dù biết trước đó là hành vi vô cùng đáng sợ và ghê
tởm. Chính vì vậy, thông điệp này giống như một cú hích để mỗi người
biết rõ, hiểu rõ hơn về tội ác tày trời này, từ đó mạnh dạn thể hiện tiếng
nói, hành động lên án, và bảo vệ cho phái yếu.
“Tại sao lại là thông điệp này trong bối cảnh hiện nay?”: Trong bối
cảnh đời sống phức tạp, mà rất nhiều người ngại lên tiếng, yêu thích sự
im lặng mặc cho những sự việc bất công, ngang trái vẫn diễn ra thường
xuyên, thông điệp này đồng thời thức tỉnh được rất nhiều người trong xã
hội, về ý thức, vai trò và trách nhiệm của họ với cộng đồng, với xã hội,
không thể cứ mãi đứng ngoài luồng, không thể cứ mãi ngó lơ như vậy
được.
Thông điệp này có hữu ích gì cho tôi/ hay cho những người tiếp nhận
khác hay không?
Thông điệp này giúp cho mọi người hiểu rõ ý thức cũng như trách nhiệm
của mình đối với cộng đồng và xã hội, thậm chí những người xung
quanh họ, những người họ không quen biết, khi thấy họ có nguy cơ trở
thành nạn nhân của những vấn nạn tình dục, phải tìm cách giúp đỡ họ
chứ không thể mãi vô tâm mà ngó lơ.

Thông điệp 9: Bình đẳng giới góp phần bảo vệ sức khoẻ, an toàn và an
ninh xã hội của mỗi cá nhân, gia đình. ( Khẩu hiệu, thông điệp tuyên
truyền: Chủ đề Tháng hành động năm 2022 )

20
Phân tích thông điệp:
Chủ sở hữu thông điệp: Sở Y tế Tỉnh Lạng Sơn, trung tâm y tế huyện
Hữu Lũng.
Mục đích khi tạo ra thông điệp: Xã hội này chưa bao giờ thật sự “sạch”
những vấn nạn cả, mỗi một ngày, lại càng nhiều những vấn đề làm cho
con người thêm hoang mang, lo lắng..Chính vì vậy, những thông điệp
này ra đời để kêu gọi ý thức cũng như hành động của mỗi chúng ta trên
hành trình sống của chính mình, để loại bỏ những vấn nạn, một xã hội
tốt đẹp, hiện đại và văn minh hơn.

“Tại sao lại là thông điệp này trong bối cảnh hiện nay?”:
Mặc dù xã hội ngày nay đã văn minh, hiện đại và công bằng hơn rất
nhiều so với trước kia, tuy nhiên, vẫn còn ở đâu đó, những hoàn cảnh trớ
trêu người phụ nữ, phận nữ nhi bị đối xử không công bằng, bất bình
đẳng, bị coi rẻ, coi khinh, và thường bị cho là kém hơn so với nam giới
một bậc trong tất cả mọi việc. Không dừng lại trong suy nghĩ, sự bất
bình đẳng còn thể hiện ra bằng hành động khi có không ít những hành vi
bạo lực nhắm vào phái yếu là phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, trong môi
trường gia đình và xã hội, cần chấm dứt ngay vấn nạn liên quan đến
“bình đẳng giới”.
Thông điệp này có hữu ích gì cho tôi/ hay cho những người tiếp nhận
khác hay không?
Thông điệp được nói ra một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất để cho mọi đối
tượng đều có thể tiếp cận và tiếp nhận nó. Không ngần ngại mà chỉ rõ để
thay đổi nhận thức trong tư duy của mỗi người về cội nguồn của một xã
hội tàn ác, giả dối, bạo lực đều xuất phát từ tư duy, suy nghĩ cổ hủ, một

21
trong số đó chính là sự bất bình đẳng. Cần xóa bỏ ngay tức khắc vấn nạn
này ra khỏi tư duy, suy nghĩ và hành động của tất cả mọi người.

Thông điệp 10: Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. ( Khẩu
hiệu, thông điệp tuyên truyền: Chủ đề Tháng hành động năm 2022 )
Phân tích thông điệp:
Chủ sở hữu thông điệp: Sở Y tế Tỉnh Lạng Sơn, trung tâm y tế huyện
Hữu Lũng.
Mục đích khi tạo ra thông điệp: Bởi bất cứ lí do gì, bạo lực là điều
không nên xảy ra, nhưng thậm chí bây giờ, bạo lực xuất hiện ngày càng
nhiều, và đối tượng còn thường xuyên nhắm tới phụ nữ và trẻ em, là
phái yếu trong đời sống xã hội.
“Tại sao lại là thông điệp này trong bối cảnh hiện nay?”:
Những hành vi bạo lực, những cuộc ẩu đả, những thảm cảnh đáng
thương tiếc xuất hiện trong nhiều gia đình và trong xã hội, chính là lí do
để thông điệp này xuất hiện và nên xuất hiện để cảnh tỉnh ý thức và
trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Thông điệp này có hữu ích gì cho tôi/ hay cho những người tiếp nhận
khác hay không?
Thông điệp được nói ra một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất để cho mọi đối
tượng đều có thể tiếp cận và tiếp nhận nó. Không ngần ngại mà chỉ rõ để
thay đổi nhận thức trong tư duy của mỗi người về cội nguồn của những
hành vi bạo lực man rợ và tàn ác đều xuất phát từ tư duy, suy nghĩ cổ hủ,
một trong số đó chính là sự bất bình đẳng, sự coi khinh đối với phái yếu.
Thông điệp này chính là hồi chuông cảnh tỉnh dành cho tất cả mọi

22
người, những hành vi bạo lực cần được chấm dứt, kể cả với bất cứ lí do
gì và đối tượng nào.

Chương 3: Đề xuất thông điệp truyền thông về “Bình đẳng giới”.


Thông điệp truyền thông đưa ra: Xóa bỏ tội ác “bạo lực phái yếu”.
Phân tích thông điệp:
- Thông điệp này hướng tới đối tượng nào?
Đối tượng mà thông điệp muốn hướng tới là phụ nữ và trẻ em,
những “phái yếu” xứng đáng được yêu thương và bảo vệ về sức
khỏe thể chất lẫn tinh thần.
- Thông điệp này nhằm mục đích gì?
Hướng tới lên tiếng bảo vệ cho sự an toàn, sự công bằng, bình
đẳng của trẻ em và phụ nữ, những đối tượng “phái yếu” luôn bị
nhắm tới trong các vụ việc, các sự việc đáng thương tiếc. Đồng
thời, thông điệp này cũng nhằm lên án những kẻ coi khinh pháp
luật, vẫn còn những tư duy, suy nghĩ, hành động bỉ ổi trong một xã
hội hướng tới sự văn minh, tốt đẹp như hiện nay.
- Thông điệp này có ý nghĩa như thế nào?
Là một thông điệp lên tiếng bảo vệ, lên án cái xấu xa, bỉ ổi, cổ hủ
và kém văn minh, nhưng cũng đồng thời là sự đồng cảm, sẻ chia
với những nạn nhân từng rơi vào hoàn cảnh đáng buồn ấy. Ngay
bây giờ hoặc không bao giờ, phải lên tiếng mạnh mẽ và hành động
gắt gao cho một xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh và trong
sạch hơn.

23
Chương 4: Kết luận

a. Vị trí, vai trò của thông điệp truyền thông.


- Thông điệp có vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công của
những hoạt động truyền thông được triển khai sau đó. Khi chúng ta
có một thông điệp truyền thông tốt cùng kết hợp với các hoạt động
xúc tiến hiệu quả thì những hoạt động sau đó đều diễn ra vô cùng
thuận lợi. Mục đích của truyền thông chính là việc truyền tải được
thông điệp truyền thông, khiến người tiếp nhận thông điệp có ý
thức hơn hoặc mạnh hơn nữa là hành động theo mong muốn có chủ
đích của người làm truyền thông.
- Thông điệp truyền thông được tạo ra nhằm mục đích gây ảnh
hưởng nhất định đến nhận thức, cảm xúc hay hành vi của người
được tiếp nhận. Mục đích cuối cùng của việc này là góp phần xây
dựng nên giá trị thương hiệu, những đặc điểm riêng làm nên dấu ấn
cá nhân.
 Trong xã hội hiện đại như ngày nay thì ngành truyền thông có rất
nhiều lợi ích hỗ trợ cho con người phát triển. Truyền thông có sức
mạnh vô cùng to lớn, nó lan tỏa trong cộng đồng rất nhanh chóng.
Ngành truyền thông ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống. Truyền
thông chính là tiếng nói, là phương tiện bảo vệ quyền lợi chính
đáng của mọi người. Chính vì vậy, thông điệp truyền thông cũng
có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn. Chỉ đơn giản với một thông điệp,
có thể đại diện tiếng nói cho một lớp người, một xã hội, một dân
tộc, một quốc gia…muốn đem tới, muốn chia sẻ, muốn được lắng
nghe, thông cảm, thấu hiểu và hành động.

24
b. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp truyền
thông.
- Để thiết kế thông điệp phù hợp, cần hiểu công chúng truyền thông,
nhất là hiểu được những mong đợi, tâm tư, nhu cầu, nguyện vọng
của họ, không nên và cũng không được áp đặt chủ quan hoặc duy ý
chí, không được ra lệnh mà chỉ thuyết phục, thuyết phục và thuyết
phục. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo duy trì được sự độc đáo và mới
mẻ, tạo điểm nhấn khác biệt.
- Luôn không ngừng thử nghiệm, hoàn thiện thông điệp cả về mặt
nội dung và hình thức, không ngừng nghiên cứu các phản hồi,
“thông điệp này liệu có phù hợp hay không?”, “khả năng kêu gọi
của thông điệp có rõ ràng, mạnh mẽ không?”, “liệu công chúng có
đón nhận và thích thông điệp hay không?”....
- Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp để chuyển tải thông điệp đến
với công chúng truyền thông một cách đầy đủ, hiệu quả và trọn
vẹn nhất.
- Ngoài ra, còn cần căn cứ vào nguồn lực truyền thông, căn cứ vào
tính chất của thông điệp và chiến dịch truyền thông.

25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Khẩu hiệu Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng
phó với bạo lực giới năm 2022.
(https://benhvienhuulung.vn/khau-hieu-thang-hanh-dong-vi-binh-dang-
gioi-va-phong-ngua-ung-pho-voi-bao-luc-gioi-nam-2022.) ( truy cập
ngày 18/12/2022)
[2]: Website Hội LHPN Việt Nam xin giới thiệu 10 thông điệp về bình
đẳng giới.
( https://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/10-thong-%C4%91iep-ve-
binh-%C4%91ang-gioi-5797-1.html) ( truy cập ngày 19/12/2022)
[3]: Nguyễn Văn Dững (chủ biên;2018); Truyền thông, lý thuyết và kĩ
năng cơ bản; Nxb.Thông tin và truyền thông.
[4]: Bạo hành phụ nữ: Hãy lên tiếng nói ra sự thật ( Đài Phát thanh và
Truyền hình Tuyên Quang)
26
(https://tuyenquangtv.vn/xa-hoi/202012/bao-hanh-phu-nu-hay-len-tieng-
noi-ra-su-that-4cb53a0/) ( truy cập ngày 19/12/2022)
[5]: Chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ( Báo Tuổi
Trẻ Online)
(https://tuoitre.vn/chung-tay-xoa-bo-bao-luc-doi-voi-phu-nu-va-tre-em-
gai-1217083.htm) ( truy cập ngày 19/12/2022)
[6]: Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyền bình đẳng của phái nữ ( Hội Liên
Hiệp Phụ Nữ Tỉnh Cà Mau)
(https://hoiphunu.camau.gov.vn/wps/portal/?
1dmy&page=hpn.chitiet&urile=wcm%3Apath%3A/hoiphunulibrary/
hoiphunusite/hoctapvalamtheobac/nhungcaunoicuabacvepn/
cnbvpn894298234) ( truy cập ngày 18/12/2022)
[7]: Thông điệp truyền thông là gì? Cách viết thông điệp truyền thông ấn
tượng? (Bizfly)
(https://bizfly.vn/techblog/thong-diep-truyen-thong.html#:~:text=Th
%C3%B4ng%20%C4%91i%E1%BB%87p%20truy%E1%BB%81n
%20th%C3%B4ng%20(t%C3%AAn,%C4%91em%20t%E1%BB%9Bi
%20cho%20kh%C3%A1ch%20h%C3%A0ng.) ( truy cập ngày
18/12/2022).
[8]: Nguyễn Văn Dững (chủ biên;2017); Báo chí- Truyền thông, Những
điểm nhìn từ thực tiễn, tập 3, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[9]: Nguyễn Văn Dững ( chủ biên): Báo chí- những điểm nhìn từ thực tế,
Nxb. Văn hóa- Thông tin.

27
[10]: Hà Minh Đức: Cơ sở lý luận báo chí, đặc tính chung và phong
cách, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2000.
[11]: Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội. ( Thư viện số AJC)

28

You might also like