You are on page 1of 7

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VIỆN BÁO CHÍ


-----------

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI: VISUAL STORYTELLING

Người thực hiện: Hoàng Thị Như Thơ


Mã số sinh viên: 2251040047
Lớp: Truyền thông đa phương tiện K42
Giảng viên phụ trách: Ths. Phạm Thị Mai Liên

Hà Nội – 2022
LỜI MỞ ĐẦU
Thời đại Cách mạng công nghệ 4.0 với sự phát triển của những công
nghệ mới đã có tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực truyền thông, sản sinh ra
nhiều kênh thông tin mới bên cạnh báo chí truyền thống và thay đổi phương
thức tiếp nhận thông tin của công chúng. Ngày nay, công chúng có thể tiếp
nhận thông tin qua đa dạng các loại hình phương tiện. Cũng từ đó, thuật ngữ
“visual storytelling” ngày càng trở nên phổ biến.
Trên khắp các diễn đàn, nền tảng mạng xã hội , visual strorytelling đã
và đang chứng minh được sức nóng của mình khi thu hút được đông đảo sự
quan tâm của những người đang học và làm việc trong lĩnh vực sáng tạo nội
dung. Riêng nền tảng Google, với từ khóa “visual storytelling” bạn sẽ nhận
về gần 100 nghìn kết quả chỉ trong chưa đầy một giây. Visual storytelling
được đánh giá là một xu thế tất yếu của thời đại, một hướng đi mới đầy tiềm
năng và hơn thế là một vũ khí tối thượng mà bất cứ nhà truyền thông nào
cũng cần học hỏi và nắm bắt để có thể định hướng dư luận, từ đó truyền đi
thông điệp một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Vậy visual storytelling là gì? Thuật ngữ này có vai trò quan trọng như
thế nào trong sáng tạo nội dung? Làm thế nào để áp dụng nó một cách đúng
và trúng trong thực tiễn?
Bài tiểu luận dưới đây sẽ trình bày những hiểu biết cá nhân về visual
storytelling thông qua tham khảo tài liệu và các công trình liên quan đồng
thời giải đáp cơ bản các thắc mắc trên. Bài luận là một phần bài tập hết môn
Lý thuyết truyền thông, do Hoàng Thị Như Thơ – sinh viên lớp Truyền
thông đa phương tiện K42 thực hiện với 3 phần nội dung chính:
I. Tổng quan tài tiệu, sách báo, công trình liên quan đề cập tới Visual
storytelling.
II. Visual storytelling trong sáng tạo nội dung.
III. Ví dụ và phân tích một tác phẩm báo chí đa phương tiện sử dụng
phương pháp kể chuyện bằng hình ảnh

MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU, SÁCH BÁO CÔNG TRÌNH LIÊN
QUAN ĐỀ CẬP TỚI VISUAL STORYTELLING.
1. Sách “The Power of Visual Storytelling” của tác giả Akaterina
Walter và Jessica Gioglio.

Cuốn sách “The Power of Visual Storytelling” (Tạm dịch: Sức mạnh
của kể chuyện bằng hình ảnh) có tất cae 237 trang, trong đó hai tác giả
Ekaterina Walter và Jessica Gioglio đã chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm
của mình trong việc sử dụng hình ảnh làm phương tiện truyền thông một cách
thông minh và hiệu quả. 5 chương của cuốn sách sẽ cung cấp cho đọc gỉ những
kiến thức cơ bản từ lịch sử hình thành và phát triển của Visual storytelling đến
việc xây dựng lộ trình kể truyện bằng hình ảnh cụ thể từ chiến lược đến thực
hiện. Thậm chí ở chương cuối của cuốn sách các tác giả còn vạch hướng truyền
thông mới hơn trong tương lai: tiếp thị bốn chiều (207,208) . Đặc biệt The
Power of Visual Storytelling cho bạn cái nhìn khách quan và đầy đủ các khía
cạnh trong việc sử dụng visual storytelling như: Who (Ai), What (Cái gì),
When (Khi nào), Where (Ở đâu), Why (Tại sao).
Trang 44-46 của cuốn sách sẽ vô cùng hữu ích vì chúng giải thích chi
tiết các loại hình ảnh được sửng dụng trong nghệ thuật kể chuyện bằng hình
ảnh. Điều đó cho phép bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm và chức năng của từng loại
ảnh từ áp dụng vào việc lựa chọn hình ảnh sao cho phù hợp với bản thân và
thông điệp muốn truyền tải. Các loại hình ảnh được đề cập bao gồm: Nhiếp
ảnh, đồ thị và bản vẽ, hình ảnh do người dùng tạo, ảnh ghép, ảnh có lớp phủ
văn bản, memes,…Tùy vào thông điệp, sức sáng tạo mà mỗi người sẽ có
những lựa chọn khác nhau.
Điều ấn tượng nhất ở cuốn sách ở chỗ nó không chỉ dừng lại ở kiến thức
khô khan mà được tổng hợp từ kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế. Ekaterina
Walter là một người tiên phong trong lĩnh vực truyền thông xã hội, một nhà
lãnh đạo tư duy tiếp thị và kinh doanh được công nhận, cô ấy là một người
đóng góp thường xuyên cho các ấn phẩm trực tuyến và báo in hàng đầu như
Forbes, Fast Company, Huffington và Entrepreneur. Còn Jessica Gioglo là một
nhà chiến lược truyền thông xã hội và là nhà lãnh đạo tư tưởng được công nhận
chuyên về nội dung và cộng đồng. Hơn ai hết họ nhận thấy sức mạnh và tiềm
năng của hình ảnh trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Mỗi bức ảnh đều ẩn chứa
một hay nhiều thông điệp hay đôi khi còn là cả một câu chuyện mà nhìn vào đó
không cần câu chữ phức tạp0, công chúng vẫn có thể tiếp nhận thông tin một
cách dễ dàng hơn.

2. Ứng dụng Visual storytelling trong việc thu hút khách hàng: hình
ảnh behind the scenes.
Xét về khía cạnh tâm lý, con người luôn có xu hướng tò mò, muốn được
khám phá những điều họ chưa từng được thấy. Những sự kiện trong quá khứ
hay những hình ảnh không được phát tán rộng rãi luôn khiến người xem chú ý.
Và hai tập đoàn lớn McDonald’s và Coca Cola đã tận dụng rất tốt hiệu ứng
này.
McDonald’s những ngày đầu thành lập (Nguồn: McDonald’s)

Coca Cola ở giai đoạn đầu (Nguồn: Coca Cola)

Tập đoàn những ngày đầu tiên ra sao, thành lập như thế nào,…Tất cả
được trả lời qua những bức ảnh do chính nhà sản xuất cung cấp. Sự khác biệt
to lớn giữa quá khứ và hiện tại không chỉ cho người xem có cái nhìn thực tế
hơn về tập đoàn và sản phẩm mà hơn cả còn là sự đồng cảm, thấu hiểu cho
những khó khăn, thách thức mà họ đã trải qua. Thực tế đã chứng minh, nhiều
nhãn hàng được chọn vì những thông điệp mà họ truyền tải thông qua hình ảnh
quảng bá.
Một hình ảnh tựa ngàn lời nói. Hình ảnh không biết nói nhưng những
cảm xúc, thông điệp được gửi gắm trong nó lại chạm đến trái tim của người
xem. Và đó cũng chính là cách mà visual storytelling vẽ nên câu chuyện của
riêng mình.

II. VISUAL STORYTELLING TRONG SÁNG TẠO NỘI DUNG.


1. Khái niệm.

You might also like