You are on page 1of 1

Sự biểu hiện quá mức EGFR (sự tăng lên về số lượng của EGFR trên bề mặt tế bào mà

cấu trúc của nó không bị biến đổi) được phát hiện trong nhiều bệnh ung thư như ung thư
phổi không tế bào nhỏ (40-80% số trường hợp). Nguyên nhân của hiện tượng này do
khuếch đại gen EGFR hoặc protein được tổng hợp liên tục, từ đó số lượng thụ thể trên
bề mặt tế bào tăng gấp nhiều lần so với bình thường, liên tục kích hoạt các con đường
tín hiệu phụ thuộc EGFR giúp tế bào phân chia mất kiểm soát, dẫn đến ung thư. 
Gen EGFR ở người nằm ở vị trí 7p12, gồm 30 exon, là một trong những gen dễ bị đột
biến nhất trong các loại ung thư. 
Vị trí đột biến thường xảy ra nhất là exon 18-21 (đoạn mã hóa miền Tyrosine Kinase của
protein). Phân tử EGFR sinh ra trong trường hợp này có miền Tyrosine Kinase bị biến
đổi, có khả năng tự Phosphoryl hóa để phát ra tín hiệu nội bào, do đó các con đường tín
hiệu phụ thuộc EGFR (chủ yếu là con đường Ras/Raf/MEK/ERK) được kích hoạt liên tục
mà không cần sự có mặt của yếu tố tăng trưởng, làm tế bào phân chia mất kiểm soát
gây nên ung thư. Đột biến trên exon 18-21 gen EGFR gặp ở nhiều loại ung thư như ung
thư phổi không tế bào nhỏ (10-40%), đại trực tràng, vú, dạ dày,… Trong ung thư biểu
mô tế bào vảy của phổi, u nguyên bào thần kinh đệm, ung thư vú, buồng trứng, tuyến
tiền liệt,… còn phát hiện các trường hợp đột biến gen EGFR ở exon 2-7, tiêu biểu nhất
là mất toàn bộ đoạn exon 2-7 (đột biến EGFRvIII). Dạng đột biến này làm vùng ngoại
bào của thụ thể không liên kết được với yếu tố tăng trưởng, tuy nhiên vùng Tyrosine
Kinase vẫn được kích hoạt (cơ chế của hiện tượng này còn chưa được hiểu rõ), từ đó
kích thích con đường PI3K/AKT/mTOR, làm tế bào hoạt động bất thường dẫn đến ung
thư. Hiện nay ý nghĩa và tỷ lệ dạng đột biến này vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Các dạng đột biến EGFR.


(A) Đột biến trên exon 18-21 khiến miền Tyrosine Kinase có khả năng tự hoạt hóa và
phát ra tín hiệu nội bào; (B) Đột biến trên exon 2-7 làm vùng ngoại bào mất khả năng
liên kết với yếu tố tăng trưởng.

You might also like