You are on page 1of 2

Hội chứng đa polyp tuyến gia đình (Familial adenomatous polyposis-FAP) là bệnh di

truyền do đột biến gen APC và MUTYH. Hầu hết các đột biến này là đột biến điểm nên
giải trình tự là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện đột biến trên gen APC và
MUTYH. Mục tiêu: Ứng dụng kỹ thuật giải trình tự và MLPA xác định đột biến gen APC
và MUTYH gây bệnh FAP. | Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử chẩn đoán di truyền
bệnh đa polyp tuyến gia đình Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Nghiên cứu Y học ỨNG DỤNG KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ CHẨN ĐOÁN DI
TRUYỀN BỆNH ĐA POLYP TUYẾN GIA ĐÌNH Nguyễn Thị Băng Sương*, Nguyễn Hữu
Huy*, Lê Minh Khôi*, Nguyễn Trung Tín*, Nguyễn Hoàng Bắc* TÓM TẮT Mở đầu: Hội
chứng đa polyp tuyến gia đình (Familial adenomatous polyposis-FAP) là bệnh di truyền
do đột biến gen APC và MUTYH. Hầu hết các đột biến này là đột biến điểm nên giải
trình tự là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện đột biến trên gen APC và MUTYH.
Mục tiêu: Ứng dụng kỹ thuật giải trình tự và MLPA xác định đột biến gen APC và
MUTYH gây bệnh FAP. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: 63 bệnh nhân có triệu
chứng đa polyp và 26 gia đình bệnh nhân đã tham gia nghiên cứu. Sử dụng kỹ thuật
MLPA để phát hiện đột biến mất đoạn, lặp đoạn và giải trình tự để phát hiện đột biến
điểm ở gen APC và MUTYH. Kết quả: Tỉ lệ đột biến gen APC là 41,3% (26/63 bệnh
nhân) và tỷ lệ đột biến gen MUTYH là 8,1% (3/37) bệnh nhân. Phân tích 117 người
thân của bệnh nhân phát hiện 62 người (53%) mang gen APC hoặc MUTYH đột biến
và 55 người (47%) không mang gen APC và MUTYH đột biến. Kết luận: Nghiên cứu đã
ứng dụng thành công quy trình giải trình tự và MLPA chẩn đoán đột biến gen APC và
MUTYH gây bệnh FAP. Đột biến gen APC được phát hiện với tỷ lệ cao hơn so với đột
biến gen MUTYH. Có 53% người thân có đột biến gen nên vì thế việc tầm soát cho
thân nhân là hết sức cần thiết.

Hội chứng Fragile X (FXS - Fragile X Syndrome) hay còn gọi là hội chứng gãy nhiễm sắc thể
X, là một bệnh rối loạn di truyền liên kết nhiễm sắc thể giới tính X. Hội chứng này ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự phát triển tâm thần, suy giảm nhận thức và gây nên các khuyết tật về phát
triển và trí tuệ ở người bệnh.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Fragile X là do sự mở rộng của trinucleotide CGG lặp lại ở vùng
5' chưa được dịch mã trong gen FMR1 trên nhiễm sắc thể X. Hội chứng Fragile X là bệnh lý gặp
ở cả nam lẫn nữ trong đó bệnh ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới [6].

Hình 4. (A) Ảnh hiển vi điện tử NST X của bệnh nhân FXS (mũi tên chỉ điểm Fragile ở vị trí
Xq27.3) và (B) Bệnh nhân mắc hội chứng FXS. (nguồn: https://d-nb.info/102394720X/34)

Cai X. và các cộng sự (2019) đã tiến hành phân tích Southern blot để phát hiện hội chứng FXS
nhờ phân cắt DNA bằng enzyme EcoRI và EagI. Phương pháp này phát hiện kích thước của
vùng lặp lại CGG bằng cách lai mẫu dò (GLFXDig1 GeneProber) với DNA được phân đoạn bởi
enzym hạn chế EcoRI và EagI và được thấm lên màng lai nylon. Bởi vì kích thước và sự methyl
hóa của CGG lặp lại tương quan với kiểu hình lâm sàng của các rối loạn liên quan đến FMR1.
Do vậy, người ta thực hiện phân tích Southern blot nhằm sàng lọc phụ nữ mang mầm bệnh, chẩn
đoán trước khi sinh cho các thai kỳ có nguy cơ và chẩn đoán các rối loạn liên quan đến FMR1
sau sinh [5]. Ở một nghiên cứu tương tự đối với một bé gái 7 tuổi mắc hội chứng FXS, Liang S.
và các cộng sự (2008) đã phát hiện băng 10,9kb (ngoài băng 2,8 kb và 5,2 kb ở người bình
thường) (hình 5 –IP) nhờ kỹ thuật Southern blot với DNA bộ gen được phân cắt bởi NruI và
EcoRI và lai với mẫu dò pFXa1NHE được đánh dấu digoxiginin [6].

Báo cáo này đã chứng minh rằng băng 10,9kb quan sát được ở bệnh nhân này được di truyền từ
cha của cô ấy và là kết quả quá trình chuyển đổi ngược dòng G→A ở CGG lặp lại trong 5'-UTR
của gen FMR1, loại bỏ vị trí hạn chế 11.114 EcoR1 [6].

You might also like