You are on page 1of 3

Câu 1.

Tính mức giới hạn trách nhiệm dân sự chủ tàu trong trường hợp tổn thất
liên quan đến người là hành khách và không phải là hành khách? Biết rằng tàu có
tổng dung tích 90233 GT?

N.03

Trường hợp 1: Đối với khiếu nại liên quan tới hành khách, hành lý của hành khách

- Điều 209 BLHH: Trách nhiệm của người vận chuyển trong trường hợp một
hành khách chết, bị thương hoặc tổn hại khác về sức khỏe không vượt quá
46.666 đơn vị tính toán cho một hợp đồng vận chuyển hành khách và hành
lý, với tổng mức đền bù không quá 25.000.000 đơn vị tính toán; đối với
những trường hợp mà Tòa án quyết định việc thanh toán được thực hiện
dưới hình thức định kỳ thì tổng số tiền bồi thường đó cũng không quá giới
hạn quy định tại khoản này.

Đáp án: giới hạn ≤ 46666 SDR/hành khách

Trường hợp 2: Đối với các khiếu nại không phải là hành khách (áp dụng điều
301 khoản 2)

b) 333.000 đơn vị tính toán đối với tàu biển từ trên 300 GT đến 500 GT;
c) Đối với tàu biển từ trên 500 GT thì ngoài quy định tại điểm b khoản này áp dụng
cho 500 GT đầu tiên, giới hạn trách nhiệm sẽ được tính thêm như sau: 500 đơn vị
tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ 501 đến GT thứ 3.000; 333 đơn vị tính toán cho
mỗi GT, từ GT thứ 3.001 đến GT thứ 30.000; 250 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ
GT thứ 30.001 đến GT thứ 70.000; 167 đơn vị tính toán cho mỗi GT, từ GT thứ
70.001 trở lên.
Đáp án:
333000 + 500*(3000-500) + 333*(30000-3000) + 250*(70000-30000) +
167*(90233-70000) = 23952911
Câu 2. Hai tàu A và B đâm va nhau. Tàu A bị thiệt hại 300.000 USD, tàu B
400.000 USD. Tàu A có lỗi 55%, tàu B có lỗi 45%. Tính mức bồi thường trong vụ
tai nạn này theo mức trách nhiệm đơn và trách nhiệm chéo?

Biết rằng :

- tàu A có GT 250, Tàu B có GT 287?


- Tỷ giá ngày 06/12/2021 : 1 SDR = 1.4 USD

N05
Giải :
- Số tiền phải bồi thường của tàu A : 55%*400000 = 220000 USD
- Số tiền phải bồi thường của tàu B : 45%*300000 = 135000 USD
1. Theo phương pháp trách nhiệm đơn :
Tính hiệu số tiền bồi thường của mỗi bên : 220000 – 135000 = 85000 USD
Vì tàu A không quá 300 GT nên mức giới hạn dân sự đối với chủ tàu A về
các khiếu nại khác là 83000 SDR * 1.4 = 116200 USD (theo điểm a, Khoản
3, Điều 301 BLHHVN 2015)
>> Vậy tàu A phải bồi thường 85000 USD.
2. Theo phương pháp trách nhiệm chéo :
Vì tàu A, B không quá 300 GT nên mức giới hạn dân sự đối với chủ tàu A,
B về các khiếu nại khác là 83000 SDR * 1.4 = 116200 USD (theo điểm a,
Khoản 3, Điều 301 BLHHVN 2015)
Số tiền bồi thường của tàu A và B là như nhau : 116200 USD
>> Hai tàu có mức bồi thường như nhau.

Câu 3. Hai tàu A và B đâm va nhau. Tàu A bị thiệt hại 300.000 USD, tàu B
400.000 USD. Tàu A có lỗi 55%, tàu B có lỗi 45%. Tính mức bồi thường trong vụ
tai nạn này theo mức trách nhiệm đơn và trách nhiệm chéo?

Biết rằng :

- tàu A có GT 250, Tàu B có GT 287?


Tỷ giá ngày 06/12/2021 : 1 SDR = 1.4 USD

Giải :
- Số tiền tàu A phải bồi thường : 55%*400000 = 220000 USD
- Số tiền tàu B phải bồi thường : 45%*300000 = 135000 USD

Trách nhiệm đơn : Tàu A sẽ bồi thường 220000 – 135000 = 85000 USD

- Tính mức giới hạn trách nhiệm dân sự đối với tàu A : 83000 SDR *1.4 =
116200 USD
- >> Tàu A chỉ phải bồi thường là 85000 USD

Trách nhiệm chéo :

- Mức giới hạn đối với tàu A, B : 116200 USD


- Số tiền tàu A phải bồi thường : 116200 USD < 220000 USD
- Số tiền tàu B phải bồi thường : 116200 USD < 135000 USD
- Như vậy số tiền bồi thường của 2 tàu A và B là như nhau.

You might also like