You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

--------

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN
DẠY HỌC CÁC MÔN VỀ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Ở TIỂU HỌC

Giảng viên: PGS.TS.Nguyễn Thị Thấn


Sinh viên thực hiện: Đào Ngọc Diệu Anh
Mã sinh viên: 695914004
Lớp: 69K

HÀ NỘI, 2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2
CHỦ ĐỀ 5 : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 23 : TÌM HIỂU CƠ QUAN HÔ HẤP
Thời lượng: 2 tiết
Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống
( Thời gian thực hiện từ ngày...tháng....năm ..... đến ngày...tháng...năm.....)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


Sau khi học xong bài này học sinh sẽ:
1.1. Năng lực đặc thù
Nhận thức khoa học:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ, tranh ảnh.
- Nhận biết được chức năng của cơ quan hô hấp ở mức độ đơn giản ban đầu
qua hoạt động hằng ngày của bản thân.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Đưa ra được dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan hô
hấp không hoạt động.
- Thực hiện được việc làm mô hình cơ quan hô hấp.
Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh
- Nêu được sự cần thiết của cơ quan hô hấp ở mức độ đơn giản ban đầu qua
hoạt động hít vào và thở ra.
1.2. Năng lực chung:
Góp phần hình thành các năng lực:
- Giao tiếp và hợp tác:
+ Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập;
+ Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo
viên.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Biết thu nhận thông tin, nhận ra vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn
đề.
1.3.Phẩm chất chủ yếu:
Góp phần hình thành cá phẩm chất:
+ Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
+ Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn
thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
2
- Giáo viên: Sách giáo khoa, powerponit,video quá trình thực hiện hô hấp, mô
hình cơ quan hô hấp, bài hát, tranh, ảnh về các các bộ phận chính của cơ quan hô
hấp, trò chơi, phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa, bút, thước, kéo ,ống hút, bóng bay.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Học động của học sinh
Hoạt động 1: Mở đầu.
Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của học sinh về cơ quan
hô hấp để dẫn dắt vào bài học mới.
Phương tiện dạy học:Video “Bài thể dục buổi sáng”, powerpoint, sách giáo khoa.
Thời gian:5 phút
* Phương pháp, hình thức tổ chức:
Phương pháp hỏi đáp gợi mở - vấn đáp.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh nghe, hát và - Học sinh lắng nghe và nhảy theo
tập thể dục theo bài hát “Bài thể dục video.
buổi sáng” sau đó yêu cầu học sinh trả
lời câu hỏi sau
https://www.youtube.com/watch?
v=mQsAZo_6qLg

- Học sinh trả lời các câu hỏi giáo


viên đưa ra.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở vấn đề để
+ Các bạn nhỏ trong video đang làm
dẫn dắt vào bài: 
gì?
+ Các bạn thực hiện hít vào thở ra như
thế nào?

- Học sinh trả lời câu hỏi:


- Giáo viên tổ chức thực hiện động tác
theo lời bài hát “Bịt mũi trong vòng 5
giây” tại chỗ và đặt câu hỏi.

3
+ Con cảm thấy như thế nào sau khi
thực hành?
+ Theo con cơ quan nào giúp em thực
hiện việc làm đó?

- Giáo viên nhận xét chung và dẫn dắt


vào bài học: Hoạt động hít vào thở ra
liên tục chính là hoạt động hô hấp, cơ
quan hô hấp là cơ quan thực hiện trao - Học sinh lắng nghe giáo viên nói.
đổi khí với môi trường bên ngoài. Nếu
chúng ta nhịn thở quá lâu có thể dẫn
đến tử vong.Vậy cơ quan hô hấp có cấu
tạo và vai trò như thế nào? Các em sẽ
được tìm hiểu qua bài học ngày hôm
nay:“Cơ quan hô hấp”.

Hoạt động 2: Khám phá


Mục tiêu: Học sinh chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ,
tranh ảnh.
Phương tiện dạy học: Video giới thiệu cơ chế hoạt động, các bộ phận của cơ quan hô hấp,
powerpoint, phiếu học tập điền cơ quan hô hấp.
Thời gian:10 phút
a) Tìm hiểu về các bộ phận chính của
cơ quan hô hấp
* Phương pháp, hình thức tổ chức:
Thảo luận, hỏi – đáp.
* Cách tiến hành: - Học sinh quan sát video và ghi chép
- Giáo viên cho học sinh xem video giới lại nội dung của video
thiệu về cơ quan hô hấp.
“ Chúng mình cùng hai bạn Peek a Boo
đi khám phá cơ quan hô hấp nhé”
https://www.youtube.com/watch?v=-
flM5ca_L84
- Học sinh trả lời (dự đoán câu trả lời

4
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo của học sinh) các bộ phận của cơ
luận nhóm 4 và thực hiện một số yêu quan hô hấp: mũi, khí quản, phế
cầu sau: quản, hai lá phổi.
+ Kể tên những bộ phận của cơ quan - Học sinh ghi tên những bộ phận vừa
hô hấp tìm được và vị trí phù hợp trên
phiếu làm việc nhóm.

+ Ghi tên những bộ phận đó vào mô


hình sau

- Học sinh trình bày bài làm của mình

- Giáo viên mời các nhóm trình bày - Học sinh lắng nghe và ghi chép.
bài làm của mình trước lớp.
- Giáo viên chiếu hình 1 trong SGK
(Trang 86) và kết luận.
* Kết luận: Cơ quan hô hấp gồm: mũi,
khí quản, phế quản và phổi (phổi trái,
phổi phải).

Hoạt động 3: Thực hành


Mục tiêu: Học sinh thực hành để thấy được chức năng của cơ quan hô hấp.
Phương tiện dạy học: Video bài hát “Baby shark”, tranh ảnh về hoạt động hít vào
thở ra, phiếu học tập, powerpoint, sách giáo khoa.
Thời gian:15 phút
* Phương pháp, hình thức tổ chức:
Thực hành, hỏi – đáp, quan sát
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh quan sát bức - Học sinh quan sát và dự đoán hình
tranh trên và đặt câu hỏi: nào đang hít vào, hình nào đang thở
+ Em hãy thử dự đoán xem ở hình vẽ ra.
trên bạn nào đang hít vào, bạn nào
đang thở ra?
- Giáo viên mời 3-5 bạn dự đoán.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực

5
hành hít thở sâu theo nhóm, cả lớp
a) Thực hành nhóm đôi
- Học sinh thực hiện theo các yêu
cầu:
+ Đặt tay trái lên trước ngực và đặt
- Giáo viên đặt ra câu hỏi: tay phải lên trước mũi của em
+ Khi hít vào thở ra em cảm nhận được + Thực hành hít vào và thở ra thật sâu.
gì ở ngực và tay khi hít vào thở ra?
- Tổ chức cho HS chia sẻ, trình bày kết
quả thảo luận của nhóm mình.
- Học sinh trả lời: Hít vào lồng ngực
phồng lên to hơn, thở ra lồng ngực
b) Thực hành cả lớp xẹp xuống nhỏ hơn
- Giáo viên chiếu đoạn video “Baby
shark”
https://www.youtube.com/watch?
v=XqZsoesa55w
- Giáo viên yêu cầu học sinh cùng
nhảy múa theo một đoạn nhạc và
chia sẻ cảm nhận của mình. - Học sinh thực hiện theo yêu cầu của
+ Em thấy nhịp thở của mình thay đổi giáo viên.
như thế nào sau khi nhảy?
- Giáo viên mời 3-5 học sinh chia sẻ về
cảm nhận của mình
- Giáo viên kết luận: Khi cơ thể vận - Học sinh chia sẻ cảm nhận của
động nhiều thì nhịp thở của chúng ta mình: Thở nhanh hơn, khó thở
cũng tăng lên. hơn...

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét - Học sinh lắng nghe giáo viên
câu trả lời dự đoán ở đầu hoạt động
và trả lời câu hỏi.
+ Các bạn trả lời đúng hay sai - Học sinh trả lời câu hỏi:
+ Tại sao lồng ngực to ra khi hít vào + Các bạn trả lời đúng hay sai
và nhỏ đi khi thở ra?
+ Khí hít vào thật sâu, lồng ngực
phồng lên để nhận không khí. Khi thở
- Giáo viên chiếu hình ảnh 3
ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy
(SGK- Trang 87) và nêu yêu cầu :
không khí ra ngoài.
6
+ Mô tả đường đi của không khí khi
hít vào, thở ra.

- Học sinh thực hiện trên phiếu bài


tập cá nhân:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chia


sẻ kết quả và kết luận.
* Kết luận: Khi chúng ta thở, lồng ngực
phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử
động hô hấp. Khi hít vào, lồng ngực nở - Học sinh chia sẻ bài làm của mình
to ra và khi thở ra, lồng ngực xẹp xuống. và lắng nghe nhận xét của giáo viên,
các bạn.

Hoạt động 4: Vận dụng


Mục tiêu: Học sinh làm vẽ, dán được sơ đồ mô tả quá trình hít vào thở ra.
Phương tiện dạy học: Bút, giấy màu, sách giáo khoa, powerpoint.
Thời gian: 5 phút
* Phương pháp, hình thức tổ chức:
thực hành, chia sẻ, hỏi - đáp, …
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh thực hiện làm - Học sinh làm sơ đồ tư duy quá trình
sơ đồ tư duy theo nhóm 4 hoặc nhóm 6. hít vào,thở ra.

- Giáo viên mời các nhóm chia sẻ sản


- Học sinh chia sẻ về bài làm của
phẩm và thuyết trình trước lớp .
nhóm mình
+ Sơ đồ vẽ gì?
+ Có những bộ phận nào?
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét + Mô tả quá trình nào của hô hấp?
và rút ra kết luận.
* Kết luận: Cơ quan hô hấp gồm: mũi,
khí quản, phế quản và phổi (phổi trái, - Học sinh lắng nghe và ghi chép.

7
phổi phải).

Củng cố, dặn dò


- Hôm nay em được ôn lại nội dung nào đã học
- Nhận xét giờ học
- Thực hiện điều phiếu ôn tập trên liveworksheet

IV. Điều chỉnh sau bài dạy


- Những kết quả đạt được:........................................................................................
- Những kết quả chưa đạt được:..............................................................................
+ Nguyên nhân: ....................................................................................................
+ Cách khắc phục: .................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 2


CHỦ ĐỀ 5 : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 23 : TÌM HIỂU CƠ QUAN HÔ HẤP

8
Thời lượng: 2 tiết
Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống
( Thời gian thực hiện từ ngày...tháng....năm ..... đến ngày...tháng...năm.....)

V. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


Sau khi học xong bài này học sinh sẽ:
1.1. Năng lực đặc thù
Nhận thức khoa học:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ, tranh ảnh.
- Nhận biết được chức năng của cơ quan hô hấp ở mức độ đơn giản ban đầu qua
hoạt động hằng ngày của bản thân.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
- Đưa ra được dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan hô
hấp không hoạt động.
- Thực hiện được việc làm mô hình cơ quan hô hấp.
Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh
- Nêu được sự cần thiết của cơ quan hô hấp ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt
động hít vào và thở ra.
1.2. Năng lực chung:
Góp phần hình thành các năng lực:
- Giao tiếp và hợp tác:
+ Có thói quen trao đổi, thảo luận, giúp đỡ nhau trong học tập;
+ Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo
viên.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Biết thu nhận thông tin, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được
vấn đề.
1.4.Phẩm chất chủ yếu:
Góp phần hình thành cá phẩm chất:
+ Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
+ Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn
thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
VI. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, powerponit bài 23: Tìm hiểu cơ quan hô hấp, máy
tính, loa, video quá trình thực hiện hô hấp, mô hình cơ quan hô hấp, bài hát, tranh,
ảnh về các các bộ phận chính của cơ quan hô hấp.

9
- Học sinh: Sách giáo khoa, bút, thước, kéo ,ống hút, bóng bay.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh và ôn tập lại kiến thức cũ của tiết
trước về các bộ phận của hệ hô hấp, quá trình hít vào thở ra.
Phương tiện dạy học: Trò chơi“Ăn khế trả vàng”, powerpoint, sách giáo khoa.
Thời gian: 5 phút
* Phương pháp, hình thức tổ chức:
Tổ chức trò chơi.
* Cách tiến hành
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi
trò chơi Ăn khế trả vàng.
- Học sinh theo dõi, lắng nghe

- Học sinh tham gia vào trò chơi theo


- Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm.
nhóm
- Giáo viên phổ biến cách chơi:
- Các nhóm dành quyền trả lời các
+ Có 5 quả khế mỗi quả khế có chứa câu hỏi liên quan đến các bộ phận
một câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng sẽ của cơ quan hô hấp, hoạt động hít
giúp bác nông dân nhận được vàng. vào, thở ra.
  + Sau 5 lượt chơi, đội nào dành được
nhiều quyền trả lời và đúng nhất sẽ là
động chiến thắng.

10
- Giáo viên nhận xét hoạt động của - Học sinh lắng nghe
học sinh, tuyên bố đội chiến thắng
- Giáo viên kết luận và chuyển hoạt
động.
Hoạt động 2: Khám phá
Mục tiêu: Nhận biết được chức năng của cơ quan hô hấp ở mức độ đơn giản ban
đầu qua hoạt động hằng ngày của bản thân.
Phương tiện dạy học:Phiếu học tập, hình ảnh, sách giáo khoa.
Thời gian: 7 phút
* Phương pháp, hình thức tổ chức:
Quan sát, hỏi đáp.
* Cách tiến hành
- Học sinh thực hiện làm phiếu bài
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm tập.
phiếu học tập về vai trò của từng bộ
phận trong cơ quan hô hấp.

- Học sinh chia sẻ bài làm của mình


- Giáo viên mời 2-3 bạn chia sẻ phiếu - Học sinh lắng nghe và nhận xét bài
học tập của mình. làm của các bạn.
- Giáo viên mời học sinh nhận xét

- Giáo viên chiếu hình ảnh lên màn - Học sinh quan sát và trả lời
hình và đặt câu hỏi: Chức năng của
cơ quan hô hấp là gì?

- Học sinh trả lời: Hô hấp giúp thực


- Tổ chức cho học sinh chia sẻ kết hiện quá trình hít thở. Giúp duy trì
quả từ hai hoạt động trên sự sống từ việc hít khí Oxi và thở ra
khí Cacbonic
- Giáo viên nhận xét, kết luận và - Học sinh lắng nghe giáo viên
tuyên dương học sinh.

Hoạt động 3: Thực hành

11
Mục tiêu:
+ Thực hiện được việc làm mô hình cơ quan hô hấp
+ Đưa ra được dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan hô
hấp không hoạt động
Phương tiện dạy học: Video hướng dẫn làm mô hình cơ quan hô hấp, kéo, ống
hút, băng dính, túi bóng (bóng bay), sách giáo khoa, tranh ảnh mô hình cơ quan
hô hấp.
Thời gian: 15 phút
a) Làm mô hình cơ quan hô hấp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức:
Quan sát, thực hành, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a) Làm mô hình
Bước 1: Quan sát mô hình cơ quan
hô hấp và trả lời các câu hỏi sau:
+ Các bộ phận a, b,c ứng với bộ phận
nào của cơ quan hô hấp? - Học sinh trả lời:
+ Bộ phận a của mô hình là khí quản.
- Tổ chức cho HS chia sẻ, trình bày kết
quả thảo luận. + Bộ phận b của mô hình là phế quản.

- GV chốt, nhận xét, tuyên dương HS. + Bộ phận c của mô hình là phổi.

Bước 2: Tổ chức cho học sinh thực


hành làm mô hình cơ quan hô hấp từ
- Học sinh chia thành 4 nhóm theo
vật liệu đơn giản.
yêu cầu của giáo viên
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (4
tổ) để thực hiện làm mô hình cơ quan - Học sinh xem video và ghi chép lại
hô hấp các bước
- Giáo viên cho học sinh xem video về
cách làm mô hình cơ quan hô hấp đơn
giản.
- Học sinh chuẩn bị đồ dùng để làm
https://www.youtube.com/watch? mô hình.
v=5L5GEKyyGZs
12
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng đã yêu
cầu học sinh chuẩn bị ở nhà
- Hướng dẫn và quan sát trong quá - Học sinh thực hiện làm mô hình
trình các em thực hiện làm mô hình. theo nhóm
- Giáo viên tổ chức cho học sinh - Học sinh chia sẻ sản phẩm của
trình bày sản phẩm của nhóm mình. nhóm mình, mô tả lại cách làm và
các bộ phận trên mô hình của nhóm
mình.

- Học sinh lắng nghe


- Giáo viên chốt, nhận xét và tuyên
dương học sinh. -
- Học sinh hoạt động thảo luận theo
b) Thực hành với mô hình nhóm.
- Giáo viên cho học sinh hoạt động
theo nhóm và đưa ra yêu cầu sau khi
làm xong sản phẩm
+ Nêu sự thay đổi của hai quả bóng khi
thổi vào đầu ống hút. Hoạt động này
giống với hoạt động hít vào hay thở
ra?

+ Dùng tay giữ chặt ống hút và thổi.


Em thấy hai quả bóng có thay đổi
không?

+ Ðiều gì sẽ xảy ra nếu có vật rơi vào - Học sinh trả lời các câu hỏi.
khí quản hoặc phế quản? + Hai quả bóng sẽ phình ra, to lên khi
thổi vào hai đầu ống hút.Hoạt động này
giống với hoạt động thở ra.
- Tổ chức cho học sinh chia sẻ, trình
bày kết quả thảo luận. + Khi dùng tay giữ chặt ống hút và
thổi, em thấy hai quả bóng không thay
đổi so với ban đầu.
+ Nếu có vật rơi vào khí quản hoặc phế
quản thì đường hô hấp sẽ bị tắc có thể
dẫn đến tử vong.

13
- Giáo viên chốt, nhận xét, tuyên - Học sinh lắng nghe, trao đổi ý kiến
dương học sinh. của nhóm mình.

Hoạt động 4: Vận dụng


Mục tiêu:
+ Học sinh đưa ra được dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ
quan hô hấp không hoạt động.
+ Học sinh nêu được sự cần thiết của cơ quan hô hấp ở mức độ đơn giản ban đầu
qua hoạt động hít vào và thở ra.
Phương tiện dạy học: Tranh ảnh về các tình huống, sách giáo khoa.
Thời gian: 8 phút

* Phương pháp, hình thức tổ chức:


Đóng vai, thảo luận
* Cách tiến hành:
a) Xử lý tình huống - Học sinh chia nhóm để tham gia
- Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm nhiệm vụ
và giao nhiệm vụ
+ Nhóm 1,2 sẽ thực hiện xây dựng
tình huống 1, nhóm 3,4 sẽ thực hiện
- Thảo luận theo yêu cầu của giáo
xây dựng tình huống 2.
viên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát
tranh 1, 2 và thảo luận theo gợi ý\ + Hai bạn đang cho vật lạ (bi, nhãn)
vào trong mũi và miệng.
+ Nêu nội dung tranh 1, 2.
+ Em sẽ ngăn bản hai  bạn lại và nói cho

+ Em sẽ làm gì trong các tình huống bạn biết nếu như cho viên bi hoặc cả
trong tranh 1,2 quả nhãn vào trong miệng có thể dẫn
đến tắc đường hô hấp.
+ Theo em có nên làm theo hai bạn + Không vì làm vật sẽ gây tắc nghẽn
không? Vì sao đường thở, nguy hiểm đến tính mạng.

- Học sinh thực hành đóng vai xử lý


tình huống.

- Học sinh trình bày tình huống của


- Tổ chức cho học sinh chia sẻ tình
14
huống của nhóm mình. mình trước lớp

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương các - Lắng nghe ý kiến của cô và các bạn.
nhóm.

b) Tình huống và cách xử lý của em - Nhóm học sinh suy nghĩ thêm các
- Yêu cầu các nhóm nêu thêm tinh tình huống có thể dẫn đến nguy
huống có thể dẫn đến nguy cơ tắc hiểm khác:
đường hô hấp và đề xuất cách phòng + Có thể bị tắc đường hô hấp nếu nuốt
tránh bằng cách sắm vai xử lý tình chửng một vật có kích thước lớn, ăn
huống đó. miếng quá to hay nuốt những vật
không tiêu hóa được

- Các thành viên trong nhóm tham gia


- Tổ chức cho học sinh sắm vai xử lý
xây dựng và đóng vai xử lý tình
tình huống.
huống nhóm mình đã xây dựng.
- Giáo viên kết luận, tuyên dương các
- Lắng nghe ý kiến của giáo viên và
nhóm.
các bạn.
* Kết luận: Cơ quan hô hấp giúp
chúng ta thở để duy trì sự sống. Nếu bị
ngừng thở từ 3 đến 4 phút thì con
- Đọc, lắng nghe cô kết luận và ghi
người có thể không sống được.
chép vào vở.

Củng cố, dặn dò


- Hôm nay em được ôn lại nội dung nào đã học
- Nhận xét giờ học
- Thực hiện điều phiếu ôn tập trên liveworksheet
VII. Điều chỉnh sau bài dạy
- Những kết quả đạt được:...........................................................................................
- Những kết quả chưa đạt được:..................................................................................
+ Nguyên nhân: ..........................................................................................................
+ Cách khắc phục: .......................................................................................................

15

You might also like