You are on page 1of 10

Câu hỏi ôn tập môn Dẫn luận ngôn ngữ

1. Hãy giải thích nguồn gốc của ngôn ngữ


Để giải thích nguồn gốc của ngôn ngữ cần phải xác định được 2 yếu tố
Điều kiện nảy sinh ngôn ngữ

1.1 Điều kiện nảy sinh ngôn ngữ


Người giải thích một cách khoa học, sâu sắc cái điều kiện tạo ra ngôn ngữ
của loài người chính Engels. Trong cuốn "Tác dụng của lao động trong sự
chuyển biến từ vượn thành người", ông viết: “Đem so sánh con người với
các loài động vật, ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động
và cùng nảy sinh với lao động, đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn
gốc của ngôn ngữ” (1). Như vậy, theo Engels, lao động chẳng những là điều
kiện nảy sinh ra con người mà còn là điều kiện sáng tạo ra ngôn ngữ nữa. Vì
sao vậy?
Bước quyết định trong quá trình vượn biến thành người là sự kiện đôi tay
được giải phóng. Nhờ có đôi bàn tay được giải phóng. Nhờ có đôi bàn tay
được giải phóng, con người có thể chế tạo ra công cụ lao động, điều mà bất
cứ một loài vượn nào cũng không thể làm được. Nhờ có công cụ lao động
mà lao động của con người trở thành lao động có sáng tạo, khác hẳn với lao
động bản năng của con vật. Kiến trúc của loài ong và loài kiến cũng khá
tinh vi, nhưng chúng không có sáng tạo, không tự giác. Chúng chỉ lao động
bằng cơ quan thuần tuý sinh vật học chứ không có công cụ cho nên không
có sự tiến bộ nào trong lao động, mãi nghìn năm sau chúng vẫn làm như bây
giờ mà thôi. Nhờ lao động bằng công cụ mà tư duy của con người đã phát
triển. Engels viết: “Dần dần với sự phát triển của bàn tay và với quá trình
lao động, con người bắt đầu thống trị giới tự nhiên và sự thống trị đó, cứ
mỗi lần tiến lên một bước, là nó mở rộng thêm tầm mắt của con người.
Trong các đối tượng tự nhiên, con người luôn luôn phát hiện ra được những
đặc tính mới mà từ trước đến nay chưa từng được biết đến” (2). Chỗ khác,
Engels cũng nói, cơ sở mật thiết nhất, bản chất nhất của tư duy con người
lại chính là sự biến đổi của giới tự nhiên mà con người gây ra chứ không
phải chỉ bản thân giới tự nhiên; trí tuệ con người phát triển nhờ vào việc con
người đã biết thay đổi giới tự nhiên như thế nào. Như vậy, theo Engels,
năng lực tư duy trừu tượng của con người đã lớn lên cùng lao động. Nhưng,
tư duy không thể tồn tại trần trụi, thoát khỏi ngữ liệu, cho nên tư duy hình
thành thì ngôn ngữ cũng ra đời. Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức
vậy. Trên lí luận, người ta học hỏi cách đem những vật ngoại giới có thể
thoả mãn nhu cầu của mình phân biệt với hết thảy những vật khác. Sau này,
khi đã đạt được tới một mức độ phát triển nào đó, và sau khi những nhu cầu
của mình và những hình thái hoạt động để thoả mãn những nhu cầu của
mình đều tăng lên dần và phát triển thêm một bước nữa, thì người ta lại đặt
cho cả một loạt sự vật những tên gọi khác nhau và người ta căn cứ vào kinh
nghiệm đã có mà phân biệt các sự vật đó với những sự vật khác của ngoại
giới.
....
Rõ ràng, lao động quyết định sự ra đời của ngôn ngữ. Một mặt, lao động
làm cho người ta cần thiết phải có ngôn ngữ để nói với nhau, mặt khác, lao
động làm cho người ta cần phải có ngôn ngữ để tiến hành tư duy, hình thành
tư tưởng, lấy nó làm nội dung giao tiếp với nhau.
Mặt khác, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do sự cần thiết phải giao tiếp.
Nhu cầu giao tiếp ấy của con người cũng lại do lao động quyết định. Sự
phát triển của lao động đã đưa đến kết quả tất yếu là thắt chặt thêm những
mối quan hệ giữa các thành viên của xã hội, bằng cách tạo ra rất nhiều
trường hợp để cho con người giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau, và làm
cho mỗi cá nhân càng ngày càng có ý thức rõ rệt hơn đối với lợi ích của sự
hợp tác ấy. Tóm lại, những con người đang được hình thành đó đã đạt đến
mức đối với nhau họ có những điều cần phải nói mới được. Do tư duy trừu
tượng phát triển nên nội dung mà con người cần trao đổi với nhau ngày
càng phong phú. Ngược lại, nhu cầu giao tiếp càng phong phú đòi hỏi tư
duy trừu tượng phát triển hơn.
Tóm lại, bản thân con người cũng như tư duy trừu tượng và ngôn ngữ của
nó cùng ra đời một lúc dưới tác dụng của lao động. Ngôn ngữ và tư duy trừu
tượng của con người là dấu hiệu phân biệt con người và con vật. Ngôn ngữ
âm thanh luôn luôn là ngôn ngữ duy nhất của con người.
1.2 Tiền thân của ngôn ngữ
https://ngonngu.net/nn_nguongoc_01a/243

2. Tại sao nói ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
Hãy giải thích
Trước tiên ngôn ngữ là một hiên tượng xã hội: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác,
bản chất xã hội của ngôn ngữ biểu hiện ở chỗ: Nó phục vụ xã hội với tư cách là
phương thức giao tiếp Nó thực hiện ý thức xã hội Sự tồn tại và phát triển của ngôn
ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội Khẳng định ngôn ngữ là một hiên
tượng xã hội cũng có nghĩa là thừa nhận ngôn ngữ tồn tại và phát triển theo quy luật
khách quan của mình, không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của mỗi cá nhân.
Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ luôn luôn tiếp thu các yếu tố mới như từ mới,
nghĩa mới để trở nên phong phú và hoàn thiện hơn. Khi một nhu cầu nào đó của xã
hội nảy sinh, ngôn ngữ thường mách bảo cho con người một phương tiện ngôn ngữ
nào đó có thể dùng một cách mới mẻ trong lời nói. Vì vậy những cách mới thường
đồng thời xuất hiện ở nhiều nơi trong lời nói. Ngôn ngữ là một hiên tượng xã hội đặc
biệt vì: nó không thuộc cơ sở hạ tầng cũng không thuộc kiến trúc thượng tầng nào
cũng không phải công cụ sản xuất. Ngôn ngữ không phải do cơ sở hạ tầng nào đẻ ra,
mà là phương tiện giao tiếp của xã hội, được hình thành và bảo vệ qua từng thời đại.
Ngôn ngữ biến đổi liên tục không đếm xỉa đến tình trạng của cơ sở hạ tầng nhưng nó
không tạo ra một ngôn ngữ mới mà chỉ hoàn thiện cái đã có mà thôi. Ngôn ngữ không
có tính giai cấp trong khi đó kiến trúc thượng tầng luôn luôn phục vụ cho một giai cấp
nào đó. Ngôn ngữ liên hệ trực tiếp với sản xuất của con người và tất cả hoạt động
thuộc lĩnh vực khác của con người, trên tất cả mọi lĩnh vực công tác, từ sản xuất đến
hạ tầng, từ hạ tầng đến thượng tầng. Ngôn ngữ không tạo ra cái gì cả, chỉ tạo ra những
lời nói thôi. Trong khi đó công cụ sản xuất tạo ra của cải vật chất. Ngôn ngữ làm
phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phục vụ xã hội, làm phương tiện trao đổi ý kiến
trong xã hội, làm phương tiện giúp con người hiểu biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức
công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động. biết lẫn nhau và cùng nhau tổ chức công
tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động.

3. Vì sao ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu? Hãy chỉ rõ bản
chất tín hiệu của ngôn ngữ. Chững minh bản chất tín hiệu
của ngôn ngữ qua một ví dụ cụ thể.
-Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, vì cơ cấu tổ chức của nó có tính hệ thống và
nó vốn có bản chất là tín hiệu.
-Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ: a. các tín hiệu ngôn ngữ đều có 2 mặt:
-mặt biểu hiện là âm thanh
-mặt được biểu hiện gồm: +các sự vật(hiện tượng, thuộc tính,quá trình..) mà từ
làm tên gọi cho chúng +nội dung, ý nghĩa, khái niệm về các sự vật được gọi tên.
b.nhận diện tín hiệu NN:
-về mặt thể chất:NN được nói ra bằng miệng, nghe bằng tai
-về nguồn gốc:NN là 1 loại tín hiệu nhân tạo(do con người tạo ra)
-về quan hệ: tín hiệu NN thuộc loại tín hiệu quy ước
-về chức năng: tín hiệu NN thuộc loại tín hiệu giao tiếp
-về vai trò:tín hiệu NN thuộc loại tín hiệu nguyên cấp
4. Hãy mô tả hệ thống cấu trúc ngôn ngữ ( Định nghĩa hệ
thống ngôn ngữ, các đơn vị ngôn ngữ, các quan hệ ngôn
ngữ)

-ĐN hệ thống ngôn ngữ: là một tổng thể các yếu tố(ở đây là các đơn vị ngôn ngữ).
Các yếu tố(đơn vị) này có những mối quan hệ với nhau theo nhiều kiểu loại và
thang bậc khác nhau để cuối cùng tập hợp thành chính cái tổng thể phức hợp.
- Các đơn vị ngôn ngữ: +từ:dùng để định danh cho sự vật, hiện tượng,thuộc tính,
quá trình. +hình vị: dùng để cấu tạo từ or biến đổi hình thái của từ +âm vị: dùng
để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của hình vị, của từ
-Các quan hệ ngôn ngữ: +quan hệ cấp bậc +quan hệ kết hợp +quan hệ đối vị

5. Âm vị là gì? Phân biệt âm vị và âm tố. Phân xuất các âm


vị trong chuỗi lời nói sau đây
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Năng chiều không thăm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
Âm vị trong tiếng Việt là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có chức năng khu biệt nghĩa.

Phân biệt âm vị và âm tố: Âm vị là một đơn vị trừu tượng còn âm tố là một


đơn vị cụ thể. Âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố và âm tố là sự
thể hiện của âm vị. Nếu số lượng âm tố là vô số, thì số lượng âm vị là có hạn,
khoảng vài chục đơn vị trong một ngôn ngữ. Để khu biệt với âm tố, người ta ghi
âm vị ở giữa hai kí hiệu //, ví dụ: âm vị /a/, /u/, /o/, v.v…

6. Hình vị là gì? Nêu ví dụ về các loại hình vị


Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị (chức
năng) về mặt ngữ pháp. Các hình vị được phân chia thành những loại khác
nhau. Trước hết là sự phân loại thành các hình vị tự do và hình vị hạn chế
(bị ràng buộc).
- Hình vị tự do là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tư cách
những từ độc lập. Ví dụ: house, man, black, sleep, walk … của tiếng Anh;
nhà, người, đẹp, tốt, đi, làm … của tiếng Việt.
- Hình vị hạn chế là những hình vị chỉ có thể xuất hiện trong tư thế đi kèm,
phụ thuộc vào hình vị khác. Ví dụ: -ing, -ed, -s, -ity … của tiếng Anh; ом,
uх, е … của tiếng Nga.
thiếu
7. Từ là gì? Hãy mô tả các phương thức cấu tạo từ tiêu biểu,
Phân tích ví dụ để minh hoạ.
Từ là đơn vị NN nhỏ nhất có khả năng hoạt động độc lập trong câu
–ghép: hoa quả, trái cây
-láy: xinh xắn, đẹp đẽ
-phụ gia/phụ tố: in/secure , im/polite
-chuyển loại: cái cưa này dùng để cưa cái bàn
Danh từ động từ
-rút gọn:bà ngoại->ngoại, ông nội->nội

8. Mô tả đặc điểm ngữ pháp của các từ loại: Danh từ, động
từ, tính từ. Phân tích ví dụ để minh hoạ
8.1 Danh từ là những từ biểu thị sự vật (người, động vật, sự vật, hiện tượng, khái
niệm).

Về hình thức ngữ pháp, danh từ biểu đạt các phạm trù giống, số, cách (trong ngôn
ngữ biến hình-tiếng Anh).

Về chức năng ngữ pháp, danh từ là trung tâm của cụm danh từ, làm chủ ngữ, bổ
ngữ cho động từ.

Phân loại:
a) Danh từ đếm được (có thể đứng sau các từ chỉ lượng, có thể kết hợp với dấu
hiệu hình thức chỉ số) Ví dụ: Country -> Countries

House -> houses


b) Danh từ không đếm được (không kết hợp với các từ chỉ lượng, không kết hợp
với dấu hiệu chỉ số) Ví dụ: water, money

Ví dụ: In so many countries in the world, houses and water are very expensive.

Hình thức ngữ pháp: chỉ số Chủ ngữ: houses(đếm được)

water(không đếm được)

8.2 Động từ là những từ biểu thị hành động, trạng thái của sự vật.

Về ý nghĩa ngữ pháp, động từ biểu hiện các ý nghĩa về thời (quá khứ, hiện tại...),
ngôi(thứ nhất, thứ hai...), dạng (bị động, chủ động).

Về chức năng ngữ pháp, động từ là trung tâm của cụm động từ, làm vị ngữ trong
câu.

Phân loại:

a) Nội động từ: (động từ không đòi hỏi bổ ngữ đi kèm) Ví dụ: smile, sleep,
grow...
b) Ngoại động từ: (động từ đòi hỏi phải có bổ ngữ đi kèm) Ví dụ: take, teach,
water...

Ví dụ: The boy waters the tree, it’s flowers grow.

water: ngoại động từ grow: nội động từ(không cần bổ ngữ đi


kèm) the tree: bổ ngữ
8.3 Tính từ là những từ biểu thị đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật được nói
tới.

Về ý nghĩa ngữ pháp, trong ngôn ngữ biến hình, tính từ thường biểu thị ý nghĩa so
sánh bằng các biến tố. Trong ngôn ngữ đơn lập, tính từ biểu thị ý nghĩa so sánh
bằng các từ công cụ đi cùng.

Về chức năng ngữ pháp, trong ngôn ngữ biến hình, tính từ không tự mình làm vị
ngữ độc lập mà phải đi cùng hệ từ (tiếng Anh là động từ to be). Trong ngôn ngữ
đơn lập (không biến hình), tính từ làm vị ngữ độc lập.

Ví dụ:

a) Trong ngôn ngữ biến hình (tiếng Anh): The building is the highest -> Vị ngữ
: is+the+ high-est ->biến tố.
b) Trong ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt): Tòa nhà này cao nhất -> Vị ngữ:
cao+nhất ->từ công cụ.

9. Phân tích và mô tả bằng sơ đồ các quan hệ cú pháp trong


câu sau đây
a. Tất cả những cô gái ngồi bàn đầu đều là những sinh viên xuất sắc của
lớp tôi
b. Mấy con mèo đen và mèo trắng nhà ông An đang chơi đùa dưới cái sân
gạch cũ
c. Đôi khi chúng ta cũng cần có nỗi buồn làm bạn, nhất là lúc cuộc sống
bỗng dưng trống trải và cảm giác cô độc đang xâm chiếm ta từng phút
một

10. Thế nào là nghĩa của từ? Xác định các nét nghĩa và xây dựng cơ cấu nghĩa
của các cặp từ sau đây:
a. đứng, đi ( trạng thái hoạt động của con người)
+ Đứng: trạng thái tĩnh, ở 1 vị trí k di chuyển
1. (Trạng thái cơ thể của người, động vật, đồ vật) ( chân vuông góc với mặt
sàn)
2. (Chỉ người ) ( Đại diện cho môt ai đó)
3. (Chỉ người) ( Xếp theo thứ tự trong một danh sách hay một nhóm)

+ Đi: ở trạng thái động, hai chân con người di chuyển ra khỏi vị trí ban
đầu
(phương tiện đi lại) ( đi xe đạp,..)
(con người) ( hoạt động có mục đích) ( đi Hà Nội, đi bệnh viện, đường này đi Cần
Thơ...)
(thuộc tính không gian) ( khoảng cách xa dần) ( mờ đi, chậm đi, )
( đối tượng bị mất đi)
b. cắt, chặt, ( dùng vật sắc tác động nhằm làm cho 1 vật bị tách dời)
+ Cắt: làm đứt vật bằng kéo, có lực tác động nhỏ
( 2 đối tượng) ( làm đứt đoạn, k thể tiếp tục được nữa)
( giá cả) ( đắt) giá đắt cắt cổ
( bốc thuốc) cắ t mấ y thang thuố c
( hành động) (phân người đi làm theo phiên) cắ t phiên cắ t ngườ i trự c nhậ t
( con vật) ( loài chim ăn thịt, dữ, nhỏ hơn diều hâu)
+ Chặt: làm đứt vật bằng dao, có lực tác động lớn
( 2 đối tượng) ( có mối quan hệ gắn bó, không tách rời) : thắt chặt tình
bạn, khóa chặt cửa
c. lành, hiền ( chỉ phẩm chất tốt đẹp của con người)
+ Lành:
+ Hiền:
d, Phấn khởi, chán ngán ( chỉ tâm trạng của con người)
+Phấn khởi: trạng thái vui vẻ, hồ hởi, háo hức
+ Chán ngán: trạng thái buồn, không muốn làm cái gì

Phấn khởi: Trạng thái tâm lý của người, có tính động, hướng tới ngoại
cảnh, có xu hướng tích cực,
do được kích thích một cách lành mạnh, muốn đem sức mình để làm tốt
cho xã hội
Chán ngán: Trạng thái tâm lý của người, hướng tới ngoại cảnh, có xu
hướng tiêu cực, do hết hứng thú,
không muốn làm việc, không muốn giữ. Lấy những cái trước kia mình
đã từng quý trọng, yêu mên

11. Phân tích các quan hệ nghĩa trong hai trường hợp sau
a. Bà Đồ Giang đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hi hóp
b. Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, giò đến hàng nem chả muốn ăn.
c. Bà già đi chợ Cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng
Thầy bói xemm quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi những răng không còn

12. Thế nào là hành động ngôn từ? Xác định hành động ngôn từ trong phần
văn bản sau
a. Bác đi chơi ạ? Hành động ngôn từ: tạo lời
b. Ngày mai thi rồi đấy. - tại lời
c. Tôi khuyên anh nên đi gặp bác sĩ. - tại lời
d. Cấm xe ô tô qua cầu - mượn lời
Hành động ngôn từ là một dạng thức hoạt động lời nói mang đặc
trưng của giao tiếp xã hội và thể hiện rõ nét tính chất tương
tác trong giao tiếp.
13.Chỉ ra và phân tích phương thức quy chiếu trong các ví dụ sau
a. Hôm nay, cha chợt nhớ về một kỷ niệm khó quên từ hồi cha học lớp 7.
Nó như bài học luôn nhắc nhở cha trong suốt quãng đời về sau. Đó là
một ngày khi cha và các bạn vừa kết thúc buổi họp nhóm, lúc ra về, cha
đã nói những câu bông đùa làm cả nhóm cười ồ. Khi ấy, thấy dạy
Ranaldi – thấy dạy toán của cha – đi ngang qua và nhìn cha rồi nói rất
điềm đạm : Nerbern, câu nói nào của trò cũng bắt đầu bằng từ « tớ ».

Hôm nay, cha chợt nhớ về một kỷ niệm khó quên từ hồi cha học lớp 7.
Biểu thức quy chiếu: hôm nay ( biểu thức qui chiếu thời gian),
cha ( đối tượng được nói tới),
một kỉ niệm khó quên ( đối tượng tác động đến cha)
hồi lớp 7: biểu thức qui chiếu thời gian quá khứ
Chiếu vật: thời gian hôm nay ( phân biệt với hôm qua),
cha nhớ về
14. Hội thoại là gì? Xác định các đơn vị hội thoại trong phần văn bản sau

…Cậu vòng tay ôm cổ mẹ và hét lên: (1- đoạn thoại)


- Con và bố rất yêu mẹ! (2- cặp thoại)
- Mẹ cũng vô cùng yêu con - giọng mẹ nhỏ nhẹ - con không thể hiểu mẹ
yêu con đến thế nào đâu!(2' - cặp thoại)
Bỗng dưng Tôm muốn khóc quá. ( hành động ngôn ngữ)
- Bố con sẽ rất tự hào về con (3 - cặp thoại)
- Nhưng… con chẳng có gì tặng mẹ trong lúc bố thì ở xa (3'- cặp thoại)
Mẹ ôm ghì cậu vào ngực:
- Còn hơn cả toà lâu đài và những điều con ước. Hơn rất nhiều lần (4- cặp
thoai)
- Cái gì hả mẹ? (4' cặp thoại)
- À, mẹ đang nói món quà con tặng mẹ ( 5- cặp thoại)
Tôm chớp mắt nhìn mẹ, ngỡ ngàng. (6 tham thoại)
- Không đúng thế sao? Con và tấm lòng của con là điều ước lớn nhất của
mẹ. Chỉ khác con, điều mẹ ước đang ở trong tay mẹ. mẹ chỉ cần có thế…
(7 tham thoại)
( Trích: Quà tặng mẹ - Tạ Duy Anh)

Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời giữa những người tham gia giao
tiếp nhằm những mục đích nào đó

15. Thế nào là Nghĩa tường minh? nghĩa hàm ẩn? Nhận diện các loại nghĩa
hàm ẩn trong trường hợp sau đây

Ðồng hồ trên tủ thong thả đánh mười một tiếng. Giây cót sổ ra xoe xòe.
Bà Nghị tươi cười nói với ông Nghị:
- Sao bây giờ mới mười một giờ? Hay là đồng hồ nhà ta chạy sai?
Ông Nghị rung đùi, vuốt chồm râu tây cong vắt trên mép ngậm tăm:
- Bà quê lắm! Ðồng hồ của Tây làm ra có bao giờ sai? Bây giờ mười một giờ là
đúng. Nhà ta ăn cơm khí sớm.
Bóng nắng xuống thềm gần một hàng gạch.
Xe lửa "một giờ" toe toe hét còi.
( Trích: Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

Nghĩa tường minh


Nghĩa được nhận ra một cách trực tiếp dựa trên các từ ngữ và quan hệ cú
pháp được dùng trong câu
Nghĩa hàm ẩn
Là nghĩa không có sẵn trong câu chữ, có tính gián tiếp, người nghe/ người
đọc phải sử dụng các thao tác suy luận mới hiểu được

You might also like