You are on page 1of 12

ÔN TẬP HỌC KÌ I

CHỦ ĐỀ 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC


A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. Mức độ Nhận biết:


Câu 1. Nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 3 có số lớp electron trong nguyên tử là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 2. Nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm VA có số electron lớp ngoài cùng là
A. 4 B. 3   C. 5 D. 1
Câu 3. Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của chu kì bằng
A. số electron hoá trị B. số lớp electron
C. số electron lớp ngoài cùng D. số hiệu nguyên tử
Câu 4. Một số nguyên tố có cấu hình electron của nguyên tử như sau:
(a) 1s22s22p3
(b) 1s22s22p63s23p1
(c) 1s22s22p63s23p63d34s2
(d) 1s22s22p63s23p63d104s1
Số electron hóa trị của các nguyên tố trên lần lượt là
A. 3, 1, 2, 1. B. 5, 3, 2, 1. C. 5, 3, 5, 11. D. 5, 3, 5, 1.
Câu 5. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có số lớp electron và số electron ở
lớp ngoài cùng lần lượt là
A. 2 và 4. B. 4 và 2. C. 4 và 6. D. 2 và 6.
Câu 6. Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu nguyên tố
A. 2 nguyên tố. B. 8 nguyên tố. C. 10 nguyên tố. D. 18 nguyên tố.
Câu 7. Số nguyên tố thuộc chu kì 2 bảng hệ thống tuần hoàn là
A. 8   B. 18   C. 32   D. 2
Câu 8. Nguyên tố có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p 4s thuộc chu kì
2 2 6 2 6 1

A. 3. B. 4. C. 7. D. 1.
Câu 9. Một nguyên tố X ở nhóm VIA, chu kì 3. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là
A. 1s22s22p63s23p1 B. 1s22s22p63s23p3 C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p63s23p64s2
Câu 10. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. nhóm IIA, chu kì 3. B. nhóm IIA, chu kì 2.
C. nhóm IIA, chu kì 2. D. nhóm IIIA, chu kì 3.
Câu 11. Trong BTH các ngtố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn lần lượt là
A. 3 và 3 B. 4 và 4 C. 3 và 4 D. 4 và 3
Câu 12. Các nguyên tố nhóm B trong bảng tuần hoàn là
A. các nguyên tố s và các nguyên tố p. B. các nguyên tố p và các nguyên tố d.
C. các nguyên tố d và các nguyên tố f. D. các nguyên tố s và các nguyên tố f.
Câu 13. Nguyên tử của nguyên tố nào có bán kính lớn nhất trong các nguyên tử sau đây
A. Al B. P C. S D. K
Câu 14. Dãy nguyên tử nào sau đây có bán kính tăng dần
A. F < S < Si < Ge < Ca < Rb B. F < Si < S < Ca < Ge < Rb
C. Rb < Ca < Ge < Si < S < F D. F < Si < S < Ge < Ca < Rb
Câu 15. Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử?
A. Li, F, N, Na, C B. F, Li, Na, C, N C. Na, Li, C, N, F D. N, F, Li, C, Na
Câu 16. Cấu hình electron nào sau đây ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất
1
A. 1s2 2s2 2p5 B. 1s2 2s2 2p6 C. 1s2 2s2 2p6 3s1 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2
Câu 17. Những oxide nào sau đây tạo ra môi trường acid khi cho vào nước
A. BaO B. SO3 C. Na2O D. CaO
Câu 18. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử
A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng
C. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm D. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng
Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Nguyên tử có bán kính nhỏ nhất có Z = 1 B. Kim loại yếu nhất trong nhóm IA có Z = 3
C. Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất có Z = 9 D. Phi kim mạnh nhất trong nhóm VA có Z = 7
Câu 20. Nguyên tử nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của
nguyên tử nguyên tố X là
A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s23p64s2. D. 1s22s22p63s23p5.
Câu 21. Tính chất không biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là
A. Bán kính nguyên tử, độ âm điện.
B. Số electron trong nguyên tử, số lớp electron.
C. Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố.
D. Thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố.
Câu 22. Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn
A. của điện tích hạt nhân. B. của số hiệu nguyên tử.
C. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. D. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử.
Câu 23. Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố M là MH3. Công thức oxide cao nhất của M là
A. M2O. B. M2O5. C. MO3. D. M2O3.
Câu 24. Anion Y có cấu hình e [Ne]3s 3p . Nguyên tố Y có tính chất nào sau đây
2- 2 6

A. Kim loại B. Phi kim C. Khí hiếm D. Lưỡng tính


Câu 25. Cation R có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p . Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất,
3+ 6

hyđroxide tương ứng của R và tính acid - base của chúng là


A. R2O3, R(OH)3 (đều lưỡng tính) B. RO3 (acidic oxide), H2RO4 (acid)
C. RO2 (acidic oxide), H2RO3 (acid) D. RO (basic oxide), R(OH)2 (base)

2. Mức độ Thông hiểu:


Câu 1. Nguyên tử các nguyên tố thuộc nhóm IIIA có số electron độc thân ở trạng thái cơ bản là
A. 3 B. 1 C. 2 D. 0
Câu 2. Một nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố đó là
A. 13+ B. 14+ C. 15+ D. 16+
Câu 3. Nguyên tố X ở chu kỳ 3, nhóm IVA. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là
A. 4s24p1. B. 4s24p3. C. 3s23p2. D. 3s23p4.
Câu 4. Neon là khí hiếm nhẹ thứ hai sau heli, tạo ra ánh sáng da cam ánh đỏ trong ống phóng điện chân
không.Ánh sáng màu da cam ánh đỏ mà neon phát ra trong các đèn neon được sử dụng rộng rãi trong các biển
quảng cáo. Từ "neon" cũng được sử dụng chung để chỉ các loại ánh sáng quảng cáo trong khi thực tế rất nhiều
khí khác cũng được sử dụng để tạo ra các loại màu sắc khác. Neon có cấu hình electron ngoài cùng là 1s22s 22p6.
Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. ô số 10, chu kì 2, nhóm VIIIA. B. ô số 10, chu kì 2, nhóm VIA.
C. ô số 10, chu kì 3, nhóm VIIIA. D. ô số 10, chu kì 3, nhóm VIA.
Câu 5. Các muối của nguyên tố chromium được dùng trong ngành thuộc da, làm phụ gia cho xăng, chất nhuộm
màu xanh lục hay màu hồng ngọc cho đồ gốm, trang thiết bị trong dàn khoan, thuốc nhuộm…Nguyên tố
chromium thuộc chu kì 4, nhóm VIB trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron đầy đủ của nguyên tố chromium

2

A. 1s22s22p63s23p63d104s24p4 B. 1s22s22p63s23p4
C. 1s22s22p63s23p63d44s2 D. 1s22s22p63s23p63d54s1
Câu 6. Nguyên tố có số thứ tự là 17, vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm VIIA B. chu kì 4, nhóm VA C. chu kì 4, nhóm IIA D. chu kì 3, nhóm VA
Câu 7. Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p . Chọn phát biểu sai khi nói về nguyên tử X
4

A. Lớp ngoài cùng của X có 4 electron B. Hạt nhân nguyên tử X có 16 proton


C. X thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn D. X nằm ở nhóm VIA của bảng tuần hoàn
Câu 8. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron ở phân lớp p là 5. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. nhóm VA, chu kì 2. B. nhóm VIIA, chu kì 2. C. nhóm VB, chu kì 2. D. nhóm VA, chu kì 3
Câu 9. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIA. Chọn phát biểu sai khi nói về X
A. X thuộc nhóm nguyên tố p B. Nguyên tử X có 2 electron ở lớp ngoài cùng
C. Hạt nhân nguyên tử X có 20 proton D. Nguyên tố X là kim loại
Câu 10. Nguyên tố X được sử dụng rất nhiều trong sản xuất các nguyên liệu như dây điện, que hàn, tay cầm,
các đồ dùng nội thất trong nhà, các tượng đúc, các động cơ máy móc…Nguyên tố X có Z = 29, vị trí của
nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 4, nhóm IB. B. chu kì 3, nhóm IA.
C. chu kì 4, nhóm IA.   D. chu kì 3, nhóm IB.
Câu 11. X là nguyên tố rất cần thiết cho sự chuyển hóa calcium, phosphorus, sodium, potassium, vitamin C và
các vitamin nhóm B. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s 2. Số hiệu
nguyên tử của nguyên tố X là
A. 12 B. 11 C. 13 D. 14
Câu 12. Ion X có 10 electron. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc ô số
2+

A. 10 B. 12 C. 8 D. 9
Câu 13. Ion Y có 18 electron. Trong bảng tuần hoàn, Y thuộc ô số
-

A. 17 B. 18 C. 19 D. 20
Câu 14. Cation X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s 2p . Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
3+ 2 6

A. chu kì 3, nhóm IIIA. B. chu kì 3, nhóm VIA.


C. chu kì 4, nhóm IVB. D. chu kì 4, nhóm IIIB.
Câu 15. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính kim loại mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này sử dụng
trong đồng hồ nguyên tử, với độ chính xác ở mức giây trong hàng nghìn năm.
A. Hydrogen B. Beryllium C. Caesium D. Phosphorus
Câu 16. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất? Cho biết nguyên tố này được sử dụng
trong công nghệ hàn, sản xuất thép và methanol
A. B B. N C. O D. Mg
Câu 17. Cho các nguyên tố sau: Li, Na, K, Ca. Nguyên tử của nguyên tố có bán kính bé nhất là
A. Li B. Na C. K D. Ca
Câu 18. Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là
A. np2 B. ns2 C. ns2 np2 D. ns2 np4
Câu 19. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này có trong
thành phần của hợp chất teflon, được sử dụng để tráng chảo chống dính.
A. Fluorine B. Bromine C. Phosphorus D. Iodine
Câu 20. X là nguyên tố nhóm IIIA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là
A. XO B. XO2 C. X2O D. X2O3
Câu 21. Cho các oxide sau: (1) Na2O, (2) Al2O3, (3) MgO, (4) SiO2. Thứ tự giảm dần tính base là
A. 1,2,3,4 B. 2,4,3,1 C. 1,3,2,4 D. 3,1,2,4

3
Câu 22. Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính acid? (1) Cl2O7; (2) Al2O3; (3) SO3; (4) P2O5
A. 1,2,3,4 B. 2,4,3,1 C. 4,3,2,1 D. 2,3,4,1
Câu 23. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này có trong
thành phần của hợp chất teflon, được sử dụng để tráng chảo chống dính
A. Fluorine. B. Bromine.
C. Phosphorus. D. Iodine
Câu 24. Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì
A. kim loại mạnh nhất là sodium B. phi kim mạnh nhất là chlorine
C. phi kim mạnh nhất là oxygen D. phi kim mạnh nhất là fluorine
Câu 25. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p4. Hãy chọn phát biểu đúng khi nói
về nguyên tố X.
A. X cùng nhóm với nguyên tố chlorine. B. X là nguyên tố s.
C. X có tính kim loại. D. X thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA.

3. Mức độ Vận dụng:


Câu 1. Hydroxide nào có tính base mạnh nhất trong các hydroxide sau đây? Cho biết hợp chất này được sử
dụng làm chất phụ gia cho dầu bôi trơn của động cơ đốt trong.
A. Calcium hydroxide B. Barium hydroxide
C. Strontium hydroxide D. Magnesium hydroxide
Câu 2. Hydroxide nào có tính acid mạnh nhất trong các hydroxide sau đây? Cho biết hợp chất này được dùng
để phân hủy các quặng phức tạp; phân tích khoáng vật hoặc làm chất xúc tác.
A. Silicic acid B. Sulfuric acid C. Phosphoric acid D. Perchloric acid
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng về xu hướng biến đổi tính kim loại trong bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học?
A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống
dưới trong một nhóm.
B. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và tăng dần từ trên xuống dưới
trong một nhóm.
C. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một
nhóm.
D. Tính kim loại tăng dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và giảm dần từ trên xuống dưới
trong một nhóm.
Câu 4. (VD) Xu hướng biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tương tự như xu hướng
biến đổi của yếu tố nào sau đây
(1) Tính kim loại (2) Tính phi kim (3) Bán kinh nguyên tử
A. (1) B. (2) C. (3) D. (1), (2), (3)
Câu 5. Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử
A. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần
B. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần
D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Nguyên tử có Z = 11 có bán kính nhỏ hơn nguyên tử có Z = 19
B. Nguyên tử có Z = 12 có bán kính lớn hơn nguyên tử có Z = 10
C. Nguyên tử có Z = 11 có bán kính nhỏ hơn nguyên tử có Z = 13
D. Các nguyên tố kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì

4
Câu 7. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên
tử là 25. X và Y thuộc chu kì và các nhóm nào sau đây?
A. Chu kì 2 và các nhóm IIA và IIIA. B. Chu kì 3 và các nhóm IA và IIA.
C. Chu kì 2 và các nhóm IIIA và IVA. D. Chu kì 3 và các nhóm IIA và IIIA.
Câu 8. X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A liên tiếp. Tổng số proton của hai nguyên tử X và Y là 25. Y
thuộc chu kì 2 và nhóm VIA . Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng
A. Công thức oxide cao nhất của X là X2O5.
B. Bán kính nguyên tử Y lớn hơn bán kính nguyên tử X.
C. Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X.
D. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử X có 3 electron độc thân.
Câu 9. Oxide cao nhất của một nguyên tố có công thức tổng quát là R2O5, hợp chất của nó với hydrogen có
thành phần khối lượng %R = 82,35%; %H = 17,65%. Nguyên tố R là
A. P. B. N. C. As. D. Sb.
Câu 10. Hợp chất khí với hydrogen của một nguyên tố có công thức tổng quát là RH4, oxide cao nhất của
nguyên tố này chứa 53,(3)% oxygen về khối lượng. Nguyên tố đó là
A. C. B. Pb. C. Sn. D. Si.
Câu 11. Nguyên tố X nằm ở chu kì 3 của bảng tuần hoàn và M là nguyên tố s có electron lớp ngoài cùng là ns 1.
X có công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất là XO 3. Một hợp chất của M và X, trong đó M chiếm 58,97% về
khối lượng, là một hóa chất công nghiệp quan trọng, được sử dụng trong giấy Kraft, thuốc nhuộm, thuộc da, dầu
mỏ, xử lí ô nhiễm kim loại nặng. Xác định tên nguyên tố M
A. Sodium B. Potassium C. Magnesium D. Rubdium
Câu 12. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X
có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm VA. B. chu kì 3, nhóm VIIA. C. chu kì 2, nhóm VA. D. chu kì 2, nhóm VIIA.
Câu 13. Hai nguyên tố X và Y ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số đơn
vị điện tích hạt nhân của chúng là 32. Nhóm nguyên tố cùng chứa X, Y là
A. IIA B. VA C. VB D. VIIB
Câu 14. Hai nguyên tố X và Y đứng kế nhau trong một chu kỳ có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 31. Biết
X đứng trước Y, xác định vị trí của Y trong bảng tuần hoàn
A. Chu kì 4, nhóm IIIA. B. Chu kì 3, nhóm VA. C. Chu kì 3, nhóm IVA. D. Chu kì 3, nhóm VIA.
Câu 15. Cho 6,4 g hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ (nhóm IIA), thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung
dịch hydrochloric acid dư thu được 0,4 gam khí hydrogen. Các kim loại đó là 
A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba.

4. Mức độ Vận dụng cao:


Câu 1. Có các phát biểu sau:
(1) Bảng hệ thống tuần hoàn gồm có 13 nguyên tố s.
(2) Bảng hệ thống tuần hoàn gồm có 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
(3) Bảng hệ thống tuần hoàn gồm có 18 cột dọc; gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B.
(4) Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố có khối lượng nguyên tử luôn tăng dần.
(5) Mendeleev xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
(6) Trong bảng tuần hoàn nhóm A bao gồm các nguyên tố s và p
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 2. Cho các phát biểu sau:
(1) Chu kì 2 có 8 nguyên tố và chu kì 4 có 18 nguyên tố

5
(2) Nhóm IA còn có tên gọi là nhóm kim loại kiềm thổ.
(3) Nhóm IIA còn có tên gọi là nhóm kim loại kiềm.
(4) Nhóm VIIIA có tên gọi là khí hiếm.
(5) Nhóm VIIA có tên gọi là nhóm halogen.
(6) Khối nguyên tố d và f đều là kim loại
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 3. Cấu hình electron của nguyên tử X là 1s 2s 2p 3s 3p 4s . Nguyên tử X có đặc điểm:
39 2 2 6 2 6 1 39

(1) Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA.


(2) Số neutron trong hạt nhân nguyên tử X là 20.
(3) X là nguyên tố kim loại mạnh.
(4) X có thể tạo thành ion X+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6.
(5) X là nguyên tố mở đầu của chu kì 4.
Số phát biểu đúng là
A.2. B. 3. C. 4. D. 5
Câu 4. Hòa tan hoàn toàn m(g) một oxide của kim loại thuộc nhóm IA vào một lượng dung dịch H 2SO4 20%
vừa đủ ta được dung dịch muối có nồng độ 29,795%. Xác định tên của R.
A. Sodium B. Lithium C. Potassium D. Calcium
Câu 5. Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì
B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì
C. Bán kính nguyên tử của X nhỏ hơn của Y
D. Độ âm điện của nguyên tố Y lớn hơn của Z
Câu 6. Sulfur là nguyên tố thuộc nhóm VIA. Chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu sau:
(1) Nguyên tử sulfur có 2 lớp electron và 6 electron lớp ngoài cùng.
(2) Công thức oxide cao nhất của sulfur có dạng SO3 và là acidic oxide.
(3) Nguyên tố sulfur có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố oxygen (Z=8)
(4) Độ âm điện của nguyên tố sulfur nhỏ hơn độ âm điện của nguyên tố oxygen
(5) Hydroxide ứng với oxide cao nhất của sulfur có dạng H2SO4 và có tính acid mạnh
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7. X, Y là hai nguyên tố thuộc nhóm A trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn. Oxide cao nhất của X,
Y có dạng XO và YO3. Cho các phát biểu sau:
(1) X, Y thuộc 2 nhóm A kế tiếp.
(2) X là kim loại, Y là phi kim.
(3) XO là basic oxide còn YO3 acidic oxide
(4) Hydroxide ứng với oxide cao nhất của X có dạng X(OH)2
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8. Dãy các ion nào sau đây có bán kính tăng dần?
A. S2-< Cl- < K+< Ca2+. B. K+< Ca2+< S2- < Cl-.
C. Cl- < S2- < Ca2+ < K+. D. Ca2+ < K+ < C1- < S2-.
Câu 9. Cho bảng số liệu sau đây:
Nguyên tử Bán kính Ion Bán kính
Na 186 Na+ 98
K 227 K+ ?

6
Dựa trên xu hướng biến đổi tuần hoàn và dữ liệu trong bảng trên, giá trị nào sau đây là phù hợp nhất đối với
bán kính ion K+?
A. 90 pm. B. 133 pm. C. 195pm, D. 295 pm.

B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Cho các nguyên tố sau: Na (Z = 11); Al (Z = 13); P (Z = 15); S (Z = 16); Cl (Z = 17); Ca (Z = 20);
a. Viết cấu hình electron của chúng?
b. Xác định vị trí mỗi nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn (giải thích cách xác định)
c. Nêu tính chất hóa học cơ bản của chúng
- Tính kim loại, phi kim hay khí hiếm (giải thích)
- Công thức oxide cao nhất, công thức hợp chất khí với hydrogen (nếu có)
- Công thức hydroxide tương ứng oxide cao nhất
- Tính acid – base của oxide cao nhất và hydroxide tương ứng oxide cao nhất
Câu 2. Cation R+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3p6
a. Viết cấu hình e của nguyên tố R?
b. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn?
c. Tính chất hóa học đặc trưng của nguyên tố R là gì?
d. Anion X- có cấu hình e giống cấu hình của cation R+, hãy cho biết tên và viết cấu hình e nguyên tử
của nguyên tố X?
Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 np4. Trong hợp chất hydride, X
chiếm 94,12% khối lượng.
a. Xác định % khối lượng của X trong oxide cao nhất?
b. Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X, hydroxide tương ứng và nêu tính chất acid –
base của chúng?
Câu 4. Oxide cao nhất của một nguyên tố là R2O5, trong hợp chất của nó với H có 17,65%H về khối lượng.
Xác định nguyên tử khối của R? (Cho biết NTK của N=14; P=31)
Câu 5. Hợp chất khí với H của một nguyên tố là RH. Biết oxide cao nhất của nó chứa 61,20%O về khối lượng.
Xác định nguyên tử khối của R? (Cho biết NTK của F=19; Cl=35,5; Br=50; I=127)
Câu 6. Hai nguyên tố X, Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì, có tổng số điện tích hạt nhân bằng 25.
Viết cấu hình electron của nguyên tử X và Y? Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn?
Câu 7. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH2. Trong oxit cao nhất của R có 60% khối lượng oxygen.
a. Tìm nguyên tố R?
b. Cho 12g oxit cao nhất của R tan vào 48 g nước thu dung dịch X. Tính nồng độ % của dung dịch X?
(Cho biết NTK của O=16; S=32; H=1; O=16;)
Câu 8. Hợp chất khí với hiđro của R có dạng RH3. Oxit cao nhất có tỉ lệ khối lượng mR:mO=7:20
a. Xác định R?
b. Cho 4,32 g oxit cao nhất của R tác dụng với nước thu được 500 ml dung dịch. Tính nồng độ mol của
dung dịch thu được?
c. Tính khối lượng dung dịch NaOH 20% vừa đủ để trung hòa 100ml dung dịch trên?
(Cho biết NTK của N=14; P=31; H=1; Na=23; O=16; S=32)
Câu 9. Cho 4,0 gam một oxide kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng vừa đủ với 200 ml dịch HCl 1M. Xác định
kim loại R?
(Cho biết NTK Be=9; Mg=24; Ca=40; Sr=88; Ba=127)
Câu 10. Cho 3,75 gam hỗn hợp X hai kim loại kế tiếp nhau trong nhóm IIA, tác dụng vừa đủ với 200 ml dung
dịch HCl 1,5M.
a. Hãy xác định tên hai kim loại trong hỗn hợp X?

7
b. Tính phần trăm về khối lượng các kim loại trên trong hỗn hợp X
(Cho biết NTK Be=9; Mg=24; Ca=40; Sr=88; Ba=127)
Câu 11. Hoàn thành các phương trình hóa học sau :
1. Na + H2O 2. Ba + H2O 3. K2O + H2O 4. CaO + H2O
5. Al2O3 + NaOH 6. Al2O3 + HCl 7. SO3 + H2O 8. P2O5 + H2O
9. Cl2O7 + H2O 10. NaOH + H2SO4 11. KOH + CO2 12. Al(OH)3 + HCl

CHỦ ĐỀ 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC


A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ Nhận biết:
Câu 1. Liên kết hóa học là
A. sự kết hợp của các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững.
B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
C. sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững.
D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững.
Câu 2. Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố sodium (Z = 11) phải nhường đi
A. 2 electron. B. 3 electron. C. 1 electron. D. 4 electron.
Câu 3. Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố clorine (Z = 17) phải
A. nhường 2 electron. B. nhường 1 electron. C. nhận 1 electron. D. nhận 3 electron.
Câu 4. Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
Câu 5. Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa
A. 2 ion. B. 2 ion mang điện trái dấu.
C. các hạt mang điện trái dấu. D. hạt nhân và các electron hóa trị.
Câu 6. Liên kết hóa học giữa các ion được gọi là
A. liên kết anion – cation. B. liên kết ion hóa.
C. liên kết tĩnh điện. D. liên kết ion.
Câu 7. Liên kết ion tạo thành giữa hai nguyên tử
A. kim loại điển hình. B. phi kim điển hình.
C. kim loại và phi kim. D. kim loại điển hình và phi kim điển hình.
Câu 8. Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion
A. H2S, Na2O. B. CH4, CO2. C. CaO, NaCl. D. SO2, KCl.
Câu 9. Xét oxit của các nguyên tử thuộc chu kì 3, các oxit có liên kết ion là
A. Na2O, MgO, Al2O3. B. SiO2, P2O5, SO3. C. SO3, Cl2O7, Cl2O. D. Al2O3, SiO2, SO2.
Câu 10. Có 2 nguyên tố X (Z = 19) ; Y (X = 17) hợp chất tạo bởi X và Y có công thức và kiểu liên kết là
A. XY, liên kết ion. B. X2Y, liên kết ion.
C. XY, liên kết cộng hóa trị có cực. D. XY2, liên kết cộng hóa trị có cực.
Câu 11. Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực
A. N2, CO2, Cl2, H2. B. N2, Cl2, H2, HCl. C. N2, HI, Cl2, CH4. D. Cl2, O2, N2, F2.
Câu 12. Liên kết đôi là liên kết hóa học gồm có
A. một liên kết σ và một liên kết π B. hai liên kết π.
C. hai liên kết σ D. một liên kết σ và hai π.
Câu 13. Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là

8
A. HCl, O3, H2S. B. O2, H2O, NH3. C. H2O, HF, H2S. D. HF, Cl2, H2O.
Câu 14. Hợp chất nào sau đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử
A. H2S B. PH3 C. HI D. CH3OH
Câu 15. Các phân tử không phân cực như F2, Cl2,….ở một thời điểm nào đó vẫn có thể xuất hiện các cực tạm
thời. Các cực tạm gây ra bởi
A. sự phân bố các nguyên tử không đồng đều tại thời điểm đó.
B. sự phân bố electron không đồng đều tại thời điểm đó
C. các proton trong hạt nhân.
D. các neutron và proton trong hạt nhân.

2. Mức độ Thông hiểu:


Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon
khi tham gia hình thành liên kết hóa học
A. Fluorine B. Nitrogen C. Hydrogen D. Chlorine
Câu 2. Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số hiệu nào sau đây có xu hướng nhận electron để đạt cấu
hình electron bền vững theo quy tắc octet
A. Z=20. B. Z = 9. C. Z = 11. D. Z= 10.
Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon
khi tham gia hình thành liên kết hóa học
A. Fluorine. B. Nitrogen. C. Hydrogen. D. Chlorine.
Câu 4. Theo quy tắc octet nguyên tử Mg
A. Nhường 2 electron để trở thành Mg2+. B. Nhận 2 electron để trở thành Mg2-.
C. Nhường 1 electron để trở thành Mg+. D. Nhận 1 electron để trở thành Mg-.
Câu 5. Liên kết hóa học trong phân tử KCl là
A. Liên kết hiđro. B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực. D. Liên kết cộng hóa trị có cực.
Câu 6. Cho độ âm điện : Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1), S (2,5), O (3,5). Chất nào sau
đây có liên kết ion
A. H2S, NH3. B. BeCl2, BeS. C. MgO, Al2O3. D. MgCl2, AlCl3.
Câu 7. Cho các chất : HF, NaCl, CH4, Al2O3, K2S, MgCl2. Số chất có liên kết ion là (Độ âm điện của K: 0,82;
Al: 1,61; S: 2,58; Cl: 3,16 và O: 3,44; Mg: 1,31; H: 2,20; C: 2,55; F: 4,0)
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 8. Nếu nguyên tử X có 3 electron hoá trị và nguyên tử Y có 6 electron hoá trị, thì công thức của hợp chất
ion đơn giản nhất tạo bởi X và Y là
A. XY2. B. X2Y3. C. X2Y2. D. X3Y2.
Câu 9. Nguyên tử X có 20 proton, nguyên tử Y có 17 proton. Công thức hợp chất hình thành từ hai nguyên tử
này là
A. X2Y với liên kết ion. B. X2Y với liên kết cộng hoá trị.
C. XY2 với liên kết cộng hoá trị. D. XY2 với liên kết ion.
Câu 10. Các chất mà phân tử không phân cực là
A. NH3, Br2, C2H4. B. Cl2, CO2, C2H2. C. HBr, CO2, CH4. D. HCl, C2H2, Br2.
Câu 11. Trong nguyên tử C, những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết
cộng hoá trị thuộc phân lớp nào sau đây?
A.1s B. 2s. C. 2s,2p. D.1s, 2s, 2p.
Câu 12. Cho độ âm điện của N (3,04), C (2,55), H (2,20), O (3,44). Phân tử nào sau đây phân cực nhất
A. NH3. B. N2. C. CH4. D. H2O.
9
Câu 13. Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng
hóa trị không cực là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 14. Nhận xét nào sau đây đúng
A. Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion
B. Liên kết hydrogen có bản chất tĩnh điện.
C. Tương tác van der Walls mạnh hơn liên kết cộng hóa trị.
D. Liên kết hydrogen và tương tác van der Walls làm giảm nhiệt độ sôi và nhiệt nóng chảy của các chất.
Câu 15. Than chì có cấu trúc lớp, giữa các lớp liên kết với nhau yếu nên than chì mềm. Lực liên kết giữa các
lớp trong than chì có bản chất là
A. ion. B. cộng hoá trị.
C. liên kết hydrogen. D. tương tác van der Waals.
Câu 15. Liên kết trong phân tử nào đưới đây không được hình thành do sự xen phủ giữa các orbital cùng loại
(ví dụ cùng là orbital s, hoặc cùng là orbital p)?
A.Cl2. B. H2. C. NH3. D. Br2.
Câu 16. Số lượng electron tham gia hình thành liên kết đơn, đôi và ba lần lượt là:
A.1, 2 và 3. C. 1, 3 và 5. B. 2, 4 và 6. D. 2, 3 và 4.
Câu 17. Có các phát biểu sau
(1) Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo hệ bền vững hơn.
(2) Các nguyên tử liên kết với nhan theo xu hướng tạo hệ có năng lượng thấp hơn.
(3) Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu huớng tạo lớp vỏ electron được octet.
(4) Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo hệ có năng lượng cao hơn.
(5) Các nguyên tử nguyên tố phi kim chỉ liên kết với các nguyên tử nguyên tố kim loại.
Số phát biểu không đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chỉ có các AO có hình dạng giống nhau mới xen phủ với nhau để tạo liên kết.
B. Khi hình thành liên kết cộng hoá trị giữa hai nguyên tử, luôn có một liên kết σ.
C. Liên kết σ bền vững hơn liên kết π.
D. Có hai kiểu xen phủ hình thành liên kết là xen phủ trục và xen phủ bên.
Câu 19. Cho các phân tử: H2O, NH3, HF, H2S, CO2, HCl. Số phân tử có thể tạo liên kết hydrogen với phân tử
cùng loại là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 20. Thứ tự nào sau đây thể hiện độ mạnh giảm dần của các loại liên kết ?
A. Liên kết ion > liên kết cộng hóa trị > liên kết hydrogen > tương tác Van der Walls.
B. Liên kết ion > liên kết cộng hóa trị > tương tác van der Walls > liên kết hydrogen.
C. Liên kết cộng hóa trị > liên kết ion > liên kết hydrogen > tương tác van der Walls.
D. Tương tác van der Waals > liên kết hyrdro > liên kết công hóa trị > liên kết ion.

3. Mức độ Vận dụng:


Câu 1. Trong phân tử CaO được hình thành từ các
A. 1 ion Ca2- và 1 ion O2-. B. 1 ion Ca2+ và 1 ion O2-.
C. 1 ion Ca+ và 1 ion O-. D. 1 ion Ca2+ và 2 ion O-.
Câu 2. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau về phân tử Cl2.
A. 2 nguyên tử Cl góp chung 1 cặp electron.
B. 2 nguyên tử Cl góp chung 1 electron.

10
C. 2 nguyên tử Cl góp chung 2 cặp electron.
D. 2 nguyên tử Cl dùng chung 1 electron.
Câu 3. Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang
phải là
A. HI, HCl, HBr. B. HCl, HBr, HI. C. HI, HBr, HCl. D. HBr, HI, HCl.
Câu 4. Tại 1 atm chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. H2O B. H2S C. HF D. SO2
Câu 5. Cho công thức Lewis của các phân tử sau:

Số phân tử mà nguyên tử trung tâm không thoả mãn quy tắc octet là
A.1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6. Có 2 nguyên tố X (Z = 19); Y (X = 17) hợp chất tạo bởi X và Y có công thức và kiểu liên kết là
A. XY, liên kết ion. B. X2Y, liên kết ion.
C. XY, liên kết cộng hóa trị có cực. D. XY2, liên kết cộng hóa trị có cực.
Câu 7. Dãy gồm các chất đều chứa liên kết cộng hóa trị là
A. NaCl, H2O, HCl. B. KCl, AgNO3, NaOH. C. H2O, Cl2, SO2. D. CO2, H2SO4, MgCl2.
Câu 8. Biết rằng chất phân cực thì tan tốt trong dung môi phân cực. Nước là một dung môi phân cực. Cho độ
âm điện của N (3,04); C (2,55); H (2,20); O (3,44); Cl (3,16). Hãy dự đoán chất nào sau đây tan tốt nhất trong
nước ở cùng điều kiện
A. CO2. B. CH4. C. N2. D. HCl.
Câu 9. Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất
A. H2O. B. H2 C. C2H4 D. C2H6.
Câu 10. Ethanol tan vô hạn trong nước do
A. Cả nước và ethanol đều là phân tử phân cực.
B. Nước và ethanol có thể tạo liên kết hydrogen với nhau
C. Ethanol có thể tạo liên kết hydrogen với các phân tử ethanol khác.
D. Ethanol và nước có tương tác van der Waals mạnh.
Câu 11. Chất nào trong số các chất sau tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường ?
A. CH3OH. B. CF4. C. SiH4. D. CO2.
Câu 12. Dựa vào liên kết giữa các phân tử, hãy cho biết halogen nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất.
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 10. Cho biết năng lượng liên kết H-I và H-Br lần lượt là 297 kJ mol và 364 kJ mol-1. Những phát biểu nào
-1

sau đây là không đúng?


A. Khi đun nóng, HI bị phân huỷ (thành H2 và I2) ở nhiệt độ thấp hơn so với HBr (thành H2 và Br2).
B. Liên kết H-Br là bền vững hơn so với liên kết H-I.
C. Khi đun nóng, HI bị phân huỷ (thành H2 và I2) ở nhiệt độ cao hơn so với
HBr (thành H2 và Br2).
D. Liên kết H-I là bền vững hơn so với liên kết H-Br.
Câu 11. Xét phân tử H2O, có các phát biểu sau:
(1) Liên kết H-O là liên kêt cộng hoá trị không phân cực.
(2) Liên kết H-O là liên kết cộng hoá trị phân cực.
(3) Cặp electron dùng chung trong liên kết H-O lệch về phía nguyên tử O.

11
(4) Cặp electron dùng chung trong liên kết H-O lệch về phía nguyên tử H.
(5) Cặp eleetron dùng chung trong liên kết H-O phân bố đều giữa hai nguyên tử.
(6) Nguyên tử O còn hai cặp electron hoá trị riêng.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 12. Xét phân tử CO2, có các phát biểu sau:
(1) Liên kết giữa hai nguyên tử C và O là liên kết cộng hoá trị không phân cực.
(2) Liên kết giữa hai nguyên tử C và O là liên kết cộng hoá trị phân cực.
(3) Phân tử CO2 có 4 electron hoá trị riêng.
(4) Phân tử CO2 có 4 cặp electron hoá trị riêng.
(5) Trong phân tử CO2, có 3 liên kết σ và 1 liên kết π.
(6) Trong phân tử CO2, có 2 liên kết σ và 2 liên kết π.
(7) Trong phân tử CO2, có 1 liên kết σ và 3 liên kết π.
Số phát biểu sai là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Vận dụng quy tắc octet viết sơ đồ hình thành các ion tương ứng từ các nguyên tử sau: Li, Na, K, Mg, Al,
Ca, O, F, Cl, S
Câu 2: Vận dụng quy tắc mô tả sự hình thành hợp chất ion NaCl từ phản ứng giữa Na và Cl2
Câu 3. Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử N2 và HCl bằng cách áp dụng quy tắc octet?
Câu 4. Cho các ion: Na+, Mg2+, Cl-, SO42-. Hãy viết công thức tất cả các hợp chất ion (tạo nên từ một loại cation
và một loại anion) có thể được tạo thành từ các ion đã cho?
Câu 5. Viết công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo cho các phân tử N 2, BeH2, HCl, NH3, C2H6,
H2O, CO2, CS2, SCl2, PCl3, CH4, PCl5 và SF6; Trường hợp nào không thõa mãn quy tắc octet và mỗi phân tử
trên có bao nhiêu cặp electron hoá trị riêng?
Câu 6. Viết hai giai đoạn hình thành các hợp chất ion sau từ các nguyên tử tương ứng (kèm theo cấu hình e):
KCl, MgCl2, AlF3, K2O, CaO, Al2O3
Câu 7. Viết sơ đồ mô tả hình thành cặp electron dùng chung trong các phân tử sau: Cl2, N2, HCl, H2O, CH4,
NH3 và CO2
Câu 8. Dựa vào bảng độ âm điện trang 40 sách Hóa học 10 Cánh Diều, hãy xác định hiệu độ âm điện và dự
đoán loại liên kết hóa học trong các phân tử sau: N2, HCl, NH3, NaCl, CH4, K2O, MgO, CaCl2
Câu 9: So sánh nhiệt độ sôi các chất sau ở 1 atm (có giải thích): H2O, H2S và SO2
Câu 10. Hãy giải thích sự biến đổi về nhiệt độ nóng chảy của dãy hydrogen halide sau.
Halogen halide HF HCl HBr HI
Nhiệt độ nóng chảy ( C )
o
-83,1 -114,8 -88,5 -50,8

12

You might also like