You are on page 1of 14

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẶC TRƯNG CỦA


CNXH VIỆT NAM - NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

HỌC PHẦN: POLI200531 - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 1 năm 2022


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẶC TRƯNG CỦA


CNXH VIỆT NAM - NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ và tên: ĐÀM ĐIỀN YẾN NHI


Mã số sinh viên: 46.01.751.133
Mã lớp học phần: POLI200531
Giảng viên hướng dẫn: ThS. HOÀNG THANH LƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 1 năm 2022


3

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
B. NỘI DUNG ..........................................................................................................2
1. TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM ...............................................................................2
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội .........................................2
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Việt Nam 3
2. NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẶC
TRƯNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN
NAY .........................................................................................................................6
2.1. Nhận thức và vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam về đặc trưng
của chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay ..........................................................6
2.2. Hạn chế, thách thức .................................................................................9
C. KẾT LUẬN ....................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................11
1

A. MỞ ĐẦU

Việt Nam ngày nay đang từng bước phát triển, từng bước đi lên xây
dựng một xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Dưới sự dẫn dắt sáng suốt và
vượt thời đại của Hồ Chí Minh – vị cha già dân tộc, chúng ta đã đi được một
chặng đường dài từ giải phóng dân tộc khỏi tay của bọn thực dân đô hộ, đến
đổi mới đất nưẺớc, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng của nhân dân. Tất
cả đều bắt đầu từ những dòng trong Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương
về vấn đề dân tộc và về vấn đề thuộc địa của Lênin cho đến sự ra đời của
Đảng ta, đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành độc
lập thống nhất đất nước, tiến hành công cuộc xã hội chủ nghĩa, xây dựng một
Việt Nam dân chủ của dân do dân vì dân, dân giàu nước mạnh, một Việt
Nam chủ nghĩa xã hội thịnh vượng. Có thể nói Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu
và lý tưởng của toàn Đảng toàn dân ta. Hơn thế nữa, tiến lên Chủ nghĩa xã
hội không chỉ là mục tiêu và lý tưởng mà nó còn là một quá trình tất yếu,
tuân theo các quy luật khách quan.
Để có thể hiểu rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc trưng của chủ
nghĩa xã hội và những nhận thức cũng như vận dụng của Đảng ta hiện nay
trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên Xã hội chủ nghĩa đã có những
thành tựu và hạn chế nào, em đã chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc
trưng của Chủ nghĩa xã hội – Nhận thức và vận dụng của Đảng Cộng Sản
Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình.
2

B. NỘI DUNG

1. TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA


XÃ HỘI VIỆT NAM

1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội

Nếu như C. Mác, Ăngghen và Lênin có một cách nhìn khái quát về Chủ
nghĩa xã hội thì Hồ Chí Minh lại tiếp cận khái niệm này bằng cách bóc tách nó
dưới nhiều góc độ khác nhau (như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật,
v.v.), chỉ ra những đặc trưng nó có để rồi đều cùng quy lại một mục đích chung là
ưu tiên trước tiên của chủ nghĩa xã hội là đảm bảo nhân dân lao động thoát cảnh
khốn khổ, mọi người có công ăn việc làm, sống ấm no và hạnh phúc, có như vậy
dân mới giàu nước mới mạnh.
Vd: Hồ chí Minh đã bóc tách các chế độ đã từng tồn tại trong lịch sử để
thấy được giữa các chế độ đó và chủ nghĩa xã hội có sự khác nhau về bản chất một
cách rõ ràng. Người cho rằng trong xã hội có các giai cấp bóc lột thống trị, chỉ có
lợi ích cá nhân của một bộ phận thiểu số người thuộc giai cấp thống trị là được
thỏa mãn, còn lại quần chúng lao động và các tầng lớp khác bị bóc lột nặng nề.
Trái lại thì trong chế độ xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản chủ nghĩa, nhân
dân lao động được làm chủ, khi đó mỗi người sẽ là một bộ phận và có trách nhiệm
và công lao đóng góp cho xã hội. Người viết: “Cho nên lợi ích cá nhân là nằm
trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập
thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện được thỏa mãn” 1
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là xã hội ở giai đoạn đầu
của chủ nghĩa cộng sản. Mặc dù còn tồn đọng tàn dư của xã hội cũ nhưng chủ
nghĩa xã hội không còn áp bức, bóc lột, xã hội do nhân dân lao động làm chủ,

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập11, tr.610.
3

trong đó con người sống ấm no, tự do, hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân và tập thể
vừa thống nhất, vừa gắn bó chặt chẽ với nhau. 1
Vận dụng sáng tạo và hiệu quả học thuyết của C.Mác, Hồ Chí Minh còn
nhận thấy: tùy hoàn cảnh mà các dân tộc có thể phát triển theo các con đường khác
nhau bỏ qua một hoặc hai giai đoạn, như Trung Quốc, hoặc Việt Nam đang trải qua
thời kì quá độ có nền kinh tế thị trường mang đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, nhân
dân lao động là tầng lớp lãnh đạo. Người cho rằng, tiến lên chủ nghĩa xã hội là một
quá trình tất yếu, tuân theo những quy luật khách quan, trước hết là những quy luật
trong sản xuất vật chất; song, tùy theo bối cảnh cụ thể mà thời gian, phương thức
tiến lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi quốc gia sẽ diễn ra một cách khác nhau.

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Việt Nam

Thứ nhất, về chính trị: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ.
Quyền cơ bản nhất của con người là quyền tự làm chủ bản thân theo nguyện
vọng mong muốn của mình mà không chịu bất cứ sự áp đặt nào của bất kì tầng lớp
nào. Nhưng qua các thời đại, các chế độ từ chiếm hữu nô lệ đến chế độ phong kiến
hay chế độ tư bản chủ nghĩa, nhân dân luôn phải đấu tranh để có được và thực
hiện quyền làm chủ của mình. Nhưng với chủ nghĩa xã hội, xã hội của dân do
nhân dân làm chủ là một đặc trưng cơ bản, quan trọng và quyết định nhất. Nhân
dân là chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên nền tảng của khối
liên minh công – nông, đại diện cho nhân dân lao động. Nhà nước trong xã hội
chủ nghĩa có nhiệm vụ đảm bảo các quyền của nhân dân, nhà nước là của dân, do
dân và vì dân. Chính nhân dân cũng có đầy đủ các quyền lợi, quyền hạn cũng như
các nghĩa vụ, trách nhiệm trong các hoạt động xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo
vệ chế độ xã hội.
Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy tính nhân văn cao cả và nhận thức rất sâu
sắc về sức mạnh, địa vị và vai trò của nhân dân của Người. Đối với nhà nước,

1
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh không chuyên, Bộ GD&ĐT, Sđd, trang 54
4

nhân dân có vai trò chủ thể, Đảng Cộng sản và nhà nước huy động nguồn tài năng,
nhân lực, trí lực của nhân dân để đem lại lợi ích cho nhân dân. Người cũng nhận
thức sâu sắc về việc chủ nghĩa xã hội sẽ thắng lợi nếu Đảng dựa vào nhân dân.

Thứ hai, về kinh tế: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát
triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất chủ yếu.
* Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại.
Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội phát triển cao hơn chủ
nghĩa tư bản nên xã hội xã hội chủ nghĩa phỉa có nền kinh tế phát triển cao hơn
nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Vì đó là nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất tiến bộ.
Nếu ví chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là học sinh cùng chung lớp,
muốn biết bạn nào giỏi hơn thì ta cần xem thành tích của các bạn khi học và thi
trong lớp, ở đây là nền kinh tế phát triển cao hay thấp hơn, có lực lượng sản xuất
hiện đại và chế độ sở hữu tư liệu tiến bộ.
* Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ công hữu tư liệu sản xuất.
Lực lượng sản xuất hiện đại trong chủ nghĩa xã hội biểu hiện: Công cụ lao
động, phương tiện lao động trong quá trình sản xuất đã phát triển cao, có rất nhiều
công nghệ mới được ra đời như dây chuyền sản xuất tự động, năng lượng nguyên
tử, năng lượng mặt trời, v.v. Quan hệ sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa được
Hồ Chí Minh diễn đạt là: Lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v. làm của chung; là
tư liệu sản xuất thuộc về nhân dân. 1
Thứ ba, về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: Xã hội xã hội chủ nghĩa
có trình độ phát triển cao về văn hoá và đạo đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lý
trong các quan hệ xã hội.

1
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh không chuyên, Bộ GD&ĐT, Sđd, trang 56
5

Văn hóa đạo đức có thể thể hiện rất nhiều trình độ phát triển của một xã hội.
Sự phát triển cao về văn hóa và đạo đức của xã hội chủ nghĩa được thể hiện thông
qua việc đảm bảo các lợi ích quyền hạn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, nhân dân mới ấm no hạnh phúc, xã hội sẽ chẳng còn hiện tượng
người bóc lột người, tệ nạn, con người đối xử tôn trọng, bình đẳng, đoàn kết giữa
người với người, giữa các dân tộc này với các dân tộc khác. Có thể nói, văn hóa
và đọa đức thể hiện ở tất cả các lĩnh vực đời sống, đặc biệt là các quan hệ xã hội.
Chủ nghĩa xã hội không chỉ là về những lợi ích tập thể mà còn đảm bảo các
lợi ích cá nhân một cách đúng đắn, lành mạnh, giúp mỗi người có điều kiện để cải
thiện đời sống riêng của bản thân, trau dồi kĩ năng, phát huy những sở trường và
tính cách riêng mình. Và khi nhiều cá nhân được thỏa mãn, cải thiện đời sống,
phát huy sở trường, tài năng thì sẽ đem lại một nguồn lực dồi dào cho tập thể.
Chủ nghĩa xã hội là cơ sở, là tiền đề để tiến tới chế độ xã hội hòa bình, đoàn
kết, ấm no, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, việc làm cho mọi người và vì mọi
người; không còn phân biệt chủng tộc, không còn gì có thể ngăn cản những người
lao động hiểu nhau và thương yêu nhau . 1
Ngoài ra, xã hội xã hội chủ nghĩa bảo đảm tính công bằng và hợp lý trong
các mối quan hệ xã hội, khi đứng trước pháp luật mọi công dân đều có quyền bình
đẳng, mọi người đoàn kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và
nghĩa vụ; lao động vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của tất cả mọi người trên tinh
thần ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, trừ những người không có hoặc bị
mất khả năng lao động như người khuyết tật, người lớn tuổi nghỉ hưu đã mất sức,
mất khả năng lao động, v.v.
Thứ tư, về chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội: Chủ nghĩa xã hội là công trình
tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Qua các thời kì phát triển của xã hội loài người, xã hội chiếm hữu nô lệ, xã
hội phong kiến mấy ngàn năm cùng biết bao nhiêu triều đại đã sụp đổ, đến thời kì

1
Xem: Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t.1, tr.496/ Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh không chuyên, Bộ
GD&ĐT, Sđd, trang 57
6

bị đô hộ bóc lột bởi bè lũ thực dân, tay sai của các nước tư bản phương Tây, các
nước Đế Quốc, các dân tộc trên thế giới nói chung và cụ thể là tầng lớp lao động
Việt Nam đã luôn đấu tranh quyết liệt để loại bỏ chế độ người đàn áp, bóc lột
người một cách dã man và nặng nề. Đối với Việt Nam, có sự lãnh đạo sáng suốt
của Đảng và nhân dân đứng lên chống lại ách áp bức bóc lột như một truyền thống
vẻ vang, không chịu khuất phục trước cường quyền với sự đoàn kết dân tộc, khối
liên minh công – nông vững chắc của tầng lớp lao động và sự đồng lòng chung
sức của nhiều tầng lớp khác đã lật đổ được cả phong kiến và thực dân, mở đường
cho chế độ xã hội chủ nghĩa – chế độ của nhân dân, do nhân dân làm chủ. Chính
nhân dân là lực lượng quyết định tốc độ xây dựng và sự vững mạnh của chủ nghĩa
xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định “Cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng
chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Chỉ có sự
lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào
điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc
và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công” . 1

2. NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẶC


TRƯNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HIỆN NAY

2.1. Nhận thức và vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam về đặc trưng
của chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay

“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là những đặc trưng
cơ bản, là mục tiêu phấn đấu mà Đảng ta hướng đến vì đây là giá trị xã hội tốt đẹp
mơ ước của loài người. Nó không chỉ thể hiện bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa
mà nó còn thể hiện sự tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ xã hội
trong quá khứ. Xã hội tư bản chủ nghĩa có đời sống vật chất tiện nghi nhưng không

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.391
7

thể đảm bảo công bằng và dân chủ, khi tầng lớp nắm quyền là tư bản, lợi ích đều bị
giai cấp tư sản nắm trong tay, người dân không thể làm chủ xã hội. “Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” luôn là một mục tiêu khó khăn, đầy thử
thách với mọi quốc gia, đặc biệt là đối với Việt Nam, một nước còn nghèo và lạc
hậu thì toàn Đảng, toàn dân ta cần phải nỗ lực hơn nữa, để lao động và sáng tạo,
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Và chúng ta của hiện tại, cũng đang
từng bước đứng vững trên đôi chân của mình, dần đạt được các mục tiêu ngắn hạn
được đề ra, có tiếng nói trên trường quốc tế, đạt được sự tăng trưởng kỷ lục.
Đảng ta đã vạch ra phương hướng, chính sách cụ thể, có cơ sở lý luận - thực
tiễn để thực hiện trong hiện thực: “nước mạnh” gắn với “dân giàu”, “công bằng”
và “văn minh”, bảo đảm “dân chủ”; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
với kinh tế tri thức; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây
dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; hoàn thiện nhà nước pháp quyền
với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; v.v.. 1
Bản chất Việt Nam hiện nay là một nước dân chủ, điều hành bởi bộ máy nhà
nước của dân do dân và vì dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng
các hình thức trực tiếp và gián tiếp, thông qua các tổ chức trong hệ thống chính trị,
trong đó nòng cốt là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì
dân, trên cơ sở nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo. Nhà nước “đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời là người tổ
chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm
chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia
quản lý xã hội” 2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “ dân là chủ”, Đảng ta đã xác
định vị thế của nhân dân, làm rõ bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa là đảm bảo
nhân dân được hưởng quyền làm chủ và có năng lực, trách nhiệm, phương pháp, để

1
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-kien-dang/dac-
trung-co-ban-cua-xa-hoi-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-theo-tinh-than-dai-hoi-xi-cua-dang-gs-ts-
nguyen-864
2
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, ngày 16 tháng 5 năm 2021
8

dân chủ trở thành động lực để xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Đảng ta còn
có phương châm “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”
Đảng ta đã tập trung phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, mà trước mắt là hoàn thiện thể chế của nó; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, thúc đẩy cái nguồn vốn đầu tư nước ngoài
cũng như nhập khẩu các loại máy móc thiết bị công nghệ cao hỗ trợ sản xuất, thúc
đẩy, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong tình cảnh dịch
bệnh, v.v. Đầu tư cơ sở hạ tầng, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã đi
vào hoạt động thành công, tuyến đường sắt Bến Thành – Suối tiên vẫn đang thi
công, nhiều trường học, trạm y tế vùng sâu vùng xa, cũng như khu công nghiệp dần
được qui hoạch,v.v. Với mục tiêu nhằm xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại
để có một nền kinh tế phát triển cao - điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững
xã hội xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh vấn đề về phát triển kinh tế, Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng chú
trọng vào khía cạnh văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội. Đặc biệt là việc phát
huy các giá trị, tinh hoa bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng 54 dân tộc anh em
nói riêng, và làm đậm đà thêm bản sắc dân tộc Việt Nam máu đỏ da vàng nói
chung. Đảng chủ trương phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời
giữ gìn mối quan hệ anh em thương thân thương ái giữa các dân tộc anh em. Bên
cạnh việc giữ gìn, phát huy các giá trị, tinh hoa văn hóa bằng việc bảo tồn và quảng
bá các giá trị phi vật thể như quan họ Bắc Ninh, múa rối nước, dân ca vọng cổ, v.v.,
thì việc đảm bảo nhân dân được ấm no, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
cũng là đòi hỏi tiên quyết. Vì đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa là sự phát triển
cao về văn hóa đạo đức, chỉ khi ấm no đầy đủ về mặt vật chất, thỏa mãn về mặt tinh
thần,và có trình độ nhận thức học thức cao, con người sẽ tôn trọng nhau và đối xử
công bằng, bình đẳng với nhau hơn, các dân tộc gắn bó với nhau hơn. Ta có thể thấy
nhà nước luôn dành một sự quan tâm đặc biệt đến các hộ gia đình có hoàn cảnh khó
khăn, có các chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo để hỗ trợ một phần gánh nặng
9

cho cuộc sống của người dân. Đoàn kết, bình đẳng, bác ái, luôn hạnh phúc để giúp
mọi người, như một cách lan tỏa tình yêu thương đến với ngươi khác để xã hội trở
nên tốt đẹp hơn.

Nhà nước ta quản lý và điều hành đất nước và xã hội bằng pháp luật thể hiện
quyền lợi và ý chí của nhân dân; vì vậy, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân. Nhà nước của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với
nền tẳng là khối liên minh công nông cùng tầng lớp tri thức tiểu tư sản liên kết với
nhau. Đây là nhà nước mà quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền làm
chủ, có quyền nhận được các lợi ích chung, và có nhiệm vụ tham gia bảo vệ, xây
dựng và phát triển đất nước cũng như xã hội xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng, ta đã phát triển theo hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội với
nền kinh tế thị trường, và cũng đang ngày càng thành công với nó.

2.2. Hạn chế, thách thức

Trong thời buổi hội nhập quốc tế như hiện nay, Việt Nam ta có thể tiếp cận
với nhiều cơ hội, nhiều thuận lợi tiếp nhận nhiều kiến thức mới mẻ nhưng cũng dễ
bị nhiễu loạn thậm chí bị lầm đường vì những tin tức sai lệch dắt mũi người đọc.
Một số thành phần chống phá luôn xuyên tạc luận điểm hành động để vu khống
rằng Việt Nam không có nhân quyền hay dân chủ. Một số người đã thật sự tin vào
những lời nói, câu chữ trên mạng rồi bị kích động mang tư tưởng chống phá thù
địch, phủ nhận công sức xương máu của cha ông đi trước. Ngoài ra, hiện tượng
quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu dân, rút ruột công trình, biển thủ công quỹ ở một số
thành phần trong bộ máy nhà nước cũng là một hiện tượng gây nhức nhối, như u
nhọt ở Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung.
Vì sự phát triển của Internet và sự bùng nổ của mạng xã hội, tạo ra hiện
tượng một số những lối sống phản cảm, không chuẩn mực, thiếu đạo đức, lỗi suy
nghĩ vụ lợi, v.v. du nhập từ nước ngoài và làm một số thanh thiếu niên có tố chất
không vững vàng sống lối sống lỗi như vậy, thậm chí còn làm phiền ảnh hưởng đến
10

người khác như đường dây mại dâm mới vừa bị bắt gần đây ngụy trang dưới dạng
một trào lưu biến chất của giới trẻ: sugar daddy hoặc sugar baby để kiếm tiền.
Và còn nhiều những hạn chế thách thức đối với Việt Nam hiện nay trong
công cuộc xây dựng phát triển và bảo vệ đất nước, hòa nhập vào môi trường quốc tế
để nắm bắt những cơ hội, nhưng không hòa tan mà phải giữ được bản sắc văn hóa
dân tộc của riêng mình, giữ gìn và phát huy những phẩm chất truyền thống tốt đẹp.

C. KẾT LUẬN

Qua bài tiểu luận này ta có thể hiểu hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh về những
đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội Việt Nam, cũng như hiểu hơn về Đảng ta đã nhận
thức và vận dụng nó như thế nào vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ đó
có ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước
cũng như góp phần vào xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Theo Hồ Chí Minh, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội có 4 đặc trưng chính: thứ
nhất, về chính trị: xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ; thứ hai, về
kinh tế: xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; thứ ba, về
văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội: xã hội xã hội chủ nghĩa có trình độ phát
triển cao về văn hoá và đạo đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lý trong các quan hệ
xã hội; thứ tư, về chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội: chủ nghĩa xã hội là công trình
tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Như vậy có thể thấy
được xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội lấy nhân dân làm gốc, lấy nhân dân làm
chủ thể. Đảng lãnh đạo dựa vào nhân dân, huy động nguồn lực của nhân dân trong
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát huy và giữ gìn những giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, hòa nhập quốc tế nhưng không hòa tan. Vận dụng các
đặc trưng CNXH, Việt Nam không ngừng đổi mới, sáng tạo, cải thiện và phát triền
nền kinh tế, tuy rằng còn nhiều những hạn chế, yếu kém trong quản lý, bất cập
trong quá trình xây dựng chế độ CNXH trong thời kỳ quá độ nhưng không thể
11

không nói đến những điểm sáng như thoát khỏi tình hình khủng hoảng kinh tế xã
hội trầm trọng, kinh tế phát triển nhanh, đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện.
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài ở
phía trước cần sự đồng lòng chung sức của nhân dân và Đảng Cộng Sản ta vì một
tương lai tốt đẹp hơn.
Mỗi sinh viên, nên tự trau dồi bản thân, có ý thức sống có trách nhiệm vì bản
thân, gia đình và xã hội. Cố gắng học tập và làm việc theo tấm gương cha ông đi
trước. Biết tận dụng sức mạnh tri thức, sức sáng tạo, sức trẻ để cống hiến cho quê
hương đất nước, xây dựng kinh tế ngày càng phát triển nhanh, vững mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh không chuyên, Bộ GD&ĐT, Sđd, trang 53 – 58.

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập11, tr.610

Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t.1, tr.496.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, ngày 16 tháng 5 năm 2021.

Nhận từ https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/dan-chu-la-ban-chat-cua-che-do-
xhcn-vua-la-muc-tieu-vua-la-dong-luc-cua-cong-cuoc-xay-dung-cnxh-580982.html

Nhận từ https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-
van-kien-dang/dac-trung-co-ban-cua-xa-hoi-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-theo-
tinh-than-dai-hoi-xi-cua-dang-gs-ts-nguyen-864

You might also like