You are on page 1of 4

SOẠN VÀ ĐIỀU KHIỂN LỬA THIÊNG THÁNH THỂ

Lửa Thiêng Thánh Thể là một trong những phương pháp giáo dục độc đáo của Phong Trào TNTT về
cả hai phương diện tự nhiên và siêu nhiên. Tất cả những tiết mục trình diễn đều dựa trên nền tảng
Thánh Kinh, trích dẫn từ Thánh Kinh, xoay quanh chủ đề và các câu chuyện trong Thánh Kinh tùy
theo Ngành và tùy theo khung cảnh và nội dung huấn luyện cho từng ngành từng cấp đã dược quy
định trong quy chế huấn luyện. Trưởng phụ trách soạn thảo và điều khiển buổi Lửa Thiêng Thánh Thể
cần phải nắm vững mục đích và những yếu tố đòi hỏi cho buổi Lửa Thiêng Thánh Thể.
Ở Cấp I, chắc hẳn chúng ta đã thông hiểu về ý nghĩa, mục đích, đặc tính và các vai trò chủ yếu trong
Lửa Thiêng Thánh Thể (Quản Trò, Quản Lửa, Quản Ca...). Đề tài này chú trọng vào việc soạn thảo và
điều khiển buổi Lửa Thiêng Thánh Thể sao cho đầy đủ ý nghĩa và đạt được kết quả tốt đẹp. Sau đây là
một số những nguyên tắc cho việc soạn thảo chương trình và điều khiển buổi Lửa Thiêng Thánh Thể:

I. CHỦ ĐỀ:
Mỗi buổi LTTT phải có một chủ đề và mọi tiết mục đều phải xoay quanh chủ đề đó. Các diễn tiến
trong tiết mục được diễn tả bằng hành động, cử chỉ, lời nói, trang phục (hóa trang) phù hợp với
tiết mục và ý nghĩa qua sự hiểu biết và tài năng của sa mạc sinh. Sau đây là một số các gợi ý trong
việc chọn lựa chủ đề và các tiết mục Lửa Thiêng Thánh Thể cho các sa mạc huấn luyện huynh
trưởng:
A. Sa Mạc Cấp I:
1. Lửa Thiêng Thánh Thể với Cuộc Sống ở Ai Cập; mẫu người lý tưởng là Maisen con
người sống phó thác và chu toàn trách nhiệm.
- Dân Do Thái Bị Áp Bức (XH 1)
- Maisen Sinh Ra (XH 2:1-10)
- Maisen Trốn Vào Sa Mạc (XH 2: 11-22)
- Ngọn Lửa Nơi Bụi Gai (XH 2: 23 – 4: 17)
- Gặp Pharaon (XH 4: 17 – 6:1)
- Những Tai Ương (XH 7: 8 – 10)
- Lễ Vượt Qua (XH 11 – 12:30)
2. Hành Trình Đức Tin dân Do Thái Về Đất Hứa với Vượt Biển Đỏ
- Vượt Biển Đỏ (XH 12:31 – 15:20)
- Mười Giới Răn
- Bò Vàng
- Hòm Bia

B. Sa Mạc Cấp II Ấu:


1. Lửa Thiêng Thánh Thể với Cánh Đồng Bêlem (Phúc Âm Thánh Luca, đoạn 1-2); mẫu
người lý tưởng là Chúa Giêsu đơn sơ.
- Thiên Thần Truyền Tin (Lc 1: 26-38)
- Báo Mộng Cho Giuse (Mt 1: 18-25)
- Thăm Viếng Bà Isave (Lc 1: 39-56)
- Chúa Giêsu Giáng Sinh (Lc 2: 1-7)
- Báo Tin Cho Các Mục Đồng (Lc 2: 8-20)
- Dâng Chúa Trong Đền Thờ (Lc 2: 21-40)
2. Hành Trình Đức Tin Chúa Hiển Linhvới Ánh sao phương đông
- Các Nhà Đạo Sĩ & Hêrôđê (Lc 2: 1-9)
- Dâng Lễ Vật (Lc 1: 10-12)
- Trốn Sang Ai Cập (Lc 1: 13-15)
- Giết Trẻ Thơ (Lc 1: 16-18)

C. Sa Mạc Cấp II Thiếu:


1. Lửa Thiêng Thánh Thể với khung cảnh Làng Nazareth (Phúc Âm Thánh Luca 2:22-52)
nơi Chúa Giêsu đã sống, làm việc và sinh trưởng trong sư vâng phục Đức Maria và Thánh
Giuse; mẫu người lý tưởng là Chúa Giêsu vâng phục.
- Báo Mộng Rời Ai Cập (Mt 2: 19-23)

1
- Cuộc Sống Ngoan Ngoãn & Vâng Phục
- Lạc Trong Đền Thờ (Lc 2: 41-52)
- Cuộc Sống Cầu Nguyện & Hy Sinh
- Cuộc Sống Bác Ái & Làm Tông Đồ
2. Hành Trình Đức Tin Chúa Giêsu thắng cám dỗ với 40 ngày trong sa mạc
- Chúa Chịu Phép Rửa (Mt 3: 1-17)
- Ba Cơn Cám Dỗ (Mt 4: 1-11)

D. Sa Mạc Cấp II Nghĩa:


1. Lửa Thiêng Thánh Thể với khung cảnh Miền Galilê (Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 5-
7); mẫu người lý tưởng là Chúa Giêsu rao giảng.
- Kêu Gọi Các Môn Đệ Đầu Tiên (Lc 4: 42 – 5: 11)
- Phép Lạ Cana (Yn 2: 1-11)
- Tên hầu của viên Bách Quản
- Phép lạ hóa bánh ra nhiều
- Kinh Lạy Cha và sự hiêu nghiệm của lời cầu xin (Lc 11: 1-9)
- Người Cha Nhân Lành (Lc 15: 11-32)
2. Hành Trình Đức Tin với sứ mạng của Chúa Giêsu
- Kêu gọi thống hối
- Người mù từ thủa mới sinh (Yn 9: 1-41)
- Chúa Biến Hình Trên Núi (Mt 17: 1-8)
- Khải Hoàn Vào Giêrusalem (Mt 21: 1-11)

E. Sa Mạc Cấp II Hiệp:


1. Lửa Thiêng Thánh Thể với khung cảnh Bữa Tiệc Ly (Mt 5:1-16); mẫu người lý tưởng
là Chúa Giêsu con người dấn thân phục vụ.
- Trong Đền Thờ (Mt 21: 12 – 23:45)
- Mưu Hại Chúa Giêu (Mt 26: 1 – 16)
- Rửa Chân Cho Môn đệ (Yn 13: 1-20)
- Thành Lập Bí Tích Thánh Thể (Mt 26: 20-29)
2. Hành Trình Đức Tin Chúa Giêsu với Con Đường Thánh Giá
- Trong Vườn Cây Dầu (Mt 26: 30-56)
- Dinh Thương Tế
- Trước Tòa Án
- Đường Thánh Giá

F. Sa Mạc Cấp III:


1. Lửa Thiêng Thánh Thể với khung cảnh Ngôi Mộ Trống; mẫu người lý tưởng là Chúa
Giêsu phục sinh
- Chúa Sống Lại (Mt 27: 62 – 28: 15)
- Ngôi Mồ Trống
- Trên Đường Emau
- Hiện Ra Với Các Tông Đồ
- Hãy Thả Lưới
- Phêrô và Môn Đồ Chúa Yêu
2. Hành Trình Đức Tin Chúa Giêsu thăng thiên.
- Sai Đi Rao Giảng
- Chúa Lên Trời

G. Sa Mạc Trợ Tá: Các bữa tiệc trong Kinh Thánh (chú trọng Tân Ước)
Tiết mục không thể bỏ qua: Người Samaritanô nhân hậu (Lc 10:29-37)
Tiệc Múa Xin Đầu Thánh Gioan Tẩy Giả (Mc 6:21-29)
Tiệc cưới Cana (Yn 2:1-12)
Tiệc nhà bà Matta (Lc 10:38-42)
Tiệc nhà Simon (Lc 7:36-50)

2
II. CHUẨN BỊ:
Sau khi đã nắm vững chủ đề, câu chuyện Thánh Kinh theo đúng khung cảnh huấn luyện. Sau đây
là một số diễn tiến trong việc chuẩn bị cho việc tổ chức buổi LTTT:
1) Soạn thảo chương trình: Trách nhiệm soạn thảo toàn bộ chương trình là do Quản Trò. Quản
Trò xếp đặt chương trình và ghi chép thật chi tiết, cẩn thận, rõ ràng và linh động theo từng
phần. Diễn tiến của chương trình phải theo đúng thứ tự của câu chuyện Thánh Kinh đã được
đưa ra. Sắp xếp trước các tiết mục xen kẽ như băng reo, trò chơi, có thể phân chia cho một số
các Trưởng có tài và năng khiếu cho các phần này.
2) Phân chia các tiết mục cho các đội: Tùy theo số đội để phân chia. Lý tưởng là biết trước được
khả năng và năng khiếu của mỗi đội. Các đội sẽ dựa theo tiết mục đã được phân chia cho
mình để tập dợt và chuẩn bị các đồ hóa trang cho phù hợp.
Khi phân chia các tiết mục, Quản Trò nên nhấn mạnh rằng các Đội có thể dùng bất cứ
hình thức trình diễn nào cũng được (ca, vũ, nhạc, kịch, băng reo, trò chơi), miễn sao đầy đủ ý
nghĩa của tiết mục mà mình trình diễn, mang tính cách giáo dục và đưa ra bài học cụ thể trong
môi trường và đời sống hiện tại, chứ không phải là trình diễn Thánh Kinh, không phải là trình
diễn lịch sử hoặc là trình diễn các Thánh Tử Đạo. Nên tránh việc một người đọc ở ngoài
giống như là đọc Sách Thánh rồi các diễn viên trình diễn bên trong.
3) Phân nhiệm các nhân vật lửa: Quản Trò, Quản Lửa, Quản Ca. Sắp xếp trước các phiếu chấm
điểm và các vị giám khảo phụ trách.
4) Khu vực đốt lửa: Cần nơi có khoảng trống, cao ráo, sạch sẽ, tránh những cành cây lớn và thấp
gần chỗ đốt lửa. Cần có khung cảnh ấm cúng và cách xa chỗ có thể gây sự ồn ào. Cần dành
chỗ ngồi cho quan khách hoặc các vị cao cấp được mời.
5) Chuẩn bị lửa: Sắp xếp củi gọn gàng tùy theo số người và khoảng cách. Dùng củi dễ cháy và
dễ kiểm soát. Dụng cụ mồi lửa như dầu, đuốc, cây gạt lửa. Dụng cụ để chữa cháy như để sẵn
một thùng nước hoặc một thùng cát ngay bên cạnh chỗ đốt lửa.

III. DIỄN TIẾN BUỔI LỬA THIÊNG THÁNH THỂ:


A. Chuẩn bị khai mạc:
1. Trời tối, đống củi và chỗ trình diễn đã được sắp xếp sẵn sàng. Tránh dùng ánh sáng tối đa.
2. Trưởng Trực hoặc Quản Trò tập họp các sa mạc sinh, yên lặng, sau đó các đội sẽ lần lượt
di chuyển đến vị trí trình diễn theo vòng tròn chung quanh chỗ đốt lửa. Từ lúc này, không
nên dùng còi hoặc ra lệnh nữa.
3. Trưởng Trực hoặc Quản Trò đi mời các quan khách vào vị trí đã được dự định sẵn.
B. Khai mạc:
4. Mọi người đứng nghiêm trang, tuyệt đối thinh lặng.
5. Người hướng dẫn (Cha Tuyên Úy, Trợ Úy hoặc Sa Mạc Trưởng) nói về ý nghĩa của lửa,
sự tối tăm và sự mong đợi ánh sáng.
6. Mọi người đứng thinh lặng nghe đọc một đoạn Kinh Thánh về lửa, sự tối tăm và ánh
sáng.
7. Hát bài Gọi Lửa 3 lần, lần 1: vừa, lần 2: nhanh hơn, lần 3: thật nhanh như hối thúc. Tùy
theo sáng kiến của Quản Lửa trong việc đem lửa xuất hiện.
8. Châm lửa: Quản Lửa cầm đuốc trao cho vị quan khách hoặc vị cao trọng nhất châm lửa.
9. Hát và vũ bài Chào Lửa.
10. Băng reo về lửa
C. Phần trình diễn:
Các nguyên tắc cần nhớ trong việc tổ chức Lửa Thiêng Thánh Thể:
1. Quản Trò không giới thiệu tên các đội hoặc người trình diễn. Phương pháp hay nhất là
biết dẫn ý để nói lên tiết mục sắp sửa trình diễn.
2. Nhắc nhở các đội kế tiếp để họ chuẩn bị trước
3. Chuyển mục bằng bài hát, băng reo hay vũ điệu phù hợp với nội dung trình diễn. Cách tốt
nhất là Quản Trò sắp xếp trước các phần chuyển mục và người phụ diễn để cho chương
trình được thêm phần hứng khởi, không bị gián đoạn.
4. Các tiết mục mang ý nghĩa và trích dẫn từ Thánh Kinh. Điểm quan trọng và nổi bật nhất
là mang được, nêu ra được tính cách giáo dục và người thưởng thức sẽ rút tỉa được bài
học từ đó. Có tinh thần và đầu óc sáng tạo để gây được sự chú ý của người thưởng ngoạn.
5. Nên nhớ rằng phương pháp giáo dục của TNTT là dùng phương tiện TỰ NHIÊN để giáo
dục SIÊU NHIÊN và qua SIÊU NHIÊN để giáo dục TỰ NHIÊN. Dùng hình thức ca, vũ,

3
nhạc, kịch để qua đó đưa ra một bài học thiết thực và hữu ích trong môi trường và hoàn
cảnh sống hiện tại.
6. Không có những câu nói hoặc diễn tả quá lố làm sai lạc ý nghĩa và nội dung của Thánh
Kinh. Nếu có tiết mục nào sai lệch nội dung của Thánh Kinh, Quản Trò sẽ khéo léo và tế
nhị sửa đổi ngay sau đó.
7. Các tiết mục trình diễn không nên kéo dài quá 15 phút.
8. Trong lúc trình diễn, các đội không được ra ngoài để tập dợt thêm. Ngay cả khi trình diễn
xong, các đội trở về vị trí của mình tích cực tham dự và thưởng thức phần trình diễn của
các đội khác.
9. Quản Lửa có thể thay đổi lửa tùy theo diễn tiến và sắc thái của tiết mục đang trình diễn.
10. Thông thường, kết thúc các tiết mục bằng bài hát Câu Chuyện Tình Thương
D. Bế Mạc:
11. Lửa tàn, mọi người đứng lên tiến sát quanh đống lửa, vai chen vai.
12. Cha Tuyên Úy, Trợ Úy, Sa Mạc Trưởng hoặc một vị cao cấp nói lại ý nghĩa của lửa, đúc
kết câu chuyện Thánh Kinh đã trình diễn và rút tỉa bài học cho các sa mạc sinh.
13. Mọi người nắm chéo tay trái trên tay phải và cùng hát bài Mang Lửa Về Tim.
14. Hát Kinh Tối
15. Cha Tuyên Úy ban phép lành
16. Ra về trong thinh lặng và trật tự.

You might also like