You are on page 1of 118

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU MĨ THUẬT


(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết về một số hoạt động thực hành, sáng tạo mĩ thuật trong và ngoài nhà
trường.
- Biết đến một số sản phẩm mĩ thuật (SPMT) được thực hành trong môn học.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
 Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các
hoạt động mĩ thuật.
 Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
 Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực mĩ thuật:
 Biết được về một số dạng SPMT tạo hình và SPMT ứng dụng được thực
hành, sáng tạo trong nhà trường.
 Phân biệt được SPMT 2D và 3D.
3. Phẩm chất
- Biết đến những hoạt động liên quan đến môn Mĩ thuật để quan tâm đến môn
học hơn.
- Biết được vẻ đẹp của SPMT từ đó thêm yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.

1
- Một số SPMT 2D và 3D và SPMT tạo hình, ứng dụng để phân tích trực tiếp
cho HS theo dõi, phân biệt.
- Một số video clip giới thiệu về hoạt động liên quan đến môn Mĩ thuật như:
thực hành ngoài trời, tham quan bảo tàng,…để chiếu cho HS quan sát.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập
theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS,
từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
- GV trình chiếu, cho HS quan sát: - HS quan sát hình ảnh, video.
+ Một số SPMT được thực hành trong môn
học Mĩ thuật.
+ Video clip về một số hoạt động liên quan
đến môn Mĩ thuật.
- HS trả lời: SPMT thực hành trong
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm môn Mĩ thuật rất đa dạng, phong phú
nhận gì sau khi quan sát các SPMT và video với, được tạo ra với nhiều hình thức
clip liên quan đến môn học Mĩ thuật? khác nhau.
- GV mời đai diện 1-2 HS trả lời. HS khác
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: Để nắm rõ hơn về
- HS lắng nghe, tiếp thu.
một số hoạt động thực hành, sáng tạo mĩ
thuật trong và ngoài nhà trường và tìm hiểu
kĩ hơn một số sản phẩm mĩ thuật (SPMT)
được thực hành trong môn học, chúng ta
cũng vào bài học đầu tiên của môn Mĩ thuật 3
– Chủ đề 1: Em yêu mĩ thuật.

2
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Hoạt động mĩ thuật
a. Mục tiêu: HS nắm được một số hoạt động
đặc thù của môn Mĩ thuật mà các em đã tham
gia ở trong và ngoài trường học.
b. Cách thức tiến hành
Hoạt động trong giờ học Mĩ thuật
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh 1, 2 SGK
trang 5.
- HS quan sát tranh.

-
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả
lời câu hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết của - HS thảo luận theo cặp đôi.
mình về một số hoạt động đặc thù của môn
Mĩ thuật mà các em đã tham gia ở trong
trường học.
- GV hướng dẫn, gợi ý cho HS: - HS lắng nghe, thực hiện.
+ Ở lớp em đã tham gia những hoạt động nào
liên quan đến môn Mĩ thuật?
+ Ở trường em đã tham gia những hoạt động
nào liên quan đến môn Mĩ thuật?
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác
nhận xét, bổ sung. - HS trả lời:
- GV nhận xét, đánh giá. + Một số hoạt động liên quan đến môn
Mĩ thuật ở lớp:

3
 Vẽ
 Xé, dán
 Nặn
 Đắp nổi
 Làm SPMT từ vật liệu sẵn có,
tái sử dụng
 Trưng bày SPMT.
+ Một số hoạt động liên quan đến môn
Mĩ thuật ở trường:
 Thực hành mĩ thuật ngoài sân
trường
 Tham gia triển lãm mĩ thuật
toàn trường nhân dịp 20/11,
năm mới,...
 Trang trí bảng tin,...
Hoạt động mĩ thuật ngoài lớp học
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh 3, 4 SGK
trang 5. - HS quan sát tranh.
-

G
V yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời
câu hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết của - HS thảo luận theo cặp đôi.
mình về một số hoạt động đặc thù của môn
Mĩ thuật mà các em đã tham gia ở ngoài
trường học.
- GV hướng dẫn, gợi ý cho HS:
- HS lắng nghe, thực hiện.
+ Ngoài giờ học như cuối tuần, ngày nghỉ/
ngày lễ hay vào dịp hè, em có tham gia các

4
hoạt động nào liên quan đến môn Mĩ thuật
không?
+ Trong những hoạt động đó, em yêu thích
hoạt động mĩ thuật nào nhất?
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác
nhận xét, bổ sung. - HS trả lời: Một số hoạt động liên
quan đến môn Mĩ thuật ở ngoài
trường học:
+ Xem phòng tranh.
+ Tham quan khu trưng bày hiện vật ở
bảo tàng.
- GV nhận xét, đánh giá. + Tham gia câu lạc bộ mĩ thuật.
- GV cho HS: Xem thêm một số video clip - HS quan sát, tiếp thu.
giới thiệu về những trải nghiệm liên quan đến
môn Mĩ thuật như:
+ Thực hành pha hai màu cơ bản để có được
một màu thứ ba.
+ Thực hành sáng tạo SPMT từ vật liệu sẵn
có.
+ Trải nghiệm mĩ thuật ở ngoài sân trường,
khu vườn trường.
+ Tham quan bảo tàng mĩ thuật.
+ Tham quan các di tích lịch sử văn hóa.
+ Giới thiệu một số phù điêu, tượng,...
Hoạt động 2: Sản phẩm mĩ thuật
a. Mục tiêu: HS chia sẻ về những SPMT đã
thực hiện trong năm học trước và gọi tên
những SPMT này theo cách hiểu của mình.
b. Cách thức tiến hành
Sản phẩm mĩ thuật tạo hình 2D
- GV yêu cầu HS quan sát 2 bức tranh tạo - HS quan sát tranh.
hình 2D SGK tr.6 và trả lời câu hỏi:
+ SPMT 2D là gì?

5
+ Ở lớp 2, em đã vẽ nặn được bao nhiêu
SPMT 2D?
+ Ngoài vẽ, nặn em còn sử dụng cách nào để
tạo nên SPMT 2D? - HS trả lời: Các sản phẩm mĩ thuật
2D được vẽ và thể hiện trên mặt
phẳng như giấy A4.
- HS quan sát tranh.

- GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét,


bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV cho HS quan sát thêm 1 số SPMT 2D:

- HS quan sát.

6
Sản phẩm mĩ thuật tạo hình 3D
- GV yêu cầu HS quan sát 3 bức tranh tạo
hình 3D SGK tr.6

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:


+ SPMT 3D là gì?
+ Ở lớp 2, em đã vẽ nặn được bao nhiêu
SPMT 3D? - HS trả lời: Các sản phẩm mĩ thuật
- GV mời 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét, 3D được trình bày nổi trên mặt phẳng
bổ sung. từ nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo
- GV nhận xét, kết luận. cảm giác sống động và chân thức hơn.
- HS quan sát tranh.

7
- GV cho HS quan sát thêm 1 số SPMT 3D:

- HS thảo luận theo cặp đôi.

- HS trả lời.

- GV yêu cầu HS thảo - HS lắng nghe, tiếp thu.


luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hãy cho
biết sự khác nhau giữa SPMT 2D và SPMT
3D?
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận:
+ SPMT 3D được coi là một bước tiến so với
SPMT 2D.
+ SPMT 3D tái hiện lại hiện thực tốt hơn
SPMT 2D do hiển thị được đầy đủ 3 chiều
không gian của sự vật, giúp chúng ta định rõ
được khoảng cách về chiều sâu giữa các đối
tượng.
+ Khi xem SPMT 3D ở các góc quan sát hơi - HS quan sát.
khác nhau, ta còn cảm thấy vị trí tương đối
giữa các đối tượng trong tranh thay đổi, hệt
như khi người quan sát đi vòng quanh sự vật
thật.
Sản phẩm mĩ thuật ứng dụng
- GV yêu cầu HS quan sát 3 bức tranh tạo
thuộc sản phẩm mĩ thuật ứng dụng SGK tr.7:

8
- HS trả lời.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:


+ Thế nào là SPMT tạo hình, SPMT ứng - HS lắng nghe tiếp thu.
dụng?
+ Hãy cho biết sự khác nhau giữa SPMT tạo
hình và SPMT ứng dụng?
- GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. HS khác
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
+ SPMT tạo hình bao gồm:
 Các thể loại hội họa, đồ họa tranh in,
điêu khắc.
 Các thể loại này đều sử dụng yếu tố tạo
hình như: đường nét, màu sắc, hình
khối, không gian, bố cục để thể hiện ý
tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ

9
trước thiên nhiên, cuộc sống.
+ SPMT ứng dụng:
 Gắn với sản xuất công nghiệp và cuộc - HS quan sát.
sống.
 Là nghệ thuật sử dụng các yếu tố mĩ
thuật trong thiết kế, tạo dáng sản phẩm
như: trang phục, bìa sách, đồ lưu niệm,
bao bì, đồ dùng,…
- GV cho HS quan sát thêm 1 số SPMT tạo - HS quan sát SPMT.
hình và SPMT ứng dụng đã chuẩn bị.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS nhận biết, phân biệt được - HS trả lời.
các SPMT đã học trong môn Mĩ thuật.
b. Cách tiến hành
- GV trình chiếu 1 số sản phẩm mĩ thuật lên
bảng lớp và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em
hãy cho biết đâu là SPMT 2D, SPMT 3D,
SPMT ứng dụng, SPMT tạo hình?
- GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. HS khác
- HS lắng nghe, thực hiện.
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vẽ, nặn một SPMT ở thể loại
mà em yêu thích.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động tại nhà:
Vẽ, nặn một SPMT thuộc thể loại mà em yêu
thích.
IV. CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những
HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

10
V. DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
 Ôn lại nội dung Chủ đề 1.
 Vẽ, nặn SPMT thuộc thể loại em yêu thích và báo cáo vào tiết học sau
 Đọc và chuẩn bị trước Chủ đề 2 – Hoa văn trên trang phục của một số
dân tộc.

11
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC
(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết được một số hoa văn được tạo nên từ nét.
- Hiểu về việc kết hợp của hoa văn trong trang trí đồ vật.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
 Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các
hoạt động mĩ thuật.
 Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
 Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực mĩ thuật:
 Có khả năng sử dụng các nét để biết chép một mẫu hoa văn trên trang
phục mình yêu thích.
 Sử dụng được mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức
vẽ, nặn, đắp nổi.
 Sử dụng hoa văn yêu thích trang trí một vật em yêu thích.
3. Phẩm chất
- Có ý thức gắn kết tri thức của môn học với việc trang trí, làm đẹp đồ vật
trong cuộc sống.
- Biết về vẻ đẹp trên trang phục của một số dân tộc, từ đó có thêm tình cảm
với đồng bảo ở các vùng, miền đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

12
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về hoa văn trên trang phục của một số
dân tộc tại địa phương.
- Hình ảnh SPMT được trang trí từ một số hoa văn để làm minh họa, phân tích
về cách sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật để HS quan sát trực tiếp.
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập
theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS,
từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
- GV cho HS quan sát trang phục truyền - HS quan sát tranh.
thống của một số dân tộc và yêu cầu HS trả
lời câu hỏi:
- Theo em, đây là trang phục truyền thống
của những dân tộc nào?
- Em có nhận xét gì về những bộ trang phục
này?

13
- GV mời đai diện 1-2 HS trả lời. HS khác - HS trả lời câu hỏi:
nhận xét, bổ sung. + Đây là trang phục truyền thống của
- GV nhận xét, đánh giá. dân tộc Tày, Nùng.
+ Những trang phục dân tộc này sử
dụng hoa văn trang trí, tạo nên bản
sắc riêng cho từng dân tộc.
- GV dẫn dắt vào bài học: Để nắm rõ hơn về - HS lắng nghe, tiếp thu.
cách sử dụng hoa văn trên trang phục của
đồng bào các dân tộc, cũng như biết được
một số hoa văn được tạo nên từ nét và kết
hợp của hoa văn trong trang trí đồ vật, chúng
ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học
ngày hôm nay – Chủ đề 2: Hoa văn trên
trang phục của một số dân tộc.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu:
- HS nắm biết đến hoa văn trên trang phục
của một số dân tộc được tạo nên từ nét đơn
giản.
- Thông qua quan sát, HS biết được hoa văn
của một số dân tộc được kết hợp từ những nét
đã biết.
b. Cách thức tiến hành
Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân
tộc Mông
- HS quan sát tranh.
- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1-6 SGK
tr.8 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Những hoa văn này có hình gì?
+ Hoa văn này được tạo nên từ những nét
nào?

14
- HS trả lời:
+ Hoa văn có hình: hình chữ nhật,
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác hình quả trám,....
nhận xét, bổ sung. + Hoa văn này được tạo nên từ nét
thẳng, cong, dích dắc,...
- HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV mở rộng kiến thức:


+ Trang phục không chỉ là quần, áo,
váy,....để mặc mà còn để đội như mũ, nón,
khăn,...
+ Trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng
tay,...
+ Mỗi dân tộc có những bộ trang phục truyền
- HS quan sát.
thống, sử dụng những hoa văn trang trí tạo
nên sự đa dạng, mang bản sắc riêng.
- GV cho HS quan sát thêm một số hoa văn
khác trên trang phục của đồng bào dân tộc
Mông.
Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân
15
tộc Ê-đê
- GV hướng dẫn HS quan sát một số hoa văn - HS quan sát tranh.
trên trang phục của đồng bào dân tộc Ê-đê
SGK tr.9 và trả lời câu hỏi:
+ Hoa văn này được kết hợp từ những hình
nào?
+ Các hình trong hoa văn được kết hợp như
thế nào?

- HS trả lời câu hỏi:


- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác
nhận xét, bổ sung. + Hoa văn này được kết hợp từ những
hình: hình tam giác, hình chữ nhật,
hình thoi,....
+ Các hình trong hoa văn được kết
hợp: đối xứng, lặp lại, xen kẽ,...
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV mở rộng kiến thức:
+ Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân
tộc rất phong phú, mô phỏng hình hoa lá con
vật,....trong cuộc sống.
+ Những hoa văn này được cách điệu từ các
hình vuông, hình tam giác, đường thẳng,

16
đường dích dắc,...
- GV cho HS quan sát thêm một số hoa văn - HS quan sát.
khác trên trang phục của đồng bào dân tộc Ê-
đê.
Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân
tộc Chăm
- GV cho HS quan sát một số hoa văn trên
- HS quan sát.
trang phục của đồng bào dân tộc Chăm SGK
tr.10 và trả lời câu hỏi:
+ Hoa văn này được kết hợp từ những hình
nào?
+ Màu sắc trong những hoa văn này được thể
hiện như thế nào?
-

GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác - HS trả lời:


nhận xét, bổ sung. + Hoa văn này được kết hợp từ hình
tam giác, hình chữ nhật, hình thoi,....
+ Màu sắc trong những hoa văn này
được thể hiện: một màu, nhiều màu,....
- GV cho HS quan sát thêm một số hoa văn
khác trên trang phục của đồng bào dân tộc - HS quan sát.
Chăm.
Hoạt động 2: Thể hiện
17
a. Mục tiêu:
- HS chép được một mẫu hoa văn mình yêu
thích.
- Sử dụng mẫu hoa văn yêu thích trang trí một
đồ vật bằng hình thức yêu thích.
b. Cách thức tiến hành
- GV cho HS thực hành chép một mẫu hoa
văn yêu thích theo gợi ý:
+ Hình dạng của hoa văn: Hoa văn có hình
- HS lắng nghe, tiếp thu.
gì? Hoa văn gồm môt hình hay là sự kết hợp
của nhiều hình?
+ Chi tiết của hoa văn: Hoa văn được tạo
nên từ những nét nào?

- GV hướng dẫn và lưu ý HS: Nếu hoa văn


được kết hợp từ nhiều hình thì vẽ từng hình
theo chiều từ trái sang phải. - HS lắng nghe, trả lời:
- GV cho HS thực hành sử dụng mẫu hoa văn + Đồ vật em định trang trí là đồ vật
trang trí đồ vật theo gợi ý: cũ, vẽ một đồ vật ra giấy,....
+ Đồ vật em định trang trí là gì? + Em sử dụng cách vẽ đắp, nổi, ghép
+ Em sử dụng cách nào để trang trí? vật liệu,...
+ Hình thức trang trí đồ vật theo một
18
+ Hình thức trang trí đồ vật là gì? diện, theo hàng lối,...
Hoạt động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu:
- Biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn,
nhóm theo kiến thức đã học về nét tạo nên
hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí
SPMT.
- Trình bày cảm nhận trước nhóm, lớp.
b. Cách thức tiến hành
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS
- HS thảo luận theo nhóm.
thảo luận theo các nội dung sau:
+ Hoa văn trong trang trí sản phẩm gồm các
yếu tố tạo hình nào?
+ Các hình thức sắp xếp hoa văn trong sản
phẩm như thế nào?
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
- Sử dụng hoa văn để trang trí một chậu cây.
- Hình thành khả năng kết nối kiến thức đã
học để tạo SPMT gắn với cuộc sống.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS quan sát các bước trang trí chậu - HS quan sát.
cây theo gợi ý:
+ Sử dụng vật liệu có sẵn/tái sử dụng như:
bia, vỏ chai,...
+ Sử dụng cách tạo hoa văn theo hình thức
nhắc lại, xen kẽ, lặp lại, đối xứng (các chấm
tròn, hình vuông, hình chữ nhật,....).
+ Kết hợp màu trong tạo hoa văn (3 màu
xanh lá cây, đỏ, vàng).
+ Sử dụng kĩ thuật in đơn giản, bôi màu lên
vật cần in và đặt lên giấy để in.

19
+ Hoàn thiện sản phẩm.

- GV mời 1-2 HS nhắc lại cách thực hiện. - HS trả lời.


- GV yêu cầu HS: Căn cứ vào vật liệu chuẩn - HS thực hành tạo SPMT của mình.
bị, HS thực hiện SPMT của mình.
Trưng bày sản phẩm cuối chủ đề
- GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá - HS trưng bày SPMT và chia sẻ cảm
nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và nhận về SPMT của bạn.
giới thiệu theo gợi ý:
+ Hoa văn trang trí trên chậu cây của bạn

20
được kết hợp từ những nét, hình, màu nào?
+ Phần trang trí trên chậu cây của bạn theo
hình thức nào?
+ Cách tạo hoa văn của bạn là gì?
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá SPMT,
- GV khích lệ, động viên HS.
IV. CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những
HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
V. DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
 Ôn lại nội dung Chủ đề 2.
 Đọc và chuẩn bị trước Chủ đề 3 – Màu sắc em yêu.

21
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 3: MÀU SẮC EM YÊU


(3 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu về cách tạo ra màu thứ cấp, phân biệt màu thứ cấp và màu cơ bản.
- Biết cách tìm ý tưởng thể hiện SPMT sử dụng các màu sắc đã học.
- Biết sử dụng chất liệu phù hợp trong thực hành.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
 Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các
hoạt động mĩ thuật.
 Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
 Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực mĩ thuật:
 Tạo được SPMT có sự kết hợp những màu sắc đã học.
 Sử dụng được màu thứ cấp, màu cơ bản, màu đậm, màu nhạt trong thực
hành, sáng tạo SPMT.
 Nhận biết và thực hiện được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm
nên SPMT từ giấy màu và màu vẽ.
3. Phẩm chất
- Yêu thích màu sắc và biết cách khai thác vẻ đẹp của màu sắc trong thực
hành, sáng tạo SPMT.
- Giữ gìn vệ sinh chung khi sử dụng màu sắc để thực hành.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

22
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Một số tranh ảnh, đồ vật quen thuộc, TPMT, video clip (nếu có) giới thiệu
về các màu sắc trong chủ đề.
- Hình ảnh SPMT thể hiện các màu sắc và chất liệu khác nhau để làm minh
họa cho HS quan sát trực tiếp.
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập
theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS,
từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các màu sắc mà em biết.
+ Theo em, màu sắc có ở những đâu?
- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. HS khác - HS trả lời câu hỏi:
nhận xét, bổ sung. + Các màu sắc: xanh lam, đỏ, vàng,
- GV nhận xét, đánh giá. da cam, trắng, tím, nâu, đen, hồng,
xám,...
+ Màu săc thường có ở trong thiên
nhiên, trong cuộc sống, trong tranh
- GV dẫn dắt vào bài học: Để phân biệt rõ của họa sĩ.
hơn về các màu sắc trong thiên nhiên, trong - HS lắng nghe, tiếp thu.
cuộc sống, cũng như phân biệt và tạo được
các màu từ các màu cơ bản, chúng ta sẽ cùng
đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay –
Chủ đề 3: Màu sắc em yêu.

23
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu
- Biết khai thác hình ảnh có sự kết hợp của
màu sắc trong thiên nhiên, trong cuộc sống và
trong tranh tranh vẽ của họa sĩ.
- Nhận biết được màu thứ cấp và cách tạo ra
màu thứ cấp từ ba màu cơ bản.
- Nhận biết được các màu thứ cấp có trong
thiên nhiên và trong cuộc sống.
b. Cách thức tiến hành
Màu sắc trong thiên nhiên
- GV hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh
về màu sắc trong thiên nhiên SGK tr.14 và - HS quan sát tranh.
yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em nhận biết được màu sắc nào trong từng
bức ảnh trên?
+ Em hãy kể tên những màu sắc trong thiên
nhiên mà em biết.

24
-

GV mời 2-3 HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận


xét, bổ sung.
- HS trả lời:
+ Màu sắc trong các bức tranh:
- GV nhận xét, đánh giá.  Bức tranh 1: xanh lam, xanh
ngọc, xanh lá cây.
 Bức tranh 2: da cam, vàng,
xanh lá cây, xanh lam.
 Bức tranh 3: đỏ, hồng, da cam,
xanh lá cây.
+ Những màu sắc khác có trong thiên
nhiên: trắng, tím, hồng,....

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh - HS quan sát.

25
Màu sắc trong cuộc sống
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp đôi,
quan sát một số hình ảnh về màu sắc trong - HS quan sát hình ảnh theo cặp đôi.
cuộc sống SGK tr.15 và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu tên các
màu sắc có trong
những đồ vật trên và
chỉ ra các màu cơ bản
trong đó.
+ Kể tên đồ vật có
nhiều màu sắc mà em
yêu thích.

- GV mời đại
diện một số cặp đôi trả lời. HS khác nhận xét, - HS trả lời:
bổ sung.
+ Tên các màu sắc có trong những đồ
- GV nhận xét, đánh giá. vật trên và chỉ ra các màu cơ bản
trong đó:
 Hình 1: xanh ngọc, vàng, hồng,
đỏ, xanh lá cây, đen, tím, xanh
lam, da cam. Trong đó, màu cơ
bản là màu vàng.
 Hình 2: xanh đậm, xanh lam,
xanh dương, xanh lá mạ, xanh

26
lá cây, vàng, da cam. Trong đó,
màu cơ bản là màu xanh lam.
 Hình 3: vàng, da cam, xanh
lam, xanh lá cây. Trong đó, màu
cơ bản là màu xanh.
+ Tên đồ vật có nhiều màu sắc: phao
Màu sắc trong tranh của họa sĩ bơi, xúc xắc, xếp hình,...
- GV hướng dẫn HS quan sát 2 bức tranh - HS quan sát tranh.
SGK tr.16.

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm và


trả lời câu hỏi: - HS thảo luận theo nhóm.
+ Bức tranh có nội dung gì?
+ Em biết những màu nào trong hai bức
tranh trên?
+ Các màu đậm, màu nhạt trong mỗi bức
tranh trên được thể hiện như thế nào?
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời. HS

27
khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời.
- GV tóm tắt, giới thiệu thêm về tác giả, tác - HS lắng nghe, tiếp thu.
phẩm:
+ Bức tranh 1:
 Hăng-ri Ma-ti-xơ (1869-1954) là một
họa sĩ người Pháp. Ông là họa sĩ tiên
phong của trường phái Dã thú, vào
thập niên 20 của thế kỉ XX. Ông nổi
tiếng với khả năng sử dụng ngôn ngữ
màu sắc biểu cảm.
 Màu sắc trong tranh ông luôn nguyên
sơ, nổi bật.
 Tác phẩm “Món ăn và trái cây trên
thảm đỏ và đen” được vẽ bằng chất
liệu sơn dầu và hoàn thành năm 1901.
Bức tranh thuộc thể loại tranh tĩnh vật.
Họa sĩ đã sử dụng những màu sắc nổi
bật kết hợp một cách uyển chuyển với
những đường nét mạnh mẽ, dứt khoát
để diễn tả những đồ vật, hoa quả quen
thuộc trong cuộc sống.
+ Bức tranh 2:
 Lương Xuân Nhị (1914-2006) là họa sĩ
sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Sự
nghiệp của ông được biết đến với
những bức tranh sơn dầu và tranh lụa
về các đề tài: chân dung, thiếu nữ,
phong cảnh, sinh hoạt bình dị của Việt
Nam. Ông làm một trong số những họa
sĩ thời kì đầu của trường Cao đẳng Mĩ
thuật Đông Dương, những tác phẩm
của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa nghệ thuật phương Tây qua cách
diễn tả hình khối, chi tiết, ánh sáng,

28
màu sắc và nghệ thuật phương Đông
trong việc diễn tả tập trung thần thái
của người và cảnh. Bên cạnh đó, có thể
thấy sự nhất quán trong quan điểm
sáng tác của họa sĩ bởi các ý tưởng và
cảm xúc luôn thể hiện được vẻ đẹp bình
dị, thanh nhã của con người Việt Nam.
 Tác phẩm “Bên bờ giếng” là bức tranh
sơn dầu được họa sĩ Lương Xuân Nhị
sáng tác năm 1984. Với gam màu chủ
đạo là màu xanh của những tán cây,
rêu phong kết hợp với màu cam đất của
tường nhà, đường làng,...Bức tranh đã
diễn tả không gian thanh bình đặc
trưng của làng quê Bắc Bộ. Hình ảnh
làng quê trong tranh được mô phỏng
cô đọng ở một góc làng, nơi đó có lũy
tre cạnh bờ giếng, những con trâu
nhởn nhơ gặm cỏ, xa xa là mái nhà
nhấp nhô đan xen với các tán cây và
thấp thoáng bóng một vài đứa trẻ đang
nô đùa. Tất cả đã gợi cho người xem
cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, gần gũi,
thân thương.
- GV cho HS quan sát thêm một số TPMT có
màu sắc đẹp:
- HS quan sát.

29
"Bình minh trên nông trang" do hoạ sĩ
Nguyễn Đức Nùng (1914-1983) vẽ năm 1958,
chất liệu sơn mài. Kích thước 63 x 91,2 cm.
Sự kết hợp của ba màu cơ bản tạo nên màu
thứ cấp
- GV cho HS quan sát hình ảnh SGK tr.17 và
hướng dẫn cho HS:
- HS quan sát.
+ 3

màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lam.


+ Tạo ra màu thứ cấp bằng cách kết hợp từ
- HS lắng nghe, tiếp thu.
hai màu cơ bản:
 Đỏ + vàng = cam.
 Vàng + xanh lam = xanh lá cây.
 Đỏ + xanh lam = tím.
+ Tên 3 màu thứ cấp: cam, tím, xanh lá cây.
- GV chuẩn bị màu và dụng cụ pha màu, thực
hiện thao tác tạo 3 màu thứ cấp từ 3 màu cơ
bản. - HS quan sát.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan
sát hình ảnh SGK tr.17 và trả lời câu hỏi:
+ Đọc tên các màu thứ cấp có ở cánh hoa dạ - HS thảo luận theo nhóm.
yến thảo, quả cam, bình tưới cây.
+ Kể tên màu sắc của cảnh vật, đồ vật khác

30
trong cuộc sống có các màu giống ba màu
thứ cấp: cam, tím, xanh lá cây.
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời. HS
khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời:
+ Màu thứ cấp ở:
 Cánh hóa dạ yến thảo: tím,
xanh lá cây.
 Quả cam: xanh lá cây, da cam.
 Bình tưới cây: xanh lá cây.
 + Màu sắc của cảnh vật, đồ vật
khác trong cuộc sống có các
màu giống ba màu thứ cấp:
cam, tím, xanh lá cây.
- GV kết luận:  Màu cam: hoa hồng cam.
+ Màu sắc có ở trong thiên nhiên, trong cuộc  Màu tím: hoa violet.
sống làm cảnh vật và mọi thứ xung quanh  Màu xanh lá cây: xe taxi.
chúng ta thêm tươi đẹp. - HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Ba màu cơ bản là (đỏ, vàng, xanh lam) khi
pha trộn với nhau có thể tạo ra ba màu thứ
cấp (cam, xanh lá cây, tím).
+ Có thể kết hợp các màu sắc khác nhau để
tạo SPMT.
Hoạt động 2: Thể hiện
a. Mục tiêu: HS thực hiện được SPMT có sử
dụng màu đã học.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS vẽ, xé, dán hoặc dùng đất
nặn, thể hiện một số sản phẩm có nội dung tự
chọn và sử dụng màu sắc đã học vào Vở bài
tập Mĩ thuật 3.
- GV hướng dẫn cho HS thực hành SPMT
theo gợi ý:

31
+ Ý tưởng: các chủ đề chân dung, sinh hoạt, - HS lắng nghe, thực hiện.
phong cảnh, con vật, đồ vật,....Ví dụ, thể hiện
SPMT về chân dung một người em yêu quý,
các hoạt động vui chơi ở trường, cảnh đẹp em
yêu thích, con vật em yêu thích.
+ Chất liệu: màu vẽ, xé, dán giấy; miết đất
nặn hoặc nặn tạo dáng SPMT theo nội dung
đã chọn.
+ Cách thực hiện: làm sản phẩm 2D hay 3D
phù hợp với năng lực của bản thân.
- GV cho HS quan sát một số SPMT của HS
SGK tr.18.
- HS quan sát.

Hoạt
động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu: Biết cách nhận xét, đánh giá
SPMT của bạn, nhóm qua phần trả lời câu hỏi
gợi ý trong sách.
b. Cách tiến hành
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS
thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Sản phẩm của bạn có những màu sắc gì? - HS thảo luận theo nhóm.

32
+ Chỉ ra các màu cơ bản và màu thứ cấp
trong sản phẩm?
+ Các màu sắc trong sản phẩm giúp bạn liên
tưởng đến màu của những đồ vật nào trong
gia đình?
+ Bạn thích sản phẩm nào nhất? Hay chia sẻ
về điều khiến bạn thích trong bài thực hành
đó.
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. HS khác
nhận xét, b - HS trả lời.
- GV đưa ra thêm gợi ý dựa theo SPMT thực
tế để HS nhận biết rõ hơn sự kết hợp của màu
sắc SPMT:
+ Em sẽ sử dụng màu sắc gì để thể hiện cho
nổi bật hơn SPMT của bạn?
+ Hãy chia sẻ về quá trình thực hiện SPMT
của nhóm em/em.
- GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét,
bổ sung.
- HS trả lời.
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
- Củng cố lại kiến thức, kĩ năng liên quan đến
cách tạo màu thức cấp và sự kết hợp của màu
sắc đã được học ở hai hoạt động trước.
- Hình thành khả năng kết nối kiến thức đã
học để tạo SPMT gắn với cuộc sống.
b. Cách thức tiến hành
- GV cho HS quan sát các bước thiết kế và
trang trí khung ảnh chung của nhóm SGK tr. - HS quan sát.
20.

33
- GV lưu ý HS một số bước thực hiện:
+ Lựa chọn vật liệu để tạo dáng sản phẩm
(giấy bìa màu, sợi dây, giấy màu, giấy trắng, - HS lắng nghe, tiếp thu.
giấy báo/tạp chí, bút màu, bút chì, keo dán
giấy, băng dính hai mặt).
+ Lựa chọn hình vẽ để trang trí (hình đám
mây và cầu vồng; hình khinh khí cầu hoặc có
thể chọn các hình khác nhau như hoa, mái

34
nhà, con chim, cái cây,....)
+ Lựa chọn chất liệu để cắt dán hình trang
trí.
- GV lưu ý HS về kĩ thuật thực hiện:
+ Chọn và vẽ hình trang trí cân đối với phần
giấy là khung (không to quá để có chỗ cho - HS lắng nghe, tiếp thu.
phần dán ảnh, không nhỏ quá vì sẽ thành vụn
vặt).
+ Chọn các màu sắc kết hợp với nhau sao
cho nổi bật nội dung thể hiện.
+ Kĩ thuật cắt, đính, ghép các sản phẩm (hình
trái tim, hình con cánh cam). Khi luồn sợi dây
giữa bằng cách dán băng dính cho khung ảnh
được cân đối.
- GV mời 1-2 HS nhắc lại những lưu ý khi
thực hi
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS - HS trả lời.
thực hành thiết kế và trang trí khung ảnh
chung của nhóm.
- HS chia thành các nhóm, thực hiện
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
nhiệm vụ.
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
- GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá
nhân, nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân
và giới thiệu theo gợi ý:
+ Nhóm em/em đã sử dụng những hình ảnh, - HS trưng bày và giới thiệu SPMT
màu sắc nào để trang trí sản phẩm. của em/nhóm em.
+ Trong các SPMT đã thực hiện, em thích
sản phẩm nào nhất? Vì sao?
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá SPMT.
- GV động viên, khích lệ HS.
IV. CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

35
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những
HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
V. DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
 Ôn lại nội dung Chủ đề 3.
 Đọc và chuẩn bị trước Chủ đề 4 – Vẻ đẹp của khối.

36
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4: VẺ ĐẸP CỦA KHỐI


(3 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu về một số hình thức biểu hiện của khối.
- Biết về cách thực hiện một số SPMT tạo cảm giác chuyển động về khối.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các
hoạt động mĩ thuật.
● Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
● Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực mĩ thuật:
● Tạo được SPMT cho cảm giác khác nhau về khối.
● Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên SPMT từ nhiều
chất liệu.
● Biết sử dụng vật liệu sẵn có như giây thép, giấy, đất nặn trong thực hành,
sáng tạo SPMT 3D.
3. Phẩm chất

37
- Biết được vẻ đẹp của khối, cũng như có thêm vốn ngôn ngữ để diễn đạt
trong lĩnh vực thưởng thức TPMT, SPMT 3D qua đó thêm yêu thích môn
học.
- Biết được sự đa dạng trong một số biểu hiện của khối, từ đó hiểu hơn về vẻ
đẹp của TPMT, SPMT liên quan.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Một số hình ảnh, video clip giới thiệu một số tượng.
- Hình ảnh SPMT có sự tương phản, cũng như tạo nên cảm giác về sự chuyển
động để làm minh họa, phân tích về biểu hiện của khối cho HS quan sát.
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập
theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS,
từng bước làm quen bài học.

38
b. Cách thức tiến hành - HS quan sát hình ảnh.
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu
cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết hình
dạng của những khối hình sau đây

- HS trả lời: Hình dạng của những


khối hình:
+ Hình cầu.
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác
nhận xét, bổ sung. + Hình hộp chữ nhật.

- GV nhận xét, đánh giá. + Hình lập phương.


- HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV dẫn dắt vào bài học: Các hình khối như


chúng ta vừa quan sát đều có những biểu hiện
39
cơ bản theo một số cặp tương phản. Để tìm
hiểu rõ hơn về một số hình thức biểu hiện của
khối, cũng như biết cách thực hiện một số
SPMT tạo cảm giác chuyển động về khối,
chúng ta sẽ cùng nhau đi khám phá trong bài
học ngày hôm nay – Chủ đề 4: Vẻ đẹp của
khối.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu
- Biết đến một số biểu hiện của khối.
- Biết đến biểu hiện của khối trên một số
SPMT.
b. Cách thức tiến hành
Một số biểu hiện của khối tạo cảm giác - HS quan sát hình ảnh.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh một số


cặp khối tương phản SGK tr.22 và yêu cầu
HS: Hãy nêu những biểu hiện của các khối
này.

40
- HS trả lời: Những biểu hiện của các
khối này
+ Khối cứng – khối mềm.

- GV mời 1 HS trả lời câu hỏi. + Khối cầu đặc – khối rỗng.
+ Khối tĩnh – khối động.
- HS trả lời.

- GV hướng dẫn HS tiếp tục quan sát hình


ảnh SGK tr.22 và trả lời câu hỏi: Trong các
biểu hiện của khối ở trên, em thích cặp tương
phản nào nhất?
- GV lưu ý HS:
+ Một số biểu hiện của khối tạo cảm giác
khác nhau cho người xem như: khối cứng –

41
khối mềm, khối tĩnh – khối mềm.
+ Tên gọi của một số biểu hiện thể hiện bằng
hình dáng bên ngoài của khối như khối cầu
đặc – khối cầu rỗng.
Biểu hiện của khối trên SPMT
- GV cho HS quan sát hình ảnh một số biểu - HS quan sát hình ảnh.
hiện của khối trên SPMT SGK tr.23 và yêu
cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy phân tích một
số sự kết hợp của hình thức biểu hiện khác
nhau nhằm tạo nên hiệu quả về thị giác.
-

GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. HS


khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời câu hỏi:
+ Hình 1: SPMT từ đất nặn thể hiện
cảm giác về khối đặc và khối rỗng.
+ Hình 2: SPMT từ đất nặn thể hiện
cảm giác về khối mềm.
+ Hình 3: SPMT từ nhiều vật liệu, thể

42
hiện sự kết hợp khối tĩnh và khối động.
+ Hình 4: SPMT từ bìa tạo cảm giác
- GV kết luận: Việc kết hợp một số biểu hiện về sự chuyển động.
cũng như thể hiện về khối khác nhau là những - HS lắng nghe, tiếp thu.
cách thể hiện vẻ đẹp của khối trên SPMT.
Hoạt động 2: Thể hiện
a. Mục tiêu: HS thực hiện được SPMT có
biểu hiện của khối mình yêu thích.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS thực hành SPMT theo gợi ý:
+ Ý tưởng: liên tưởng đến một hình thức biểu - HS thực hành theo gợi ý, hướng dẫn
hiện của khối mình yêu thích và lựa chọn của GV.
hình thức thể hiện phù hợp với khả năng thực
hiện của mình.
+ Quy trình: tạo hình dáng bên ngoài SPMT
– sử dụng kĩ thuật ấn, khoét, đắp thêm,....để
tạo nên những biểu hiện khác nhau của khối;
liên tưởng đến một vật và đặt tên theo ý thích.

43
Hoạt động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu
- Biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn/
nhóm theo kiến thức về biểu hiện của khối đã
học. - HS thảo luận theo nhóm.
- Trình bày những cảm nhận trước nhóm và
lớp.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thảo luận SPMT của
nhóm theo gợi ý:
- HS trả lời.
+ SPMT của bạn có biểu hiện nào của khối?
+ Trong các SPMT của nhóm, bạn thích
- HS lắng nghe, tiếp thu.
SPMT nào nhất? Vì sao?
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời.
- GV kết luận: Có rất nhiều hình thức biểu
hiện của khối và mỗi biểu hiện cho người xem

44
một cảm nhận khác nhau.
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
- Thường thức TPMT tạo cảm giác về sự
chuyển động của khối của nhà điêu khắc nổi
tiếng thế giới An-béc-tô Gia-cô-mét-ti. - HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV
- Sử dụng vật liệu sẵn có để thực hiện một phân tích.
SPMT tạo cảm giác về sự chuyển động.
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS quan sát 2 TPMT của
nhà điêu khắc An-béc-tô Gia-cô-mét-ti SGK
tr.25 và phân tích yếu tố tạo cảm giác về sự
chuyển động trên tác phẩm:
+ Nhà điêu khắc tạo nên cảm giác về sự
chuyển động của con chó thông qua cách
diễn tả về chiều hướng của thân, đầu cũng
như động tác của chân theo xu hướng thon
dài hơn so với tỉ lệ thực.

45
+ Tác giả sử dụng các khối có chiều hướng
kéo dài để thể hiện bức tượng cho cảm giác
nhân vật đang chuyển động.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời.

- HS quan sát, đọc SGK.

- GV kết luận: Việc sử dụng khối với các góc


cạnh, theo một hướng xác định rõ ràng
thường tạo cảm giác về hướng chuyển động
của tác phẩm.
- GV mời 1-2 HS nhắc lại. HS khác nhận xét,

46
bổ sung.
- GV hướng dẫn HS tham khảo các bước tạo
được biểu đạt hình động cho SPMT SGK
tr.27.

- HS thực hành.

- HS trưng bày và chia sẻ về SPMT


theo gợi ý của GV.

- GV cho HS thực hành SPMT tạo được cảm


giác về sự chuyển động.
Trưng bày nhận xét cuối chủ đề
- GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá
nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và
giới thiệu theo một số gợi ý sau:
+ SPMT của bạn được làm từ những vật liệu
gì?
+ Khi quan sát, SPMT này cho cảm giác về

47
sự chuyển động không?
+ Biểu đạt hình động trên SPMT được thể
hiện ở những yếu tố nào?
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- GV khích lệ, động viên HS.

IV. CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những
HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
V. DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
● Ôn lại nội dung Chủ đề 4.
● Đọc và chuẩn bị trước Chủ đề 5 – Một số vật liệu sử dụng trong thực
hành, sáng tạo mĩ thuật.

48
Ngày soạn:…/…/…Tuần 10,11,12
Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ VẬT LIỆU SỬ DỤNG TRONG THỰC HÀNH,


SÁNG TẠO MĨ THUẬT
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết được sự đa dạng của vật liệu sử dụng trong thực hành, sáng tạo môn Mĩ
thuật.
- Hiểu về bề mặt vật liệu tạo nên những cảm giác khác nhau.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các
hoạt động mĩ thuật.
● Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
● Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực mĩ thuật:
● Cảm nhận được sự khác nhau trên bề mặt sản phẩm.
● Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên SPMT có sự kết
hợp của nhiều vật liệu.
● Biết sử dụng vật liệu sẵn có để làm đồ lưu niệm.
3. Phẩm chất

49
- Biết được vẻ đẹp có được từ bề mặt của sản phẩm để chủ động lựa chọn vật
liệu trong thực hành, sáng tạo, từ đó thêm yêu thích môn học.
- Hình thành ý thức sưu tầm vật liệu đã qua sử dụng trong thực hành, sáng tạo
SPMT.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Một số hình ảnh, video clip giới thiệu một số vật liệu từ thiên nhiên, vật liệu
trong cuộc sống.
- Hình ảnh SPMT sử dụng vật liệu khác nhau để làm minh họa, phân tích về
hiệu quả của chất cảm cho HS quan sát tiếp.
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập
theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS,
từng bước làm quen bài học.

50
b. Cách thức tiến hành
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vật liệu sẵn
có được sử dụng để sáng tạo SPMT thường
có ở đâu? Kể tên một số vật liệu sẵn có mà
em biết.
- HS trả lời:
- GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét,
+ Vật liệu sẵn có được sử dụng để
bổ sung.
sáng tạo SPMT thường có trong tự
- GV nhận xét, đánh giá. nhiên và trong cuộc sống.
+ Ví dụ: vỏ cây, lá cây, vỏ lon,...
- GV dẫn dắt vào bài học: Vật liệu sử dụng - HS lắng nghe, tiếp thu.
trong thực hành, sáng tạo môn Mĩ thuật rất
đa dạng, phong phú. Để hiểu rõ hơn về sự đa
dạng của vật liệu sử dụng trong thực hành,
sáng tạo môn Mĩ thuật, cũng như hiểu về bề
mặt vật liệu tạo nên những cảm giác khác
nhau, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong
bài học ngày hôm nay – Chủ đề 5: Một số vật
liệu sử dụng trong thực hành.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu
- HS biết đến một số chất liệu cho những cảm
giác khi tác động.
- Thông qua quan sát, tác động trực tiếp bằng

51
tay, HS hiểu về chất cảm khi lựa chọn vật liệu
thực hành.
b. Cách thức tiến hành
Một số cảm giác về bề mặt vật liệu
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh - HS chơi trò chơi.
hơn. GV đặt một số vật liệu (vỏ cây, lá cây,
cánh hoa, quả, bông, vải, vỏ hộp,...) vào
thùng kín, cho đại diện mỗi nhóm lên sờ và
mô tả cảm giác về vật liệu mà mình sờ được.
HS nói vật liệu nào thì giơ vật liệu đó lên.
- Vật liệu trong thiên nhiên
- HS quan sát hình ảnh.
+ GV cho HS quan sát hình ảnh một số vật
liệu trong thiên nhiên SGK tr.28 và trả lời câu
hỏi: Em còn biết những vật liệu nào trong
thiên nhiên được sử dụng trong thực hành,

sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.


+ GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, - HS trả lời.
bổ sung.
- Vật liệu trong cuộc sống:
+ GV cho HS quan sát hình ảnh một số vật

52
liệu trong cuộc sống SGK tr.29 và trả lời câu - HS quan sát hình ảnh.
hỏi: Em thường sử dụng những vật liệu nào
để sáng tạo SPMT?
+ GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét,
bổ sung.

GV kết luận:
+ Trong mĩ thuật, chất liệu được khai thác, - HS trả lời.
sử dụng thể hiện nên tác phẩm, sản phẩm mĩ
thuật.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Trong nhà trường, bên cạnh những chất
liệu được sử dụng như màu sáp, giấy màu,
đất nặn còn rất nhiều những vật liệu khác để
tạo nên SPMT như: cành cây, hoa lá,...
+ Mỗi chất liệu đem đến những cảm nhận
khác nhau như: mềm, mịn, thô ráp, nhẵn,....
+ Cảm giác này có được khi tác động trực
tiếp (xúc giác), cũng như khi quan sát (thị
53
giác).
Một số SPMT sử dụng nhiều vật liệu khác
nhau
- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh một số
SPMT sử dụng nhiều chất liệu khác nhau
SGK tr.30 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- HS quan sát hình ảnh.
+ Những vật liệu làm nên SPMT ở trên tạo
cho em cảm nhận gì?
+ Để thực hiện SPMT, em sẽ sử dụng vật liệu
nào?

- GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét,


bổ sung.
- GV kết luận:
- HS trả lời.
+ Sử dụng kết hợp những vật liệu trong thực

54
hành, sáng tạo SPMT cho những hiệu quả
khác nhau về thị giác, giúp SPMT hấp dẫn. - HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Đặt các vật liệu có cảm giác khác nhau để
tạo nên sự tương phản về vật liệu.
+ Ví dụ: vật liệu cho cảm giác xù xì đặt bên
vật liệu cho cảm giác nhẵn,....
Hoạt động 2: Thể hiện
a. Mục tiêu: HS thực hiện được SPMT theo
hình thức yêu thích với vật liệu sẵn có, vật
liệu có trong thiên nhiên.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS thực hành SPMT theo gợi:
+ Vật liệu: lên ý tưởng và lựa chọn vật liệu
sẵn có trong thiên nhiên để thực hành. Một số
vật liệu có thể sử dụng như: sỏi nhỏ, lá cây, - HS thực hành theo gợi ý của GV.
vỏ cây, hạt,....
+ Ý tưởng: liên tưởng đến một vật mình yêu
thích và vẽ phác hình lên giấy thể hiện ý
tưởng đó.
+ Cách thực hiện: sử dụng băng dính hai
mặt, keo sữa, keo nhựa, đất nặn để gắn vật
liệu theo những hình cần thể hiện. Nếu dùng
vật liệu để in màu (lá cây, cành hoa,...) cần
lưu ý chuẩn bị màu nước,....
- GV hướng dẫn HS quan sát và đọc thêm

55
Phần tham khảo SGK tr.31. - HS đọc thêm.
Hoạt động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu
- Biết cách đánh giá, nhận xét SPMT của bạn,
nhóm đã thực hiện.
- Trình bày những cảm nhận trước nhóm, lớp.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thảo luận, đánh giá,
nhận xét SPMT của bạn/nhóm theo gợi ý:
+ Kể tên các vật liệu đã sử dụng để tạo nên
SPMT.
+ Bạn có cảm nhận về bề mặt của SPMT này
như thế nào?

- HS thảo luận theo nhóm.

56
- GV mời đại diện các nhóm trả lời.
- GV kết luận: Chất cảm trong SPMT khác
nhau do sử dụng những vật liệu khác nhau.
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
- HS sử dụng những vật liệu khác nhau.
- Hình thành khả năng kết nối tri thức đã học
để tạo SPMT gắn với cuộc sống.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS quan sát các bước đắp nổi nặn
để làm tấm thiệp chúc mừng.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV lưu ý HS:
+ Lựa chọn, sắp xếp hình để nổi bật sự tương
phản.

57
+ Lựa chọn màu đặt cạnh nhau để tạo sự - HS quan sát.
tương phản.
+ Xử lí bề mặt đất nặn để tạo cảm giác khác
nhau.
- GV hướng dẫn HS các bước thực hiện
SPMT:
+ Sắp xếp hình khác nhau tạo bố cục.
+ Đắp nổi tạo các hình chính.
+ Đắp nổi tạo các hình phụ.
+ Tạo chất khác nhau trên khối hình để hình
được sinh động.
+ Hoàn thiện sản phẩm.
- GV mời 1-2 HS nhắc lại. HS khác nhận xét,
bổ sung.
- GV yêu cầu HS thực hành đắp nổi nặn để
làm tấm thiệp chúc mừng. GV hướng dẫn, hỗ
trợ HS (nếu cần thiết).
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề - HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá


nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và
giới thiệu theo gợi ý:
+ Thiệp chúc mừng của bạn được làm từ vật
liệu gì?
+ Khi quan sát, những vật liệu này cho cảm - HS lắng nghe, tiếp thu.

58
giác gì?
+ Em thích vật liệu nào được sử dụng trong
tạo hình, trang trí thiệp? Vì sao?
- GV mời một số HS trình bày. HS khác nhận
xét, bổ sung.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- GV khích lệ, động viên HS. - HS trả lời.

- HS thực hiện.
- HS trưng bày và chia sẻ về SPMT
theo gợi ý của GV.

IV. CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những
HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
V. DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
● Ôn lại nội dung Chủ đề 5.
● Đọc và chuẩn bị trước Chủ đề 6 – Biết ơn thầy cô.

59
Ngày soạn:…/…/…Tuần,13,14, 15
Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: MỘT SỐ VẬT LIỆU SỬ DỤNG TRONG THỰC HÀNH,


SÁNG TẠO MĨ THUẬT
(3 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết được sự đa dạng của vật liệu sử dụng trong thực hành, sáng tạo môn Mĩ
thuật.
- Hiểu về bề mặt vật liệu tạo nên những cảm giác khác nhau.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
 Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các
hoạt động mĩ thuật.
 Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
 Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực mĩ thuật:
 Cảm nhận được sự khác nhau trên bề mặt sản phẩm.
 Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên SPMT có sự kết
hợp của nhiều vật liệu.
 Biết sử dụng vật liệu sẵn có để làm đồ lưu niệm.
3. Phẩm chất
- Biết được vẻ đẹp có được từ bề mặt của sản phẩm để chủ động lựa chọn vật
liệu trong thực hành, sáng tạo, từ đó thêm yêu thích môn học.
- Hình thành ý thức sưu tầm vật liệu đã qua sử dụng trong thực hành, sáng tạo
SPMT.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.

60
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Một số hình ảnh, video clip giới thiệu một số vật liệu từ thiên nhiên, vật liệu
trong cuộc sống.
- Hình ảnh SPMT sử dụng vật liệu khác nhau để làm minh họa, phân tích về
hiệu quả của chất cảm cho HS quan sát tiếp.
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập
theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS,
từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vật liệu sẵn
có được sử dụng để sáng tạo SPMT thường
có ở đâu? Kể tên một số vật liệu sẵn có mà
em biết.
- HS trả lời:
- GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét,
bổ sung. + Vật liệu sẵn có được sử dụng để
sáng tạo SPMT thường có trong tự
- GV nhận xét, đánh giá.
nhiên và trong cuộc sống.
+ Ví dụ: vỏ cây, lá cây, vỏ lon,...
- GV dẫn dắt vào bài học: Vật liệu sử dụng
- HS lắng nghe, tiếp thu.
trong thực hành, sáng tạo môn Mĩ thuật rất
đa dạng, phong phú. Để hiểu rõ hơn về sự đa
dạng của vật liệu sử dụng trong thực hành,
sáng tạo môn Mĩ thuật, cũng như hiểu về bề
mặt vật liệu tạo nên những cảm giác khác
nhau, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong
61
bài học ngày hôm nay – Chủ đề 5: Một số vật
liệu sử dụng trong thực hành.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu
- HS biết đến một số chất liệu cho những cảm
giác khi tác động.
- Thông qua quan sát, tác động trực tiếp bằng
tay, HS hiểu về chất cảm khi lựa chọn vật liệu
thực hành.
b. Cách thức tiến hành
Một số cảm giác về bề mặt vật liệu
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh
hơn. GV đặt một số vật liệu (vỏ cây, lá cây, - HS chơi trò chơi.
cánh hoa, quả, bông, vải, vỏ hộp,...) vào
thùng kín, cho đại diện mỗi nhóm lên sờ và
mô tả cảm giác về vật liệu mà mình sờ được.
HS nói vật liệu nào thì giơ vật liệu đó lên.
- Vật liệu trong thiên nhiên
+ GV cho HS quan sát hình ảnh một số vật
- HS quan sát hình ảnh.
liệu trong thiên nhiên SGK tr.28 và trả lời câu
hỏi: Em còn biết những vật liệu nào trong
thiên nhiên được sử dụng trong thực hành,
sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.

62
+ GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, - HS trả lời.
bổ sung.
- Vật liệu trong cuộc sống:
+ GV cho HS quan sát hình ảnh một số vật - HS quan sát hình ảnh.
liệu trong cuộc sống SGK tr.29 và trả lời câu
hỏi: Em thường sử dụng những vật liệu nào
để sáng tạo SPMT?
+

GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ - HS trả lời.


sung.
- GV kết luận:
+ Trong mĩ thuật, chất liệu được khai thác, - HS lắng nghe, tiếp thu.
sử dụng thể hiện nên tác phẩm, sản phẩm mĩ
thuật.
+ Trong nhà trường, bên cạnh những chất
liệu được sử dụng như màu sáp, giấy màu,
đất nặn còn rất nhiều những vật liệu khác để
tạo nên SPMT như: cành cây, hoa lá,...
+ Mỗi chất liệu đem đến những cảm nhận
khác nhau như: mềm, mịn, thô ráp, nhẵn,....
+ Cảm giác này có được khi tác động trực
tiếp (xúc giác), cũng như khi quan sát (thị

63
giác).
Một số SPMT sử dụng nhiều vật liệu khác
nhau - HS quan sát hình ảnh.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh một số
SPMT sử dụng nhiều chất liệu khác nhau
SGK tr.30 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Những vật liệu làm nên SPMT ở trên tạo
cho em cảm nhận gì?
+ Để thực hiện SPMT, em sẽ sử dụng vật liệu
nào?

- HS trả lời.
- GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét,
bổ sung. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV kết luận:
+ Sử dụng kết hợp những vật liệu trong thực
hành, sáng tạo SPMT cho những hiệu quả
khác nhau về thị giác, giúp SPMT hấp dẫn.
+ Đặt các vật liệu có cảm giác khác nhau để
tạo nên sự tương phản về vật liệu.
+ Ví dụ: vật liệu cho cảm giác xù xì đặt bên
vật liệu cho cảm giác nhẵn,....

64
Hoạt động 2: Thể hiện
a. Mục tiêu: HS thực hiện được SPMT theo
hình thức yêu thích với vật liệu sẵn có, vật
liệu có trong thiên nhiên.
b. Cách tiến hành - HS thực hành theo gợi ý của GV.
- GV cho HS thực hành SPMT theo gợi:
+ Vật liệu: lên ý tưởng và lựa chọn vật liệu
sẵn có trong thiên nhiên để thực hành. Một số
vật liệu có thể sử dụng như: sỏi nhỏ, lá cây,
vỏ cây, hạt,....
+ Ý tưởng: liên tưởng đến một vật mình yêu
thích và vẽ phác hình lên giấy thể hiện ý
tưởng đó.
+ Cách thực hiện: sử dụng băng dính hai
mặt, keo sữa, keo nhựa, đất nặn để gắn vật
liệu theo những hình cần thể hiện. Nếu dùng
vật liệu để in màu (lá cây, cành hoa,...) cần
- HS đọc thêm.
lưu ý chuẩn bị màu nước,....
- GV hướng dẫn HS quan sát và đọc thêm

65
Phần tham khảo SGK tr.31.
Hoạt động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu
- Biết cách đánh giá, nhận xét SPMT của bạn,
nhóm đã thực hiện.
- Trình bày những cảm nhận trước nhóm, lớp.
b. Cách tiến hành - HS thảo luận theo nhóm.
- GV tổ chức cho HS thảo luận, đánh giá,
nhận xét SPMT của bạn/nhóm theo gợi ý:
+ Kể tên các vật liệu đã sử dụng để tạo nên
SPMT.
+ Bạn có cảm nhận về bề mặt của SPMT này
như thế nào?

- HS trình bày.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.


- HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV kết luận: Chất cảm trong SPMT khác
nhau do sử dụng những vật liệu khác nhau.
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
- HS sử dụng những vật liệu khác nhau.

66
- Hình thành khả năng kết nối tri thức đã học
để tạo SPMT gắn với cuộc sống.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS quan sát các bước đắp nổi nặn - HS quan sát.
để làm tấm thiệp chúc mừng.

- HS lắng nghe, tiếp thu.


- GV lưu ý HS:
+ Lựa chọn, sắp xếp hình để nổi bật sự tương
phản.
+ Lựa chọn màu đặt cạnh nhau để tạo sự
tương phản.
+ Xử lí bề mặt đất nặn để tạo cảm giác khác
nhau.
- GV hướng dẫn HS các bước thực hiện - HS lắng nghe, tiếp thu.
SPMT:
+ Sắp xếp hình khác nhau tạo bố cục.
+ Đắp nổi tạo các hình chính.
+ Đắp nổi tạo các hình phụ.
+ Tạo chất khác nhau trên khối hình để hình
được sinh động.

67
+ Hoàn thiện sản phẩm. - HS trả lời.
- GV mời 1-2 HS nhắc lại. HS khác nhận xét,
bổ sung. - HS thực hiện.
- GV yêu cầu HS thực hành đắp nổi nặn để
làm tấm thiệp chúc mừng. GV hướng dẫn, hỗ
trợ HS (nếu cần thiết).
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
- GV tổ chức cho HS trừng bày SPMT cá
nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và
giới thiệu theo gợi ý:
+ Thiệp chúc mừng của bạn được làm từ vật
liệu gì?
+ Khi quan sát, những vật liệu này cho cảm
giác gì?
+ Em thích vật liệu nào được sử dụng trong
tạo hình, trang trí thiệp? Vì sao? - HS trưng bày và chia sẻ về SPMT
- GV mời một số HS trình bày. HS khác nhận theo gợi ý của GV.
xét, bổ sung.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- GV khích lệ, động viên HS.
IV. CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những
HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
V. DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
 Ôn lại nội dung Chủ đề 5.
 Đọc và chuẩn bị trước Chủ đề 6 – Biết ơn thầy cô.

68
Ngày soạn:…/…/…TUẦN 13
Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 6: BIẾT ƠN THẦY CÔ


(4 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Củng cố kiến thức về yếu tố chấm, nét, hình, màu cũng như sự sắp xếp hình
ảnh chính – phụ,…cho HS.
- Chọn được hình ảnh và vẽ được bức tranh yêu thích có chủ đề về thầy cô.
- Thực hiện được các hoạt động (cắt, vẽ, xé, dán giấy bìa,…), tạo hình SPMT
(làm báo tường) sử dụng trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
 Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các
hoạt động mĩ thuật.
 Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
 Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực mĩ thuật:
 Tái hiện được các hình ảnh đẹp, quen thuộc bằng những hình thức,
phương tiện, ngôn ngữ biểu đạt phù hợp với bản thân.
 Tự học, nhận ra những ưu điểm, hạn chế trong bài học qua lời nhận xét
của thầy cô, bạn bè.
 Sáng tạo, hình thành ý tưởng mới của bản thân trong quá trình học tập.
3. Phẩm chất
- Yêu thương, tôn trọng thầy cô, bạn bè và những người khác.
- Có trách nhiệm với công việc được giao ở trường, lớp; chăm chỉ học tập,
chuyên cần, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Tự tin trong học tập và sáng tạo nghệ thuật.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
69
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Tranh vẽ, SPMT có hình ảnh về thầy cô; tranh vẽ phong cảnh trường học,
tranh vẽ quang cảnh trường học nhân dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam
20/11 của HS.
- Một số SPMT 3D (báo tường, thiệp chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11) bằng giấy, vải, đất nặn.
- Một số bức ảnh phù hợp với chủ đề.
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập
theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS,
từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh, tranh - HS quan sát hình ảnh, lắng nghe bài
vẽ về thầy cô và lắng nghe bài hát về thầy cô: hát.
Cô giáo, Bông hồng tặng cô, Mái trường mến

70
yêu, Cô giáo em là hoa Ê-ban,....
-

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm


nhận gì sau khi quan sát hình ảnh và nghe
một số bài hát về thầy cô giáo?
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác - HS trả lời.
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: Chúng ta có thể thể - HS lắng nghe, tiếp thu.
hiện tình cảm của mình, sự biết ơn, tôn trọng
với các thầy cô giáo bằng việc thực hiện các
hoạt động như (cắt, vẽ, xé, dán giấy bìa,…),
tạo hình SPMT (làm báo tường) sử dụng
trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,...
Chúng ta sẽ cùng nhau đi thực hiện trong bài
hoc ngày hôm nay – Chủ đề 6: Biết ơn thầy
cô.
71
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu
- Liệt kê được những công việc hằng ngày mà
thầy cô đã làm ở trường.
- Nhận biết được hình ảnh thầy cô trong các
SPMT.
b. Cách tiến hành
Thầy cô giáo của chúng em
- HS quan sát hình ảnh.
- GV hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh
về thầy cô SGK tr.34 và yêu cầu HS trả lời
câu hỏi:
+ Hãy nhớ lại và liệt kê những việc làm hằng
ngày của thầy cô ở trường.
+ Em sẽ chọn hình ảnh nào về thầy cô để tạo
SPMT của mình?

- HS trả lời: Một số việc làm hằng


- GV mời 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, ngày của thầy cô ở trường: kiểm tra
bổ sung. bài cũ, giới thiệu bài mới, giảng bài,
tổ chức trò chơi cho HS,....
Sản phẩm mĩ thuật về chủ đề Biết ơn thầy cô - HS quan sát hình ảnh.
- GV chia HS thành các nhóm, cho HS quan
sát một số SPMT về chủ đề Biết ơn thầy cô
SGK tr.35 và hướng dẫn HS tìm hiểu về:

72
+ Nội dung, hình ảnh về thầy cô trong tranh
vẽ, bài nặn, tranh xé dán giấy/vải,....
+ Màu sắc thể hiện hình ảnh thầy cô ở mỗi
sản phẩm.
+ Vẻ đẹp của mỗi chất liệu trong sản phẩm.
+ Nêu cảm nhận của bản thân về màu sắc,
cách sắp xếp bố cục hình ảnh thầy cô, nhà
trường,...trong các SPMT.

- HS trả lời:
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. HS khác
nhận xét, bổ sung. + Bức tranh "Cô dạy em học bài":
 Hình ảnh: Cô giáo, và em học
sinh
 Màu cơ bản: màu vàng, màu đỏ,
màu xanh da trời.
 Màu thứ cấp: màu tím, màu
xanh lá cây.
 Màu đậm: màu đỏ, màu tím,

73
màu xanh lá cây.
 Màu nhạt: màu vàng, màu xanh
trời.
+ Bức tranh "Em tặng hoa thầy giáo"
 Hình ảnh: Thầy giáo và em học
sinh.
 Màu cơ bản: màu vàng, màu đỏ,
màu xanh da trời.
 Màu thứ cấp: màu xanh lá cây.
 Màu đậm: màu đỏ, màu xanh lá
cây, màu xanh dương
 Màu nhạt: màu vàng, màu xanh
trời.
+ Bức tranh "Cô giáo chúng em"
 Hình ảnh: Cô giáo và các em
học sinh
 Màu cơ bản: màu vàng, màu đỏ,
màu xanh da trời.
 Màu thứ cấp: màu xanh lá cây,
màu xam, màu tím.
 Màu đậm: màu đỏ, màu xanh lá
cây, màu xanh dương, màu tím.
 Màu nhạt: màu vàng, màu xanh
Hoạt động 2. Thể hiện trời, màu cam.
a. Mục đích: HS lựa chọn được hình thức yêu
thích để thể hiện SPMT có chủ đề về thầy cô.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS nhận biết:
+ Cách lựa chọn ý tưởng hình ảnh về thầy cô
cho sản phẩm thực hành.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Cách lựa chọn vật liệu tạo hình (vẽ tranh,
năn, xé dám,...) trong quá trình thực hành.
+ Lựa chọn vật liệu cần phù hợp với ý tưởng
hình ảnh, sao cho sản phẩm thể hiện thuận

74
lợi.
+ Cách vẽ, nặn, xé dán,...hình ảnh về thầy cô
và sắp xếp hình ảnh có chính – phụ trong sản
phẩm.
+ Hoàn thiện sản phẩm.
- GV thị phạm trực tiếp một cách tạo hình để
HS tham khảo.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em sẽ lựa chọn hình ảnh nào để thể hiện ý
- HS quan sát.
tưởng về thầy cô?
+ Em đã chuẩn bị được vật liệu gì để tạo sản
phẩm của mình? - HS trả lời.
+ Em sẽ tạo hình ảnh nào trước, hình ảnh
nào sau?
+ Em sẽ cho thêm các hình ảnh nào để có
SPMT đẹp?
- GV tổ chức, gợi ý cho HS lựa chọn hình
thức thực hành theo nhóm:
+ Lựa chọn nội dung, ý tưởng của nhóm.
+ Lựa chọn chất liệu yêu thích, phù hợp với ý - HS thực hành theo nhóm.
tưởng, thuận lợi trong thể hiện sản phẩm.
+ Phân công nhiệm vụ cho các thành viên
trong nhóm.
- GV hướng dẫn HS tham khảo một số SPMT
SGK tr.36.

- HS quan sát.

75
Hoạt động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu
- HS bày tỏ được cảm xúc cá nhân trước vẻ
đẹp của SPMT có chủ đề về thầy cô.
- Mô tả được nội dung, hình ảnh, màu sắc,
chất liệu, nhóm chính – phụ,...được biểu hiện
trên sản phẩm.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS đặt tên cho SPMT của
mình và trao đổi trong nhóm về SPMT theo
gợi ý:
+ SPMT thể hiện hình ảnh gì và được làm
bằng vật liệu nào?
+ Hình ảnh nào là chính trên sản phẩm?
Hình ảnh nào là hỗ trợ cho hình ảnh chính?
+ Đọc tên các màu và chỉ cho bạn biết màu - HS thảo luận theo nhóm.
nào là màu cơ bản, màu thứ cấp, màu đậm,
màu nhạt.
+ Bạn thích SPMT nào nhất? Vì sao?

76
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thực
hiện nhận xét đánh giá về:
+ Nội dung ý tưởng, màu sắc, sắp xếp nhóm - HS thảo luận theo nhóm.
chính – phụ hình ảnh thầy cô, nhà trường
trên các SPMT.
+ Vật liệu sử dụng trong SPMT.
+ Cách thể hiện khác nhau về hình ảnh thầy
cô ở mỗi chất liệu như màu vẽ, đất nặn, giấy
bìa, thủ công trong tạo hình SPMT 3D.
- GV theo dõi, đánh giá kết quả học tập của
HS.
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: HS làm được SPMT báo tường
vào dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam
20/11.
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS quan sát, đọc Phần tham
khảo SGK tr.38 để nắm được:
+ Vật liệu chuẩn bị làm báo tường. - HS quan sát hình ảnh, đọc SGK.
+ Các bước làm báo tường (chọn tên đầu
báo, trang trí xung quanh tờ báo, viết nội

77
dung báo cáo và hoàn thiện).

- GV tổ chức cho HS thực hiện làm sản phẩm


báo tường kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11.
- GV lưu ý HS:
+ Chọn tên đầu báo tường sao cho thể hiện
được tình cảm biết ơn của mình tới thầy cô
- HS lắng nghe, tiếp thu.
(Ví dụ: Uống nước nhớ nguồn, Chắp cánh
ước mơ, Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11,....).
+ Cách chọn màu cho đầu báo: màu tươi
sáng, rực rỡ; chữ viết đầu báo nên to, rõ
ràng, có trang trí đẹp mắt.
+ Chọn các bài hát, bài văn thơ,
truyện,....cho nội dung bài báo.
+ Vẽ, trang trí; cắt, dán giấy theo hình yêu
thích hoặc viết từng bài lên tờ giấy. Nên sử
dụng các hình ảnh (người, hoa, họa tiết,...)
trang trí xung quanh báo cho đẹp hơn.

78
- GV quan sát, phát hiện trường hợp HS lúng
túng khi tìm, viết tên đầu báo, cách trang trí,
viết nội dung,...để góp ý hướng dẫn HS khắc
phục kịp thời.
- GV tổ chức cho HS học theo nhóm với gợi
ý:
+ Thống nhất tên đầu báo và nội dung báo
tường. - HS thực hành theo nhóm.
+ Thống nhất nội dung thể hiện của báo
tường.
+ Tìm kiếm, sưu tầm vật liệu để làm báo
tường.
+ Phân công nhiệm vụ của các thành viên
trong nhóm (sưu tầm bài viết, hình ảnh về
thầy cô giáo; hình ảnh trang trí báo,...).
+ Thực hành vận dụng làm báo tường có chủ
đề về thầy cô.

- GV theo dõi, đánh giá kết quả học tập của


HS.
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
- HS lựa chọn và trưng bày sản phẩm
- GV tổ chức cho HS trưng bày theo nhóm.
của cá nhân/ nhóm.
- GV hướng dẫn HS trình bày SPMT theo gợi

79
ý: - HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Ý tưởng nội dung, màu sắc, hình ảnh, cách
sắp xếp nhóm chính – phụ,...về thầy cô, bạn
bè trên bức tranh, bài nặn, sản phẩm xé, cắt,
dán,...
+ Tên đầu báo, nội dung và cách trang trí
các hình ảnh trường học, thầy cô trên sản
phẩm báo tường.
- GV yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm của
mình. - HS giới thiệu sản phẩm.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm
nhận cá nhân về tình cảm của mình đối với
thầy cô.
- HS trả lời.
IV. CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những
HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
V. DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
 Ôn lại nội dung Chủ đề 6.
 Đọc và chuẩn bị trước Chủ đề 7 – Cảnh vật quanh em.

80
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 7: CẢNH VẬT QUANH EM


(4 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết sự đa dạng của cảnh vật trong cuộc sống.
- Sử dụng yếu tố chính – phụ để thể hiện SPMT.
- Sử dụng chất liệu phù hợp trong thực hành.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
 Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các
hoạt động mĩ thuật.
 Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
 Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực mĩ thuật:
 Nhận biết được các nội dung, hình ảnh, hình thức thể hiện SPMT.
 Tìm được ý tưởng để thể hiện SPMT của chủ đề Cảnh vật quanh em.
 Vận dụng được cách sắp xếp yếu tố chính – phụ trong thực hành, sáng
tạo SPMT.
 Nhận biết và thực hiện được một số thao thác, công đoạn cơ bản để tạo
hình và trang trí SPMT từ vật liệu sẵn có.
3. Phẩm chất
- Yêu thích vẻ đẹp của phong cảnh trong các TPMT, SPMT.
- Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc.
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh quan xung quanh, danh làm thắng cảnh.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.

81
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Một số tranh ảnh, TPMT, video clip mang nội dung liên quan đến chủ đề
Cảnh vật quanh em.
- SPMT có hình ảnh, màu sắc đẹp về cảnh vật (thiên nhiên, cuộc sống).
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập
theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS,
từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu - HS quan sát hình ảnh.
cầu HS trả lời: Em có biết những hình ảnh
dưới đây nói về các địa danh nào không?
- HS trả lời: Các hình ảnh nói về các
địa danh
+ Hình 1: Cầu Thê Húc (Hà Nội).
+ Hình 2: Chợ Bến Thành (Thành phó
Hồ Chí Minh).
+ Hình 3: Ruộng bậc thang (Hà
- Giang).
+ Hình 4: Bà Nà Hill (Đà Nẵng).
- HS lắng nghe, tiếp thu.

GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác


nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá.

82
- GV dẫn dắt vào bài: Cảnh vật trong cuộc
sống vô cùng đa dang, phong phú, nhiều màu
sắc. Để biết được rõ hơn về sự đa dạng của
cảnh vật trong cuộc sống, cũng như nắm
được cách sử dụng yếu tố chính – phụ để thể
hiện SPMT, sử dụng chất liệu phù hợp trong
thực hành, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu
trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 7:
Cảnh vật quanh em.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu
- Nhận biết được sự đa dạng, phong phú về
cảnh đẹp trong cuộc sống.
- Nhận biết về vẻ đẹp của tranh phong cảnh
qua các hình ảnh, màu sắc thể hiện trong
tranh của họa sĩ và ảnh của nhiếp ảnh gia.
- Nhận biết yếu tố tạo hình trong SPMT thể
hiện chủ đề Cảnh vật quanh em. - HS quan sát hình ảnh.
b. Cách tiến hành
Cảnh vật trong cuộc sống
- GV hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh
về cảnh vật trong cuộc sống SGK tr.40 và trả - HS trả lời:
lời câu hỏi: + Hình ảnh, màu sắc nổi bật trong
+ Hình ảnh, màu sắc nào nổi bật trong mỗi mỗi bức tranh:
bức ảnh trên?  Tranh 1: hình ảnh những con
thuyền ở Chợ nổi Cái Răng
(thành phố Cần Thơ).
 Tranh 2: hình ảnh Tháp Rùa
(Hà Nội). Màu sắc nổi bật là
màu xanh.
 Tranh 3: hình ảnh Vịnh Hạ

83
+ Em biết những cảnh đẹp nào khác? Hãy Long (Quảng Ninh). Màu sắc
miêu tả những cảnh đẹp đó. nổi bật là màu xanh.
- + Miêu tả một số cảnh đẹp khác:
 Ruộng bậc thang: Đến mùa lúa
chín dường như càng thêm tô
sắc cho những thửa ruộng bậc
thang. Thửa ruộng từng tầng
lớp xếp lên nhau, vàng óng màu
lúa chín và tỏa hương thơm
ngát lưu luyến du khách khi tới
xứ này.
 Cầu Thê Húc: với màu sơn son
như một dải lụa mềm mại vắt
qua làn nước xanh đặc trưng
của Hồ Gươm, tạo nên vẻ đẹp
G
hài hòa, bắt mắt. Cây cầu có ý
V mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi. HS
nghĩa là “nơi lưu lại ánh sáng”
nhận xét, bổ sung.
hay “nơi ngưng tụ hào quang”.

- HS chia thành các nhóm, quan sát


hình ảnh.
Cảnh vật trong tranh vẽ
- GV chia HS thành các nhóm, hướng dẫn HS
quan sát các cảnh vật trong tranh vẽ SGK
- HS quan sát hình ảnh.
tr.41 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh thể hiện cảnh ở đâu?
+ Hình ảnh nào là chính, hình ảnh ảnh nào là
phụ?

84
-

GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm về tác giả


của 2 bức tranh:
- HS trả lời:
+ Họa sĩ Phan Kế An (1923-2018) là họa sĩ
Việt Nam thành công với chất liệu sơn mài và + Hình 1:
sơn dầu. Tranh của ông thường vẽ về phong  Chất liệu đất nặn.
cảnh và sinh hoạt của người nông dân. “Nhớ  Hình ảnh chính: nhà (phố) cổ
một chiều Tây Bắc” là một trong những tác Hà Nội; hình ảnh phụ: con
phẩm tranh sơn mài nổi tiếng được hoàn đường, cây cối.
thành vào năm 1955 trong thời gian ông đang + Hình 2:
hoạt động tại chiến khu Việt Bắc.  Chất liệu giấy màu.
+ Họa sĩ Lưu Văn Sìn (1910-1983) là họa sĩ  Hình ảnh chính: thuyền và biển;
Việt Nam có nhiều tác phẩm tranh sơn dầu về hình ảnh phụ: núi, con đường,
đề tài phong cảnh miền núi và nông thôn. Bức cây cối, ngôi nhà.
tranh cảnh nông thôn thanh bình” được sáng + Hình 3:
tác vào năm 1958 và hiện đang được trưng  Chất liệu màu sáp.
bày tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam.  Hình ảnh chính: Chùa Một Cột;
- GV mời 2-3 trả lời. HS khác nhận xét, bổ hình ảnh phụ: ao sen, cây cối.
sung. + Hình 4:
- GV kết luận:  Chất liệu màu sáp.
+ Cảnh vật trong cuộc sống rất phong phú,  Hình ảnh chính: nhà rông, con
đa dạng. vật (voi), con người; hình ảnh

85
+ Hình ảnh chính – phụ của các cảnh vật phụ: cây cối, núi.
được sắp xếp cân đối, làm nổi bật nội dung - HS lắng nghe, tiếp thu.
của tác phẩm.
+ Màu sắc trong tranh được họa sĩ kết hợp
hài hòa đã diễn tả sinh động không gian của
- HS quan sát.
cảnh vật.
Cảnh vật trong sản phẩm mĩ thuật
- GV yêu cầu HS quan sát một số cảnh vật
trong sản phẩm mĩ thuật SGK tr.42 và yêu
cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Bạn đã sử dụng chất liệu gì để thể hiện sản
phẩm?
+ Hãy chỉ ra các hình ảnh chính, phụ trong
sản phẩm của bạn. Hình ảnh nào được sắp
xếp ở phía trước, hình ảnh nào nên đặt ở phía
sau?
+ Bạn đã sử dụng những màu sắc gì để thể
hiện cảnh vật trong từng sản phẩm?
+ Em sẽ chọn hình ảnh nào để thể hiện sản
phẩm của mình?

- GV mời đại diện HS trả lời. HS khác nhận

86
xét, bổ sung.
- GV chốt lại: - HS lắng nghe, tiếp thu.
+ Cách sắp xếp các hình ảnh chính – phụ,
trước sau diễn tả không gian của cảnh vật
trong từng SPMT. - HS chia nhóm, lắng nghe GV hướng
+ Màu sắc trong từng SPMT thể hiện được dẫn.
nhiều sắc độ đậm – nhạt khác nhau, làm nổi
bật khung cảnh trong SPMT.
- GV cho HS quan sát thêm một số SPMT
khác.

- HS quan sát hình ảnh.

- HS thực hiện.

87
GV kết luận:
+ Có rất nhiều hình thức và nội dung để lựa - HS thảo luận theo nhóm.
chọn khi thực hiện chủ đề Cảnh vật quanh
em.
+ Muốn tạo được SPMT đẹp, cần chú ý đến
cách sắp xếp các hình ảnh chính – phụ sao
cho cân đối, làm nổi bật nội dung đã chọn.
+ Nên sử dụng màu sắc có độ đậm – nhạt
khác nhau để thể hiện cảnh vật sinh động và
tươi vui hơn.
Hoạt động 2: Thể hiện
a. Mục tiêu: HS sử dụng hình thức yêu thích
để thể hiện được SPMT về cảnh vật quanh
em.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thực hiện bài thực hành
tạo một SPMT về cảnh vật quanh em bằng
hình thức tự chọn (vẽ, xé dán hoặc dùng đất
nặn).
- GV hướng dẫn HS thực hiện SPMT theo
nhóm: - HS trả lời.
+ Cách chọn nội dung: chọn cảnh vật ở
không gian xa hoặc không gian gần, cảnh vật
gần gũi quanh em, cảnh vật ở các điểm danh
làm thắng cảnh,....
+ Chọn và sắp xếp các hình ảnh chính – phụ
trước sau cho cân đối hợp lí, rõ trọng tâm,
nội dung chủ đề.
+ Chọn và thể hiện màu sắc có đậm, nhạt,
- HS trả lời.
tươi vui để thể hiện.

88
- HS quan sát hình ảnh, đọc SGK.

- GV hướng dẫn HS quan sát lại một số hình


ảnh SGK tr.42.
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện, GV hỗ trợ
(nếu cần thiết).
Hoạt động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu: HS biết cách nhận xét, đánh giá
SPMT của bạn/nhóm.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm
theo gợi ý:

- HS lắng nghe, tiếp thu.

+ Có những hình ảnh, màu sắc gì trong


SPMT?
+ Chỉ ra các hình ảnh chính – phụ trong sản
phẩm.

89
+ Chia sẻ cảm nhận về các sản phẩm. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. HS khác
nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận, trả
lời câu hỏi:
+ SPMT của bạn, nhóm bạn gợi cho em liên
tưởng đến cảnh vật ở đâu?
- HS trả lời.
+ Hãy chia sẻ về quá trình thực hiện SPMT
- HS thực hành
của em/nhóm em.
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. HS khác
nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu - HS trưng bày và trình bày cảm nhận
theo gợi ý của GV.
- HS tạo hình và khai thác cảnh đẹp để trang
trí đồ chơi.
- Hình thành khả năng kết nối tri thức đã học
để tạo SPMT gắn với cuộc sống.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS quan sát các bước tạo

- HS trưng bày và chia sẻ về SPMT


theo gợi ý của GV.

90
hình, trang trí một chiếc ti vi trình chiếu có
hình phong cảnh SGK tr.45.
- GV lưu ý cho HS các bước thực hiện:
+ Lựa chọn vật liệu để tạo dáng sản phẩm
(hộp bìa, que gỗ, giấy trắng, giấy bìa màu,
bút chì, bút lông, màu vẽ, kéo, keo dán, băng
dính hai mặt,...).
+ Lựa chọn hình để trang trí: hình cảnh vật
gần gũi quanh em như nhà, cây, hoa,....Cảnh
vật ở nông thôn có lũy tre, bờ ao,...; cảnh vật
bên bờ suối; cảnh vật ở trong rừng có cây,
hóa, núi; danh lam thắng cảnh nổi tiếng,...
- GV lưu ý cho HS về kĩ thuật thực hiện:
+ Nối hai tờ giấy trắng tạo băng dài vừa với
kích cỡ chiếc hộp ti vi. Vẽ hình cảnh vật ra
giấy trắng và vẽ màu (vẽ hình ảnh to, nhỏ cân
đối, chú ý đến yếu tố chính phụ làm nổi bật
cho cảnh vật muốn thể hiện).
+ Cắt bỏ một mặt của chiếc hộp. Đăt hai que
gỗ vào vị trí hai bên và cắt một phần nhỏ ở
chiếc hộp tạo vị trí cố định cho que gỗ có thể
quay khi trình chiếu.
+ Dán theo mép giấy hai bên phần đầu tranh
vào hai que gỗ. Cuộn tranh theo 2 que gỗ có
thể quay khi trình chiếu.
+ Dán theo mép giấy hai bên phần đầu tranh
vào hai que gỗ. Cuộn tranh theo hai que gỗ
vừa với vị trí đặt vào ti vi.
+ Cắt giấy bìa màu tạo phần thân trước ti vi
và trang trí nút điều khiển ti vi. Dán cố định
tạo hình mặt trước ti vi.
+ Dán giấy màu quanh phần thân ti vi và tạo
chân đế cho ti vi (sử dụng bìa) có thể đặt

91
đứng trên mặt bàn.
- GV mời 1-2 HS nhắc lại những lưu ý khi
thực hiện SPMT. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV tổ chức cho HS thực hành SPMT theo
nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
- GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá
nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và
giới thiệu theo một số gợi ý sau:
+ Em/nhóm em đã sử dụng những hình ảnh,
màu sắc nào để trang trí sản phẩm?
+ Trong các SPMT đã thực hiện, em thích
SPMT nào nhất? Vì sao?
+ SPMT em thực hiện sẽ dành tặng ai?
- GV mời một số HS trình bày. HS khác nhận
xét, bổ sung.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
- GV khích lệ, động viên HS.
IV. CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những
HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
V. DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
 Ôn lại nội dung Chủ đề 7.
 Đọc và chuẩn bị trước Chủ đề 8 – Chân dung người thân trong gia đình.

92
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 9: SINH HOẠT TRONG GIA ĐÌNH


(4 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Khai thác hình ảnh từ những hoạt động trong sinh hoạt ở gia đình để thực
hành, sáng tạo SPMT.
- Sử dụng vật liệu phù hợp trong thực hành.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
 Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các
hoạt động mĩ thuật.
 Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
 Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực mĩ thuật:
 Biết tìm ý tưởng thể hiện chủ đề qua quan sát thực tế, qua ảnh chụp, qua
lời kể.
 Biết sử dụng hình ảnh, sắp xếp được vị trí trước sau để thể hiện những
hoạt động trong gia đình.
 Tiếp tục chủ động tạo được hình ảnh trọng tâm trong SPMT cần thể hiện.
3. Phẩm chất
- Có tình cảm với gia đình, người thân và có ý thức giúp đỡ người thân trong
công việc gia đình.
- Hình thành thái độ tích cực trong cuộc sống thông qua những việc làm đẹp,
có ý nghĩa.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.

93
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Một số hình ảnh, video clip giới thiệu một số vật liệu từ sinh hoạt.
- Hình ảnh SPMT thể hiện về chủ đề gia đình với nhiều vật liệu khác nhau.
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập
theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS,
từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - HS trả lời: Một số hoạt động sinh
+ Em hãy kể tên một số hoạt động sinh hoạt hoạt thường ngày ở gia đình: bố mẹ
thường ngày ở gia đình em? chơi cùng con, ông bà chơi cùng cháu,
+ Em thường tham gia vào những hoạt động mẹ dậy em học, em chơi cùng em
sinh hoạt gia đình nào? gái,.....
- GV mời 1 số HS trả lời. HS khác nhận xét, - HS tiếp thu, lắng nghe.
bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: Một số hoạt động
sinh hoạt quen thuộc, thường ngày ở gia đình
của các em sẽ được sáng tạo trong những
SPMT từ màu sáp, đất nặn,.... mang lại sự
mới mẻ, hấp dẫn và thú vị. Chúng ta sẽ cùng
nhau đi thực hiện trong bài học ngày hôm
nay – Chủ đề 9: Sinh hoạt trong gia đình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN

94
THỨC
Hoạt động 1: Quan sát
a. Mục tiêu
- Biết khai thác hình ảnh từ cuộc sống trong
thực hành, sáng tạo SPMT về chủ đề sinh
hoạt trong gia đình.
- Tìm hiểu cách xây dựng bố cục, sử dụng các
yếu tố tạo hình để thể hiện TPMT, SPMT.
b. Cách tiến hành
Một số hình ảnh sinh hoạt trong gia đình
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh sinh
- HS quan sát hình ảnh.
hoạt trong gia đình SGK tr.52 và yêu cầu HS
trả lời câu hỏi:
+ Các bức ảnh trên thể hiện những hoạt động
nào?
+ Trong gia đình em, những hoạt động nào
em thấy thú vị nhất?

GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ


sung. - HS trả lời:
+ Các bức tranh trên thể hiện hoạt
động cho ngựa ăn, giã gạo và bố mẹ

95
chơi cùng con.
+ Trong gia đình em, những hoạt
động em thấy thú vị nhất là nấu cơm
với bố mẹ, xem tivi với bố mẹ, chơi
cầu lông với anh trai, trồng cây với
- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh
chị gái,...
về sinh hoạt phổ biến trong gia đình:
- HS quan sát hình ảnh.

Hình ảnh sinh hoạt qua một số tác phẩm mĩ


thuật
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, hướng
dẫn HS quan sát một số hình ảnh sinh hoạt
qua một số tác phẩm mĩ thuật SGK tr.53 và - HS chia thành các nhóm, quan sát

96
trả lời câu hỏi: hình ảnh.
+ Em thấy các bức tranh thể hiện hoạt động
nào?
+ Các hình ảnh trong những bức tranh trên
được sắp xếp như thế nào?
+ Em hãy nêu cảm nhận về màu đậm, nhạt
được sắp xếp trong các bức tranh.
-

GV mời đại diện các nhóm trả lời. HS khác


nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời:
+ Các bức tranh thể hiện những hoạt
động: người cha chơi đàn bầu với con,
mẹ đón con, mẹ bồng con múc nước.
+ Màu đậm trong bức tranh “Tiếng
đàn bầu” được sử dụng nhiều hơn
màu nhạt làm cho bức tranh sắc nét và
tối hơn.
Màu nhạt trong bức tranh “Đón con”
và “Mẹ con” được sử dụng nhiều hơn

97
làm bức tranh có cảm giác êm dịu,
nhẹ nhàng hơn.
- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh + Các hình ảnh trong bức tranh được
sinh hoạt qua một số tác phẩm mĩ thuật khác. sắp xếp hài hòa, tinh tế.
- HS quan sát hình ảnh.

S
ản phẩm mĩ thuật thể hiện trong sinh hoạt
- GV hướng dẫn HS quan sát một số sản
phẩm mĩ thuật thể hiện trong sinh hoạt SGK - HS quan sát hình ảnh.
tr.54 và trả lời câu hỏi:
+ Các sản phẩm mĩ thuật trên thể hiện về
những hoạt động nào trong gia đình?
+ Hình ảnh, màu sắc được sắp xếp thế nào
trong sản phẩm mĩ thuật?
+ Em sẽ dùng hình ảnh gì để thể hiện sản
phẩm mĩ thuật về chủ đề Sinh hoạt trong gia
đình?

98
- GV mời 2-3 HS trả lời câu hỏi. HS khác
nhận xét, bổ sung.

- HS trả lời:
+ Các sản phẩm mĩ thuật trên thể hiện
hoạt động trong gia đình:
 Cả gia đình quây quần bên
nhau.
- GV cho HS quan sát thêm một số sản phẩm  Mẹ tắm cho con.
mĩ thuật thể hiện trong sinh hoạt khác.  Cả nhà làm vườn, trồng cây.
+ Hình ảnh, màu sắc được sắp xếp
đan xen trong sản phẩm mĩ thuật.
+ HS có thể vẽ hình ảnh cả gia đình
quây quần bên mâm cơm để thể hiện
sản phẩm mĩ thuật của mình.
- HS quan sát hình ảnh.

99
- GV kết luận:
+ Có nhiều cách để thực hiện SPMT thể hiện
về hình ảnh sinh hoạt gia đình.
+ Có nhiều vật liệu để thể hiện về chủ đề này.
+ Việc lựa chọn hình ảnh, vật liệu, bố cục,
cách thể hiện nên theo sự liên tưởng và khả - HS lắng nghe, tiếp thu.
năng thực hiện của mỗi cá nhân.
Hoạt động 2: Thể hiện
a. Mục tiêu: HS thể hiện được SPMT thể
hiện về chủ đề sinh hoạt gia đình.
b. Cách thực hiện
- GV tổ chức cho HS thực hành SPMT theo
gợi ý:
+ Ý tưởng: liên tưởng về hình ảnh sinh hoạt
trong gia đình mà em ấn tượng nhất.
+ Vật liệu: lựa chọn vật liệu sẵn có (vật liệu - HS lắng nghe, thực hiện,
từ thiên nhiên, đồ dùng học tập hay vật liệu

100
tái sử dụng).
+ Cách thực hiện: làm sản phẩm 2D hay 3D
phù hợp với năng lực của bản thân.

- GV yêu cầu HS thực SPMT về chủ đề gia


đình.
- GV hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Hoạt động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu: biết cách nhận xét, đánh giá - HS thực hành.
SPMT của bạn, nhóm.
b. Cách tiến hành
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS
thảo luận về SPMT của cá nhân/nhóm theo
gợi ý:
+ Hoạt động nào được thể hiện trong sản
phẩm mic thuật?
+ Bạn đã dùng những màu sắc nào để thể - HS thảo luận theo nhóm.
hiện SPMT của mình?
+ Bạn thích SPMT nào nhất?
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày. HS
khác nhận xét, bổ sung.

101
- GV hướng dẫn HS quan sát thêm một số
SPMT về sinh hoạt gia đình của HS SGK - HS trả lời.

- HS quan sát hình ảnh.

tr.56.
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
- Thực hiện được việc tạo hình, trang trí một
đồ dùng quen thuộc trong sinh hoạt.
- Hình thành khả năng kết nối tri thức đã học
để tạo SPMT gắn với cuộc sống.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS quan sát các bước trang trí một
chiếc hộp đựng giấy ăn theo 2 cách khác
nhau.
- HS quan sát, đọc SGK.

102
- GV lưu ý HS:
+ Lựa chọn vật liệu để tạo sản phẩm (vỏ hộp
bánh).
+ Lựa chọn hình vẽ để trang trí (hình ảnh - HS lắng nghe, tiếp thu.
ngôi nhà/ hai chị em với nhau).
+ Lựa chọn vật liệu để trang trí (bìa/giấy
màu).
- GV mời 1-2 HS nhắc lại lưu ý. HS khác
nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS thực hành tạo hình, trang trí - HS trả lời.
một đồ dùng quen thuộc trong sinh hoạt.
- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) để
- HS thực hành.
thực hiện SPMT của mình.
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, tổ chức
cho HS trưng bày SPMT cá nhân/nhóm, chia
sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu theo
một số gợi ý: - HS thảo luận nhóm theo gợi ý của
+ Đồ vật của bạn được làm từ những vật liệu GV.
gì?
+ Đồ vật này có công dụng gì?
+ Em thích đồ vật được trang trí nào nhất?
Vì sao?
- GV mời đại diện 3-4 HS trình bày. HS khác
nhận xét, bổ sung.

103
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá SPMT.
- GV động viên, khích lệ HS.
- HS trưng bày và chia sẻ SPMT.

IV. CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những
HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
V. DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
 Ôn lại nội dung Chủ đề 9.
 Đọc và chuẩn bị trước Chủ đề 10 – An toàn giao thông.

104
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 10: AN TOÀN GIAO THÔNG


(4 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết đến một số quy định của việc tham gia an toàn giao thông.
- Biết sưu tầm, quan sát các nội dung, hình ảnh, hình thức và chất liệu thể hiện
chủ đề An toàn giao thông.
- Hiểu biết ban đầu về khai thác hình ảnh trong thực hành, sáng tạo SPMT về
chủ đề An toàn giao thông.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
 Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các
hoạt động mĩ thuật.
 Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
 Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Năng lực mĩ thuật:
 Nhận biết và chọn được nội dung, hình ảnh thể hiện chủ đề An toàn giao
thông.
 Sử dụng được các yếu tố: chấm, nét, hình, khối màu để thể hiện SPMT về
chủ đề.
 Biết trang trí vật dụng liên quan đến chủ đề với nhiều hình thức khác
nhau.
3. Phẩm chất
- Yêu thích việc vận dụng đa dạng các yếu tố mĩ thuật trong tạo hình, trang trí
SPMT.
105
- Có ý thức ban đầu về việc tham gia gia thông.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Một số tranh ảnh về biển báo, video clip giới thiệu về chủ đề An toàn giao
thông.
- Hình ảnh SPMT thể hiện chủ đề An toàn giao thông bằng các hình thức khác
nhau (vẽ, xé dán; miếng đất nặn, nặn tạo dáng,…).
b. Đối với học sinh
- SHS.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập
theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS,
từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành
- - HS quan sát hình ảnh.

- HS trả lời:
+ Hình 1, 3: hành vi tuân thủ quy định
an toàn giao thông.
+ Hình 2, 4: hành vi vi phạm an toàn
giao thông.
- HS lắng nghe, tiếp thu.

106
GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh
dưới đây và cho biết: Hành vi nào đúng, hành
vi nào không đúng khi tham gia giao thông?

GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi.

107
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: Khi tham gia giao
thông, chúng ta gặp rất nhiều các tình huống
liên quan đến an toàn giao thông. Để nắm
được một số quy định của việc tham gia an
toàn giao thông, cũng như sáng tạo SPMT về
chủ đề An toàn giao thông, chúng ta sẽ cùng
nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay
– Chủ đề 10: An toàn giao thông.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN
THỨC
Hoạt động 1: Quan sát - HS quan sát hình ảnh.
a. Mục tiêu
- Nhận biết một số quy định và hành vi không - HS trả lời:
đúng khi tham gia giao thông qua ảnh chụp. + Những hành vi tham gia giao thông
- Nhận biết được các hình thức, chất liệu thể trong các bức ảnh trên là:
hiện chủ đề về An toàn giao thông thông qua  Mặc áo phao khi tham gia giao
SPMT. thông đường thủy.
b. Cách tiến hành  Đi bộ trên vỉa hè.
Một số quy định khi tham gia giao thông  Đi qua đường nơi có vạch kẻ
- GV hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh đường dành cho người đi bộ.
về quy định khi tham gia giao thông SGK + Những việc làm để tham gia giao
tr.58 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: thông an toàn là:
+ Có những hành vi tham gia giao thông nào  Đi đúng làn đường quy định.
trong các bức ảnh trên?  Chở đúng số người quy định.
 Không lạng lách, đánh võng.
 Người đi bộ không đi xuống
lòng đường.
 Người đi xe máy, xe đạp không
đi lên vỉa hè.
- HS quan sát hình ảnh.

108
+ Em thường tham gia giao thông bằng
phương tiện gì? Em đã làm gì để tham gia

giao thông an toàn?


- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi. HS khác
nhận xét, bổ sung.

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh


và giới thiệu thêm cho HS một số quy định
tham gia giao thông an toàn:
+ Thắt dây an toàn khi ngồi trong xe ô tô.

+ Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

109
+ Chở đúng số người quy định khi đi xe máy.

+ - HS quan sát hình ảnh.


Các phương tiện đi đúng làn đường quy định.
+

- HS trả lời: Những hành vi tham gia


giao thông trong các bức ảnh:
Dừng, đỗ đúng tín hiệu đèn giao thông. + Đá bóng dưới lòng đường.
+ Chở quá số người quy định, không
đội mũ bảo hiểm.

110
ột số hành vi không đúng khi tham gia giao
thông
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh một số
hành vi không đúng khi tham gia giao thông
SGK tr.58 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Có
- HS trả lời:
những hành vi tham gia giao thông nào trong
các bức ảnh trên? + Điều khiển phương tiện giao thông
đi ngược chiều.
+ Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe
máy.
+ Vượt đèn đỏ.
+ Không tuân thủ theo các biển báo
giao thông.
+ Lạng lách khi điều khiển xe máy.

- GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét,


bổ sung.
- HS quan sát hình ảnh.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể
thêm một số hành vi không đúng khi tham gia
giao thông?
- GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét,
bổ sung.

Sản phẩm mĩ thuật thể hiện về chủ đề An


toàn giao thông
- GV cho HS quan sát hình ảnh một số SPMT
thể hiện về chủ đề An toàn giao thông SGK
tr.59 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Bạn đã dùng hình thức gì để thể hiện sản
phẩm mĩ thuật trên?

111
+ Em sẽ chọn hình ảnh nào để thể hiện sản - HS trả lời:
phẩm mĩ thuật về chủ đề An toàn giao thông? + Bạn đã dùng hình thức vẽ, cắt dán
và đất nặn để thể hiện sản phẩm mĩ
thuật trên.
+ HS có thể chọn hình ảnh các bạn
chơi đá bóng dưới lòng đường, các
bạn học sinh đợi đèn đỏ qua đường,...
để thể hiện sản phẩm mĩ thuật về chủ
đề An toàn giao thông.
- HS lắng nghe, tiếp thu.

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác


nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận:
+ Nội dung thể hiện chủ đề An toàn giao
thông vô cùng phong phú và đa dạng, ví dụ:
qua đường nơi có vạch kẻ đường đi bộ trên
vỉa hè; chở đúng số người quy định; không
đùa nghịch khi đi trên thuyền, tàu bè; các
phương tiện chấp hành đúng tín hiệu đèn và
biển báo giao thông.
+ Có thể chọn các hình thức, chất liệu: vẽ
màu, xé dán giấy; miết đất nặn hay nặn tạo
- HS lắng nghe, tiếp thu.
dáng để thể hiện.
+ Các hình ảnh trong từng SPMT được sắp

112
xếp cân đối, có chính – phụ; màu sắc thể hiện
có đậm – có nhạt làm nổi bật rõ nội dung.
Hoạt động 2: Thể hiện
a. Mục tiêu: HS thực hiện được SPMT về
chủ để An toàn giao thông.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS chọn hình thức yêu thích
(vẽ, xé dán, nặn) để tạo một SPMT có chủ đề
An toàn giao thông.
- GV cho HS thực hành SPMT theo gợi ý:
+ Chọn hình thức, nội dung thể hiện SPMT.
+ Vẽ tranh: vẽ phác hình chỉnh ảnh cân đối
trên khổ giấy; các hoạt động của nhân vật rõ
nội dung đã chọn; vẽ thêm các chi tiết khác
nhau cho bức tranh sinh động; chọn và vẽ
màu yêu thích. - HS quan sát hình ảnh.
+ Xé dán: chọn màu giấy tươi sáng, kết hợp
đậm nhạt hài hòa sao cho nổi bật nội dung
muốn thể hiện. Có thể vẽ rồi xé nhỏ giấy dán
theo hình vẽ hoặc vẽ hoạt động của nhân vật
ra giấy, xé tạo hình nhân vật theo hình vẽ,
sắp xếp và dán vào giấy.
+ Tạo hình 3D: chọn màu đất phù hợp để thể
hiện bài miết đất hoặc nặn tạo dáng. Chú ý
sự kết hợp giữa các màu và tạo dáng tư thế,
động tác nhân vật sao cho rõ các hoạt động
muốn thể hiện.
- GV hướng dẫn HS tham khảo một số SPMT
của HS SGK tr.60.
- HS thực hiện.

113
- HS thảo luận nhóm theo gợi ý của
GV.
- GV yêu cầu HS thực hiện một SPMT về chủ
đề An toàn giao thông với hình thức:
+ Vẽ, xé, dán; thực hiện vào Vở bài tập Mĩ
thuật 3 hoặc giấy trắng.
+ Miết đất nặn; thực hiện lên giầy bìa hoặc
giấy trắng.
Hoạt động 3: Thảo luận
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức, kĩ năng liên quan đến
thực hiện SPMT trong chủ đề.
- Biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn,
của nhóm.
- HS trả lời.
b. Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS thảo luận về SPMT của
cá nhân/nhóm theo gợi ý: - HS trả lời.
+ Hoạt động cá nhân:
 Bạn đã thể hiện hình ảnh gì trong sản
phẩm của mình?
 Giới thiệu các hình ảnh chính, phụ
trong sản phẩm.
 Bạn đã sử dụng những màu sắc nào
trong sản phẩm?

114
+ Hoạt động nhóm:
 SPMT thể hiện hành vi đúng hay không
đúng khi tham gia giao thông?
 Bạn thích SPMT nào nhất? Màu đậm, - HS quan sát hình ảnh.
màu nhạt trong sản phẩm đó được thể
hiện như thế nào?
- GV mời đại diện một số nhóm HS trả lời.
HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS trả lời:
+ Em nhận ra bạn/nhóm bạn đã thể hiện
chọn nội dung gì để thể hiện chủ đề? Các
hình ảnh nào phản ánh rõ nhất nội dung
bạn/nhóm bạn thể hiện?
+ Chi tiết nào em thích nhất ở SPMT của
bạn/ nhóm bạn? Vì sao?
+ Em đã dùng hình ảnh, màu sắc như thế nào
để thể hiện hoạt động của các nhân vật
chính? Hãy chia sẻ về quá trình thực hiện
SPMT của mình/nhóm mình.
- GV hướng dẫn HS tham khảo, quan sát một
số SPMT của HS SGK tr.61.
- HS quan sát hình ảnh, đọc SGK.

Hoạt động 4. Vận dụng


a. Mục tiêu: HS thực hành và trang trí một

115
chiếc mũ bảo hiểm.
b. Cách tiến hành
Vẽ và trang trí chiếc mũ bảo hiểm - HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV hướng dẫn HS quan sát các bước tạo
hình và trang trí chiếc mũ bảo hiểm SGK
tr.62.

- HS trả lời.

- HS thực hiện.

- GV lưu ý cho HS:


+ Tạo dáng hình chiếc mũ bảo hiểm, vẽ cân
đối trên khổ giấy.
+ Lựa chọn họa tiết trang trí (hoa lá, con vật,
nhân vật yêu thích,...) sắp xếp vào các vị trí
như: viền mũ, chính giữa mũ.
+ Vẽ màu trang trí phần họa tiết và phần nền
của chiếc mũ, chú ý sử dụng màu sắc tươi
sáng, có đậm – nhạt.
- GV mời 1-2 HS nhắc lại những lưu ý khi
thực hiện SPMT. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV yêu HS thực hiện. GV hỗ trợ (nếu cần
thiết).
Trang trí một chiếc mũ bảo hiểm cũ bằng
sơn a-cờ-ry-líc.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
GV hướng dẫn HS quan sát các bước trang trí

116
chiếc mũ bảo hiểm cũ từ màu a-cờ-ry-líc
SGK tr.63.

- HS thực hiện.

- HS trình bày SPMT theo gợi ý của


GV.

- GV lưu ý cho HS:


+ Có thể vẽ nền trước để che hết phần màu
của chiếc mũ.
+ Sử dụng các hình, đường, nét, chấm (hoặc
họa tiết tự chọn) trang trí lên mũ.
+ Chọn các màu tươi sáng để trang trí cho
chiếc mũ nhìn nổi bật hơn.
- GV yêu cầu HS thực hiện trang trí chiếc mũ
bảo hiểm cũ từ màu a-cờ-ry-líc.
- GV hỗ trợ HS để hoàn thành sản phẩm.
Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề
- GV hướng dẫn cho HS giới thiệu SPMT cá
nhân/nhóm theo gợi ý:
+ Em đã sử dụng những hình ảnh, màu sắc,
chất liệu nào để thể hiện SPMT? Hãy mô tả
về quá trình em đã thực hiện SPMT.
+ Trong các SPMT của các bạn đã thực hiện,
em thích SPMT nào nhất? Vì sao?

117
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá SPMT.
- GV khích lệ, động viên HS.
IV. CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những
HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
V. DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
 Ôn lại nội dung Chủ đề 10.
 Chuẩn bị tốt cho bài đánh giá định kì cuối năm.

118

You might also like